Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.42 KB, 23 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC
TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH QUẬN HOÀN KIẾM HÀ
NỘI
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ DỰ ÁN
1. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình thí điểm phân loại rác tại
nguồn ở phường Phan Chu Trinh
Để đánh giá kết quả một dự án thí điểm về 3R-HN các phần cơ bản được
đánh giá như sau:
Lượng chất thải thu gom và tỷ lệ tham gia phân loại tại nguồn
Mức độ chính xác của sự tách biệt chất thải
Nguyên nhân có thể của tỷ lệ tham gia phân loại tại nguồn
Mức độ chính xác của sự tách biệt chất thải
Nguyên nhân có thể của tỷ lệ tham gia thấp (nếu tỷ lệ tham gia là không cao)
Sự hợp lý của hệ thống thu gom (phương pháp và phương pháp tiêu huỷ)
Mức độ nhận thức của người dân cho bảo vệ môi trường trong việc giữ
các quy tắc của phân loại tại nguồn
Mức độ nhận thức và hiểu biết mục đích, mục tiêu của dự án trong dân chúng
Sự đầy đủ của việc cung cấp thông tin và cuộc vận động được URENCO
Hà Nội tiến hành để tăng cường sự tham gia của người dân (số lần, nội dung,
mục đích…)
Việc đánh giá kết quả dự án sẽ hỗ trợ phát triển các chiến lược và ý tưởng
cho việc hình thành hệ thống thu gom và phân loại tại nguồn trên các địa bàn
khác và tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân.
Việc phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh đã được tiến hành
từ tháng 11/2003 đến nay. Sau hơn bốn năm thực hiện đã đạt được những kết
quả nhất định:
Theo chân ban quản lý dự án 3R-HN đến từng hộ gia đình phường Phan
Chu Trinh và gặp các công nhân thu gom và phân loại rác, tôi đã lập bảng hỏi
để phỏng vấn người dân và công nhân thu gom từ đó đưa ra sự đánh giá khách
quan nhất về kết quả thử nghiệm mô hình phân loại rác tại nguồn ở phường
Phan Chu Trinh


1.1. Điều tra thực tế từ người dân
Phương pháp điều tra, các câu hỏi được lập trong bảng hỏi dựa vào các tiêu
chí đánh giá chung về dự án 3R như đã nêu trên:
Điều tra người dân ở phường Phan Chu Trinh ta có kết quả như sau:
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Theo ông/bà hiểu "Phân loại rác
tại nguồn" là gì?
Các gia đình tự phân loại rác
thành các loại khi thải bỏ theo sự
hướng dẫn
100%
Công nhân thu gom là người
phân loại rác sau khi người dân
đổ rác
0%
Phân loại rác thành các loại ở bãi
rác Nam Sơn
0%
Khác 0%
Gia đình ông/bà có tham gia phân
loại rác tại nguồn không?
Có 95%
Không 5%
Như vậy, 100% người dân hiểu đúng phân loại rác tại nguồn là gì, điều đó
chứng tỏ sự tuyên truyền tới người dân trước khi thực hiện là rất hiệu quả, tuy
nhiên có một bộ phận nhỏ người dân đã hiểu phân loại rác tại nguồn là gì nhưng
vẫn không tham gia phân loại rác tại nguồn chúng ta cùng tìm hiểu lý do trong
kết quả điều tra được trình bày tiếp theo.
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Theo ông/bà mục đích của việc

phân loại rác tại nguồn là gì?
Làm cho xã hội tuần hoàn vật
chất
100%`
Không vì mục đích gì 0%
Vậy 100% người dân hiểu được mục đích của việc phân loại rác tại nguồn
từ đó sẽ ý thức được trách nhiệm và lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Các thông tin về "Phân loại rác Ti vi 70%
tại nguồn" mà ông/bà nhận được
là qua nguồn nào
Sách báo, tạp chí, tờ rơi, internet 40%
Đài phát thanh phường 90%
Tổ dân phố 100%
Bảng tin 60%
Khác 0%
Không được phổ biến 0%
Ông/bà có được hướng dẫn cách
phân loại rác tại nguồn không?
Có 100%
Không 0%
Đối tượng nào hướng dẫn ông/bà
cách phân loại rác thải?
Tổ dân phố 100%
Đài phát thanh 90%
Tivi, sách báo,.. 80%
Người dân tự bảo nhau 50%
Khác 0%
Không ai hướng dẫn 0%
Như vậy 100% người dân được hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn.

