Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Bài giảng Đánh giá hệ thực vật vùng cảnh quan hành lang xanh tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam (Phần 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 154 trang )


Đánh Giá Hệ Thực Vật Vùng Cảnh Quan Hành
Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam




Dự án Hành lang xanh: Báo cáo kỹ thuật số 1
Phần 1








Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


2
Những quan điểm trình bày trong báo cáo này là của tác giả và nhà biên soạn. Không nhất thiết
phản ánh quan điểm của tổ chức WWF.

Các bản đồ địa lý trong tài liệu này không hàm ý của các tác giả hoặc WWF về địa vị pháp lý của
bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, vùng hoặc thẩm quyền hay ranh giới nào.

Tác giả, người biên soạn và WWF không chịu trách nhiệm cho bất kỳ một sai sót nào của tài liệu
do biên dịch tài liệu này sang các ngôn ngữ khác.

Xuất bản: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam



Bản quyền: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm Thừa
Thiên Huế

Số đăng ký xuất bản:

Việc tái bản bất kỳ phần nào của ấn phẩm này vì mục đích giáo dục, bảo tồn hay phi lợi nhuận
khác có thể được thực hiện không cần xin phép trước mà chỉ nêu đầy đủ nguồn cung cấp thông
tin.

Sao chép các ảnh tư liệu cho bất kỳ mục đích nào không được phép khi không có sự đồng ý của
tác giả và người gữ bản quyền.

Tái bản để
kinh doanh hay vì mục đích thương mại khác không được thực hiện nếu không xin
phép trước các nhà giữ bản quyền.

Trích dẫn: Leonid V. Averyanov, L.V., Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Vinh, Trần Minh Đức, Ngô
Trí Dũng, Dương Văn Thành, Lê Thái Hùng, Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế, Averyanova
A.L and Regalado, J. (2006). Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam. Báo cáo số 1: Phần 1. Dự án Hành lang xanh, WWF Greater Mekong &
Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Biên tập: Chris Dickinson, Văn Ngọc Thịnh và Danny Lenain

Ảnh trang bìa: Averaynov © WWF Greater Mekong; Phan Kế Lộc © WWF Greater Mekong;
WWF © WWF Greater Mekong

Tài liệu được lưu dữ tại:


Dự án Hành lang xanh – WWF WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam
Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế 39 Xuân Diệu
18 Đoàn Hữu Trưng, Thành phố Huế Quận Tây Hồ
Tỉnh Thừa Thiên Huế Hà Nội
Việt Nam Việt Nam
Tel: 054 887323 Tel: 04 7193049
www.huegreencorridor.org www.panda.org/greatermekong
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


3









DỰ ÁN HÀNH LANG XANH: GÓP PHẦN VÀO MỤC
TIÊU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TOÀN CẦU TẠI
MỘT CẢNH QUAN HIỆU SUẤT



BÁO CÁO KỸ THUẬT SỐ 1
Phần 1

Đánh Giá Hệ Thực Vật Vùng Cảnh Quan Hành Lang

Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam




Tác giả:
Leonid V. Averyanov
1
, L.V., Phan Kế Lộc
2
, Nguyễn Tiến Vinh
2
, Trần Minh Đức
4
, Ngô Trí
Dũng
4
, Dương Văn Thành
4
, Lê Thái Hùng
2
, Nguyễn Tiến Hiệp
2
, Phạm Văn Thế,
Averyanova
1
A.L and Jacinto Regalado Jr
3
.





Cơ quan/ tổ chức:
1
Viện thực vật học Kômarốp, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Xanh Pêtécxbua
2
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội
3
Vườn thực vật Mítxuri, Xanh Lui
4
Trường Đại học Nông lâm Huế, Đại học Huế



Báo cáo này là kết quả của Dự án “Hành lang xanh: Góp phần vào mục tiêu bảo tồn đa dạng
sinh học toàn cầu tại một cảnh quan hiệu suất”, Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế
giới - Quỹ môi trường toàn cầu, Số: TF052526, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt
Nam, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan.
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


4
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 11
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH 12
TÓM TẮT 13

1.0 LỜI GIỚI THIỆU 15

1.1 Tổng Quan 15
1.2 Trung Trường Sơn 15
1.3 Những Nghiên Cứu Trước Đây 16

2.0 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG 17
2.1 Mục Tiêu của Dự Án 17
2.2 Các Đối Tượng Điều Tra 17

3.0 CÁC PHƯƠNG PHÁP 18
3.1 Các Khu Vực Nghiên Cứu 18
3.1.1 Địa Hình 19
3.1.2 Địa Chất 20
3.1.3 Khí Hậu 20
3.1.4 Thảm Thực Vật 20
3.1.5 Địa Lý Học Sinh Vật 21
3.2 Lựa Chọn Vị Trí Điều Tra 22
3.3 Thời Gian và Cán Bộ Thu Thập Mẫu 23
3.4 Phương Pháp Thu Mẫu 24
3.4.1 Kỹ Thuật Điều Tra Thực Vật Tiêu Chuẩn 24
3.4.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Cây Không Cây Gỗ ở Các Ô Mẫu 25
3.4.3 Các Tài Liệu Phân Loại và Các Tài Liệu Khác Được Sử Dụng 25

4.0 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Đánh Giá Các Thảm Thực Vật và Hệ Thực Vật 25
4.3 Sự Đánh Giá Các Taxôn Bậc Cao 27
4.3 Tường Trình Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án 28
4.3.1 Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quảng 30
4.3.2 Huyện A Lưới, Xã A Roàng 30
4.3.3 Huyện A Lưới, Các Xã Hồng Kim và Hồng Vân 31
4.3.4 Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên 33

4.3.5 Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa 34
4.4 Sử Dụng Lan như Mô Hình để Phân Tích Hệ Thực Vật 36
4.5 Các Nhóm Thực Vật Quan Trọng Khác ở Vùng Nghiên Cứu 41
4.5.1 Ráng 42
4.5.2 Hạt Trần 44
4.5.3 Cây Gỗ 46
4.5.4 Các Loài Cây Dùng Làm Thuốc Trong Nền Y Học Dân Tộc 49
4.5.5 Các Loài Cây Có Ý Nghĩa Trồng Làm Cảnh 51
4.5.6 Các Loài Đặc Hữu và Gần Đặc Hữu 55
4.5.7 Các Loài Mới 58
4.6 Đánh Giá Môi Trường Sống 59
4.6.1 Tóm Tắt 59
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


5
4.6.2 Rừng Nguyên Sinh Chưa Bị Tác Động Rậm Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất
Thấp 60
4.6.3 Rừng Thứ Sinh Rậm và Thưa Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp 62
4.6.4 Trảng Cây Bụi Thứ Sinh Rậm và Thưa 64
4.6.5 Trảng Cỏ Thưa và Các Quần Xã Ráng Thứ Sinh 65
4.6.6 Các Quần Xã Thực Vật ở Ven Suối 66
4.6.7 Các Quần Xã Thực Vật Sống trên Đá 68
4.7 Nghiên Cứu Các Ô Tiêu Chuẩn 69
4.7.1 Thảm Thực Vật và Các Ô Không Cây Gỗ 75
4.7.2 Các Ô Cây Gỗ 84
4.7.3 Phân Tích và Đánh Giá 85
4.7.3.1 Độ Giàu Loài 85
4.7.3.2 Phân Vùng Sinh Thái 86
4.7.3.3 Tình Trạng Bảo Tồn 88

4.7.3.4 Một Vài Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc và Phân Bố Tài Nguyên Rừng Ở
Vùng Dự Án 89

5.0 THẢO LUẬN 90
5.1 Đánh Giá Tầm Quan Trọng của Bảo Tồn ở Vùng Nghiên Cứu của Dự Án 90
5.1.1 Các Loài Thực Vật Bị Đe Dọa Tuyệt Chủng ở Mức Toàn Cầu và Quốc Gia 90
5.1.2 Các Loài Thực Vật Hiếm và Đặc Hữu 90
5.1.3 Những Loài Thực Vật Mới Phát Hiện 90
5.1.4 Các Loài Có Tầm Quan Trọng về Kinh Tế và Các Loài Khác Có Giá Trị Tiềm
Năng 90
5.2 Bảo Tồn Nơi Sống 91
5.3 Cây Gỗ và Sự Tái Sinh Rừng 91
5.4 Đánh Giá Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án trong Khung Cảnh của Vùng và Tỉnh
92
5.5 Đánh Giá Các Mối Đe Dọa Bảo Tồn 92

