Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.32 KB, 8 trang )



247

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN SỬ DỤNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
Hồ Trọng Phúc, Trần Minh Trí, Nguyễn Ngọc Châu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.


Tóm tắt. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học được xem là giải pháp khả thi để nâng
cao hiệu quả kinh tế cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện Quảng Điền.
Bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu – DEA (Data Envelopment
Analysis) và phương pháp hoạch toán sản xuất (sử dụng các chỉ tiêu của hệ thống
tài khoản Quốc gia - SNA), nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình nuôi trồng thủy sản
sử dụng chế phẩm sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Với kết quả có
mức ý nghĩa thống kê, nghiên cứu là cơ sở khoa học để mở rộng ứng dụng chế
phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn huyện và trên toàn tỉnh,
góp phần thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh phát triển theo hướng
hiệu quả và bền vững.

1. Đặt vấn đề
Việc mở rộng diện tích cùng với lạm dụng thức ăn và nuôi trồng thiếu quy hoạch
đã làm cho môi trường đầm phá bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Thực trạng đó
cũng làm cho tình hình dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp, dẫn đến hiệu quả hoạt
động nuôi trồng thủy sản của huyện giảm sút. Trước tình hình đó mô hình ứng dụng chế
phẩm sinh học (Effective Microorganism - EM) vào nuôi trồng thủy sản được xem là
giải pháp khả thi để phát triển hoạt động thủy sản của huyện theo hướng hiệu quả và


bền vững. Kết quả ban đầu cho thấy, mô hình đã đem lại những chuyển biến tích cực.
Để đi sâu phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình, kết quả và hiệu quả kinh tế đã đạt
được, nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm
sinh học ở huyện Quảng Điền” được thực hiện không ngoài mục đích đó và làm cơ sở
khoa học để nhân rộng mô hình này trên địa bàn.
2. Dữ liệu phân tích và phương pháp nghiên cứu
- Dữ liệu phân tích: để thực hiện đề tài, bộ số liệu được tổng hợp từ 2 nguồn:
+ Số liệu thứ cấp: được tổng hợp từ các Phòng ban của huyện và của hai xã để
tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng nuôi trồng thủy sản cũng như công tác quy
hoạch ngành thủy sản của huyện trong những năm qua.


248

+ Số liệu sơ cấp: để có cơ sở phân tích hiệu quả kỹ thuật, đánh giá kết quả và
hiệu quả kinh tế đạt được từ mô hình sử dụng chế phẩm sinh học. Nhóm nghiên cứu tiến
hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 78 hộ trên 2 xã (Quảng An và Quảng Phước của
huyện Quảng Điền) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong đó, số hộ NTTS có
sử dụng chế phẩm sinh học là 46 hộ và số hộ không sử dụng là 32 hộ.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu – DEA để
phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của chế phẩm
sinh học mang lại. Bên cạnh đó, các phương pháp như: Phương pháp hoạch toán kinh tế,
Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích so sánh, Phương pháp chuyên gia,
chuyên khảo cũng được thực hiện để bổ sung cho kết quả nghiên cứu.
Phương pháp DEA:
Để đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí và kết quả tăng thêm có được nhờ sử dụng
chế phẩm sinh học, nghiên cứu này sử dụng mô hình định hướng đầu vào biến đổi theo
quy mô với các DMU (Decision Making Unit) là các hộ nuôi trồng thủy sản. Để có cơ
sở kiểm chứng điều này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích, so sánh kết quả giữa

