Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đánh Giá Khu Hệ Cá Vùng Cảnh Quan Khu Vực Dự Án Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 42 trang )

3
Đánh Giá Khu Hệ Cá Vùng Cảnh Quan Khu
Vực Dự Án Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa
Thiên Huế




Dự án Hành lang xanh: Báo cáo kỹ thuật số 5






Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


2
3
Những quan điểm trình bày trong báo cáo này là của tác giả và nhà biên soạn. Không nhất thiết
phản ánh quan điểm của tổ chức WWF.

Các bản đồ địa lý trong tài liệu này không hàm ý của các tác giả hoặc WWF về địa vị pháp lý của
bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, vùng hoặc thẩm quyền hay ranh giới nào.

Tác giả, người biên soạn và WWF không chịu trách nhiệm cho bất kỳ một sai sót nào của tài liệu
do biên dịch tài liệu này sang các ngôn ngữ khác.

Xuất bản: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam


Bản quyền: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm Thừa
Thiên Huế

Việc tái bản bất kỳ phần nào của ấn phẩm này vì mục đích giáo dục, bảo tồn hay phi lợi nhuận khác
có thể được thực hiện không cần xin phép trước mà chỉ nêu đầy đủ nguồn cung cấp thông tin.

Sao chép các ảnh tư liệu cho bất kỳ mục đích nào không được phép khi không có sự đồng ý của
tác giả và người gữ bản quyền.

Tái bản để kinh doanh hay vì mục đích thương mại khác không được thực hiện nếu không xin
phép trước các nhà giữ bản quyền.

Trích dẫn: Võ Văn Phú, Trần Thuỵ Cẩm Hà và Hồ Thị Hồng (2006).

Đánh giá khu hệ cá vùng
cảnh quan rừng Hành Lang Xanh, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Báo cáo số 5:
Dự án Hành Lang Xanh, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm
Thừa Thiên Huế.

Biên tập: Chris Dickinson, Văn Ngọc Thịnh và Danny Lenain

Ảnh trang bìa: WWF © WWF Greater Mekong

Tài liệu được lưu dữ tại:

Dự án Hành lang xanh – WWF WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam
Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế 39 Xuân Diệu
18 Đoàn Hữu Trưng, Thành phố Huế Quận Tây Hồ
Tỉnh Thừa Thiên Huế Hà Nội
Việt Nam Việt Nam

Tel: 054 887323 Tel: 04 7193049
www.huegreencorridor.org www.panda.org/greatermekong
3









DỰ ÁN HÀNH LANG XANH: GÓP PHẦN VÀO MỤC
TIÊU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TOÀN CẦU TẠI
MỘT CẢNH QUAN HIỆU SUẤT




BÁO CÁO KỸ THUẬT SỐ 5:


Đánh Giá Khu Hệ Cá Vùng Cảnh Quan Hành Lang Xanh,
Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam





Tác giả:

Võ Văn Phú
1
, Trần Thuỵ Cẩm Hà
1
, Hồ Thị Hồng
1





Cơ quan/ tổ chức:
1
Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Huế




Báo cáo này là kết quả của Dự án “Hành lang xanh: Góp phần vào mục tiêu bảo tồn đa dạng
sinh học toàn cầu tại một cảnh quan hiệu suất”, Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế
giới - Quỹ môi trường toàn cầu, Số: TF052526, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt
Nam, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan.

Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................6

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH.................................................................7
TÓM TẮT .................................................................................................................................8

1.0 GIỚI THIỆU.................................................................................................................9
1.1 Tổng Quan và Lịch Sử Nghiên Cứu Cá .....................................................................9

2.0 MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT................................................................9
2.1 Mục Tiêu của Dự Án.................................................................................................9
2.2 Mục Đích của Các Chuyến Khảo Sát ........................................................................9

3.0 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................10
3.1 Kế Hoạch Thu Mẫu .................................................................................................10
3.2 Mô Tả Khu Vực Nghiên Cứu ...................................................................................11
3.2.1 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Nhất - Khe Lạnh, Xã Dương Hoà, Huyện Hương Thuỷ .
..................................................................................................................................11
3.2.2 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Hai - Chà Măng, Xã Thượng Lộ, Huyện Nam Đông ..11
3.2.3 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Ba - La Ma, Xã Hương Sơn, Huyện Nam Đông .........12
3.2.4 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Tư - Trà Vệ, Xã Hương Nguyên, Huyện A Lưới ........12
3.2.5 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Năm – Xã A Roàng, Huyện A Lưới ............................13
3.2.6 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Sáu - Hồng Vân, Huyện A Lưới..................................14
3.3 Phương Pháp Chọn và Thu Mẫu ..............................................................................14

4.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................16
4.1 Thu Thập Mẫu Vật ..................................................................................................16
4.2 Thành Phần Các Loài Cá........................................................................................16
4.3 So Sánh Các Địa Điểm Điều Tra..............................................................................17
4.4 Các Loài Cá Kinh Tế...............................................................................................17
4.5 Các Phân Tích về Loài Ưu Thế ...............................................................................18
4.6 Các Loài Quan Trọng ..............................................................................................19
4.6.1 Các Loài Quý Hiếm.................................................................................................19