6.0 ĐỀ XUẤT 93
6.1 Bảo Tồn 93
6.1.1 Chiến Lược Bảo Tồn theo Vùng 93
6.1.2 Chiến Lược Bảo Tồn theo Loài 95
6.2 Phục Hồi và Quản Lý Rừng 96
6.2.1 Phục Hồi Rừng 96
6.2.2 Theo Dõi Tình Trạng Rừng 98
6.2.3 Hoạch Định Quản Lý Rừng dựa vào Công Cụ GIS 98
6.3 Nâng Cao Năng Lực cho Địa Phương và Hỗ Trợ Công Tác Bảo Tồn 99
6.4 Tăng Cường Các Nghiên Cứu Hợp Tác và Phối Hợp trong Các Lĩnh Vực Bảo Tồn
99

7.0 KẾT LUẬN 101


8.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102




Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


6
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.0 Bản đồ của khu vực Trung Trường Sơn; cảnh quan ưưu tiên (CA1) (xem Tordoff và
cộng sự, 2003) 16
Hình 2.0 Bản đồ khu vực dự án Hành lang xanh 17
Hình 3.0 Bản đồ các khu vực nghiên cứu thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế 19
Hình 4.0 Bản đồ địa chất Tỉnh Thừa Thiên Huế 20
Hình 5.0 Bản đồ hành chánh khu vực dự án Hành Lang Xanh (lập vào 06/2005) 21


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.0 Độ cao, địa chất, kiểu rừng và các nhân tố ảnh hưởng của các điểm nghiên cứu thực
vật chính 23
Bảng 2.0 Thời gian nghiên cứu thực địa và các thành viên tham gia 23
Bảng 3.0 Tóm tắt các dữ liệu thu thập thực vật ở mỗi điểm nghiên cứu của Dự án Hành Lang
Xanh 25
Bảng 4.0 Tính đa dạng các họ thực vật dựa vào số loài đã được thu thập 27
Bảng 5.0 Phổ dạng sống của các loài trong vùng nghiên cứu của Dự án 28
Bảng 6.0 Sự so sánh số lượng loài trong vùng Dự án Hành Lang Xanh; biểu diễn số lượng
họ, chi và loài với tỉ lệ phần trăm đối với toàn vùng nghiên cứu 29

Bảng 7.0 Số lượng loài độc nhất phỏng chừng có trong khu vực Dự án 29
Bảng 8.0 Các loài Lan của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn được ghi nhận ở vùng
nghiên cứu của Dự án Hành làng xanh và VQG Bạch Mã 37
Bảng 9.0 Sự so sánh số lượng loài Lan của các hệ thực vật vùng nghiên cứu của Dự án Hành
lang xanh và VQG Bạch Mã 40
Bảng 10.0 Các chi Ráng (kèm theo số loài) ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so
sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền 42
Bảng 11.0 Các loài Hạt trần ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG
Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền 44
Bảng 12.0 Các loài và chi cây gỗ chọn lọc ghi nhận được ở vùng nghiên cứu của Dự án và so
sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đăckrông-Phong Điền 46
Bảng 13.0 Các loài cây dùng làm thuốc ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh với VQG
Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền 49
Bảng 14.0 Các loài cây có ý nghĩa trồng làm cảnh ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án và
so sánh với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Điền 51
Bảng 15.0 Các loài đặc hữu và gần đặc hữu ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án và so sánh
với VQG Bạch Mã và các KBTTN Đáckrông-Phong Đ
iền 55
Bảng 16.0 Các loài cây ở vùng nghiên cứu của Dự án có thể là mới cho khoa học 58
Bảng 17.0 Sự phân bố các loài cây không gỗ theo các ô nghiên cứu 75
Bảng 18.0 So sánh các loài cây không gỗ trong các ô ở vùng nghiên cứu của Dự án với VQG
Bạch Mã và KBTTN Đáckrông-Phong Điền 81
Bảng 19.0 Các kiểu rừng phân theo trạng thái ở vùng nghiên cứu của Dự án 85
Bảng 20.0 Số liệu phân loại của các nhóm cây gỗ 85
Bảng 21.0 Hai mươi họ thực vật thân gỗ có nhiều loài nhấ
t ở vùng nghiên cứu của Dự án
(đường kính lớn hơn 10 cm) 86
Bảng 22.0 Các chi được lựa chọn để tìm ra sự tương đồng giữa các điểm nghiên cứu của Dự
án 87
Bảng 23.0 Chỉ số J ở các điểm nghiên cứu của Dự án so với VQG Bạch Mã 88

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


7
Bảng 24.0 Tình trạng bảo tồn (Sách đỏ Việt Nam) của một số loài cây gỗ ở vùng nghiên cứu
của Dự án 89
Bảng 25.0 Các nhân tố phá hoại ở các điểm nghiên cứu của Dự án 92
Bảng 26.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo vùng 93
Bảng 27.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo loài 95
Bảng 28.0 Đề xuất các loài cây gỗ tại chỗ (bản địa) cho chương trình phục hồi rừng 97


DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1.0 Danh sách các thực vật ghi nhận ở vùng nghiên cứu, ở VQG Bạch Mã và ở các
KBTTN Đáckrông-Phong Điền 105

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


8
CÁC TỪ VIẾT TẮT

CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
cm centimét
dbh Đường kính tại chiều cao ngang ngực
distr. Huyện
FIPI Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng
FPD Chi cục Kiểm lâm
GIS Hệ thống thông tin địa lý

ha. Héc ta
HAL Hiệp, Averyanov, Lộc
HN Phòng mẫu thực vật khô của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội
IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
IUCN Tổ chức bảo tồn quốc tế
m mét
masl mét, độ cao tuyệt đối trên mặt biển
mm. milimét
NP Vườn Quốc gia
NR Khu dự trữ thiên nhiên
NTFP Lâm sản ngoài gỗ
s.l. theo nghiã rộng
sp. Loài
subsp. Dưới loài
WWF Tổ chức bảo tồn toàn cầu



Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


9
ĐỊNH NGHĨA TỪ VÀ THUẬT NGỮ

Cảnh quan – toàn bộ các tính chất tự nhiên tạo nên sự phân biệt một phần của bề mặt trái đất
với các phần khác
Cỏ – cây không có hay chỉ có ít mô hóa gỗ lâu năm trên đất
Đá mẹ - đá nền cứng nằm dưới lớp đất và phong hóa thành đất
Đặc hữu – chỉ phân bố giới hạn ở một vùng địa lý nhất định, không gặp ở các vùng khác
Đặc hữu địa phương là taxôn với sự phân bố hạn chế ở một hoặc hai tiểu vùng hệ thực

vật, Đặc hữu là các taxôn chỉ gặp ở Việt Nam
Gần đặc hữu là các taxôn phân bố trong giới hạn của bán đảo Đông Dương (Việt Nam,
Lào, Căm Pu Chia, Đông Bắc Thái Lan, Đông Nam Mianma và những vùng ở cực
nam Trung Quốc).
Địa đới – thảm thực vật được xác định bởi khí hậu và thổ nhưỡng
Hạt trầ
n – thực vật mang hạt lộ ra bên ngoài, không được bao kín trong quả
Hệ sinh thái – một quần xã thực vật và động vật (gồm cả người) có quan hệ phụ thuộc với
nhau và với tổng thể môi trường
Hệ thực vật – toàn bộ các loài thực vật (hoặc môt nhóm loài) gặp ở một vùng
Hoại sinh – một loài cây sống phụ thuộc vào mô của một loài (cây hay con) khác đã chết để
lấy nguồn thức ă
n và năng lượng trao đổi chất
Kiểu thảm thực vật – thuật ngữ được dùng để chỉ một loại (hay nhóm) quần xã thực vật trong
phạm vi rộng về ngoại mạo và cấu trúc
Ký sinh – một sinh vật sinh trưởng, lấy thức ăn, và nương nấu trên hay trong một cơ thể khác
(vật chủ) mà không đóng góp gì cho sự tồn tại của vật chủ đóLoài bị đe dọa tuyệt chủng –
một loài mà do tác động của một số nhân tố đã ảnh hưởng đến sự sống sót của nó.
Loài chỉ thị – một sinh vật nhậy cảm đặc biệt với tác động của sự phát triển và các hoạt động
của con người
Loài hiếm – không gặp phổ biến
Loài ngoại lai - loài không có nguồn gốc tại điểm nghiên cứu mà di cư từ nơi khác đến
Loài tại chỗ (bản địa) – là thành phần của một hệ thực vật hay động vật có nguồn gốc tại chỗ
ở vùng đó (đã được hình thành tại chỗ)
Loài xâm chiếm – một sinh vật chuyển đến sống ở một nơi sống khác và sinh sản đến mức
xâm chiếm, thay thế một số lòai có nguồn gốc tại chỗ
Môi trường sống – môi trường tự nhiên của một sinh vật
Nhân tác- Bị con người làm thay đổi hay được con người tạo ra
Ô tiêu chuẩn – một đơn vị thảm thực vật mẫu dùng để vạch ranh giới một tổng thể nhất định
nhằm đánh giá thảm thực vật

