Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

8 Chiến Lược Khởi Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 144 trang )

1


2

CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC TÁC GIẢ ĐÃ CHIA SẺ KIẾN THỨC


3

KHƠNG CỊN CHỖ CHO ĐIỀU TRUNG BÌNH, HÃY MANG LẠI TIẾNG
WOW... CHO KHÁCH
Để có chiến lược khách hàng tuyệt vời, đầu tiên phải có một thứ, đó là: một
nhận thức đúng. Hàng ngày, sáng sớm tới đêm muộn, chúng ta “bơi” trong
biển thông tin từ “tuyệt đỉnh bán hàng” này đến “bí quyết của phù thủy
marketing” kia… Thật khó cho chúng ta xác lập một hướng đi riêng trong chiến
lược của mình. Nếu hầu hết các chia sẻ giật tít kiểu “tuyệt chiêu, đỉnh cao” trên
mạng xã hội đều hấp dẫn bạn, tức là bạn tâm đắc với tất thảy các “chiêu” thì
nhiều khả năng bạn chưa có triết lý riêng trong chiến lược khách hàng của
mình và sự biết quá nhiều đó có thể khiến bạn đi sau người khác. Đây là lời
khuyên cho bạn.
HÃY TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU KHÔNG THAY ĐỔI:
Cách đây 5 - 10 năm, dịch vụ điện thoại truyền thống mang lại giá trị sử dụng
cao và được khách hàng coi trọng. Thế nhưng, giờ đây khách hàng giảm sự
sẵn lịng trả tiền cho nó. Khách hàng chuyển sang sử dụng nhiều data (3G, 4G)
vì data giúp họ kết nối miễn phí và theo cách họ thích.
Rồi đến một ngày data cũng khơng cịn được khách hàng đánh giá cao nữa và
tỷ trọng doanh thu data sẽ đi xuống. Không phải khách hàng không cần mà vì
nó “sẵn” do nhà mạng nào cũng cung cấp được, với giá rẻ. Và đến lúc khách
hàng chỉ có thể phân biệt được bạn với đối thủ ở những nội dung hay và trải
nghiệm xuất sắc.


Thách thức là vô cùng lớn!. Trong cuộc cạnh tranh nghiệt ngã đó, có những
điều không thay đổi, và một trong những chiến lược tuyệt vời nhất là tập trung
vào đó - điều khơng thay đổi trong ưu tiên của khách hàng.
Gần đây, tơi tình cờ xem đoạn video về một nữ khách hàng mất rất lâu để vần
đi vần lại hai ba chiếc xe máy bên cạnh, cứ tiến lên lùi lại năm bảy lần xe của
mình thì mới thốt ra được và khơng ai giúp đỡ. Một trải nghiệm “buồn”. Ở Hà
Nội, việc đỗ, gửi xe có thể là một “nỗi đau” của khách hàng. Nếu bạn tập trung
vào đó chỉ để sáng tạo quanh một việc là chăm sóc thật đặc biệt việc ra vào
của khách hàng và chiếc xe của họ. Bạn sẽ tạo ra sự khác biệt với đối thủ bên
cạnh.
Chúng ta biết khách hàng bây giờ hay chục năm sau vẫn trân trọng và xúc
động bởi sự nhiệt tình, tận tâm, họ cũng luôn đánh giá cao sư tiện lợi, sự
nhanh chóng hay minh bạch. Khi bạn sở hữu được điều mà khách hàng ln
dành cho nó một chỗ đứng quan trọng trong lịng thì sản phẩm này của bạn “ra
đi” khách hàng sẽ đón nhận sản phẩm khác của bạn. Howard Schultz CEO
Starbucks từng nói: “Chúng tơi khơng kinh doanh cà phê, lĩnh vực kinh doanh
của chúng tôi là phục vụ con người và tình cờ bán cà phê”. Với cách tư duy là
phục vụ con người những sáng tạo sẽ trở nên tuyệt vời vì nó bám vào những
điều con người mong muốn nhất qua thời gian và gạn lọc những thứ nhất thời.
Một người bạn kể tôi nghe về một khách sạn ở Mỹ mà anh ấy phải trầm trồ.
Sau nhiều năm trở lại, khi đang tiến vào quầy lễ tân thì được cơ lễ tân nở một
nụ cười rất nồng nhiệt và gọi tên anh ấy. Vị khách hàng này đã vô cùng ấn
tượng và nói về khách sạn đó mỗi khi có dịp. Có thể khách sạn đã scan ảnh
khuôn mặt từ hộ chiếu của anh ấy ở lần trước. Hoặc họ ghi lại dáng đi, ánh
mắt… và thiết kế hệ thống nhận ra khách hàng từ lần thứ hai; hoặc họ thuê
thật nhiều người để nhớ mặt và tên khách hàng từng ở. Tôi đề cập đến cả giải