nhóm hộ nuôi trồng thủy sản có sử dụng chế phẩm sinh học và nhóm hộ không sử dụng.
Từ đó, có thể kết luận nhóm hộ nào sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn.
Xem xét N hộ nuôi xen Tôm sú – Cá Kình – Cua, mỗi hộ sử dụng K đầu vào để
sản xuất ra M đầu ra. K yếu tố đầu vào trong nghiên cứu này là tổng chi phí Giống,
Thức ăn và Lao động cho vụ nuôi xen Tôm sú – Cá Kình – Cua năm 2011. M đầu ra là
Tôm Sú, Cá Kình và Cua thu hoạch trong năm. Gọi các véc-tơ x
i
và y
i
lần lượt là tập
hợp đầu vào và đầu ra tương ứng. Tập hợp các véc-tơ đối với các hộ nuôi trong nghiên
cứu được ký hiệu bởi KxN - ma trận đầu vào (X) và MxN - ma trận đầu ra (Y). Mô hình
màng bao dữ liệu theo định hướng đầu vào, biến đổi theo quy mô đầu tư (input –
oriented VRS DEA) có dạng:
Min
θ,λ
(θ),

- y
i
+ Y λ ≥ 0,

θ x
i
- X λ ≥ 0,
N
∑ λ
i
= 1
i=1

λ
i
≥ 0
Trong đó, θ – là chỉ số hiệu quả kỹ thuật (TE); TE có giá trị từ 0 đến 1, λ –Véc
tơ được xác định bởi mối quan hệ tuyến tính giữa các hộ nuôi cùng nhóm với hộ nuôi
thứ i. Nếu θ = 1 nghĩa là hộ đạt hiệu quả, θ < 1 nghĩa là hộ không đạt hiệu quả. Các hộ
không đạt hiệu quả có thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận được tổ


249

hợp tuyến tính (Xλ, Yλ) – là vị trí của hộ tham chiếu giả định. Đối với các hộ không đạt
hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố đầu vào một đại lượng là
θ trong khi vẫn giữ các giá trị xuất lượng như trước.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật
- Về yếu tố đầu vào và đầu ra:
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhờ có sử dụng chế phẩm sinh học vào quá
trình nuôi nên mức chi phí các biến đầu vào của những hộ này thấp hơn so với mô hình
không sử dụng. Cụ thể: chi phí thức ăn và chi phí lao động lần lượt của những hộ sử
dụng EM chỉ 1.501,67 kg/ha và 1.016,16 giờ/ha trong khi đó đối với những hộ không sử
dụng EM là 1.944,07 kg/ha và 1.303,35 giờ/ha. Về đầu ra: năng suất Tôm, Cá Kình và
Cua của mô hình có sử dụng EM cao hơn so với mô hình không sử dụng. Cụ thể được
thể hiện qua Bảng 1:
Bảng 1. Đầu vào và đầu ra tính bình quân trên một hecta ao nuôi
Sử dụng EM Không sử dụng EM BQC Mô hình

Yếu tố
Mean Std.Dev


Mean Std.Dev Mean Std.Dev
I. Đầu vào
Giống (1000đ/ha) 7.365,08

2.951,61

8.001,9 3.047,81 7.625,08 2.981,41
Thức ăn (kg/ha) 1.501,67

911,13 1.944,07 721,38 1.639,49 834,24
Lao động (giờ/ha) 1.016,16

454,11 1.303,35 612,88 1.134,09 521,62
II. Đầu ra
Tôm (kg/ha) 376,41 151,43 359,78 109,99 368,87 136,13
Cá Kình (kg/ha) 202,82 52,67 182,05 58,23 193,4 54,82
Cua (kg/ha) 130,32 52,64 113,53 86,46 122,71 68,05
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
- Về hiệu quả kỹ thuật:
So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa 2 mô hình cho thấy, những hộ có sử dụng EM đạt
hiệu quả kỹ thuật cao hơn hẳn những hộ không sử dụng EM. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật
VRSTE của hộ có sử dụng EM bình quân là 0,9 trong khi đó các hộ không sử dụng EM chỉ
0,87 và tỷ lệ số hộ đạt TE = 1 của nhóm hộ có sử dụng EM cao hơn nhóm hộ không sử dụng.
Điều này cho thấy những hộ có sử dụng EM sử dụng các nguồn lực tối ưu hơn so với những
hộ không sử dụng. Số liệu được minh họa cụ thể qua Bảng 2.