Hình 3.1 : biểu đồ thể hiện nguồn thông tin về phân loại rác tại nguồn mà các
hộ dân cư nhận được
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn thông tin về phân loại rác tại nguồn các hộ
dân cư nhận được nhiều nhất là từ tổ dân phố, tiếp đến là đài phát thanh phường
rồi đến tivi, bảng tin, sách báo, tạp chí, tờ rơi, internet. Điều này cho thấy sự
tuyên truyền ở cấp độ phường và tổ dân phố rất có hiệu quả, nó càng được
khẳng định rõ ràng hơn ở biểu đồ dưới đây .
Hình 3.2: biểu đồ thể hiện đối tượng hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn
tới các hộ dân cư
Từ biểu đồ trên ta càng khẳng định rằng tổ dân phố và hệ thống phát thanh
của phường đóng vai trò hữu hiệu và tích cực nhất so với các kênh thông tin
khác. Điều đó chứng tỏ, sự làm việc hết mình của cán bộ quản lý dự án thí điểm
trên địa bàn phường Phan Chu Trinh. Như vậy cuộc vận động thực hiện mô hình
phân loại rác tại nguồn được các cấp ban ngành triển khai rất tích cực và xát xao
tới từng hộ gia đình, từng người dân.
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Trước khi thực hiện phân loại rác
tại nguồn ông/bà dùng dụng cụ là
gì để chứa rác?
Xô/thùng 20%
Túi nilon 41%
Cả 2 39%
Khi thực hiện phân loại rác tại
nguồn ông/bà dùng dụng cụ gì để
chứa rác
Xô/thùng 11%
Túi nilon 87%
Cả 2 2%
Như vậy, trước khi và sau khi thực hiện mô hình, người dân đã có thói
quen sử dụng túi nilon và thùng đựng rác nên vấn đề sử dụng dụng cụ là túi

nilon, và thùng đối với người dân không gây khó khăn, trở ngại gì nhiều. Lí do
trong quá trình thực hiện phân loại rác tại nguồn người dân sử dụng túi nilon
nhiều hơn xô/thùng là vì sử dụng túi nilon họ sẽ chủ động được vị trí đặt không
gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ, tiện cho việc đổ rác…
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Thái độ của ông/bà đối với việc
tham gia phân loại rác tại nguồn
Tích cực phân loại 70%
Bình thường 25%
Không tham gia phân loại 5%
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân trong việc tham gia phân loại rác
Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần lớn người dân tích cực tham gia phân loại
rác tại nguồn (chiếm 70% trong tổng số dân) và 25% thì bình thường với công
việc đó và 5% nhất quyết không tham gia phân loại. Tỷ lệ phân loại và thái độ
đối với việc phân loại rác của người dân như thế nào là do nhận thức của họ, để
tỷ lệ phân loại cao thì cần tuyên truyền giáo dục để thay đổi nhận thức của họ.
Phường Phan Chu Trinh có đặc điểm là dân cư có trình độ dân trí cao nên sự
giáo dục là tương đối dễ dàng. Điều này thể hiện ở kết quả điều tra dưới đây.
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Ông/bà đánh giá như
thế nào về hoạt động
phân loại rác tại nguồn
Phân loại rác tiết kiệm được nguồn tài nguyên
lớn cho xã hội
Có 73%
Không
17%
Ngưòi dân đóng vai trò quan trọng trong việc
phân loại rác tại nguồn?