4


pháp “ngớ ngẩn” như thuê nhiều người để nhớ mặt và tên khách hàng, chỉ để
nhấn mạnh rằng; bạn có thể làm bất cứ điều gì cũng được miễn là ngày này
qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, bạn chỉ tập trung để làm thật xuất
sắc một việc là xây dựng được một “lời chào nồng hậu”, bạn sẽ bỏ qua tất cả
các đối thủ của mình ở điều đó.
CHẲNG AI RÊU RAO VỀ SỰ TRUNG BÌNH CẢ, ĐỪNG TRUNG BÌNH!
Tơi gọi điện đến hotline cơng ty cung cấp dịch vụ truyền hình. Cuộc gọi bị ngắt
2 lần vì đã chuyển máy nhưng "chắc các bạn đi ăn chưa về", họ nói. Lần thứ
ba, tơi gặp được nhân viên nhưng lại phải đến ba lần chuyển máy và tường
thuật vấn đề của tơi và làm theo hướng dẫn vì hai người nói chuyện trước
khơng trả lời được câu hỏi của tôi.
Mất hơn 1 giờ và chưa thực sự giải quyết được vấn đề. Mong muốn lớn nhất
của tôi sau đó là thay nhà cung cấp. Nhưng tơi tin, trong báo cáo về khiếu nại
tại call center của công ty này, vụ việc đó sẽ được ghi lại là: “xử lý khiếu nại
thành cơng”!
Con người khơng ai thích nói về những điều trung bình. Vì vậy, hãy sáng tạo
quanh những điều mang lại giá trị trường tồn trong lòng khách hàng để chạm
vào cảm xúc của họ. Và khi đó “truyền miệng” là cách mà bạn tiếp tục phát
triển công ty của mình.
Xin kể lại câu chuyện tơi rất u thích về Zappos để qua đó bạn hình dung tốt
hơn tầm quan trọng của việc xây dựng một nhận thức đúng.
Một phụ nữ đi du lịch, quên không mang theo đơi giầy “mồi” u thích đã mua
ở Zappos. Sẵn sàng mua đôi mới cho chuyến du lịch này, khách hàng tìm trên
website nhưng khơng cịn. Cơ ấy gọi điện đến hotline để hỏi. Nhân viên của
Zappos xác nhận, hàng dự trữ bán online của mặt hàng đã hết. Nhưng nhân
viên này đã cố gắng tìm kiếm thay cho khách hàng và bạn ấy tìm được đơi
giầy cịn lại ở một cửa hàng bán lẻ. Nhân viên này hồn tồn có thể nói với
khách hàng thơng tin đó là đủ tốt. Nhưng không, họ đã trực tiếp mua và
chuyển đến khách sạn của nữ khách hàng này và miễn phí vận chuyển. Khách
hàng bất ngờ và vui sướng.

Những hành động này là vô giá trong dịch vụ khách hàng. Zappos đã chạm
đến trái tim của người mua.
Bạn không thể lường hết và huấn luyện nhân viên ứng xử với tất cả các tình
huống xảy ra với khách hàng, nhưng bạn có thể truyền cho họ văn hóa “chớp
lấy mọi cơ hội để tỏa sáng với khách hàng” như một nhận thức. Đừng quản lý
trải nghiệm khách hàng “tầm thường” như công ty truyền hình kia. Cách phát
triển khách hàng mới tốt nhất là giữ khách hàng hiện tại, đặc biệt đúng với
những cơng ty đã có số lượng khách hàng lớn. Giá trị của khách hàng trung
thành không chỉ là mua nhiều hơn, ở lại lâu hơn, chi phí cho họ ít hơn mà cịn
ở chỗ họ giới thiệu cơng ty bạn với nhiều người.
Thời đại của chúng ta là thời đại của “ngập lụt” thơng tin, vì vậy đừng trung
bình bởi khơng ai nhớ nổi và nói về điều trung bình. Hãy mang lại tiếng
“wow…” cho khách hàng, mạng xã hội sẽ tự lo cho bạn việc còn lại.
Nguyễn Dương


5

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, LÀ LÀM GÌ?
Một anh chàng vừa phá sản cơng ty triệu đơ. Số tiền cịn lại của anh chỉ đủ để
mở một chiếc xe bánh mì nho nhỏ. Anh đang đứng trước nguy cơ, nhà không,
vườn trống và vợ con phải ra đường ở.
Phải làm gì đây. Thân chí trai làm sao để vợ con khổ được.
Cũng may nhờ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc lập chiến lược
kinh doanh (Business Strategy) và triển khai nó tại đơn vị … vừa phá sản. Nên
có khi anh vẫn đủ khả năng và kiến thức vận dụng phù hợp cho việc … mở
bán chiếc xe bánh mì sắp tới. Chà, nghe có vẻ phức tạp har. Mở có cái xe
bánh mì cũng bày đặt chiến lược kinh doanh ghê gớm.
Đó là nhận xét của đa số người khi đọc tới đoạn này. Nhưng lại chỉ đúng với
cơ số người có tư duy chiến lược tốt.

Vậy anh đã làm gì?
Để vạch chiến lược kinh doanh cho cái xe bánh mì ni sống gia đình anh qua
ngày, anh cần có một sự tổng hợp và khảo sát thị trường xung quanh khu vực
anh tính để xe bánh mì bán: Vĩ mô, vi mô và cả thị trường và phân tích ngành,
bánh mì nói riêng và F&B nói chung.
Vĩ mơ là các yếu tố pháp lý, ví dụ gần đây anh nhận thấy nhà nước đang cấm
một số tuyến đường trọng điểm để làm thơng thống vỉa hè. Anh phải loại các
tuyến đường này ra. Nếu không doanh thu sẽ giảm, có khi cịn phải chịu thiệt
hại rủi ro vì bị tịch thu tài sản cố định … cuối cùng cịn lại của mình để ni
sống gia đình nữa. Chưa kể anh phải trừ ra một khoản ngân sách để nộp
cho ... an ninh trật tự địa phương, có thể họ sẽ bắt anh trong trường hợp xấu
nhất. Anh nghĩ rằng mình khơng thể nghĩ tới trường hợp tốt nhất được, mà
phải tưởng tượng ngay cả trường hợp rủi ro nhất mình có thể gặp phải trong
cơng việc kinh doanh.
Yếu tố về cơng nghệ làm bánh mì, anh nhận ra các đơn vị khác giá trị vật lý
của bánh mì gần như giống nhau. Đây là một sản phẩm tiêu dùng phù hợp với
đa phần dân số của Vietnam, khách vãng lai và khu dân cư tập trung khoảng
bán kính 200m đổ lại.
Văn hóa và hành vi tiêu dùng: Mức giá anh bán là 12 – 15k. Anh sẽ khơng
chọn quận 2, Phú Mĩ Hưng vì họ khơng thích ngồi xổm, đứng mua bánh mì,
hay chỉ đơn giản vì cái giá làm họ nghĩ rằng có lẽ đây là bánh mì … Trung
Quốc. Thật ra hổng phải. Nhưng khách hàng mà, họ thích thì họ cứ nghĩ là
hàng… khơng tốt thơi. Trong trường hợp có bán ở đây thì phải bán giá 20k thì
mới được à nha. 10k đích thị là bánh Trung Quốc.
Sau khi phân tích các vấn đề vĩ mô, anh chọn một tuyến đường phù hợp với
ngân sách, tài chính và sản phẩm, định vị, bao bì tại thời điểm đó.
Vi mơ là phân tích xem các đối thủ của mình gần đó: Qn phở, qn bún bị,
xe bánh mì khác, qn xơi, qn hủ tiếu, hồnh thánh, cháo, quẩy… xung
quanh đó đang … làm gì, mức giá ra sao, có điểm gì khác biệt về sản phẩm
khiến người dân ăn … là ghiền không.