Phong phú – số lượng loài thực vật trong một quần xã
Quần xã phi địa đới – quần xã phát triển ở các điều kiện môi trường không điển hình như ở
các điểm bị ngập nước thường xuyên hay theo chu kỳ, thung lũng suối hay trên các tảng đá lộ
đầu
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


10
Quần xã thực vật- một tập hợp các cây sống chung với nhau trong mối quan hệ phụ thuộc vào
môi trường và có ảnh hưởng lẫn nhau cũng như thay đổi môi trường sống
Rêu - bao gồm cả Rêu theo nghĩa rộng và Địa y
Sự diễn thế – một chuỗi tiến hóa tự nhiên của các quần xã, mỗi giai đoạn phụ thuộc vào giai
đoạn trước, và vào môi trường và các nhân tố quản lý
Sự khôi phục – quá trình khôi phục các điều kiện như trước khi bị hủy hoại
Tầng – một lớp riêng biệt trong một quần xã thực vật
Tầng (lớp) đất – một lớp đất nằm ít nhiều song song với bề mặt, phân biệt với các lớp tiếp
giáp bởi các tính chất sinh học, vật lý và hóa học
Tầng - một lớp cây trong thảm thực vật có cành và tán lá ít nhiều liên tục
Taxôn (số nhiều là taxa) – là một nhóm sinh vật có thực được xếp bất kỳ bậc phân loại nào, ví
dụ ngành, lớp, bộ, họ, chi hay loài.
Thảm thực vật – lớp thực vật bao phủ cảnh quan
Thông – là một lớp thuộc ngành Hạt trần có lá hình kim hay hình vẩy
Thực vật Hạt kín - Thực vật có hoa, hạt được bao bọc kín trong quả
Ven sông suối – vùng thảm thực vật tách rời đất liền và nước, thường bị ngập theo chu kỳ
Sống trên đá – cây mọc trên bề mặt hay khe đá
Vùng sinh thái- một vùng được đặc trưng bởi các điều kiện khí hậu khác biệt thể hiện lên
thảm thực vật



















Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


11
LỜI CẢM ƠN

Báo cáo này là kết quả của đợt khảo sát thực vật ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang
xanh thực hiện từ 23 tháng 3 đến 15 tháng 5 năm 2005.

Các tác giả muốn nhân dịp này tỏ lời cảm ơn đến toàn thể thành viên của Dự án Hành lang
xanh ở Huế, đặc biệt đến ông Hoàng Ngọc Khanh, trưởng Dự án và Chi cục trưởng Chi cục
kiểm lâm Thừa Thiên-Huế, Ts. Chris Dickinson, CTA của Dự án, ông Văn Ngọc Thịnh, đồng
ch
ủ trì Dự án và ông Bùi Hữu Mạnh, cán bộ Dự án.


Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến thành viên của các Hạt kiểm lâm Nam Đông, A Lưới và
Hương Thủy và các lâm trường đã tận tình giúp đỡ trong quá trình điều tra.

Lời cảm ơn cũng xin được chuyển đến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) thuộc
Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST), đến Viện thực vật học Kômarốp thuộc Viện
Hàn lâm khoa học liên bang Nga và Chương trình bảo t
ồn thực vật Việt Nam (VBCP), một
chương trình hợp tác giữa Viện Sinh thái và Tài nguên sinh vật và Vườn thực vật Mítxuri
(MBG) và Trường Đại học nông lâm Huế vì đã tận tình hỗ trợ để hoàn thành nghiên cứu này.



Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


12
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH

Dự án Hành lang xanh: đáp ứng các mục tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất
là một sáng kiến 4 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 do WWF Greater Mekong & Chương
trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án nhận được sự tài
trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu, WWF, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan. Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và
duy trì đa dạng sinh học cao của các khu rừng trong cảnh quan Hành lang xanh. Khu vực này
đã được xác định thông qua các đánh giá bảo tồn cảnh quan có hệ thống như là một trong
những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở vùng Trung Trường Sơn vì nó hỗ trợ cho một số khu rừng
thấp còn lại cuối cùng ở Việt Nam và là nơi cư trú của nhiều loài đặc hữu và đang bị đe dọa
như Sao la (Tordoff et al., 2003; MARD, 2004).

Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn cảnh quan Hành lang xanh,

một khu vực mang tính quan trọng toàn cầu hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác và
săn bắt phi pháp và các mối de dọa phát triển không bền vững. Mục tiêu thứ yếu là thiết lập
một mô hình có thể nhân rộng cho việc bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn toàn cầu trong các
cảnh quan rừng đa dụng với tầm quan trọng chiến lược đối với bảo tồn đa dạng sinh học.

Dự án tiến hành các cơ chế can thiệp và các phương pháp kịp thời nhằm đạt được lợi ích
nhiều mặt từ việc quản lý rừng trong các cảnh quan hiệu suất để đẩy lùi mối đe dọa đa dạng
sinh học chính trong khu vực Hành lang xanh. Điều này bao gồm việc xác định các ưu tiên
bảo tồn và phục hồi rừng thông qua các đánh giá về đa dạng sinh học có hệ thống và lập bản
đồ rừng. Đặc biệt dự án sẽ cải thiện chất lượng quản lý và lập kế hoạch đất và tài nguyên
nhằm tăng cường cấp độ bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp một cảnh quan hiệu suất. Để
đạt được điều này, dự án sẽ làm việc với các cán bộ lâm nghiệp, các cộng đồng địa phương và
các cán bộ cấp tỉnh bao gồm cả những nhà lập kế hoạch phát triển.

Các kết quả chính của phương pháp cộng tác này sẽ là công tác lập kế hoạch khoanh vùng bảo
tồn và các thoả thuận bảo tồn có sự tham gia. Các công cụ này sẽ đảm bảo rằng những người
ra quyết định về môi trường và xã hội sẽ tiến đến xem xét tất cả các cấp độ từ cấp xã trở lên.
Ngoài ra, chúng cũng sẽ là công cụ trong việc giảm thiểu mối đe dọa đối với các khu vực bên
ngoài các khu rừng đặc dụng khỏi các kế hoạch và các chiến lược đối kháng và sẽ đảm bảo
các mục tiêu bảo tồn có thể đạt được ở Hành lang xanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy việc nhận
biết m
ột cảnh quan hiệu suất nơi mà các cộng đồng địa phương hưởng lợi thông qua công tác
bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên được cải thiện và không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
các hoạt động pháp triển không thích hợp ở cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia.


Liên lạc:
Hoàng Ngọc Khanh Chris Dickinson
Giám đốc dự án Cố Vấn trưởng dự án
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm WWF Dự án Hành lang xanh

Thừa Thiên Huế WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam
Việt Nam
www.huegreencorridor.org

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


13
TÓM TẮT

Báo cáo này trình bày các kết quả khảo sát nghiên cứu đa dạng thực vật và thảm thực vật tiến
hành từ giữa đến cuối tháng 3 và từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 năm 2005 ở 5 điểm nghiên
cứu của Dự án Hành lang xanh ở các huyện A Lưới, Hương Thủy và Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế (16º04’00’’–16º22’30’’ độ vĩ Bắc và 107º08’35’’–107º40’30’’ độ kinh Đông).
Đây là một phần công việc của Chương trình khảo sát đa dạng sinh học rộng hơn trong tỉnh
do Dự án Hành lang xanh (GCP), và hiện nay đang được Quỹ Quốc tế bảo tồn Động thực vật
hoang dã WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa
Thiên Huế thực hiện.

