Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.42 KB, 9 trang )



259

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012


ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TỈNH QUẢNG TRỊ CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH
Bùi Thị Thu, Vũ Mạnh Cường
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Quảng Trị là Tỉnh có nhiều di tích lịch sử - văn hóa lại là nơi hội tụ của
các tuyến đường bộ (quốc lộ 1 A, đường 9 và đường Hồ Chí Minh) nên có điều
kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch hoài niệm, du lịch văn hóa, du lịch
tôn giáo… Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tiềm năng và kết quả đánh giá các di
tích lịch sử - văn hóa do Ủy ban nhân dân Tỉnh, Huyện quản lý, hiện trạng khai
thác và sử dụng các di tích, hiện trạng phát triển du lịch và dự báo lượng du khách
đến Quảng Trị, nhóm tác giả đã đề xuất một số định hướng khai thác các di tích
cho mục đích du lịch hướng vào việc nâng cao nhận thức cho du khách về những
giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, lịch sử và nhân văn của di tích gắn liền với việc giáo
dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, khai thác đi đôi với giữ gìn, trùng tu,
tôn tạo di tích. Để khai thác hệ thống di tích lịch sử - văn hóa một cách hiệu quả,
cần chú ý đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và định hướng tổ
chức lãnh thổ du lịch theo 3 cụm và 2 tuyến du lịch khác nhau.
Từ khóa: Di tích lịch sử - văn hóa, Quảng Trị, di tích, khai thác di tích.

1. Mở đầu
Quảng Trị là Tỉnh nằm trên “Con đường di sản Miền Trung” với hơn 505 di tích
lịch sử - văn hóa (DTLSVH) các loại. Đây là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa khác
nhau như văn hóa Sơn Vi ở Cùa, Cồn Cỏ; văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở Lao Bảo, Khe


Sanh; văn hóa Chămpa ở Cồn Giàng, Quảng Trị còn là mảnh đất chứng tích cho một
thời kỳ đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm thời hiện đại mà đỉnh cao là hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lại nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt
Nam trên tuyến hành lang Đông - Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Myanma
Chính các yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút du khách trong nước cũng
như quốc tế. Vì vậy, du lịch là ngành có tiềm năng và đang được ưu tiên đầu tư phát
triển ở Quảng Trị, song trong những năm qua, nhìn chung tốc độ phát triển du lịch của
Tỉnh còn ở mức độ thấp, việc khai thác các DTLSVH còn hạn chế. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu và đề xuất các định hướng khai thác các di tích cho mục đích du lịch là rất
cần thiết.


260

2. Nội dung
2.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Do số lượng các di tích của Tỉnh rất phong phú nên trong khuôn
khổ bài báo chỉ giới hạn nghiên cứu đối với 124 DTLSVH do UBND cấp Huyện và
Tỉnh quản lý. Việc đề xuất định hướng đưa vào khai thác các di tích trong các tuyến du
lịch chỉ thực hiện đối với di tích được xếp hạng là thuận lợi và khá thuận lợi cho thiết kế
tuyến du lịch.
- Về không gian: Chỉ nghiên cứu các di tích ở trong đất liền, không mở rộng
nghiên cứu ra huyện đảo Cồn Cỏ.

Hình 1. Sơ đồ phân bố DTLSVH tỉnh Quảng Trị [5]
2.2. Cơ sở để đề xuất định hướng khai thác di tích lịch sử - văn hóa tỉnh
Quảng Trị cho mục đích du lịch
2.2.1. Tiềm năng và kết quả đánh giá DTLSVH cho thiết kế tuyến du lịch
Theo thống kê đến năm 2010, Quảng Trị có 505 di tích các loại, trong đó 124 di