4.6.2 Loài Mới Được Công Bố.........................................................................................19

5.0 THẢO LUẬN.............................................................................................................19
5.1 So Sánh với Các Khu Hệ Cá Khác..........................................................................19
5.2 Các Mối Nguy Cơ
Đe Doạ đối với Công Tác Bảo Tồn ..........................................21
5.3 Kết Luận ..................................................................................................................21
5.4 Một Số Đề Xuất.......................................................................................................22

6.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH..........................................................................23

Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


4
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.0 Vùng dự án Hành lang xanh......................................................................................10
Hình 2.0 Bản đồ thu mẫu cá khu vực Hành lang xanh.............................................................15

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.0 Lịch trình chuyến đi khảo sát thực địa nghiên cứu cá..............................................10
Bảng 2.0 Toạ độ các điểm nghiên cứu ....................................................................................13
Bảng 3.0 Địa điểm thu mẫu và số mẫu vật thu được ở mỗi địa điểm điều tra, khu vực Hành
lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................................................16
Bảng 4.0 Cấu trúc khu hệ cá khu vực Hành lang Xanh chỉ ra số lượng họ, giống và loài và tỷ
lệ của chúng..............................................................................................................17
Bảng 5.0 Các loài cá kinh tế ở khu vực Hành lang xanh.........................................................18
Bảng 6.0 Hai loài cá quý hiếm ở khu vực Hành lang xanh (Sách Đỏ Việt Nam, 2000).........19

Bảng 7.0 Các loài cá mới được công bố trong vòng vài năm trở lại đây ................................19
Bảng 8.0 So sánh thành phần loài cá khu vực Hành lang xanh với các khu hệ cá phụ cận ....20
Bảng 9.0 Hệ số gần gũi (S) của cá khu vực Hành Lang Xanh so với các vùng phụ cận ........20

DANH SÁCH MỤC LỤC

Phụ lục 1.0 Các loại cá ở cảnh quan Hành lang xanh .............................................................24
Phụ lục 2.0 Ảnh các loài cá đã thu được ở khu vực Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế 32

Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ


GEF Quỹ Môi trường toàn cầu
HLX Dự án Hành lang xanh
HCM Đường Hồ Chí Minh
ST & TNSV Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới
BTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
VQG Vườn Quốc gia
NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn





Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam



6
LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này là một trong hợp phần của Dự án Hành lang xanh nhằm đáp ứng các mục tiêu
bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất. Dự án này là một sáng kiến cách đây 4 năm
bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 do WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam

và Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới
- Quỹ môi trường toàn cầu (TF052526), WWF, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và
SNV - Tổ chức phát triển Hà Lan.
Chúng tôi xin được nhân cơ hội này bày tỏ lời cảm ơn đến các cơ quan đoàn thể và các cá
nhân đã giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình khảo sát thực địa tại
Thừa Thiên Huế và viết báo cáo tại Hà Nội. Dự án Hành lang xanh tại Thừa Thiên Huế, đặc
biệt Ông Hoàng Ngọc Khanh – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Dự án Hành
lang xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Ts Chris Dickinson - Cố vấn trưởng Dự án, Ông Văn
Ngọc Thịnh - Điều phối viên Dự án, Ông Lê Văn Đông, cô Trần Thị Thanh Tâm - Cán bộ văn
phòng.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Tyson Roberts, chuyên gia Ngư loại học; ông Bùi
Hữu Mạnh và ông Nguyễn Trần Vỹ, các thành viên tham gia Dự án Hành lang xanh tại TT
Huế đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình thu thập, phân tích và chụp ảnh mẫu vật.
Chúng tôi cám ơn các cán bộ Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, các Hạt kiểm lâm A Lưới,
Nam Đông và Hương Thủy; Các cán bộ Lâm trường Hương Giang, Trạm kiểm lâm Trà Lệnh;
Các anh ở Đồn biên phòng 637, Đồn 627 ở A Lưới đã tận tình giúp đỡ nhóm khảo sát và cung
cấp các thông tin có liên quan. Chúng tôi cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, cán bộ
dẫn đường ở các địa phương Nam Đông, Hương Thủy và A Lưới, nơi chúng tôi đến cắm trại,
điều tra và thu thập mẫu vật.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Phòng Bảo tàng động vật có xương sống của Viện Sinh thái

và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bảo tàng Động vật Quốc gia
Hà Nội. Đặc biệt chúng tôi chân thành cảm ơn GS.TS. Mai Đình Yên, Đại học Quốc gia Hà
Nội là chuyên gia đầu ngành về ngư loại học, đã tư vấn và giám định kiểm tra các mẫu vật về
cá.
Chúng tôi xin bày tỏ sự quan tâm giúp đỡ về phương tiện, thiết bị, thời gian và điều kiện làm
việc, phân tích mẫu vật của Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học, Ban Chủ nhiệm khoa
Sinh học, các cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường của Trường Đại học Khoa học Huế.



Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


7
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH

Dự án Hành lang xanh: đáp ứng các mục tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất
là một sáng kiến 4 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 do WWF Greater Mekong & Chương
trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án nhận được sự tài
trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu, WWF, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà Lan. Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và
duy trì đa dạng sinh học cao của các khu rừng trong cảnh quan Hành lang xanh. Khu vực này
đã được xác định thông qua các đánh giá bảo tồn cảnh quan có hệ thống như là một trong
những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở vùng Trung Trường Sơn vì nó hỗ trợ cho một số khu rừng
thấp còn lại cuối cùng ở Việt Nam và là nơi cư trú của nhiều loài đặc hữu và đang bị đe dọa
như Sao la (Tordoff et al., 2003; MARD, 2004).

Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn cảnh quan Hành lang xanh,
một khu vực mang tính quan trọng toàn cầu hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác và
săn bắt phi pháp và các mối de dọa phát triển không bền vững. Mục tiêu thứ yếu là thiết lập

một mô hình có thể nhân rộng cho việc bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn toàn cầu trong các
cảnh quan rừng đa dụng với tầm quan trọng chiến lược đối với bảo tồn đa dạng sinh học.

Dự án tiến hành các cơ chế can thiệp và các phương pháp kịp thời nhằm đạt được lợi ích
nhiều mặt từ việc quản lý rừng trong các cảnh quan hiệu suất để đẩy lùi mối đe dọa đa dạng
sinh học chính trong khu vực Hành lang xanh. Điều này bao gồm việc xác định các ưu tiên
bảo tồn và phục hồi rừng thông qua các đánh giá về đa dạng sinh học có hệ thống và lập bản
đồ rừng. Đặc biệt dự án sẽ cải thiện chất lượng quản lý và lập kế hoạch đất và tài nguyên
nhằm tăng cường cấp độ bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp một cảnh quan hiệu suất. Để
đạt được điều này, dự án sẽ làm việc với các cán bộ lâm nghiệp, các cộng đồng địa phương và
các cán bộ cấp tỉnh bao gồm cả những nhà lập kế hoạch phát triển.

Các kết quả chính của phương pháp cộng tác này sẽ là công tác lập kế hoạch khoanh vùng bảo
tồn và các thoả thuận bảo tồn có sự tham gia. Các công cụ này sẽ đảm bảo rằng những người
ra quyết định về môi trường và xã hội sẽ tiến đến xem xét tất cả các cấp độ từ cấp xã trở lên.
Ngoài ra, chúng cũng sẽ là công cụ trong việc giảm thiểu mối đe dọa đối với các khu vực bên
ngoài các khu rừng đặc dụng khỏi các kế hoạch và các chiến lược đối kháng và sẽ đảm bảo
các mục tiêu bảo tồn có thể đạt được ở Hành lang xanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy việc nhận
biết m
ột cảnh quan hiệu suất nơi mà các cộng đồng địa phương hưởng lợi thông qua công tác
bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên được cải thiện và không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
các hoạt động pháp triển không thích hợp ở cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia.


Liên lạc:
Hoàng Ngọc Khanh Chris Dickinson
Giám đốc dự án Cố Vấn trưởng dự án
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm WWF Dự án Hành lang xanh
Thừa Thiên Huế WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam
Việt Nam

www.huegreencorridor.org


Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


8
TÓM TẮT
Báo cáo đánh giá thành phần loài khu hệ cá của vùng cảnh quan rừng khu vực Dự án Hành
lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều tra thực địa được thực hiện như một trong các hợp
phần của chương trình đánh giá cảnh quan vùng dự án Hành lang xanh nhằm xác định giá trị
đa dạng sinh học của vùng cảnh quan rừng. Khảo sát thực địa tiến hành tại 3 huyện của tỉnh
Thừa Thiên Huế từ 23.4.2005 đến 12.06.2005.
Khảo sát thực địa tiến hành tại 22 điểm khác nhau thuộc 6 vùng nghiên cứu. Đó là Khe Chà
Măng, khe La Ma tại huyện Nam Đông, xã Dương Hòa và các tuyến suối liên đới ở huyện
Hương Thủy và các khu vực Trà Lệnh, Trà Vệ và Hồng Vân ở huyện A Lưới. Các tuyến khảo
sát có độ dài từ 0,5 – 3,5 km.
Kết quả đã ghi nhận có 79 loài có mặt ở 6 điểm nghiên cứu. Nam Đông có 17 loài ở khe Chà
Măng, 21 loài ở khe La Ma và 31 loài ở Hương Thủy (xã Dương Hòa). Tại vùng A Lưới có 43
loài ở Trà Vệ, 22 loài ở Trà Lệnh và 28 loài ở Hồng Vân. Kết quả bước đầu cho thấy rằng,
thành phần loài đa dạng nhất là vùng Trà Vệ thuộc huyện A Lưới. Các tài liệu tham khảo để sử
dụng trong phân loại cá ở miền Trung còn nhiều hạn chế, vì vậy cần có nhiều phân tích chi tiết
hơn về sự phân loại các các nhóm loài và đặc biệt tập trung vào một số nhóm loài có thể có
thêm nhiều phụ loài hoặc loài mới. Trong số các loài cá thu được, có 2 loài có tên trong Sách
Đỏ Việt Nam (2000) và phát hiện lại 7 loài mới cho khoa học đã được công bố trong vài năm
trở lại đây (Kottelat, M. 2001). Trong số này cũng bao gồm 22 loài cá thu thập được xếp vào
loài có giá trị kinh tế cao cho cộng đồng địa phương biểu thị tầm quan trọng của việc bảo tồn
nguyên vẹn các vùng sinh thái đầu nguồn.
Mặc dù các nghiên cứu trước đây còn nhiều giới hạn, chúng tôi cũng sử dụng để so sánh với
các khu hệ cá khác ở miền Trung Việt Nam. Ở vùng cảnh quan rừng Hành lang xanh có 79