Mục đích chính của cuộc khảo sát là mô tả các kiểu rừng chính trong khu vực Dự án Hành
lang xanh, nâng cao sự hiểu biểt tính đa dạng loài thực vật, đánh giá và định giá các khu vực
có ý ngh
ĩa sinh học và xác định các mức độ ưu tiên cho sự bảo tồn. Việc điều tra ngoài trời
bao gồm lấy mẫu nghiên cứu ở tất cả các môi trường sống trong khu vực nghiên cứu có độ
cao giữa 80 và 1150 m trên mặt biển. Chúng tôi đã tiến hành quan sát và mô tả các kiểu thảm
thực vật chính và hệ thực vật dựa vào bộ 3550 mẫu vật thuộc 1517 số hiệu đã thu thập và dựa
vào sự
nghiên cứu thực vật ở các ô tiêu chuẩn, bao gồm các ô của các loài cây gỗ và cây
không phải gỗ. Tổng số gồm 101 ô tiêu chuẩn, đại diện cho tất cả các kiểu quần xã thực vật
địa đới chủ yếu của các điểm đã được thành lập, bao gồm 52 ô các loài cây không phải gỗ và

49 ô các loài cây gỗ. Các kiểu địa mạo, đá mẹ, thổ nhưỡng chủ yếu, các mẫu vật đã được thu
thập làm bằng chứng cùng khoảng 800 bức ảnh.

Những kết quả của cuộc điều tra, nghiên cứu, mặc dầu còn sơ bộ, đã cho thấy hệ thực vật ở
các điểm nghiên cứu ít nhiều có sự đồng nhất, nhưng có tính đa dạng cao và bao gồm nhiều
loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu. Trong quá trình khảo sát đã ghi nhận được
869 loài Thực vật bậc cao có mạch (bao gồm Ráng (Dương xỉ) và các nhóm có quan hệ với
Ráng, Hạt trần và Hạt kín), thuộc 489 chi và 131 họ. Trong số này có 64 loài đặc hữu địa
phương, đặc hữu và gần đặc hữu, 15 loài có thể mới cho khoa học, và một số chi và loài ghi
nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở các vùng khác có các điều
kiện tương tự có thể dự đoán tổng số loài Thực vật bậc cao có mạch ở vùng nghiên cứu của
Dự án Hành lang xanh sau khi kiểm kê đầy đủ sẽ lên đến 1700-2000 loài. Hệ thực vật của tất
cả các điểm nghiên cứu là điển hình cho hệ thực vật ở đất thấp của tiểu vùng địa lý thực vật
Trung Trường Sơn. Các loài thuộc yếu tố tại chỗ (bản địa), yếu tố thường có sự phân bố hẹp,
tạo thành phần lõi chủ yếu (ít nhất 60%) của hệ thực vật ở thảm thực vật nguyên sinh. Thêm
vào đó cũng có những yếu tố phân bố rộng và yếu tố không mọc tự nhiên, bao gồm cả các loài
xâm lấn, tạo nên phần quan trọng ở thảm thực vật thứ sinh. Hệ thực vật của khu vực nghiên
cứu của Dự án Hành lang xanh thể hiện rõ sự tương tự với các hệ thực vật ở đất thấp của
Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã và Khu dự trữ thiên nhiên (KBTTN) Phong Điền-Đắckrông.
Tuy nhiên, ở VQG Bạch Mã có một số loài mọc ở vành đai núi thấp với các chỏm cao hơn
1000m, mà không gặp trong vùng nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi đã chọn Lan là họ mẫu
để so sánh các hệ thực vật vì họ này có khá đủ dẫn liệu khoa học. Trong số 138 loài Lan được
biết trong cả hai hệ thực vật thì 69 loài (50%) tìm thấy trong cả hai khu vực. Sự khác nhau về
độ cao đã giải thích các sự khác nhau về tập hợp các loài. Hệ Lan của vùng nghiên cứu của
Dự án Hành lang xanh bao gồm nhiều loài ở đất thấp hơn là của VQG Bạch Mã, nơi có nhiều
loài phân bố ở cao hơn. Các nhóm thực vật chủ chốt khác được sử dụng để so sánh các hệ
thực vật của khu vực nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh với VQG Bạch Mã và KBTTN
Phong Điền-Đắckrông là Ráng và các nhóm có quan hệ gần gũi, Hạt trần, một số loài cây gỗ
được chọn lọc, cây thuốc, cây cảnh, các loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu.
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.



14
Các dữ liệu trong ô tiêu chuẩn cây gỗ và cây không phải gỗ cũng chỉ ra sự giống nhau với
thành phần loài ở đai đất thấp của VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền- Đắckrông. Các kết
quả điều tra đã chứng minh rằng các vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh có nhiều
loài cây ở đất thấp hơn là ở VQG Bạch Mã, nơi mà có biên độ độ cao rộng hơn.

Môi trường tự nhiên trong vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh khá đồng nhất. Hầu
hết vùng ở cùng một đai cao, có cảnh quan bị chia cắt và bào mòn mạnh tổ hợp với hệ thống
sông suối nhỏ, ngắn và dốc. Vì thế, tập hợp các loài thực vật ở các điểm của vùng nghiên cứu
của Dự án Hành lang xanh có mức độ tương tự cao. Có thể chia các quần xã thực vật địa đới ở
đây thành 7 loại thảm thực vật chính:
1) Rừng nguyên sinh chưa bị tác động rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp
2) Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp
3) Rừng thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp
4) Rừng thứ sinh thưa cây lá rộng ở đất thấp
5) Trảng cây bụi thứ sinh rậm
6) Trảng cây bụi thứ sinh thưa và
7) Các quần xã trảng cỏ và Ráng thứ sinh thưa

Chúng tôi cũng gặp ở nhiều chỗ các quần xã thực vật phi địa đới khác nhau như các quần xã
thực vật dọc bờ suối có độ cao so với mặt biển rất thấp và các quần xã mọc trên đá ở các
đường đỉnh và các vách đá dựng đứng. Những sự khác nhau về độ cao so với mặt biển, địa
chất, các điều kiện vi khí hậu, thủy văn và nhiều nhân tố lịch sử và hiện đại tác động đến thảm
thực vật đã tạo nên những sự khác nhau chủ yếu về thành phần loài thực vật giữa các điểm
nghiên cứu thuộc Dự án Hành lang xanh.

Hầu hết các khu vực rừng nghiên cứu là rừng nguyên sinh và thứ sinh đã bị tác động bởi chặt
chọn hay chặt hoàn toàn gỗ, chiến tranh (bom, mìn, chất khai quang), làm nương rẫy hay lửa

rừng. Các cuộc khảo sát đã cho thấy điều đáng ngạc nhiên là rừng ở đây tái sinh nhanh chóng
và có xu hướng phục hồi lại trạng thái giống như rừng nguyên sinh nếu các điều kiện thuận
lợi được duy trì. Hành lang xanh bao gồm một trong những khu rừng ở đất thấp rộng lớn đang
còn lại ở Việt Nam với tổng diện tích khoảng 134.000ha. Vùng nghiên cứu giầu và đa dạng về
thành phần thực vật, bao gồm nhiều yếu tố của hệ thực vật rừng ở đất thấp. Mặc dầu chúng tôi
không thể điều tra toàn bộ khu vực của Dự án Hành lang xanh nhưng các điểm, đặc biệt là ở
A Ròang và các khu vực xung quanh đã được xác định là ưu tiên bảo tồn cao nhất bởi ưu
điểm của hệ thực vật rừng giàu có và hầu như chưa bị tác động. Dự án Hành lanh xanh mở ra
một cơ hội rất tốt cho sự bảo tồn rừng nhiệt đới vùng đất thấp, điển hình cho vùng Trung
Trường Sơn và hiện chỉ còn phân bố hạn chế.

Giá trị bảo tồn đầy đủ của vùng Dự án Hành lang xanh có thể được thấy rõ thông qua các
sáng kiến bảo tồn trong tương lai như chiến lược bảo tồn, chiến lược định hướng loài, quản lý
rừng cũng như các nghiên cứu phục hồi rừng, xây dựng năng lực địa phương và hỗ trợ bảo
tồn, nghiên cứu đời sống hoang dã kết hợp và quy hoạch rừng dựa trên cơ sở Thông tin địa lý.



Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


15
1.0 LỜI GIỚI THIỆU
1.1 Tổng Quan
Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, và
được công nhận là quốc gia có tỉ lệ các loài động, thực vật quí hiếm và đặc hữu có ý nghĩa
toàn cầu (Regalado và các cộng tác, 2005). Những đánh giá ban đầu (Tolmachev, 1974;
Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997; Phan Kế Lộc, 1998) cho biết rằng có khoảng 9600 loài Thực vật
bậc cao có mạch bản địa đã phát hiện ở Việt Nam. Thêm vào đó, có khoảng 750 loài cây trồng
được nhập nội và loài tự nhiên hóa. Theo đánh giá gần đây nhất, ở Việt Nam đã biết khoảng

10.350 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ (Phan Ke Loc, 1998). Các nghiên cứu đó cũng dự đoán
có khoảng 2400 loài sẽ được phát hiện và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam (Phan Kế Lộc,
1998).

Hệ thực vật của Việt Nam không chỉ phong phú mà còn giầu các loài đặc hữu, bổ sung thêm
vào ý nghĩa về sinh học và bảo tồn. Một thực vật đặc hữu được xác định như là một loài mà
chỉ gặp ở một vùng địa lý nhất định. Tỷ lệ của các loài đặc hữu ở Việt Nam được ước đoán
có khoảng từ 20% (Pocs, 1965) đến trên 50% (Thái Văn Trừng, 1978). Một đánh giá khiêm
tốn hơn (Võ Quý, 1995) cho rằng ở Việt Nam chỉ có khoảng 10% số loài và 3% số chi là đặc
hữu.

Trong báo cáo này, chúng tôi đã chia ra 3 mức độ đặc hữu:
 Đặc hữu địa phương là taxôn với sự phân bố hạn chế ở một hoặc hai tiểu vùng hệ thực
vật,
 Đặc hữu là các taxôn chỉ gặp ở Việt Nam và
 Gần đặc hữu là các taxôn phân bố trong giới hạn của bán đảo Đông Dương (Việt Nam,
Lào, Căm Pu Chia, Đông Bắc Thái Lan, Đông Nam Mianma và những vùng ở cực
nam Trung Quốc).

1.2 Trung Trường Sơn
Khối núi trung tâm chính của dãy Trường Sơn (hình 1.0) được xác định là cảnh quan ưu tiên
để bảo tồn tính đa dạng sinh học của phức hợp vùng sinh thái hạ Mê Kông (Baltzer và cộng
sự, 2001). Vùng sinh thái Trường Sơn Lớn là một trong 200 vùng sinh thái toàn cầu của Quỹ
Quốc tế Bảo vệ các loài động thực vật hoang dã (WWF). Chúng được lựa chọn dựa trên sự
sắp xếp có cơ sở khoa học các nơi số
ng nổi bật nhất về đa dạng sinh học toàn cầu. Vùng sinh
thái Trường Sơn Lớn được chia thành 3 tiểu vùng sinh thái, mỗi tiểu vùng có một số cảnh
quan ưu tiên (Baltzer và cộng sự, 2001). Đó là các tiểu vùng cảnh quan Bắc Trường Sơn,
Trung Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Riêng cảnh quan Trung Trường Sơn (ký hiệu là cảnh
quan ưu tiên CA1) đã được xác định như là một trong những vùng ưu tiên cao nhất cho sự bảo

tồn trong vùng sinh thái khu vực Trung Tường Sơn (Baltzer và cộng sự, 2001). Thêm vào đó,
Schmid (1969) đã xác định khu vực này như là một trong 9 khu vực ở Đông Dương có sự hấp
dẫn đặc biệt về thực vật. Hệ thực vật ở cảnh quan Trung Trường Sơn đặc biệt đa dạng, gồm
những yếu tố có mối quan hệ Ấn Độ-Himalaia ở núi như: Thông, Thông đỏ và Thông tre và
các yếu tố Ấn
Độ-Malaixia ở rừng vùng đất thấp như Dẻ, Dầu. Những rừng này vẫn giữ được
tính ổn định trong thời gian khí hậu toàn cầu thay đổi và xẩy ra những chấn động địa chất
mạnh. Do đó đây là nơi trú ẩn của một tập hợp độc nhất của những loài mà đã tiến hóa và tồn
tại trong những khu rừng này. Những khu rừng này bảo tồn được các hệ thực vật nhiệt đới cổ
xưa còn sót lại. Trước đây, vào kỷ Đệ tam sớm, cách đây khoảng 40-70 triệu năm, chúng đã
từng bao phủ các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới của Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Ví dụ nổi
bật nhất là việc khám phá cách đây không lâu loài “hóa thạch sống” ở Ngọc Linh, tỉnh Kon
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


16
Tum, Diplopanax vietnamensis (Averyanov và Nguyễn Tiến Hiệp, 2002). Gần đây loài này
cũng được phát hiện ở VQG Bạch Mã (Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô, 2003).

Hình 1.0 Bản đồ của khu vực Trung Trường Sơn; cảnh quan □ưu tiên (CA1) (xem
Tordoff và cộng sự, 2003)

1.3 Những Nghiên Cứu Trước Đây
Những khu rừng ở Trung Trường Sơn vẫn còn ít được nghiên cứu đối với phần lớn các nhóm
động vật và thực vật, và kiến thức về tính đa dạng sinh học giầu có ở đây còn lâu mới được
biết đầy đủ. Những kiểm kê thực vật chưa hoàn thiện đã được xuất bản cho VQG Bạch Mã
(Mai Văn Phô, 1994; Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô, 2003), KBTTN Phong Điền-
Đáckrông (Lê Trọng Trải và cộng sự, 1999a) và KBTTN Ngọc Linh (Lê Trọng Trải và cộng
sự, 1999b).


Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


17
2.0 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG
2.1 Mục Tiêu của Dự Án
Hành lang xanh là một vùng rừng trải dài giữa VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền (hình
2.0). Nó bao phủ một diện tích 134.000 ha, nằm ở 3 huyện A Lưới, Nam Đông và Hương
Thủy. Ý nghĩa bảo tồn toàn cầu của Dự án Hành lang xanh đã được giải thích thông qua việc
đánh giá có hệ thống về những ưu tiên bảo tồn ở cảnh quan Trung Trường Sơn. Kết quả của
sự đánh giá đã khẳng định ý nghĩa đáng kể của rừng ở Trung Trường Sơn , và xác định Trung
Trường Sơn là cảnh quan chứa đựng tính đa dạng sinh học thực vật và động vật có ý nghĩa
quyết định đối với toàn bộ giá trị bảo tồn của vùng sinh thái khu vực TrungTrường Sơn.

Mục tiêu đầu tiên của Dự án Hành Lang Xanh là bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn cảnh quan
phong phú trong Hành lang xanh. Điều này sẽ phần nào đạt được nhờ vào việc phân loại và
sắp xếp thành khu vực các rừng có giá trị bảo tồn cao trong vùng dự án, mà sẽ tạo ra một cảnh
quan rừng đa năng được chú trọng trong công tác bảo tồn và các mục tiêu quản lý
khác.


Hình 2.0 Bản đồ khu vực dự án Hành lang xanh

2.2 Các Đối Tượng Điều Tra
Điều tra thực vật là một thành phần của Chương trình điều tra đa dạng sinh học rộng lớn được
Dự án Hành lang xanh, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Động thực vật hoang dã- chương trình Khu vực
Mê Kông và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Một đội ngũ các nhà thực vật
học và nhà lâm học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Nông Lâm
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.



18
Huế, Viện Thực vật Komarov và Vườn Thực vật Mítxuri đã ký thỏa thuận với Dự án để thực
hiện điều tra thực vật và thảm thực vật với các mục tiêu sau:

1. Tiến hành những cuộc điều tra thực vật nhằm mô tả sự phân bố, thành phần và cấu
trúc của các kiểu thực vật, bao gồm vẽ những sơ đồ mặt cắt miêu tả những kiểu rừng
đại diện trong khu vực nghiên cứu. Tiến hành điều tra bằng cách sử dụng hệ phương
pháp mà kết quả sẽ mô tả về định tính và định lượng của môi trường sống trong khu
vực dự án.

2. Tiến hành những cuộc điều tra vạch ranh giới tính đa dạng sinh học của vùng dự án
nhằm cung cấp danh sách các loài và ghi nhận sự phân bố trong quá trình điều tra, xác
định các loài có mối liên quan đến bảo tồn do bị ảnh hưởng bởi những hoạt động về
môi trường và xã hội.