Khách hàng của anh là ai: Sinh viên, công sở, giới lao động gần khu công
nghiệp? Hành vi tiêu dùng của họ bạn có hiểu khơng. Đối với sản phẩm tiêu
dùng chỉ cần dễ ăn, giá thành hợp lý và xởi lởi trong việc bn bán (dịch vụ) thì
cũng đủ tạo sự khác biệt. Việc sử dụng một xe bánh mì hồnh tráng có phù


6

hợp với sinh viên, giới lao động, công nhân hay khơng, nếu họ là khách hàng
của anh. Có lẽ khơng.
Nhà cung cấp (Key partners) của anh là ai? Chi phí, nguyên vật liệu là gì:
Bành mì, bột, chả, pa tê, tương ớt, bịch ni lơng, tăm, giấy gói, ớt tiêu, hành
sả…
Và có đối thủ (Competitor analysis) hiện tại hoặc có ai đang có ý đồ nhảy vào
cạnh tranh thị phần với anh tại khu vực đó khơng nhỉ?
Đối thủ có điểm gì mình có thể làm được (POP), và họ có điểm khác biệt (POD)
nào như cơng nghệ, bí quyết gia truyền, hương liệu nhập ngoại, có cơ gái bán
bánh mì xinh đẹp, có con cún dễ thương, đáng u vuốt ve….tại điểm bán hay
khơng?
Và bạn có cách nào, lý do để tin nào (reason to believe) để chứng minh, hoặc
khiến họ chọn bạn mà không chọn những đối thủ khác? Rồi việc bán một xe
bánh mì hiện tại chỉ là kế hoạch ngắn hạn, bạn có cách nào làm dài hạn và
bền vững hơn so với tình hình vĩ mô và pháp lý đang thắt chặt hiện tại? Bạn
phát triển đến một lúc nào đó ổn định rồi bạn có cách nào nhân đơi chuỗi bánh
mì hoặc phát triển mơ hình kinh doanh nào … cho bền vững hơn khơng?
Và những thứ tơi kể trên, chính là cơng việc cơ bản để bắt đầu lập chiến lược
kinh doanh cho xe đẩy bánh mì của anh chàng nọ.
Rõ ràng khi thơng qua một cơng cuộc phân tích chiến lược bài bản, thì bạn
mới biết và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp mình nên đi như thế nào
cho tiết kiệm chi phí, làm đúng ngay từ đầu (do the right things at the first time)

và đầu tư những đống vốn ít ỏi, thậm chí mang tính sống còn trong thời điểm
hiện tại… mà cụ thể ở đây là xe đẩy bánh mì của anh chàng trên.
Chiến lược kinh doanh khơng phải là cơng việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh
hay hoạch định kế hoạch kinh doanh ngay. Chiến lược kinh doanh là trả lời
câu hỏi “tại sao”? Tại sao chọn cái này mà không chọn cái khác, và nếu lựa
chọn thì lựa chọn trên cơ sở lập luận, tổng hợp thông tin, công cụ và cơ sở
khoa học nào? Bạn đã phân tích thấu đáo tất cả các yếu tố thuộc về vĩ mơ, vi
mơ có thể xảy ra trong 1 – 3 năm tới hay chưa?
Và dĩ nhiên nếu làm đại mà thành cơng thì khơng có gì đáng bàn, nhưng thất
bại mà biết rõ nguyên nhân vì sao thì sẽ học được bài học q giá.
Đây là câu chuyện cơ bản áp dụng cho ... một chiếc xe đẩy bánh mì, dành cho
những ai muốn tìm hiểu về chiến lược kinh doanh cơ bản.
Tôi nhận ra chúng ta có 3 giai đoạn tiếp thu kiến thức: Kiến thức mới, thẩm
thấu ở mức độ phức tạp, hiểu sâu để tinh giản và chắt lọc cho phù hợp với
trường hợp của mình. Và hơi đáng buồn khi nhìn vào tương tác ở một vài bài
gần đây liên quan tới Business Strategy, các bạn chỉ đang ở giai đoạn đầu.
Nếu muốn lập chiến lược kinh doanh bài bản, hãy đi chậm, chắc, hiểu đúng
thuật ngữ và nội hàm của nó, ý đồ truyền tải của tác giả, đó là cơng việc bảo
vệ bạn, hạn chế sốc kiến thức, tẩu hỏa nhập ma, thành ra xáo rỗng và thiếu
thực tiễn; khơng có khả năng áp dụng được, mà không áp dụng được thì sẽ
bỏ ngang và chỉ là nguyên liệu linh tinh trong các cuộc nói chuyện trên bàn
nhậu.
Hiểu "đúng" trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì, sẽ tốt cho bạn.
Nhớ nghen, chiến lược là trả lời câu hỏi tại sao, tại sao chọn cái này mà không


7

chọn cái khác, tại sao phải chọn định hướng này mà khơng chọn định hướng
cịn lại.