84%
Không
16%
Phân loại rác làm mất thời gian của ông/bà

47%
Không
53%
Như vậy, phần lớn người dân đã hiểu được vai trò của mình và tác dụng
của mô hình phân loại rác thải tại nguồn, tuy nhiên 47% số dân nói "phân loại
rác tại nguồn làm mất thời gian của họ", như vậy để tỷ lệ tham gia phân loại và
chất lượng phân loại được cao hơn thì cần hướng dẫn cho ngưòi dân cách phân
loại thuận tiện, dễ dàng và khoa học hơn.
Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh vấn đề nhận thức và thái độ
tham gia của người dân đối với việc phân loại rác tại nguồn. Vậy sau khi phân
loại rác tại nguồn người dân cảm thấy chất lượng môi trường khu vực sống của
họ được thay đổi như thế nào, chúng ta cùng xem kết quả điều tra
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Theo ông/bà, tình trạng môi
trường của khu vực ông/bà sinh
sống sau khi phân loại?
Tốt hơn nhiều 16%
tốt hơn một chút 51%
Vẫn như trước đây 32%
Xấu hơn 0%
Xấu hơn một chút 0%
Xấu hơn nhiều 0%
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về tình trạng môi trường
sau khi phân loại
Như vậy, đa số người dân đánh giá tình trạng môi trường được cải thiện

một chút sau khi phân loại, không có ai nói nó xấu đi, điều đó chứng tỏ người
dân đã nhìn thấy tác dụng của việc phân loại rác tại nguồn.
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Hiện tại, khu vực ông/bà đang
sinh sống có bị ô nhiễm?
Có 57%
Không 43%
Theo ông/bà nguyên nhân gây ô
nhiễm ở khu vực sống của ông bà
là gì?
Do bới rác bữa bãi 59%
Người dân đổ rác không đúng nơi
quy định
32%
Do các tác nhân khác 9%
Nhiều người cho rằng khu vực họ sinh sống vẫn bị ô nhiễm trong đó sự ô
nhiễm phần lớn là do người bới rác bừa bãi, tiếp đó là người dân đổ rác không
đúng nơi quy định. Bởi vậy cần phải chấm dứt tình trạng này thì mô hình sẽ đạt
hiệu quả cao hơn. Đây chính là điều còn tồn tại của mô hình.
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân đối với việc tiếp tục phân
loại rác tại nguồn.
Kết quả trên chứng tỏ dự án đã thành công 84% người dân cho rằng nên
tiếp tục phân loại rác tại nguồn này. So với điều tra trước khi thực hiện mô hình
79% người dân cho rằng không nên phân loại rác tại nguồn. Như vậy số người
ủng hộ phân loại rác đã tăng lên (từ 21% lên 84%). Đây thực sự là một dấu hiệu
tốt để có thể nhân rộng mô hình này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2. Điều tra thực tế từ những công nhân thu gom rác
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Theo anh/chị phân loại rác tại
nguồn có tác dụng gì?

Làm giảm ô nhiễm môi trường 0%
Tiết kiệm tài nguyên rác hữu cơ 0%
Cả 2 phương án trên 100%
Không có tác dụng gì 0%
Như vậy, tất cả cac công nhân thu gom đều được tuyên truyền giáo dục để
có những hiểu biết về phân loại rác tại nguồn
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Anh/chị đánh giá như thế nào về
việc phân loại rác tại nguồn
Làm mất thời gian của anh/chị 8%
Làm cho công việc của anh/chị
nhanh gọn hơn
63%
Vẫn như trước đây 29%
Phân loại rác tại nguồn sẽ làm gảim bớt nặng nhọc cho người lao động
hơn, làm giảm các chi phí cho việc giữ gìn sức khoẻ và chữa bệnh nên 63%
công nhân cho rằng phân loại rác tại nguồn làm cho công việc của họ nhanh
gọn hơn
Câu hỏi Câu trả lời Tỷ lệ trả lời (%)
Nhân dân và cán bộ quản lý có
tạo điều kiện cho anh/chị hoàn
thành nhiệm vụ thu gom rác
không?
Tạo nhiều điều kiện 100%
Có tạo điều kiện chút ít 0%
Không tạo điều kiện 0%
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện thái độ của công nhân thu gom đối với việc tiếp tục
phân loại rác tại nguồn
Như vậy nhân dân thì đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện cho công nhân thu
gom rác hoàn thành nhiệm vụ, công nhân thì nhận thức rõ được vai trò và trách