3. Xác định các thành phần đa dạng sinh học đó và các vùng có giá trị bảo tồn cao, và đặt
chúng trong các bối cảnh quốc gia, khu vực và quốc tế.

4. Cung cấp những kiến nghị cho việc quản lý rừng trong tương lai trong phạm vi vùng
điều tra.

5. Bồi dưỡng năng lực đánh giá môi trường sống và kỹ thuật điều tra thực vật cho đội
ngũ cán bộ kiểm lâm được dự án tuyển chọn bằng việc đào tạo chuyên môn và truyền
đạt những kinh nghiệm trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa.

6. Viết báo cáo cho mỗi đợt khảo sát bao gồm ảnh chụp và cung cấp sự định giá và đầu
vào kỹ thuật cho bất kỳ nghiên cứu khả thi nào trong tương lai cho khu vực bảo vệ mà
sẽ được tạo ra bởi dự án.


3.0 CÁC PHƯƠNG PHÁP
3.1 Các Khu Vực Nghiên Cứu
Những khu vực khảo sát bao gồm một trong những khu rừng đất thấp rộng nhất còn lại ở Việt
Nam (Hình 2.0), nằm trong một ô được phân định bởi tọa độ địa lý: 16º04’00’’-16º22’30’’độ
vĩ Bắc và 107º08’35’’–107º40’30’’độ kinh Đông (Hình 3.0). Những thông tin địa lý của vùng
nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 1.0.
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


19

Hình 3.0 Bản đồ các khu vực nghiên cứu thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1 Địa Hình
Các điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất. Hầu hết chúng nằm ở đai
đất thấp, từ khoảng 80 đến 1000 m trên mặt biển (hiếm khi cao hơn một chút, lên đến phần
dưới của vành đai núi thấp, như ở một vài nơi của xã Hồng Vân, n
ơi có độ cao được ghi nhận
lên đến 1150 m). Khu vực nghiên cứu là nơi có nhiều đồi và núi thấp với cảnh quan bị chia
cắt và bào mòn mạnh kết hợp với nhiều hệ thống suối nhỏ, ngắn và dốc (Bản ảnh 1: ảnh. 1-
9)
1
; xem Hình 4.0.

1
Trong phần viết tài liệu liên quan đến các bản ảnh màu in đậm và nghiêng
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


20


Hình 4.0 Bản đồ địa chất Tỉnh Thừa Thiên Huế (Aylward et al., 2002)


3.1.2 Địa Chất
Dãy Trường Sơn theo nghĩa rộng là phần kéo dài về phía Nam của dãy Himalaia. Chúng nằm
trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi gnai Tiền Cămbri. Ở vùng nghiên cứu nó được bao phủ bởi
các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến
sét, đá xanh xám (Bản ảnh 2: ảnh 10-13). Ở vài nơi các mạch granít có tuổi Mêsôsốic muộn
cổ xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông (Bản ảnh 2: ảnh
14). Ở phần lớn vùng nghiên cứu đá mẹ (đá nền) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều chặt
chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ dầu gây ấn tượng mạnh ở một số nơi (Bản ảnh 2: ảnh 17-
18). Các vách đá như vậy tạo nên môi trường sống riêng biệt cho các quần thể của một số loài
tại chỗ sống bám trên đá.

3.1.3 Khí Hậu
Khí hậu ở đây được mô tả khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và mưa vào mùa hè-
mùa thu-mùa đông. Lượng mưa trung bình cả năm từ 2940 đến 3442 mm với thỉnh thoảng chỉ
có một tháng khô với lượng mưa dưới 50 mm.đã được ghi nhận. Nhiệt độ trung bình cả năm
lên xuống từ 21,6
0
C (Nam Đông) đến 25,2
0
C (Huế), và không có tháng lạnh khi mà nhiệt độ
hàng tháng nhỏ hơn 17
0
C (Nguyễn Khanh Vân và cộng sự, 2000).

3.1.4 Thảm Thực Vật
Hầu hết các khu vực rừng ở các xã Hương Sơn, Thượng Quảng và Thượng Quảng (huyện

Nam Đông), các xã Trà Lệnh và Hương Nguyên (huyện A Lưới) và xã Dương Hoà (huyện
Hương Thủy) đã và cho đến nay vẫn coi là rừng sản xuất tại thời điểm điều tra (Hình 5.0).
Tuy nhiên, theo sửa đổi của Tổ chức Kinh doanh Rừng Quốc gia, ở tỉnh Thừa Thiên Huế vào
năm 2005, nhiều khu vực rừng hiện có mà trước đây được quản lý dưới dạng tổ chức này sẽ
được thiết kế dưới dạng rừng bảo vệ lưu vực sông. Việc đốn gỗ ở mức độ lựa chọn hoặc trung
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


21
bình. Nhưng sau những hoạt động đốn gỗ, thảm thực vật vẫn giữ lại được các đặc điểm
nguyên sinh của rừng. Thật may mắn, trong quá trình điều tra chúng tôi đã tìm được một vài
mảnh rừng còn tương đối nguyên vẹn ở độ cao rất thấp, 200- 300m trên mặt biển (như ở xã
Dương Hoà), thậm chí còn thấp hơn, đến 80- 90 m (như ở xã Hương Nguyên). Các quần xã
thực vật gặp ở đây đã bị biến mất từ lâu ở các vùng khác của đất nước. Hơn nữa, hầu hết các
khu vực nghiên cứu đều ở xa các cộng đồng dân cư địa phương vì thế các tác động lên thảm
thực vật ở đây có lẽ thấp hơn. Trong khi loại rừng này ở các khu vực khác từ lâu đời đã là đối
tượng đầu tiên để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Những tác động của người địa
phương lên rừng hiện nay hạn chế chủ yếu là khai thác các lâm sản ngoài gỗ (mây, lá nón, tre
nứa). Ở một vài nơi chúng tôi điều tra, cụ thể ở các xã Hồng Kim và Hồng Vân và rặng núi
Mang Trang, vẫn rơi rớt ảnh hưởng của sự ném bom và rải chất gây rụng lá dioxin từ thời
chiến tranh (Bản ảnh 32, ảnh 285-286), và hiện nay thảm thực vật là thứ sinh. Hình 6.0 cho
thấy bản đồ rải chất gây rụng lá dioxin ở Thừa Thiên Huế trong thời chiến tranh Mỹ (Hatfield,
2002). Một vài điểm ở phần thấp của Trà Lệnh trước đây đã bị ảnh hưởng của phương thức
đốt nương làm rẫy, đến nay hầu hết đã được bao phủ bởi rừng thứ sinh khoảng 30 tuổi. Ở một
vài vị trí gần làng của các xã Hồng Vân và Hồng Kim việc phát nương làm rẫy vẫn tiếp tục. Ở
đây nhận thấy tất cả các giai đọan của quá trình diễn thế phục hồi. Việc chăn thả gia súc và
phát rừng để trồng trọt vẫn còn là một vấn đề ở gần thôn bản.


Hình 5.0 Bản đồ hành chánh khu vực dự án Hành Lang Xanh (lập vào 06/2005)


3.1.5 Địa Lý Học Sinh Vật
Trong sơ đồ địa lý học thực vật hiện đại khu vực nghiên cứu thuộc tiểu vùng địa lý thực vật
Trung Trường Sơn của miền hệ thực vật Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ-Malaixia của xứ Cổ
nhiệt đới (Averyanov và cộng sự, 2003a, b). Ở Việt Nam, tiểu vùng địa lý thực vật Trung
Trường Sơn bao gồm từ phần nam của tỉnh Quảng Bình, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-
Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Định, cũng như thành phố Đà Nẵng và các
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


22
huyện miền Bắc của các tỉnh Gia Lai và Phú Yên (Averyanov và cộng sự, 2003a,b). Phần lớn
nhất của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn bao gồm các khu vực núi liên kết với
dãy Trường Sơn. Các hệ thống núi thấp, khu vực đồng bằng và đồi núi thấp với nhiều sông,
thung lũng rộng là tiêu biểu cho phần đông của tiểu vùng này (Bản ảnh 1, ảnh 1-9).