Hãy tạm qn tầm nhìn, sứ mệnh hay hoạch định kế hoạch khi mà các bạn
cịn chưa xác định được phương hướng. (Strategic Direction)
Khơng hiểu cịn hơn hiểu sai hoặc hiểu khơng trọn vẹn. Như thế rất nguy
hiểm.
Phung Le Lam Hai


8

CHÚNG TA LÀ AI? CHÚNG TA ĐANG ĐI ĐÂU?
Mọi người hay tranh luận: Chiến lược (strategy) , Tầm nhìn (vision) , Sứ mệnh
(mision), Giá trị cốt lõi (core values) có trước hay Hoạt động Kinh Doanh
(Sales-Market) có trước... Đề tài này tốn cả tấn giấy mực rồi, nhưng thực ra
vấn đề này là sự tranh cãi: "chúng ta là ai và đang làm gì" lại đúng hơn. Đây là
sự tranh cãi khơng cần thiết vì nó là hệ quả khơng làm đúng từ đầu của việc
chuẩn bị 1 kế hoạch thương hiệu - kinh doanh bài bản.
Để trả lời cho câu hỏi: Chúng ta là ai và đang đi đâu?
Việc cần làm trước hết là xây dựng bản sắc và văn hóa doanh nghiệp thơng
qua bộ nhận diện thương hiệu (CIP: Corporate Identity Programme) vì 1 bộ
CIP thành cơng sẽ là chìa khóa quan trọng giải quyết được vấn đề kinh doanh
cũng như các kế hoạch truyền thông marketing của thương hiệu.
Tại sao tôi lại đề cao bộ nhận diện thương hiệu cùng mọi người đến vậy, trong
khi có rất nhiều công ty hoạt động nhiều năm liền với doanh số hàng chục tỷ
hàng năm mà không cần đến 1 bộ nhận diện thương hiệu đúng bài bản. Tơi có
thể trả lời với các bạn rằng đấy chỉ là 1 số ít thành cơng khơng mang tính nhân
bản, nên chúng ta bỏ qua điều này nhé. Việc xây dựng 1 bộ nhận diện thương
hiệu cần trải qua nguyên cứu chi tiết và CIP phải chứng minh rõ ràng được
các giá trị thương hiệu muốn truyền tải - 6 bước để nghiên cứu và đánh giá
một CIP cần trải qua:
1- Đánh giá và nghiên cứu Thương Hiệu (Brand)

2- Định vị doanh nghiệp và thương hiệu (Corporate/Brand Positioning)
3- Cấu trúc doanh nghiệp và thương hiệu (Brand Architecture)
4- Sáng tạo bản sắc nhận diện (Identity Design Creation - Lý tính)
5- Tiêu chuẩn hóa nhận diện doanh nghiệp và thương hiệu trên mọi phương
tiện truyền thông.
6- Sáng tạo phong cách doanh nghiệp và thương hiệu (Corporate/Brand
Manual Creation -CIM - Cảm tính )
6 bước trên là việc hết sức cần thiết để:
- CIP là sự nhận diện bằng hình ảnh về triết lý của tổ chức và văn hố doanh
nghiệp.
- CIP chứa đựng tồn bộ các cảm xúc tổng hợp của các bên liên quan đối với
tổ chức và thương hiệu.
- CIP đảm bảo sự kết hợp của bản sắc doanh nghiệp và thương hiệu trong
mọi hình thức hay phương tiện truyền thơng tại khu vực, quốc gia và trên thế
giới.
Nghiêm trọng rồi đấy phải khơng ?
Chúng ta đi đâu, làm gì cũng phải chuẩn bị cho mình một hình dạng phù hợp
chứ ?
Lương Huỳnh Minh Vy


9

BÍ QUYẾT NÀO GIÚP NHÂN VIÊN HIỂU CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
CỦA CƠNG TY?
Bạn mất bao nhiêu cơng sức để xây dựng một bản chiến lược thương hiệu?
Bạn có phải đọc nhiều cuốn sách, tầm sư học đạo hàng năm trời? Bạn có phải
lao vào nhà máy sản xuất, lao ra thị trường, lê la khắp chốn đường chợ, gặp
khách hàng, đối tác, làm việc quần quật với cộng sự? Thậm chí, có nhiều cơng
ty mất tiền tỷ để th các nhà tư vấn am tường. Kết quả là bạn có một bản