loài, so sánh với các nghiên cứu của khu hệ cá Vườn Quốc gia Bạch Mã (57 loài), Khu Bảo
tồn Dackrong (72 loài) và sông Hương (121 loài). Cho đến nay, có một số nghiên cứu về khu
hệ cá vùng sông Hương đã cho kết quả số loài nhiều hơn vùng Hành lang xanh. Tuy vậy, khu
vực Hành lang xanh được xem là khu hệ cá có tính đa dạng. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng
đến giá trị đ
a dạng sinh học trong khu vực Dự án Hành lang xanh cũng được đưa ra, bao gồm
những hoạt động đánh bắt cá trái phép và làm suy thoái hệ sinh thái do hoạt động phát triển
cộng đồng. Thêm vào đó, nghiên cứu đã chứng minh rằng một số thành phần loài của khu hệ
cá được cho rằng có phân bố trong vùng này, nhưng nghiên cứu thì không tìm thấy sự có mặt
của chúng. Điều này có thể do ảnh hưởng của sự tác động về hoạt
động nông nghiệp trong
quá khứ và chất độc màu da cam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra đề xuất nên thực hiện nghiên cứu khảo sát khu hệ cá nhiều hơn
nữa và sự phân loại các mẫu vật chưa thể định loại hết để khẳng định giá trị và độ chính xác
của nó trong vùng Hành lang xanh. Thêm vào đó, chiến lược quản lý bền vững cá nước ngọt
cần được đẩy mạnh ở các vùng trọng điểm để đảm bảo nguồn lợi được quản lý bền vững. Các
tác động ảnh hưởng đến nguồn lợi cá cần được kiểm soát như nạn đào đãi vàng, thu lượm phế
liệu chiến tranh.



Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


9
1.0 GIỚI THIỆU
1.1 Tổng Quan và Lịch Sử Nghiên Cứu Cá
Các công trình nghiên cứu cá nội địa ở nước ta được đề cập từ rất sớm. Tuy nhiên những
công trình nghiên cứu thực sự có hệ thống về cá nước ngọt mới được bắt đầu từ nửa cuối thế
kỷ XIX và hầu hết là của các tác giả người nước ngoài như: Sauvage (1877, 1878, 1881,