250

Bảng 2. So sánh chỉ số hiệu quả kỹ thuật giữa 2 mô hình của hộ

Hộ nuôi đạt TE=1
Mô hình nuôi Chỉ số TE Mean Min Std. Dev

Số hộ Tỷ lệ %
VRSTE 0,90 0,53 0,12 17 36,96
CRSTE 0,77 0,14 0,22 10 21,74
Sử dụng EM
SCALE 0,85 0,14 0,21 10 21,74
VRSTE 0,87 0,64 0,13 11 34,38
CRSTE 0,71 0,32 0,21 6 18,75
Không sử dụ
ng
EM
SCALE 0,81 0,40 0,18 6 18,75
VRSTE 0,89 0,53 0,13 28 35,90
CRSTE 0,74 0,14 0,21 16 20,51 BQC
SCALE 0,83 0,14 0,20 16 20,51
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
Trong đó:
Mean: là giá trị trung bình Min: là giá trị nhỏ nhất
Std.Dev: là độ lệch chuẩn TE: là hiệu quả kỹ thuật
VRSTE: Chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giãn của sản lượng thay đổi theo quy mô đầu tư.
CRSTE: Chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giãn của sản lượng theo quy mô đầu tư bằng 1.
SCALE: Hiệu quả quy mô đầu tư.
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0

30,0
35,0
40,0
Hiệu quả kỹ thuật
Tỷ lệ % số hộ
crste vrste scale
crste
0,0 1,3 1,3 6,4 5,1 9,0 16,7 14,1 17,9 7,7 20,5
vrste
0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,3 14,1 9,0 21,8 17,9 35,9
scale
0,0 1,3 0,0 2,6 3,8 7,7 6,4 11,5 12,8 33,3 20,5
0-0,1 0,1-0,2 0,2-0,3 0,3-0,4 0,4-0,5 0,5-0,6 0,6-0,7 0,7-0,8 0,8-0,9 0,9-1 1

Biểu đồ 1. Tần suất phân phối của các hộ đạt hiệu quả kỹ thuật


251

Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy, phần lớn số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật trong khoảng từ
0,8 – 1, tỷ lệ số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật dưới 0,5 rất thấp. Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ số
hộ đạt hiệu quả từ 0,6 – 0,8 còn tương đối cao. Điều này chứng tỏ các hộ sử dụng chưa
hiệu quả các nguồn lực đầu vào, gây lãng phí.
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Về chi phí đầu tư: tổng chi phí bình quân mỗi hecta mà hộ đã đầu tư là 56 triệu
đồng, trong đó chi phí trung gian là 40 triệu đồng và chiếm tới 72% tổng chi phí. Nếu so
sánh giữa hai mô hình ta thấy tổng chi phí của các hộ có sử dụng chế phẩm EM và hộ
không sử dụng gần như có cùng mức chi phí, cụ thể: đối với các hộ có sử dụng chế
phẩm EM tổng chi phí hết 56,2 triệu đồng/ha và các hộ không sử dụng EM là 56,8 triệu
đồng/ha.

Bảng 3. Tình hình đầu tư chi phí NTTS của các hộ (Tính BQ/Ha)
ĐVT: 1.000 đồng
Sử dụng EM Không sử dụng EM

BQC
Chỉ tiêu
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
Tổng chi phí sản xuất 56.206,72