chiến lược thương hiệu mà bạn tâm đắc, ấp ủ rất nhiều kỳ vọng.
Thế nhưng, sự dày công ấy có thể sẽ tan thành mây khói nếu như bạn không
biết cách thực thi. Mà khâu thực thi đầu tiên phải nghĩ đến là đào tạo cho đội
ngũ nhân sự thấu hiểu chiến lược này.
Vì sao khơng nghĩ đến việc truyền tải cho khách hàng đầu tiên mà phải nghĩ
ngay đến nhân sự? Lý do rất dễ hiểu, ông chủ tịch, CEO và các cấp quản lý có
phải là người trực tiếp chế tạo sản phẩm, bán hàng, chăm sóc khách hàng đâu!
Điểm chạm đầu tiên và cuối cùng của sản phẩm, dịch vụ đều do nhân viên của
bạn tạo ra. Từ ông bảo vệ, cô lễ tân, cô bán hàng, anh kỹ thuật, người chăm
sóc khách hàng, thậm chí đến cả nhân viên tạp vụ cũng thay bạn tiếp xúc với
khách hàng, thay bạn truyền tải những thông điệp của sản phẩm đến khách
hàng ở nhiều góc độ khác nhau.
Vậy cần giúp nhân viên thấu hiểu chiến lược thương hiệu như thế nào?
Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm đào tạo chiến lược thương hiệu cho nội bộ,
tơi có một vài “bí quyết” có thể chia sẻ:
1. Chiến lược thương hiệu cần phải được “dịch” sang một thứ ngôn ngữ dễ
hiểu nhất có thể cho nhân sự. Đoạn nào khó hiểu cần được giải thích kèm ví
dụ sinh động. Ví dụ thay vì giảng giải về hình mẫu thương hiệu cho cơng ty A,
bạn hãy nói: Nhân viên của công ty A là những người như thế nào? Họ có
chung những nét tính cách gì? Bạn cũng có thể đưa các minigame, tình huống
v.v…vào buổi đào tạo với mục đích giúp nhân sự hào hứng tiếp thu kiến thức.
2. Chỉ nói những gì nhân viên cần: Nhân sự khơng cần phải hiểu những thứ
cao xa, họ chỉ cần hiểu những thứ cần trong công việc. Bạn không cần phải
phân tích q sâu về đối thủ đang truyền thơng thương hiệu như thế nào cho
các nhân viên bảo vệ, tạp vụ. Nhưng những đối tượng này lại cần nhớ kỹ điểm
khác biệt của công ty thể hiện trong công việc của họ ra sao. Nếu công ty xác
định sẽ luôn tận tâm với khách hàng thì chắc chắn bác bảo vệ phải đưa khách
sang đường chu đáo, đánh xe cho khách cẩn thận, sẵn sàng hỗ trợ khách
hàng khi cần, mang ô hay áo mưa cho khách dù khách chưa địi hỏi v.v…
3. Đừng vội kết thúc khố học chóng vánh: Đào tạo chiến lược thương hiệu

cho nhân sự không thể gói được trong 1 buổi, mà nó là cả một q trình lâu
dài. Mỗi tháng bạn có thể lấy một đến hai điểm khác biệt hoặc vài nét tính cách
ra để đào tạo chứ khơng được tham. Vì nếu dồn vào một buổi và nói thật dễ
hiểu thì họ có thể hiểu, nhưng chưa thể nhớ và đưa vào hành động. Thơng
thường q trình đào tạo để “ngấm” về chiến lược phải từ 6 tháng đến 1 năm.
Sau đó không phải là dừng đào tạo, mà liên tục đào tạo các tình huống nâng
cao, đào tạo lứa nhân sự mới v.v… Ngay cả trong đào tạo chuyên môn bạn
cũng nên lồng ghép chiến lược thương hiệu.
4. Đào tạo xong phải có kiểm tra, giám sát, nhận thơng tin phản hồi và điều
chỉnh. Đây là điều mà các công ty nhỏ thường bỏ qua. Thế nhưng sự duy trì và


1
0

tiến bộ trong khi thực hiện mới là điều bạn cần. Tôi đã từng tổ chức những kỳ
thi viết và vấn đáp (nhân viên than vãn là chẳng khác thi đại học!!!!) ở các công
ty nhỏ. Thi xong chúng tôi thưởng cho các “thủ khoa”, yêu cầu thi lại với các
bạn “trượt vỏ chuối”.
Chăm chút cho các điểm chạm với khách hàng đang là xu hướng của các
thương hiệu. Gốc rễ của sự chăm chút ấy chính là những nhân viên được đào
tạo bài bản, trong đó am hiểu về chính thương hiệu của mình là một “học
phần” khơng thể bỏ qua.
Thanh Phương


1
1

7 CHIẾN LƯỢC GIÚP HỌC VÀ LÀM VIỆC TẬP TRUNG

Qua một q trình tìm hiểu, tơi nhận ra rằng để gia tăng hiệu suất cơng việc,
có 4 thành tố mà chúng ta cần phải cải thiện, bao gồm:
1. Năng lượng
2. Sự tập trung
3. Thời gian
4. Phương pháp lao động
Thiếu mất đi một trong 4 điều này thì hiệu suất của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng
rất nhiều.
+ Bạn có thể lên lịch làm việc rất chi tiết, nhưng nếu bạn khơng đủ năng lượng
và sự tập trung để hồn thành cơng việc trong khoảng thời gian mình định ra
thì hiệu suất của bạn khơng thể cao được
+ Hoặc bạn có thể có năng lượng rất dồi dào, nhưng do khơng biết sắp xếp
cơng việc của mình cũng như thiếu đi sự tập trung, bạn thậm chí sẽ bị rơi vào
trường hợp tỏa năng lượng đi khắp nơi mà chẳng thu lại được lợi lộc gì
+ Hoặc cũng có thể bạn có khả năng tập trung vào một việc rất tốt, nhưng bạn
khơng thể duy trì lâu dài được bởi vì thiếu đi nguồn năng lượng cần thiết cho
điều đó
+ Bạn quản lý thời gian, sự tập trung và năng lượng rất tốt, nhưng nếu bạn
không quan tâm đến cải tiến cách làm cùng một việc trong khoảng thời gian thì
điều đó cũng làm hạn chế hiệu suất/cơng việc của bạn
Chính vì vậy gia tăng hiệu suất đồng nghĩa với việc quản lý thật tốt cả 4 thành
tố trên. Thiếu vắng một trong số chúng đều sẽ có sự tác động rất lớn đến hiệu
suất của bạn.
Ở bài này, tôi sẽ dành thời gian để nói về thành tố đầu tiên – SƯ TẬP TRUNG.
Ở các bài sau tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn về Thời Gian và Sự Tập Trung
---------------------Trong kỉ nguyên số ngày nay, có một sự thật là mọi thứ xung quanh bạn chúng
đều được thiết kế để thu hút sự chú ý của bạn. Facebook muốn bạn chú ý đến
tình trạng của bạn bè xung quanh bạn. Smartphone muốn bạn chú ý đến mọi
thông báo hiển thị trên màn hình. Các mẫu quảng cáo ln muốn mời gọi bạn
mua sản phẩm. Các trang mạng tin tức ln giật các tít thật sốc để bạn click