1884,...); G. Tirant (1883, 1885, 1929, ...); Pellegrin (1906, 1907, 1923, 1928, 1932, 1934,...).
Công trình đầu tiên nghiên cứu về phân loại cá nước ngọt ở Việt Nam là của H.E. Sauvage
được công bố năm 1881. Đó là tác phẩm “ Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu”, đã mô tả một
số loài cá ở Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước ta. P. Chevey (1930, 1932,
1935, 1936, 1937) có nhiều công trình nghiên cứu về cá ở các sông suối miền Bắc Việt Nam.
Một công trình tổng hợp về cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam là công trình của P. Chevey và
J. Lemasson “Góp phần nghiên cứu về các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam” đã giới
thiệu 17 họ, 98 loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam.
Sau giải phóng, công tác nghiên cứu được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến
hành nhưng chủ yếu chỉ ở các thuỷ vực nội địa như sông, suối, hồ chứa, ao ruộng, đầm,...với
các mức độ khác nhau ở các vùng sinh thái Đông Bắc, Tây Bắc. Các thủy vực vùng miền
Trung còn rất nhiều điểm trắng chưa được điều tra. Ở miền Nam cũng có một số công trình do
cán bộ khoa học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như Trần Ngọc Lợi và
Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir (1965); M.Yamamura (1966), Nguyễn Viết Trương và
Trần Thị Tuý Hoa (1972), Y. Taki (1975). Ở vùng nước ngọt miền Trung, công trình đầu tiên
được biết đến là của G. Tirant (1929) về khu hệ cá sông Hương - Huế công bố 70 loài trong
đó có 5 loài mới. Sau năm 1975 có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài cũng như
đặc điểm sinh học. Khu hệ cá vùng TT Huế (Võ Văn Phú, Hoàng Đức Đạt, …( 1978, 1980).
Nguyễn Hữu Dực (1994): Cá sông suối Tây Nguyên (82 loài), Võ Văn Phú (1995): Cá đầm
phá Thừa Thiên Huế (163 loài), Võ Văn Phú, Trần Hồng Đĩnh (2001): Khu hệ cá đầm Lăng
Cô (151 loài); Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cường, Thạch Mai Hoàng (2003): Cá khu
bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa (78 loài); Võ Văn Phú (2004): Khu hệ cá Vườn Quốc
gia Bạch Mã (57 loài); Võ Văn Phú (2005): Đa dạng sinh học cá sông Hương, tỉnh Thừa
Thiên Huế (121 loài) (Võ Văn Phú, 2005).
Nhìn chung, những nghiên cứu về cá ở Việt Nam đang được đẩy mạnh trong những năm qua.
Tuy nhiên, ở Thừa Thiên Huế, những nghiên cứu về cá chỉ mới tập trung chủ yếu ở các con
sông suối lớn như sông Hương và hệ thống đầm phá. Những nghiên cứu trước đây về thành
phần các loài cá ở các lưu vực sông, suối vùng rừng núi cao chỉ mới là những nghiên c
ứu sơ
bộ bước đầu.

2.0 MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT
2.1 Mục Tiêu của Dự Án
Hành lang xanh là khu vực rừng nằm giữa VQG Bạch Mã và Khu BTTN Phong Điền (Hình
1.0). Mục tiêu chủ yếu của dự án là bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn của vùng cảnh quan hiệu
suất Hành lang xanh, hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do công tác bảo tồn chưa được quan
tâm (WWF, 2003). Mục tiêu thứ yếu của D
ự án là xây dựng được một mô hình có hiệu quả
nhằm bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn mang tính toàn cầu ở các cảnh quan rừng đang được
sử dụng đa mục đích đem lại lợi ích quan trọng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học.
2.2 Mục Đích của Các Chuyến Khảo Sát
Mục tiêu của quá trình khảo sát là để ghi nhận và thu thập thành phần loài cá ở các thủy vực
sông suối tại ba huyện Hương Thủy, A Lưới và Nam Đông ở khu vực rừng cảnh quan Hành
lang xanh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, chúng tôi còn thu thập thêm những thông
Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


10
tin về sinh thái học, giá trị kinh tế của nhiều loài cá bằng cách phỏng vấn người dân địa
phương và cán bộ Kiểm lâm.
Mục tiêu của Dự án không những góp phần cung cấp một số dẫn liệu ban đầu về thành phần
loài cá nước ngọt sông, suối ở các thủy vực vùng núi mà còn thu thập dữ liệu liên quan giá trị
bảo tồn sinh học. Kết quả này được sử dụng để xác định các khu vực quan trọng đối với bảo
tồn đa dạng sinh học và làm cơ sở khoa học nhằm xây dựng kế hoạch hành động của Dự án.

Hình 1.0 Vùng dự án Hành lang xanh
3.0 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Kế Hoạch Thu Mẫu
Thời gian thu mẫu kéo dài trong 40 ngày từ ngày 23/04/2005 đến ngày 18/06/2005 ở các
huyện Nam Đông, Hương Thuỷ, A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 1.0). Chuyến đi khảo sát
của nhóm nghiên cứu được tiến hành tại 6 địa điểm chính nằm trong khu vực Dự án Hành

lang xanh thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Hình 2.0). Các địa điểm khảo sát dọc theo các tuyến
suối có sinh cảnh khác nhau tiêu biểu cho khu hệ cá.
Bảng 1.0 Lịch trình chuyến đi khảo sát thực địa nghiên cứu cá
Ngày Địa điểm khảo sát Tuyến suối khảo sát
23/04/2005 Suối Chà Măng
24/04/2004 Suối Chà Măng
25/05/2005
Thượng Lộ - Nam Đông
Khe nhỏ ngược suối Chà Măng
09/05/2005
10/05/2005 Ngược khe Lạnh
11/05/2005 Tiếp tục phần dưới khe Lạnh
12/05/2005 Tiếp tục phần dưới khe Lạnh
13/05/2005 Tiếp tục phần dưới khe Lạnh
14/05/2005 Khe Rộng
15/05/2005
Dương Hòa - Hương Thủy
Khe Re
18/05/2005
19/05/2005
20/05/2005 Xuôi khe Trà Vệ (khe chính)
21/05/2005
Hương Nguyên - A Lưới
Khe Tà Ve
Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