100,00 56.791,78

100,00 56.443,46

100,00
Chi phí trung gian (IC) 40.856,70

72,69 40.565,19

71,43 40.735,01

72,17
1. Xử lý và tu sửa ao hồ
trước khi nuôi
12.216,35

21,73 11.039,81

19,44 11.733,41

20,79

a. Chi phí nạo vét, tu bổ ao
nuôi
10.692,62

19,02 10.110,21

17,80 10.454,35

18,52
b. Chi phí xử lý 1.523,73 2,71 929,60 1,64 1.279,06

2,27
2. Chi phí Giống 7.365,08 13,10 8.001,90

14,09 7.625,08

13,51
3. Chi phí thức ăn 15.550,91

27,67 19.020,85

33,49 16.973,59

30,07
4. Chi phí EM 4.579,13 8,15 0,00 0,00 2.700,51

4,78
5. Tổng Chi phí LĐ 8.689,01 15,46 9.314,87

16,40 8.945,43


15,85
a. Chi phí chăm sóc 8.016,55 14,26 7.869,89

13,86 7.957,34

14,10
b. Chi phí thu hoạch 672,46 1,20 1.444,98

2,54 989,09 1,75
6. Chi phí phòng và xử lý
dịch bệnh
98,70 0,18 1.312,32

2,31 596,52 1,06
7. Chi phí nhiên liệu 653,97 1,16 787,92 1,39 708,93 1,26
8. Chi phí tài chính 392,56 0,70 402,39 0,71 396,97 0,70
9. Khấu hao TSCĐ 6.661,01 11,85 6.911,72

12,17 6.763,02

11,98
Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011


252

Về kết quả: do năng suất đạt được cao hơn nên giá trị sản xuất của những hộ có
sử dụng EM cao hơn so với các hộ không sử dụng, bình quân mỗi hecta các hộ sử dụng
EM thu được khoảng 74 triệu đồng/ha, còn những hộ không sử dụng EM chỉ thu được

khoảng 61 triệu đồng/ha. Với chi phí trung gian (IC) hầu như không có sự khác biệt
nhiều nên giá trị gia tăng (VA) của các hộ sử dụng EM cao hơn những hộ không sử
dụng. Cụ thể VA của những hộ sử dụng EM thu được là trên 33 triệu đồng/ha, còn các
hộ không sử dụng chỉ gần 21 triệu đồng/ha.
Bảng 4. Phân tích kết quả và hiệu quả NTTS của hộ theo mô hình
Chỉ tiêu ĐVT
Sử dụng
EM
Không SD
EM
BQC
1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ/ha 74.039,88 61.438,91 67.153,84
2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ/ha 40.856,70 40.565,19 40.735,01
3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ/ha 33.183,18 20.873,72 26.418,83
4. Khấu hao tài sản cố định 1000đ/ha 6.661,01 6.911,72 6.798,02
5. Tổng chi phí (TC) 1000đ/ha 56.206,72 56.791,78 56.443,46
6. Lợi nhuận (LN) 1000đ/ha 17.833,16 4.647,13 10.710,38
7. GO/IC lần 1,81 1,51 1,65
8. VA/IC lần 0,81 0,51 0,65
9. VA/GO lần 0,45 0,34 0,39
10. LN/IC lần 0,44 0,11 0,26
11. LN/TC lần 0,32 0,08 0,19
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
So sánh lợi nhuận, những hộ sử dụng EM có lợi nhuận là trên 17,8 triệu đồng/ha,
trong khi đó những hộ không sử dụng thì lợi nhuận tương đối thấp chỉ khoảng 4,6 triệu
đồng/ha. Lý giải điều này là do những hộ không sử dụng EM nên tỷ lệ mắc bệnh của đối
tượng nuôi cao hơn, gây sụt giảm về năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sản
phẩm, thậm chí có hộ mất trắng nên không có thu hoạch. Còn những hộ có sử dụng EM
thì đối tượng nuôi sinh trưởng tốt hơn, khả năng bị dịch bệnh được khống chế, nhờ đó
sản lượng và chất lượng sản phẩm tăng lên.

Về hiệu quả: các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, VA/GO của các hộ sử dụng EM lần
lượt là 1,81 lần, 0,81 lần và 0,45 lần còn các hộ không sử dụng EM lần lượt là 1,51 lần,
0,51 lần và 0,34 lần. Như vậy, đã có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả giữa 2 mô hình. Cụ
thể là những hộ có sử dụng EM có hiệu quả hơn những hộ không sử dụng.