vào đọc. Dường như mọi thứ đang chống lại sự tập trung cho công việc của
bạn.
Tôi xin chia sẻ tới các bạn 7 chiến lược học/làm việc tập trung mà tôi đã trải
nghiệm trong suốt 3 năm qua.
---------------------CL1: CHỌN RA 3 VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT
Phương pháp này cực kì đơn giản, đó là: mỗi sáng thức dậy hoặc trước khi đi
ngủ của tối ngày hôm trước, chọn ra 3 việc quan trọng nhất mà bạn muốn
hoàn thành trong ngày và tập trung vào việc hoàn thành 3 việc này trước khi
thực hiện những việc khác.
Chiến lược này mạng lại cho bạn tập trung đơn giản là vì nó khiến chúng ta
tập trung vào những gì quan trọng nhất, hồn thành chúng trước khi chúng ta
làm những việc khác.
CL2: CHỈ TẬP TRUNG VÀO 1 VIỆC TẠI 1 THỜI ĐIỂM


1
2

Ngày trước, tôi được nghe câu chuyện kể về khả năng siêu việt của Napoleon,
chuyện kể rằng, ơng có 6 người trợ lý và một mình ơng ngồi có thể phân việc
cho 6 trợ lý của mình một cách liên tục, đọc các bảng tính cho cả 6 trợ lý làm
ln tay, người thứ nhất vừa xong tính tốn xong cũng là lúc ông giao việc
xong cho người thứ 6.
Lúc đó, tơi rất ngưỡng mộ một con người như vậy, Và ln đặt câu hỏi cho
mình: "Làm sao để có thể làm việc đa nhiệm (multi-task) như ông?". Mặc dù
đã cố thử rất nhiều lần những đều thất bại. Sau này, được chia sẻ và đọc sách
mới biết 1 điều, chúng ta nên chỉ tập trung vào 1 việc duy nhất tại 1 thời điểm
mà thôi. Nếu làm nhiều việc cùng một lúc, kết quả nhận được là chẳng việc
nào ra hồn cả.
CL3: PHƯƠNG PHÁP POMODORO VÀ NHỊP ĐIỆU ULTRADIAN

Đây là phương pháp được nhắc rất nhiều trong các bài viết về hiệu suất làm
việc. Về mặt cơ bản, rất đơn giản, chúng ta chỉ cần làm những việc sau:
+ Bạn chọn một cơng việc muốn hồn thành
+ Đặt báo thức 25 phút
+ Tập trung hết sức để hoàn thành việc đó trong 25 phút mà khơng bị gián
đoạn
+ Hết 25 phút, nghỉ 5 phút
+ Tiếp tục vòng lặp như vậy cho đến khi hồn thành cơng việc
+ Mỗi 4 Pomodoro (25 x 4 = 100 phút) thì bạn nghỉ dài khoảng 20-30 phút
Lý do mà khiến Pomodoro hiệu quả đó là do phương thức làm việc
làm-nghỉ-làm của nó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này giúp tập
trung hiệu quả hơn 16% hơn với làm việc liên tục. Đồng thời, quá trình nghỉ dài
của Pomodoro cũng rất phù hợp với nhịp điệu sóng não của con người
(Ultradian). Tức là quãng thời gian làm việc hiệu quả kéo dài (90-100 phút),
sau đó là một đợt nghỉ giải lao ngắn (15-30 phút) thì có sự đồng bộ với chu kỳ
năng lượng tự nhiên của con người, và nhờ đó cho phép chúng ta duy trì một
mức độ tập trung và mức độ năng lượng cao xuyên suốt cả ngày.
Phương pháp này cực kì hiệu quả nếu các bạn áp dụng kết hợp với chiến
lược 1 và 2 ở trên.
CL4: XÁC ĐỊNH VÀ LOẠI BỎ NHỮNG NGUỒN LÀM MÌNH MẤT TẬP TRUNG
Như tơi đã nói ở trên, thế giới này đang cố gắng tìm cách thu hút sự tập trung
của bạn bằng cách làm cho bạn bị xao nhãng. Vậy thì cách tốt nhất để khơng
bị xao nhãng đó là ngăn ngừa trước khi điều đó xảy ra. Sau đây là một số cách
mà tôi đã áp dụng:
+ Tắt điện thoại, hoặc để trong cặp, hoặc để chế độ "do not disturb" (không
làm phiền/im lặng) khi bạn đang làm một việc gì đó.
+ Kiểm tra email theo đợt. Nghĩa là bạn quy định số lần và thời gian mà bạn
kiểm tra email trong ngày. Và bạn xử lý chúng theo từng đợt như vậy. Trong
trường hợp của tôi là 3 đợt: 8h sáng, 11h30 trưa và 5h giờ chiều.
+ Inbox Zero. Mỗi ngày tôi đều cố gắng xử lý hộp mail của mình để nó ln trở

về 0. Điều này đảm bảo rằng tôi sẽ không phải suy nghĩ về email tồn đọng
trong khi tôi đang xử lý các công việc khác.
CL5: VIẾT VIỆC MÌNH ĐANG SAO LÃNG RA VÀ QUAY LẠI CÔNG VIỆC
CẦN TẬP TRUNG NGAY LẬP TỨC