nhiệm của mình, cả người dân và công nhân thu gom đều cho rằng nên tiếp tục
thực hiện phân loại rác tại nguồn, đó là một thuận lợi và thành công vô cùng lớn
của dự án 3R-HN
Trên đây là kết quả điều tra thực tế người dân phường Phan Chu Trinh và
công nhân thu gom rác của xí nghiệp MTĐT số 2 làm việc trên địa bàn phường
Phan Chu Trinh
Sau 4 năm thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu
Trinh đã đạt được những kết quả:
Bảng 3.7: Lượng rác thu gom, phân loại tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh
(tổng kết 7/2006)
Phân loại tại nguồn
Khối lượng trung bình
(tấn/ngày)
Tỷ lệ phân loại (%)
Rác hữu cơ 1,5 80%
Rác vô cơ 10,5 91%
(Nguồn: Báo cáo thí điểm 3R-HN tại phường Phan Chu Trinh, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2007)
Bước đầu mô hình đã đạt được những hiệu quả về mặt môi trường và xã
hội như:
Cải thiện được thói quen vứt rác bừa bãi của người dân, tạo được nếp sống
đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, phân loại đúng cách:
Chất lượng môi trường sống khu vực phường được cải thiện, chất lượng vệ
sinh đường phố sạch, đẹp.
Giảm lượng xe gom rác trên đường phố, giảm ùn tắc giao thông.
2. Ưu điểm của mô hình
Mô hình phân loại rác tại nguồn đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, nó phù
hợp với văn hóa, lối sống của người Việt Nam vì từ xưa đến nay, chúng ta
thường có thói quen bỏ riêng rác hữu cơ (là thực phẩm thừa…) để cho gia súc
của nhà nuôi hoặc cho gia súc của gia đình khác nuôi.
Mô hình phù hợp với điều kiện dân trí, hạ tầng, năng lực quản lý của thành

phố Hà Nội.
Phương thức và hình thức phân loại dễ dàng, sử dụng 2 túi nilon khác màu
hoặc 2 thùng rác khác màu nên dễ nhận biết và tiết kiệm chi phí.
Sự cải thiện môi trường sống rõ rệt nên người dân có thể nhận thấy, do đó
kích thích sự đồng tình hưởng ứng của người dân.
Việc tuyên truyền giáo dục cụ thể và rộng khắp, dễ hiểu giúp người dân dễ
tiếp thu và làm theo
3. Nhược điểm của mô hình:
Bên cạnh những thành công và ưu điểm của mô hình thì mô hình cũng có
những nhược điểm cần phải khắc phục
Nhận thức của người dân chưa thực sự cao, ý thức tự giác thấp còn tồn tại
một số hộ gia đình ý thức kém, không thực hiện đúng quy định phân loại, chất
lượng phân loại còn kém nên gây trở ngại cho công tác phân loại rác tại nguồn
trên địa bàn phường.
Cán bộ hướng dẫn đặt vật chứa rác (2 thùng khác màu) ngay trước cửa
nhà dân (cách cửa ra vào < 1m) gây khó chịu cho việc sinh hoạt của các hộ, gây
ra tình trạng chống đối thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Thói quen vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã ăn sâu vào người
dân Việt Nam nên công tác giáo dục điều chỉnh thói quen này phải mất nhiều
thời gian
Số lần thu gom rác tại các điểm thu gom còn ít so với lượng rác thải ra
hàng ngày nên gây tình trạng vứt rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường và mất
cảnh quan đô thị
Những người thu gom đồng nát thường bới rác để lấy các rác tái chế làm
bừa bãi rác thải ra, gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan
Phường Phan Chu Trinh là địa bàn phường thí điểm đầu tiên nên còn tồn
tại nhiều vấn đề trong khâu tổ chức và quản lý.
II. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHÂN
LOẠI RÁC TẠI NGUỒN - PHƯỜNG PHAN CHU TRINH - QUẬN
HOÀN KIẾM - HÀ NỘI

1. Các chi phí - lợi ích
1.1. Các chi phí khi chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn.
1.1.1. Chi phí trong hoạt động thu gom (C
TG
)
Thu gom là hoạt động không thể thiểu trong việc giữ gìn vệ sinh môi
trường. Chi phí cho hoạt động thu gom bao gồm chi phí cho dụng cụ thu gom
(chổi, hót rác, xe đẩy,…), chi phí cho công nhân thu gom (lương, quần áo, khăn
bịt, mũ, giầy, găng tay, bảo hộ lao động,…), chi phí sửa chữa, khấu hao dụng cụ
lao động
C
TG
= B + D + NC + P
Trong đó:
C
TG
: Chi phí trong hoạt động thu gom

×