253

Chỉ tiêu LN/IC và LN/TC của những hộ sử dụng EM cao hơn so với những hộ
không sử dụng: cụ thể là 0,44 lần và 0,32 lần những hộ có sử dụng còn những hộ không sử
dụng EM chỉ đạt 0,11 lần và 0,08 lần.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu thực địa cùng với số liệu thống kê cũng như kết quả
tính toán trong nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:
- Những hộ nuôi trồng thủy sản có sử dụng chế phẩm sinh học sử dụng nguồn
lực đầu vào tối ưu hơn so với những hộ không sử dụng thông qua phân tích các chỉ số
về hiệu quả kỹ thuật.
- Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những hộ có sử dụng chế phẩm sinh học trong
quá trình nuôi đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn so với những hộ không sử
dụng. Kết quả này được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Năng suất, GO, VA, LN, IC/VA,
LN/TC.
Tóm lại, nghiên cứu chứng tỏ rằng những kết quả và hiệu quả đạt được nhờ ứng
dụng chế phẩm sinh học vào nuôi trồng thủy sản là hoàn toàn có cơ sở khoa học, cần
nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn huyện cũng như toàn tỉnh nhằm thúc đẩy hoạt
động nuôi trồng thủy sản của huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung ngày càng phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Charnes A., Cooper W. W., and Rhodes E., Measuring the Efficiency of Decision
Making Units, European Journal of Operation Research, 1978.

2. Coelli, T., Rao, P., Battese, G., An introduction to Efficiency and Productivity Analysis,
Kluwer Academic Publishers, Boston/Dordrecht/London, 1998.
3. Cooper, W. W., Seiford, L., Tone, K., Data Envelopment Analysis: A comprehensive
text with models, applications, references and DEA-solver software, Kluwer Academic
Publishers, Boston/Dordrecht/London, 1999.
4. Zhu, J., Theory and methodology. Super-efficiency and DEA sensitivity analysis,
European Journal of Operational Research, 2001.
5. Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể, Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi xen Tôm Sú – Cá
Kình ở Phá Tam Giang, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 62, (2010), 15-21.
6. Đặng Hoàng Xuân Huy, Phạm Xuân Thuỷ, Terje Vassdal, Phân tích hiệu quả kỹ thuật
cho các trại nuôi Tôm sú thương phẩm tại Thành phố Nha Trang, Việt Nam, Tạp chí
Khoa học – Công nghệ Thuỷ sản, số 4, (2009), 70-75.


254

7. Nguyễn Tài Phúc, Phạm Xuân Hùng, Khảo sát, so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình
nuôi trồng thuỷ sản vùng Đầm Phá huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí
Khoa học, Đại học Huế, số 54, (2009), 113-119.
8. Phòng Thống kê huyện Quảng Điền, Niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2011.
9. UBND huyện Quảng Điền, Báo cáo kinh tế - xã hội huyện năm 2010, 2011.

ASSESSMENT OF THE EFFECTIVENESS OF AQUACULTURE MODEL
USING BIO-PRODUCTS IN QUANG DIEN DISTRICT
Ho Trong Phuc, Tran Minh Tri, Nguyen Ngoc Chau
College of Economics, Hue University

Abstract. The application of bio-products (Effective Microorganism) is considered
as a feasible solution to increase the economic efficiency of aquaculture in Quang
Dien district. By using Data Envelopment Analysis and Production Planning

Method (System Nation Accounts - SNA), the research indicated that the
application of bio-products to aquaculture has brought many benefits. With the
statistical significance, the results of the research may serve as a scientific basic to
expand the use of bio-products over the district and province. This makes
contributions to develop aquaculture of the province towards effectiveness and
sustainability.

×