11
Ngày Địa điểm khảo sát Tuyến suối khảo sát
22/05/2005 Khe Tà Vương

23/05/2005 Khe Rau Lác (Ngược khe Trà Vệ)
24/05/2005 Khe Từ + Khe Tà Ve
25/05/2005
26/05/2005 Khe La Ma
27/05/2005 Xuôi khe La Ma (tính từ điểm cắm trại)
28/05/2005 Ngược khe La Ma (tính từ điểm cắm trại)
29/05/2005 Khe 36
30/05/2005
Hương Sơn - Nam Đông
Khe 38

02/06/2005
03/06/2005 Nhánh phải Thượng nguồn- Ngược
cầu Amoong
04/06/2005 Nhánh trái Thượng nguồn- Ngược cầu
Amoong và Khe A Moong (Dưới c
ầu
Amoong)
05/06/2005 Tiếp Khe Amoong (Dưới cầu Amoong)
06/06/2005
A Roàng - A Lưới
Khe Apát
07/06/2005
08/06/2005 Khe A Lin- Thôn A Hộ
09/06/2005 Khe A Lung- Thôn A Hộ
10/06/2005 Suối A Hu - Thôn A5
11/06/2005
Hồng Vân - A Lưới
Suối A Hu - Thôn A5
3.2 Mô Tả Khu Vực Nghiên Cứu

3.2.1 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Nhất - Khe Lạnh, Xã Dương Hoà, Huyện Hương
Thuỷ
Địa điểm khảo sát trong rừng nên ít bị tác động của con người. Mặc dù khu vực này đã được
khai thác gỗ bởi Lâm trường quốc doanh trong quá khứ, tuy nhiên, sông suối ở đây rất ít bị tác
động từ con người.
Điểm 1: Phía trên khe Lạnh, với độ cao trên 500 m. Nước suối ở đây mát trong, chảy mạnh,
hai bên là đá tảng lớn, có nhiều nơi đá cao tạo thành chàng thẳng đứng và dốc. Để vượt lên
phía cao hơn chúng tôi phải leo bìm với nhiều dây leo do các rễ hay gốc cây tạo thành.
Điểm 2: Khe Lạnh: Địa điểm cắm trại rất xa khe này chúng tôi mất hơn 2 tiếng đồng hồ đi bộ
và vượt qua nhiều “dông” mới đến được khe suối. Thành phần loài cá ở khe Lạnh này rất
phong phú. Sinh c
ảnh phức tạp rừng nguyên sinh dày đặc dây leo xen lẫn với mây tre, các cây
gỗ lớn. Nước ở đây sâu, lòng suối rộng, nền đá lớn.
Điểm 3: Khe Rộng: Thời gian nghiên cứu ở đây không lâu, do điểm này có vị trí gần đường
di chuyển, mực nước thấp, suối nhỏ hẹp, nền chủ yếu là đá nhỏ và sỏi, hai bên bờ suối là cây
bụi nhỏ.
Điểm 4: Khe Re: Sinh cả
nh đa dạng trong một phạm vi nhỏ hẹp, nền đá to, nước chảy mạnh
nhưng xen lẫn với các vũng nước lớn có nền bùn cát và thực vật thuỷ sinh phát triển .
3.2.2 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Hai - Chà Măng, Xã Thượng Lộ, Huyện Nam Đông
Điểm 1: Khe suối Chà Măng: Chiều rộng suối lớn khoảng hơn 10 m, mực nước chảy mạnh và
sâu, nền đá tảng lớn. Đáy sông còn có nhiều cát và sỏi nhỏ mịn nhưng giữa dòng lại có nhiều
Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


12
tảng đá lớn nhô ngay lên giữa sông. Dạng sinh cảnh ở đây là rừng thứ sinh xen kẽ với những
khoảnh rừng nguyên sinh còn sót lại.
Điểm 2: Suối nhỏ phía trên khe Chà Măng: Đây cũng là nhánh suối nhỏ đổ vào suối lớn Chà
Măng. Ở đây có lòng suối nhỏ hẹp, nền đá nhiều đoạn dốc và dòng chảy mạnh, bờ dốc đứng.