1
3

Đây là phương pháp giúp lấy lại sự tập trung khi lúc não bộ của bạn bị xao
nhãng đi một việc khác. Giả sử bạn đang tập trung vào một cơng việc nào đó,
rồi bỗng nhiên não bộ bất chợt nảy sinh một luồng suy nghĩ nào đó, và chỉ một
vài phút sau thì bạn đã bị nó dẫn dắt đến một nơi mà bạn không mong muốn.
Bạn bất chợt giật mình và quay lại với cơng việc của mình, nhưng phải mất
một lúc lâu sau bạn mới có thể lấy lại được sự tập trung như ban đầu.
Khi bạn viết ra là lúc bạn lấy lại vị thế làm chủ suy nghĩ của mình, ngay lúc ấy,
hãy quay lại cơng việc cần tập trung ngay lập tức.
Bạn có thể viết: "Mình đang làm việc A thì có việc B xen ngang suy nghĩ của
mình, bây giờ mình cần quay trở lại việc A ngay lập tức thôi"
Đây là hành động rất nhỏ nhưng lại mang hiệu quả rất lớn đấy các bạn ạ. Try
it!
CL6: SỬ DỤNG 2 CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY
Một cách khác, giúp bạn xử lý tình trạng xao nhãng tâm trí đó là sử dụng 2 câu
hỏi:
+ Mình đang ở trạng thái cảm xúc gì ấy nhỉ?
+ Mình đang làm gì ý nhỉ?
Giả sử bạn đang mải lướt facebok hoặc bị thu hút bởi liên tục vài video trên
Youtube, quên mất công việc cần phải. Nếu bạn tự hỏi mình "Mình đang làm
gì ý nhỉ?". Tự nhiên bạn bừng tỉnh và sẽ nhớ ra công việc bạn cần hoàn thành.
Hãy sử dụng 2 câu hỏi này, cứ cách 5-10 phút hỏi chính mình. Nếu có bị mất

tập trung, bạn sẽ chỉ mất 5-10p xao nhãng, chứ không phải là 1-2h lướt fb mà
không hay thời gian đang trôi nữa.
CL7: THIỀN
Đây là phương pháp cuối cùng và khó luyện tập nhất, nhưng nó sẽ mang lại
cho bạn lợi ích lâu dài nhất. Bởi vì căn bản của thiền đó là sự quan sát hơi thở
và quan sát suy nghĩ của mình. Giúp mình nhận thức được mình đang làm gì,
đang nghĩ gì và có khả năng điều khiển hành động của mình. Viết về thiền thì
một bài viết là khơng đủ. Vì vậy, nếu bạn muốn luyện tập chính xác và hiệu
quả, hãy tìm đến một người thầy đủ kiến thức và hướng dẫn bạn
--------------------Trên đây là đúc kết của tôi trong thời gian học và làm việc. Nếu các bạn thấy
hữu ích hãy chia sẻ cho đồng nghiệp và bạn bè của mình cùng tăng hiệu suất
làm việc nên nhé.
Phạm Văn Chắc


1
4

CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
(SMEs)
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược. Một cách vắn tắt,
Quản trị chiến lược (strategic management) là bộ môn khoa học và nghệ thuật
về chiến lược nhằm giúp các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng phương
hướng; mục tiêu kinh doanh; kế hoạch thực thi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
trên cơ sở các nguồn lực hiện có và cân đối với bối cảnh thị trường bên ngoài.
Theo Wikipedia, Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một
tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thơng qua
việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác
định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả
các Tác nhân liên quan (stakeholder).

Mục tiêu sâu xa của quản trị chiến lược là đặt doanh nghiệp vào vị thế tốt nhất
trên thị trường mục tiêu, tối đa hóa giá trị dài hạn của doanh nghiệp.
Xét về quá trình, quản trị chiến lược được xem như là một quá trình quản lý
bao gồm việc hình thành một tầm nhìn chiến lược (strategic vision), thiết lập
những mục tiêu, soạn thảo một chiến lược, thực hiện chiến lược đó, và theo
thời gian phải điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với hoàn cảnh.
Quản trị chiến lược bao gồm 9 bước:
B1: Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của DN.
B2: Phân tích, dự báo mơi trường bên ngồi
B3: Phân tích, dự báo mơi trường bên trong.
B4: Xem xét lại mục tiêu DN trong từng thời kỳ chiến lược.
B5: Quyết định chiến lược kinh doanh cho DN
B6: Phân phối các nguồn lực
B7: Xây dựng và triển khai các chính sách kinh doanh.
B8: Xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
B9: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược và tiến hành điều chỉnh cần
thiết.
Các cấp quản trị chiến lược
Chiến lược có thể được quản lý ở nhiều cấp khác nhau trong một doanh
nghiệp nhưng thơng thường có 3 cấp chiến lược cơ bản.
1. Chiến lược cấp doanh nghiệp
Chiến lược cấp Doanh nghiệp bao gồm những định hướng chung của doanh
nghiệp về: ngành/lĩnh vực/phạm vi kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh)
mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành; các quyết định đầu tư của các
đơn vị thành viên hoặc mục tiêu cho các dòng sản phẩm; phân bổ nguồn lực
tài chính và các nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên (hoặc dòng sản
phẩm); ....
Với doanh nghiệp nhỏ, chiến lược cấp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi:
- Ngành/ lĩnh vực kinh doanh 3 năm tới
- Tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức

- Nếu DN chỉ kinh doanh 1 lĩnh vực duy nhất thì phần chiến lược cũng cần trả
lời câu hỏi về Định vị thương hiệu doanh nghiệp.
- Mục tiêu của tổ chức (cho từng dòng sản phẩm)
- nguồn lực tài chính phân bổ cho từng dịng sản phẩm.