261

tích có những di tích do UBND Tỉnh và Huyện quản lý. Những di tích quan trọng được
xếp hạng cấp Quốc gia gồm thành cổ Quảng Trị, trường Bồ Đề, địa đạo Vĩnh Mốc, khu
vực đôi bờ cầu Hiền Lương, căn cứ Dốc Miếu, khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm
thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, các điểm vượt Đường 9 của đường dây 559, nhà tù
Lao Bảo, bến đò Tùng Luật, trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên trên miền
Bắc, đình làng Hà Thượng, sân bay Tà Cơn, nghĩa trang Trường Sơn,…
Để đánh giá DTLSVH, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá
DTLSVH theo thang điểm tổng hợp. Mục tiêu đánh giá là xác định mức độ thuận lợi
của DTLSVH để đưa vào thiết kế tuyến du lịch. Những chỉ tiêu được lựa chọn để đánh
giá bao gồm khả năng thu hút thị trường khách; khoảng cách từ di tích đến tỉnh lỵ; khả
năng tiếp cận tham quan du lịch; tính liên kết với các điểm du lịch khác; thời gian tham
quan tại di tích; giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mỹ của di tích; tính nguyên vẹn của di
tích so với lúc mới hình thành. Trên cơ sở phân cấp mỗi chỉ tiêu thành 4 bậc và lựa chọn
hệ số cho mỗi chỉ tiêu, nhóm tác giả đã lập thang đánh giá thành phần và thang đánh giá
tổng hợp. Kết quả đánh giá các di tích do UBND Tỉnh và Huyện quản lý cho thấy, có 28
điểm DTLSVH được xếp hạng ở mức độ thuận lợi và khá thuận lợi cho việc thiết kế
tuyến du lịch, 90 di tích được xếp hạng ở mức độ trung bình và 6 di tích được xếp hạng ít
thuận lợi cho việc thiết kế tuyến du lịch.
2.2.2. Hiện trạng phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
* Vị trí ngành du lịch trong cơ cấu GDP của Tỉnh: Nhìn chung, sự đóng góp
của ngành du lịch trong cơ cấu GDP của Tỉnh ngày càng tăng lên, từ 14,6% năm 2005
lên 22,9% năm 2009 nên đây là ngành đang được chú ý đầu tư.
* Số lượt khách du lịch: Khách du lịch đến Quảng Trị trong những năm gần đây
ngày một tăng. Trong giai đoạn 2005 - 2010, số lượt khách du lịch đến Quảng Trị tăng
2,7 lần, từ 338.742 lượt (2005) lên 915.000 lượt (2010) (bảng 1).
Bảng 1. Số lượt khách đến Quảng Trị theo năm
Năm Tổng số lượt khách Số lượt khách quốc tế Số lượt khách nội địa

2005 338.742 71.090 267.652
2009 745.650 124.150 621.500
2010 915.000 143.322 771.678
(Nguồn: [3]).
* Doanh thu du lịch
Tương ứng với sự gia tăng lượt khách thì doanh thu du lịch của Tỉnh cũng có xu
hướng ngày càng tăng lên (bảng 2).


262

Bảng 2. Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu 265,0 332,0 450,0 540,0 660,0 875,0
(Nguồn: [3]).
Tuy nhiên, do thị trường du lịch Quảng Trị chưa phát triển mạnh, các cơ sở lưu
trú quy mô nhỏ, thiếu tiện nghi, thiếu các điểm vui chơi giải trí, sản phẩm du lịch chưa
hấp dẫn nên chưa có khả năng lưu giữ khách dài ngày. Số ngày lưu trú của khách quốc
tế bình quân đạt 1,2 ngày/khách nhưng khách nội địa chỉ đạt 1,07 ngày/khách.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Tính đến cuối năm 2009, ở Quảng Trị đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch gồm 78 cơ sở lưu trú với 1.530 phòng, 3.400 nhà hàng (2009) với quy mô nhỏ
tập trung nhiều nhất là ở thành phố Đông Hà. Cơ sở vui chơi giải trí ở Quảng Trị nhìn
chung chưa phát triển, chỉ mới có Công viên du lịch Hùng Vương, một sân vận động,
một nhà thi đấu đa năng và các sân tennis, cầu lông
* Mạng lưới giao thông
Quảng Trị là nơi hội tụ của 3 tuyến đường bộ lớn của Việt Nam, bao gồm Quốc lộ
1A, đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 9 (tuyến đường bộ xuyên Á). Ngoài ra, Quảng Trị
còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam và 04 tuyến đường sông (sông Hiền Lương, sông

Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Mỹ Chánh) [5] nên tương đối thuận lợi trong việc khai
thác vận chuyển du khách.
* Nguồn lao động trong du lịch
Tổng số lao động trong các cơ sở du lịch Quảng Trị (không tính lao động trong
các nhà hàng, nhà trọ) năm 2009 là 17.000 người. Trong đó, 1,8% tổng số lao động du
lịch có trình độ đại học và sau đại học, 3% có trình độ cao đẳng và trung cấp, 60% lao
động đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch. Hướng dẫn viên gồm khoảng 20 người có thể
thuyết minh phục vụ khách bằng tiếng Anh, tiếng Thái Lan hoặc tiếng Lào [3]. Như vậy, có
thể thấy thực trạng nguồn lao động trong du lịch Quảng Trị trong những năm qua vừa
thiếu, vừa yếu nên cần phải có kế hoạch, chiến lược đào tạo kịp thời nhằm đáp ứng cho
nhu cầu phát triển cao hơn và lâu dài.
2.2.3. Hiện trạng khai thác DTLSVH tỉnh Quảng trị phục vụ du lịch
Trên cơ sở xem xét các tour du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng
Trị, của các đại lý du lịch ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Hà Nội cho
thấy có các di tích đã được đưa vào các tour du lịch là: Dốc Miếu, nghĩa trang Trường
Sơn, hệ thống giếng cổ Gio An, khu di tích Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa


263

miền Nam Việt Nam, đồi 241, đường mòn Hồ Chí Minh, sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo,
chùa Sắc Tứ, Thành cổ Quảng Trị, nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhà thờ La
Vang, sông Thạch Hãn, Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Địa
đạo Vĩnh Mốc, bản dân tộc Bru - Vân Kiều, đồi Rockpile, Căn cứ quân sự Khe Sanh
(Địa điểm ghi dấu chiến thắng Làng Vây).
Một số điểm du lịch tuy đã được đưa vào tour nhưng trong thực tế, khách chưa thể
tham quan trực tiếp, chỉ nhìn được qua cửa kính trên xe hoặc được giới thiệu khi đi ngang
qua là đồi Rockpile, đường mòn Hồ Chí Minh.
Tuy trong các tour được thiết kế có nhiều di tích như vậy nhưng trong thực tế thì
các đại lý du lịch chỉ chủ yếu đưa khách đến thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc,

nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, sân bay Tà Cơn. Ở hầu hết các DTLSVH khác có rất ít
khách đến. Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng các DTLSVH Tỉnh chưa có sự thống
nhất về quản lý, nghĩa là vẫn tồn tại song song cả 3 cơ quan cùng quản lý di tích như Sở
Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Quảng Trị,
Bảo tàng tỉnh Quảng Trị; chưa xây dựng các quy trình, quy định phục vụ hướng dẫn;
chưa thống nhất nội dung các bài thuyết minh hướng dẫn… đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến việc khai thác các DTLSVH tỉnh Quảng Trị cho mục đích du lịch.
2.2.4. Dự báo lượng khách
Theo dự báo của UBND tỉnh Quảng Trị, trong giai đoạn 2010 - 2020, tốc độ
tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 12 - 15%/năm, khách du lịch nội địa là 9 -
12%/năm. Như vậy, lượng khách du lịch đến Quảng Trị ngày càng tăng và đến năm
2020, Quảng Trị sẽ đón khoảng 330.000 khách quốc tế và 1.500.000 khách nội địa [5].
2.3. Định hướng khai thác di tích lịch sử - văn hóa phục vụ du lịch
Hệ thống DTLSVH tỉnh Quảng Trị rất phong phú và đang có sức hút đối với du
khách trong nước và ngoài nước. Vì vậy, cần chú ý khai thác các DTLSVH tỉnh Quảng
Trị theo các định hướng sau:
* Khai thác các DTLSVH hướng vào việc nâng cao nhận thức cho du khách về
truyền thống đấu tranh bất khuất, anh dũng của quân dân ta trong thời kỳ đất nước bị
chia cắt hai miền, về lịch sử hào hùng của dân tộc trên một chiến trường ác liệt. Qua đó
giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho du khách, đáp ứng nhu cầu tham
quan, thưởng thức các giá trị của DTLSVH như giá trị kiến trúc và thẩm mỹ, giá trị lịch
sử, giá trị nhân văn với ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng to lớn.
* Khai thác DTLSVH cho mục đích du lịch phải đi đôi với việc giữ gìn, bảo quản,
trùng tu và tôn tạo di tích để nâng cao giá trị của di tích, tạo ra các sản phẩm du lịch
chuyên đề đặc trưng của tỉnh Quảng Trị là du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng
đội, du lịch tôn giáo, du lịch văn hóa…trên cơ sở vừa hiện đại hóa vừa giữ vững bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó,


264


khôi phục và phát triển các hoạt động văn hóa - xã hội nhằm đa dạng hóa sản phẩm du
lịch phục vụ cho du khách như kết hợp tham quan di tích với tham gia các lễ hội Thống
nhất non sông, Trường Sơn huyền thoại, Thả hoa trên sông Hiếu, Dâng hương hoa tại
Thành cổ, Nhịp cầu Xuyên Á, Kiệu La Vang….
* Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Quảng Trị trên cơ sở khai thác các
DTLSVH.
Dựa vào định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Quảng Trị theo hai
hướng chính là hướng Bắc - Nam theo đường quốc lộ 1A và hướng Đông - Tây theo
quốc lộ 9 cùng với mức độ tập trung di tích theo lãnh thổ, nhóm tác giả đề xuất định
hướng xây dựng các cụm và tuyến du lịch nội Tỉnh như ở hình 2.

Hình 2. Sơ đồ định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Quảng Trị dựa vào DTLSVH [5]


265

- Cụm du lịch: Có thể tổ chức phát triển du lịch theo 3 cụm với đặc trưng của
từng cụm như sau: Cụm du lịch phía Nam với mật độ di tích dày đặc nhất, thời gian đi
lại giữa các điểm du lịch ngắn, khoảng từ 15 - 30 phút; Cụm du lịch phía Bắc với các
điểm du lịch nổi tiếng như địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, khu vực đôi bờ
cầu Hiền Lương, căn cứ Dốc Miếu; Cụm du lịch phía Tây tuy du khách phải trải qua
một quãng đường đi dài nhưng có thể kết hợp tham quan và mua sắm ở Trung tâm
thương mại Lao Bảo nên cũng rất hấp dẫn du khách.
- Tuyến du lịch chuyên đề: Tùy theo đặc điểm của di tích có thể phát triển các
loại tuyến du lịch chuyên đề khác nhau:
+ Tuyến hoài niệm thăm chiến trường xưa và đồng đội, tuyến du lịch DMZ
(được gọi chung là tuyến du lịch hoài niệm) nhằm tưởng nhớ về những người con anh
hùng của dân tộc, về đồng đội, về những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời của những
người đã từng tham chiến trên mảnh đất Quảng Trị… Tuyến du lịch này bao gồm:

Tuyến du lịch hoài niệm Nam - Bắc: Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn -
Thành cổ Quảng Trị - Bến sông Thạch Hãn -Trường Bồ Đề - Căn cứ Dốc Miếu - Khu
vực Đôi bờ cầu Hiền Lương - Bến đò Tùng Luật - Địa đạo Vĩnh Mốc - Đài Anh Hùng -
Cầu Treo Bến Tắt - Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.
Tuyến du lịch hoài niệm Đông - Tây: Nhà Vòm sân bay - Địa điểm ga Đông Hà -
Khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam - Căn cứ Tân
Sở - Căn cứ 241 - Chiến khu Ba Lòng - Sân bay Tà Cơn - Địa điểm ghi dấu chiến thắng
làng Vây - Nhà tù Lao Bảo.
+ Tuyến du lịch tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của các giáo dân về
với vùng đất thiêng, nơi đã từng có Đức Mẹ hiện hình: Nhà thờ Trí Bưu - nhà thờ La
Vang.
* Để khai thác DTLSVH có hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của du khách thì
cần hướng vào đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống mạng lưới và phương tiện giao thông
đến các điểm du lịch, cụm du lịch một cách thuận lợi.
- Nâng cấp và xây dựng mới các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đặc sản; xây
dựng thêm các công trình vui chơi giải trí; các công trình thể thao… phục vụ du lịch tại
các đầu mối giao thông như Đông Hà, thị xã Quảng Trị, thị trấn Lao Bảo…
3. Kết luận
Với thế mạnh về hệ thống DTLSVH, Quảng Trị hoàn toàn có khả năng phát
triển một ngành du lịch đặc thù với sức thu hút du khách cao để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của Tỉnh và góp phần vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay Quảng
Trị mới chỉ đưa vào khai thác một số DTLSVH, sự phát triển du lịch ở đây chưa tương


266

xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất
một số định hướng khai thác DTLSVH phục vụ du lịch theo hướng mang lại hiệu quả to
lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch

dựa vào các DTLSVH theo các 3 cụm và 2 tuyến du lịch. Vì vậy, cần có những giải
pháp phù hợp để đưa những định hướng này vào thực tiễn cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Quang Hải, Báo cáo đề tài Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ
quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Hà Nội, 2006.
2. Sở Văn hóa thông tin, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, Di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị, 2004.
3. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Thống kê số liệu du lịch, Quảng Trị, 2009.
4. Bùi Thị Thu và nnk, Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du
lịch ở tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Bộ, Mã số: B2010 -
DHH01 - 91, 2012.
5. UBND tỉnh Quảng Trị, Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và có tính đến năm 2020, Quảng Trị, 2004.
6. UBND tỉnh Quảng Trị, Hội thảo quốc tế du lịch Quảng Trị - Hội nhập và phát triển,
Quảng Trị, 2007.
7. UBND tỉnh Quảng Trị, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2009, Nxb. Thống kê,
Quảng Trị, 2010.

THE ORIENTATIONS OF EXPLOITING THE CULTURAL HISTORICAL
RELICS IN QUANG TRI PROVINCE FOR TOURISM
Bui Thi Thu, Vu Manh Cuong
College of Sciences, Hue University

Abstract. Quang Tri province with many historic - culture relics is the intersection
of the National Highway No.1A, National Highway No.9 and Ho Chi Minh
highway. Therefore, Quang Tri have favorable conditions in order to develop
characteristic tourism types such as the nostalgic tourism visiting the former
battlefields and fellow soldiers, the cultural tourism, the religious tourism Based
on studying the potentials and the result of evaluating cultural historical relics
under the management of Provincial and District People’s Committees, the current

situation of exploiting and using relics, the current situation of tourism
development in Quang Tri and forecasting the quantity of visitors to Quang Tri, the
authors put forward some orientations for exploiting the relics for tourism


267

associated with the increase of tourists' awareness with the education of patriotism
and the national pride; the exploitation, the preservation and the restoration of the
relics implemented at the same time. In addition, to exploit historic - culture relics
efficiently, it is necessary to pay attention to building infrastructure, tourism
facilities and organize tourism territory according to tourist clusters and tourist
routes.
Keywords: Cultural historical relics, Quang Tri, relics, exploitation of relics.

×