Ven bờ là những cây thân thảo và cây gỗ nhỏ. Có một vũng nước với nhiều mùn bã hữu cơ do
sự phân huỷ của xác lá khô dày chừng 20-30 cm.
3.2.3 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Ba - La Ma, Xã Hương Sơn, Huyện Nam Đông
Dòng suối bị chia làm hai bởi đường Hồ Chí Minh và con đường này đang nâng cấp và việc
làm đường đã ảnh hưởng rất lớn đến những giá trị đa dạng sinh học do tác động đến thủy học,
sự ngập bùn và sự xói mòn.
Điểm 1: Khe La Ma: Suối này ở phía bên kia đường Hồ Chí Minh so với khu vực cắm trại.
Chúng tôi đi sâu vào suối xa khu vực làm đường. Sinh cảnh ở đây là cây bụi nhỏ hoặc các cây
ưa sáng. Tốc độ dòng chảy chậm, mực nước thấp, nền nhiều cát, sỏi nhỏ và đá cuội.
Điểm 2: Ngược khe La Ma : Suối này ngược với khu vực cắm trại. Vượt lên ngọn đồi cao rồi
tụt dốc chúng tôi theo dòng suối đi sâu vào phía thượng nguồn. Mực nước thấp, nước trong,
mát, chảy trên đá tảng lớn mọc lên giữa suối nhiều rêu bám và trơn.
Điểm 3: Khe 36: Lòng suối rộng, mực nước thấp, nền đá cuội, hai bên bờ chỉ là cây bụi nhỏ.
Suối này cách địa điểm cắm trại khoảng 5 km.
Điểm 4: Khe 38: Suối phía bên ngoài khe 36, sinh cảnh tương tự khe 36 nhưng có nhiều cây
gỗ nhỏ.
3.2.4 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Tư - Trà Vệ, Xã Hương Nguyên, Huyện A Lưới
Khu vực này nằm giữa huyện Hương Trà và huyện A Lưới thuộc địa bàn xã Hương Nguyên.
Trạm Trà Vệ nằm ở ngã ba sông Trà Vệ và một khe suối nhỏ. Rừng ở đây chủ yếu là rừng thứ
sinh và đang phục hồi rừng nguyên sinh.
Điểm 1: Xuôi khe chính Trà Vệ: Tốc độ dòng chảy chậm nhưng lòng suối rộng khoảng hơn
10 m nên lưu lượng nước rất lớn. Hai bên bờ có nhiều cây bụi và gỗ nhỏ che phủ. Nhưng
cũng có nhiều đoạn có một bên là bờ còn bờ bên kia là đá dốc và dạng rừng thứ sinh. Trên
đường đi chúng tôi bắt gặp rất nhiều cư dân đãi vàng. Ở vùng suối này tính đa dạng sinh học
về loài cá không cao.
Điểm 2: Khe Tà Ve: Lòng suối nhỏ 3-5 m, nuớc đục màu do nền đáy chủ yếu là bùn, cát và
xác lá phân huỷ. Hai bên bờ có nhiều khoai môn, chuối, dương xỉ.
Điểm 3: Khe Tà Vương: Đi ngược với khe Trà Vệ. Sinh cảnh suối này rất đa dạng. Lòng suối
đá có nhiều cát có nhiều khoảng thực vật dày và thưa, cây gỗ lớn, vừa và nhỏ. Có nhiều vũng
nước lớn tốc độ dòng chảy chậm xen kẽ với những thác nước lớn, nước chảy mạnh, chiều

rộng suối dao động mạnh từ 3-10 m.
Điểm 4: Khe Rau Lác (ngược khe Trà Vệ) sinh cảnh cùng giống như khe Trà Vệ nhưng nước
ở đây trong, mát. Hai bên bờ sinh cảnh đa dạng đất bằng phẳng nhiều cây gỗ đan xen với
những tảng đá mẹ, nhiều cây bụi nhỏ.
Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


13
Điểm 5: Khe Từ: Đây là khu vực dốc, nước chảy từ trên cao xuống các tảng đá lớn lâu năm
nên rất trơn và phủ đầy rêu. Ven hai bên là những cây gỗ lớn có nhiều dây leo và rễ cao hơn
mặt đất.
3.2.5 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Năm – Xã A Roàng, Huyện A Lưới
Địa điểm cắm trại ngay ở Trạm Kiểm lâm Trà Lệnh.
Điểm 1: Nhánh trái thượng nguồn: Đá cuội nhỏ, mực nước thấp, ven bờ là những cây bụi nhỏ
ưa sáng nhưng càng đi sâu vào thì lòng suối càng hẹp lại, nước cao và nhiều đá tảng lớn, tốc
độ dòng chảy mạnh. Sinh cảnh hai bên bờ là cây gỗ nhỏ và cây bụi.
Điểm 2: Nhánh phải thượng nguồn: Có sinh cảnh tương tự nhánh trái của thượng nguồn.
Điểm 3: Khe Bồi, dưới chân cầu A Moong: Qua một vịnh nước đứng lớn thì lòng suối hẹp
nước chảy mạnh nhưng không sâu. Ven bờ một bên là đá mẹ phong hoá còn một bên và dạng
sông, có nhiều đá cuội nhỏ. Có nơi thân cây gỗ đổ xuống tạo các hang, đây là nơi bắt gặp cá
Chình nhiều nhất với mực nước không sâu.
Điểm 4: Khe Apat: Cắt ngang đường Hồ Chí Minh, theo cầu thang dọc vạch đá đứng. Suối có
nhiều đá lớn nhưng bằng phẳng lẫn với nền cát đôi khi đan xen với nền bùn. Rừng thuộc dạng
nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ lớn nhỏ khác nhau và nhiều loài thân thảo, dương xỉ.
Bảng 2.0 Toạ độ các điểm nghiên cứu