Hệ thực vật của tất cả các điểm nghiên cứu đều thuộc tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường
Sơn, ít nhiều có thành phần loài đồng nhất nhưng có tính đa dạng cao và bao gồm không ít
loài thực vật đặc hữu. Theo dự đoán ở khu vực nghiên cứu có khoảng 1700-1800 loài Thực
vật bậc cao có mạch. Nó bao gồm một chi đặc hữu (Oligoceras, thuộc họ Euphorbiaceae) và
nhiều loài đặc hữu và gần đặc hữu. Theo các dẫn liệu trước đây, khoảng 28,4% số loài đặc
hữu của Việt Nam gặp ở tiểu vùng Trung Trường Sơn, trong đó 10,8% là đặc hữu địa phương
của tiểu vùng này (Averyanov và cộng sự, 2003a). Các yếu tố tại chỗ, những loài thường phân
bố hạn chế, tạo nên phần lõi chủ yếu của các quần xã thực vật nguyên sinh. Ngoài ra còn có
những yếu tố có sự phân bố rộng và yếu tố ngoại lai, bao gồm các loài xâm lấn tạo nên phần
chủ yếu ở các quần xã thứ sinh.

Chúng tôi liệt kê ở danh sách sau các loài đặc hữu của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường
Sơn (xếp theo họ):


Anacardiaceae (Semecarpus anacardiopsis, S.
annamensis, S. humilis, S. perniciosa, S. velutina)
Annonaceae (Artabotrys aeneus, A. harmandii, A.
phuongianus, A. tetramerus, Cyathocalyx annamensis,
Goniothalamus albiflorus, G. elegans, G. multiovulatus,
Meiogyne subsessilis, Melodorum kontumense, Orophea
desmos, Phaeanthus vietnamensis, Polyalthia barenensis,
P. clemensorum, Uvaria dac)
Apiaceae (Hydrocotyle pseudosanicula)
Araceae (Amorphophallus arnautovii, Amorphophallus
glossophyllus, A. rhizomatosus, Pothos penicilliger, P.
touranensis, Raphidophora sulcata, Schismatoglottis
cadieri, Typhonium bachmaënse, T. huense)
Araliaceae (Dendropanax venosus, Macropanax
simplicifolius, M. skvortsovae, M. vidalii, Schefflera
alongensis, Sch. kontumensis, Sch. quangtriensis, Sch.
vidaliana, Sch. violea),
Bignoniaceae (Radermachera eberhardtii)
Combretaceae (Anogeissus rivularis, Terminalia
harmandii)
Connaraceae (Rourea acropetala)
Cornaceae (Mastixia poilanei)
Euphorbiaceae (Baccaurea harmandii, B. oxycarpa,
Breynia grandiflora, Cleidion sathayensis, Cleistanthus
eberhardtii, Croton cubiensis, C. potabilis, C. sathayensis,
C. touranensis, Epiprinus poilanei, Flueggea spirei,
Glochidion bachmaënsis, Mallotus canii, M. eberhardtii,
M. poilanei, M. sathayensis, Oligoceras eberhardtii,
Phyllanthus annamensis, Ph. carinarius, Ph. pireyi, Ph.
ruber, Ph. rubescens, Ph. thaii, Ph. touranensis, Ph. tui,

Sapium cochinchinensis)
Fabaceae (Bauhinia clemensiorum, Dunbaria thorelii,
Ophrestia laotica)
Moraceae (Artocarpus melinoxylus, Ficus kontumensis)
Myrsinaceae (Ardisia argentea, A. florida
, A. harmandii,
A. incrassata, A. ixoraefolia, A. lecomtei, A. maxima, A.
miniata, A. pseudo-pedunculosa, A. roseiflora)
Passifloraceae (Adenia banaensis)
Podostemaceae (Dalzellia carinata)
Primulaceae (Lysimachia chenii)
Proteaceae (Helicia stenophylla)
Rosaceae (Photinia moiorum)
Sabiaceae (Meliosma cinerea, M. clemensiorum, M.
kontumensis, M. quangnamensis, M. spathulata, Sabia
kontumensis)
Sapotaceae (Eberhardtia krempfii, Palaquium
annamense, P. poilanei, Sarcosperma affinis, S.
kontumense)
Scrophulariaceae (Adenosma annamensis, Brandisia
annamica, Lindernia eberhardtii)
Styracaceae (Styrax litseoides, S. rufopilosus)
Symplocaceae (Symplocos disepala)
Taxaceae (Amentotaxus poilanei)
Theaceae (Adinandra grandifolia, Camellia corallia, C.
elongata,
C. gaudichaudii, Gordonia gigantiflora)
Thymelaeaceae (Aquilaria banaënsis, Wikstroemia
poilanei


3.2 Lựa Chọn Vị Trí Điều Tra
Việc nghiên cứu và mô tả cấu trúc và thành phần loài của các kiểu quần xã thực vật và thảm
thựcvật khác nhau thực hiện chủ yếu ở dọc theo các mặt cắt cảnh quan, từ độ cao thấp nhất
đến cao nhất của vùng nghiên cứu, dọc theo các sông/ suối và dọc theo các con đường và
đường mòn có sẵn (Hình 3.0). Điều này bao gồm việc nghiên cứu các quần xã thực vật
Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


23
nguyên sinh và thứ sinh như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh, trảng cỏ
thứ sinh, quần xã sống ở ven sông/suối và quần xã sống bám trên đá. Chúng là các giai đoạn
diễn thế thoái hóa từ rừng nguyên sinh.

Việc mô tả thảm thưc vật và hệ thực vật dựa trên nghiên cứu các ô tiêu chuẩn, quan sát và thu
mẫu vật ở thực địa kèm theo các dẫn liệu cần thiết. Những ô tiêu chuẩn được chọn trong tất cả
các kiểu thảm thực vật chính của quần xã thực vật địa đới gặp ở khu vực nghiên cứu.

Bảng 1.0 Độ cao, địa chất, kiểu rừng và các nhân tố ảnh hưởng của các điểm nghiên cứu
thực vật chính

Địa điểm
nghiên cứu
Độ cao
(m)
Những dạng đá địa
chất ưu thế trong
vùng nghiên cứu
Kiểu rừng ưu thế
Các nhân tố ảnh
hưởng

Huyện Nam
Đông, xã
Thượng Quảng
300-450
Đá phiến sét ( thỉnh
thoảng đá quáczít),
đá cát, granít
Rừng nguyên sinh bị khai
thác một phần rậm thường
xanh cây lá rộng ở đất thấp
Khai thác một phần, đốt
nương làm rãy
Huyện A Lưới,
xã A Roàng
500-800
Đá phiến sét, đá cát,
granít
Rừng nguyên sinh và thứ
sinh rậm thường xanh cây
lá rộng ở đất thấp
Xây dựng đường, đốt
nương làm rãy
Huyện A Lưới,
xã Hồng Vân
và Hồng Kim
600-1150 Đá phiến sét, granít
Rừng và trảng cây bụi thứ
sinhrậm và nửa rậm
thường xanh cây lá rộng
đất thấp (và phần dưới của

núi thấp)
Khai thác trầm trọng,
đốt nương làm rãy, ném
bom thời chiến, cháy và
thả chất khai quang
Huyện A Lưới,
xã Hương
Nguyên
80-300 Đá phiến sét
Rừng nguyên sinh và thứ
sinh rậm và nửa rậm
thường xanh cây lá rộng,
đất thấp sót lại
Khai thác trầm trọng,
đốt nương làm rãy, ném
bom thời chiến, cháy và
thả chất khai quang
Huyện Hương
Thủy, xã
Dương Hòa
200-825
Đá phiến sét với đá
quáczít
Rừng nguyên sinh bị khai
thác một phần và rừng thứ
sinh rậm và nửa rậm
thường xanh cây lá rộng ở
đất thấp
Khai thác một phần, thả
chất khai quang(trên

các rặng núi)

3.3 Thời Gian và Cán Bộ Thu Thập Mẫu
Năm điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy và Nam Đông,
trong một ô giới hạn ở tọa độ địa lý: 16º04’00’’–16º22’30’’độ vĩ Bắc và 107º08’35’’–
107º40’30’’độ kinh Đông (Hình 3, Bảng 1.0).

Đã thực hiện 32 ngày nghiên cứu thực địa trong suốt khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5
năm 2005 (xem bảng 2.0) bởi các chuyên gia đến từ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,
Viện Thực vật Komarov, Vườn Thực vật Mítxuri và Trường Đại học Nông Lâm Huế (xem
Bảng 2.0). Một số thành viên của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tham gia phân
tích và xác định tên mẫu vật.