TT Tuyến suối khảo sát Tọa độ Độ cao (m)
Khe Chà Măng - Thượng Lộ -
Nam Đông
107

0
609735’ E
16
0
155638’ N

1 Ngược khe Chà Măng 350-400
2 Khe suối nhỏ 250-300
Khe Lạnh - Dương Hoà -
Hương Thuỷ
107
0
2679676’ E
16
0
366884’ N

3 Ngược khe Lạnh Trên 500
4 Phần dưới khe Lạnh 300-400
5 Khe Rộng 250-300
6 Khe Re 200-250
Khe Trà Vệ - Hương Nguyên -
A Lưới
107
0
471275’ E
16
0
232037’ N


7 Xuôi khe Trà Vệ (khe chính) 100-200
8 Khe Tà Ve 250-300
9 Khe Tà Vương 300-350
10 Khe Rau Lác (Ngược khe Trà
Vệ)
150-200
11 Khe Từ + Khe Tà Ve 300-450
Khe La Ma - Hương Sơn -
Nam Đông
107
0
658451’ E
16
0
236217’ N

12 Khe La Ma 200-300
13 Ngược khe La Ma 350-500
14 Khe 36 200-350
15 Khe 38 200-350
Trà Lệnh - A Lưới 107
0
492496’ E
Đánh giá Khu hệ cá vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam


14
TT Tuyến suối khảo sát Tọa độ Độ cao (m)
16
0

75432’ N
16 Nhánh trái thượng nguồn 300-400
17 Nhánh phải thượng nguồn 300-400
18 Tiếp Khe A Moong (Dưới cầu
Amoong)
250-350
19 Khe Apát 500-600
Hồng Vân - A Lưới 107
0
153862’ E
16
0
351434’ N

20 Khe A Lin- Thôn A Hộ 400-600
21 Khe A Lung- Thôn A Hộ 400-600
22 Suối A Hu - Thôn A5 250-300

3.2.6 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Sáu - Hồng Vân, Huyện A Lưới
Điểm 1: Suối ALin: Nằm dọc theo thôn A Hộ, nền chủ yếu là đá cuội nhỏ và cát. Ven bờ là
các cây bụi nhỏ ưa sáng.

Điểm 2: Suối A Lung: Đây là đường dẫn nước của thôn, hai bên suối chủ yếu là đất do đá mẹ
phong hoá, nền đá tảng lớn và tốc độ dòng chảy mạnh. Cuối dòng suố
i là một vũng nước sâu
và thác nước lớn.
Điểm 3: Suối A Hu: Phía bên kia đường Hồ Chí Minh, ở thôn A Năm. Đây là khu vực mang
nhiều tính chất thuỷ vực đồng bằng, nền bùn và cây cỏ hai bên bờ phát triển.
3.3 Phương Pháp Chọn và Thu Mẫu
Để công việc nghiên cứu diễn ra theo đúng mục tiêu, với sự trợ giúp của lực lượng kiểm

lâm và nhân dân địa phương nơi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xem xét điều kiện tự
nhiên về thủy văn, khí hậu và từ đó, tiến hành chọn các tuyến có những điểm nghiên cứu đại
diện cho các loại hình thuỷ vực và khả năng thu được nhiều mẫu vật nhất. Các tuyến thu
mẫu, tọa độ, đặc điểm thủy vực được trình bày chi tiết ở phần 2 (Mô tả khu vực nghiên
cứu).
Dự án được sự cho phép của Sở
Thuỷ sản Thừa Thiên Huế nên chúng tôi được phép thuê
người để sử dụng máy chích điện trong đánh bắt. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng vợt bắt cá,
lưới bắt cá. Thời gian thu mẫu và số lượng mẫu vật thu được ở các địa điểm thu mẫu được
trình bày chi tiết ở bảng 3.0. Do vậy mẫu vật thu được tương đối đầy đủ ở các địa điểm đánh
bắt. Tại hiện trường chúng tôi sử dụng thiết bị định vị, ghi chép đặc điểm của thuỷ vực và tiến
hành chụp ảnh hiện trường tại các điểm thu mẫu. Mẫu vật được thu thập, chụp ảnh, phân loại,
xử lý sơ bộ và định hình bằng formol ngay tại chỗ. Các mẫu vật được chụp ảnh đầy đủ.
Sau thực địa, nhóm nghiên cứu đã đưa m
ẫu vật về Phòng Thí nghiệm Bộ môn Tài nguyên và
Môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế để tiến hành phân loại.
Sau khi phân loại tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Tài nguyên - Môi trường, Khoa Sinh học,
Trường đại học Khoa học Huế, chúng tôi còn so sánh mẫu vật với bộ mẫu vật chuẩn ở Bảo
tàng Động vật ở Đại học Quốc gia Hà Nội với sự giúp đỡ của Giáo sư Mai Đình Yên, chuyên
gia đầu ngành về phân loại học các loài cá nước ngọt trong công việc giám định mẫu.

×