Bảng 2.0 Thời gian nghiên cứu thực địa và các thành viên tham gia

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.


24
Địa điểm Thời gian làm việc Các thành viên tham gia
Huyện Nam Đông, xã
Thượng Quảng
Từ ngày 23-31/3/05
(9 ngày)
LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH,
NTH, PVT, ALA.L.
Huyện A Lưới, xã A
Roàng
Từ ngày 20-24/4/05
(5 ngày)

LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH,
TVT, JRE

Huyện A Lưới, xã Hồng
Kim và Hồng Vân
Từ ngày 25/4 đến 1/5/05
(7 ngày)
LVA; PKL, NTV, TMD, NTD, DVT, LTH,
TVT
Huyện A Lưới, xã
Hương Nguyên
Từ ngày 3-7/5/05
(5 ngày)
LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH,
Huyện Hương Thủy, xã
Dương Hòa
Từ ngày 10-15/5/05
(6 ngày)
LVA; PKL, NTV,TMD, NTD, DVT, LTH,
TVT


LVA (Leonid V. Averyanov); PKL(Phan Kế Lộc), NTV (Nguyễn Tiến Vinh), TMD (Trần
Minh Đức), NTD (Ngô Trí Dũng), DVT (Dương Văn Thành), LTH (Lê Thái Hùng), NTH
(Nguyễn Tiến Hiệp), PVT (Phạm Văn Thế), ALA (Anna L. Averyanova); JRE (Jacinto
Regalado).

3.4 Phương Pháp Thu Mẫu
3.4.1 Kỹ Thuật Điều Tra Thực Vật Tiêu Chuẩn
Trong quá trình điều tra, những quan sát và mô tả ngoài hiện trường các kiểu thảm thực vật

chính và hệ thực vật dựa trên việc thu thập mẫu cây trong các ô tiêu chuẩn cây gỗ và cây
không phải gỗ và thu thập tiêu bản thực vật. Các ghi nhận bằng hình ảnh của thực vật, cảnh
quan, đất mẹ, thổ nhưỡng được dùng để làm tài liệu. Chúng tôi đã sử dụng các máy ảnh
“Canon” (bao gồm phim và kỹ thuật số) với các ống kính “Canon”, “Nikon”, “Cosina” và
“Sigma” để chụp các ảnh thực vật, môi trường sống và cảnh quan cho các khoảng cách khác
nhau. Chúng tôi cũng sử dụng ánh sáng nhân tạo bàng đèn ánh sáng thẳng National “PE-
201M” và ánh sáng vòng “Starblitz 1000 AUTOMACRO-LITE”.


Chúng tôi đã chụp khoảng 800 bức ảnh về các kiểu địa chất, đá mẹ, thổ nhưỡng, cảnh quan và
mẫu vật làm bằng chứng, phần lớn nhất được giới thiệu trong các bản ảnh màu của báo cáo
này dưới dạng đĩa CD. Chúng tôi đã mô tả, nghiên cứu các loài cây không phải gỗ trong 52 ô
tiêu chuẩn và các loài cây gỗ trong 49 ô tiêu chuẩn.
Tất cả các mẫu vật đã gắn số hiệu

và nhãn ngay ở ngoài hiện trường dựa trên cơ sở quan sát
và phân tích trực tiếp các môi trường sống thực vật. Nhãn hiệu cho mỗi số hiệu bao gồm tên
khoa học sơ bộ, vị trí địa lý của môi trường sống (gồm tọa độ được ghi nhận từ hệ thống
GPS), mô tả ngắn gọn kiểu thảm thực vật và môi trường sống, dẫn liệu về dạng sống và đặc
điểm hình thái, ngày thu thập, tên người thu và số hiệu tiêu bản. Tất cả các tiêu bản thu thập
được giữ trong cồn để xử lý thích hợp trong phòng thí nghiệm. Tất cả các quan sát và nghiên
cứu là tài liệu để làm bằng chứng, toàn bộ sẽ được lưu giữ ở Phòng mẫu thực vật khô của
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế. Mỗi số hiệ
u thu ít nhất là 2 mẫu. Số lượng mẫu
của các số hiệu cần chú ý hoặc của các loài thường là hiếm được thu nhiều hơn, nhiều nhất
đến 10.

Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phần 1.



25
3.4.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Cây Không Cây Gỗ ở Các Ô Mẫu
Khái quát hệ thực vật và mô tả các kiểu thảm thực vật chủ yếu cũng như nghiên cứu các quần
xã thực vật địa đới và phi địa đới điển hình đã được tiến hành sử dụng phương pháp ô tiêu
chuẩn kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực địa truyền thống có thu mẫu vật. Đội điều tra
chủ yếu làm theo những phương pháp đã được Dự án quyết định, cụ thể là Tiếp cận Ô-Tuyến
và các điều tra theo dãy Toa độ địa lý.

3.4.3 Các Tài Liệu Phân Loại và Các Tài Liệu Khác Được Sử Dụng
Việc nhận dạng sơ bộ các loài thực vật được thực hiện ngoài hiện trường và được khẳng định
trong phòng mẫu thực vật tại Hà Nội trong khung thời gian của bản hợp đồng dự án. Hoa của
những loài quan trọng, hiếm và có ý nghĩa về khoa học cũng được thu thập trong lọ và hãm
bằng cồn và bảo quản để nghiên cứu và quan sát lâu dài tại Phòng mẫu thực vật khô của Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Những bức ảnh về cảnh quan, các kiểu thảm thực vật, ô tiêu
chuẩn và phần lớn các laòi thực vật có ý nghĩa nhất được quan sát trong khu vực nghiên cứu đã
được xử lý và lưu trữ trong hệ thống điện tử.

Việc xác định tên thực vật sử dụng nhiều nguồn tài liệu phân loại có liên quan đến hệ thực vật
Đông Nam Á và một số tài liệu chuyên khảo đặc biệt khác về chi và họ đơn lẻ.
__________________________________________________
3
Chữ

đầu của những số hiệu thu thập trong sự nghiên cứu này được sử dụng là “HAL”, đại diện tên
viết tắt là các thành viên chính của dự án này- Nguyễn Tiến Hiệp, Leonid Averyanov và Phan Kế Lộc
(HAL 6792-8308).


4.0 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh Giá Các Thảm Thực Vật và Hệ Thực Vật
Các kết quả nghiên cứu hệ thực vật đã ghi nhận được tổng cộng 869 loài, thuộc 489 chi của
131 họ Thực vật bậc cao có mạch (Bảng 3.0). Danh sách các loài được trình bày trong phụ lục
1.0. Dựa vào kiến thức phân loại của đội điều tra và kinh nghiệm tổ chức các cuộc điều tra
như thế tại hệ sinh thái rừng Việt Nam, số loài đã ghi nhận được chiếm khoảng 50 % tổng số
loài ở đây.

Bảng 3.0 Tóm tắt các dữ liệu thu thập thực vật ở mỗi điểm nghiên cứu của Dự án Hành
Lang Xanh

Vị trí nghiên
cứu

Số lượng
mẫu (Số
hiệu)
Tọa độ
Số lượng
mẫu khô
Họ Chi Loài
Số ô tiêu
chuẩn cây gỗ
Số ô tiêu chuẩn
cây không phải
gỗ
Huyện Nam
Đông, xã
Thượng Quảng
374
(HAL

6792-
7165)
16º09’30’’–
16º10’30’’B
107º35’40’’–
107º40’30’’Đ
800
78 225 360 13
(ND 01 đến ND
12 và
ND 14)
14
(ND 01 to ND 14)
Huyện A Lưới,
xã A Roàng
264
(HAL
7166-
7429)
16º04’00’’–
16º05’20’’B
107º28’30’’–
107º30’00’’Đ
650
60 168 245 8
(AL 01 đến AL
08)
8
(AL 01 to AL 08)


Huyện A Lưới,
các xã Hồng
Vân và Hồng
Kim
322
(HAL
7430-
7751)
16º17’40’’–
16º22’30’’B
107º08’35’’–
107º13’30’’Đ
750
89 219 307 8
(AL 09,
AL 11 đến
AL 17)
10
(AL 09 to AL 18)

Huyện A Lưới,
xã Hương
Nguyên
252
(HAL
7752-
16º14’35’’–
16º17’30’’B
107º25’30’’–
600

71 191 290 10
(AL 19 đến AL
28)
10
(AL 19 to AL 28)

×