1
5

2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh
của các sản phẩm dịch vụ của Doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hoặc là
một kết hợp sản phẩm thị trường mà Doanh nghiệp tham gia kinh doanh.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh
nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh, các thức mà nó tự định vị vào thị trường để
đạt lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng
trong bối cảnh khác nhau của mỗi ngành.
Với doanh nghiệp nhỏ, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh trả lời các câu hỏi:
- Vị thế cạnh tranh của từng dòng sản phẩm (năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh
tranh, vị thế hiện tại và định hướng chiến lược sắp tới)
- Thị phần, thị trường, khách hàng mục tiêu của từng đơn vị KD (từng dịng SP)
- Định vị thương hiệu nhánh (nếu có nhiều dòng SP khác nhau)
3 Chiến lược chức năng
Tập trung vào việc quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn
lực của doanh nghiệp và của mỗi đơn vị thành viên. Các chiến lược chức năng
được phát triển nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
Với doanh nghiệp nhỏ, chiến lược chức năng trả lời các vấn đề cho từng dòng
SP
- Chiến lược Marketing.
- Chiến lược nhân sự

- Chiến lược tài chính
Đặng Thanh Vân.


1
6

HOẠCH ĐỊNH CUỘC ĐỜI
Nếu Bạn nào đó có thể nói hoạch định chiến lược phát triển một sản phẩm
hoặc một cơng ty nào đó thì nghe khả năng xác suất thành cơng nhiều hơn là
cuộc đời nhỉ?
Mình muốn mang đề tài này ra để chia sẻ với các anh chị, vì nó có tính chiến
lược rất cao và khả năng thành cơng rất thấp. Nhưng nó cũng là bài tốn
thách thức cho một ai đó muốn xây dựng cuộc đời mình thành cơng như một
chiến lược đã vạch ra. Mình nghĩ nó có gì đó khác và giống nhau giữa vòng
đời của một con người và vòng đời của một công ty/sản phẩm.
1. Giống nhau :
Nếu chia cuộc đời ra từng giai đoạn như ơng bà ta thường nói có 4 khúc " sinh
- lão - bệnh - tử " thì vịng đời của một sản phẩm/cơng ty nó cũng có 4 giai
đoạn " hình thành - phát triển - bão hồ - suy thối ".
2. Khác nhau :
- Vịng đời của một con người thì khơng một ai có thể duy trì hoặc kéo dài từng
giai đoạn của đời người.
- Vịng đời của một sản phẩm/cơng ty có thể kéo dài hơn và làm cho nó phát
triển hơn, ko để nó lâm vào giai đoạn bão hồ và xuống dốc là nhờ vào nhà
quản lý hoặc chủ của một doanh nghiệp.
Nếu hình dung vịng đời như 1 hình sin, thì vịng đời của một người chỉ vẽ
được 1 hình sin, cịn vịng đời của một sản phẩm/hay cơng ty thì có thể vẽ
nhiều hình sin chồng lên nhau nếu cơng ty đó phát triển tốt và liên tục. Cịn
khơng, ngược lại thì cũng chỉ vẽ được 1 hình sin như vịng đời của người.

Năm nay tơi đã ở độ tuổi " ngoại tứ tuần ", nếu tôi sống thọ như cha tơi thì tuổi
này cũng đã nữa đời người. Nhưng với cuộc sống hiện đại như ngày nay,
nhiều rủi ro về thực phẩm bẩn, áp lực về " cơm áo gạo tiền " thì tơi cũng khơng
chắc tơi sống hơn 80 tuổi.
Từ khi tôi ý thức được cuộc đời mình tơi ln vạch ra nhiều mục tiêu cho từng
giai đoạn của đời mình. Việc này sẽ khơng ai dám biết được cuộc đời nó sẽ đi
về đâu, nói trước bước không khỏi hoặc đứt gánh giữa đường.
Nhưng nếu ai đó muốn mình có được cuộc sống an bình thì cũng nên ngồi
xuống vạch trên tờ giấy trắng, chia giai đoạn cuộc đời mình làm 4 giai đoạn ,
mỗi giai đoạn đều xây dựng cho mình từng mục tiêu. Nếu làm được như vậy
thì cuối đời các Bạn sẽ khơng nuối tiếc thời gian đã sống trên cõi này.
Tôi chia sẻ hoạch định cuộc đời của tơi:
1. Sinh = hình thành (0-30 tuổi ): từ khi sinh ra, lớn lên và đi học. Giai đoạn
hình thành nhân cách con người.
2. Lão = phát triển ( 30 - 50 ) : xây dựng gia đình, ni dạy con cái, cơng việc,
sự nghiệp. Jack Ma từng nói " Nếu sau 35 tuổi mà Bạn khơng có tài sản thì lỗi
chính đó là do Bạn !". Vì vậy giai đoạn này khá quan trọng cho cuộc đời bạn.
Bạn có thành cơng hay thấy bại thì phải giải quyết trong giai đoạn này.
Cuộc đời của một con người sẽ khó kéo dài giai đoạn này. Nhưng một sản
phẩm và một cơng ty có thể phát triển lâu hơn thì địi hỏi người quản trị hoặc
chủ. Họ có thể phát triển từ đời này qua đời khác.
3. Bệnh = bão hoà ( 50-60 ) : giai đoạn này Bạn đã có được nền tảng vững
vàng về tài chính, đóng góp cho xã hội, từ thiện, chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm làm việc cho thế hệ trẻ, nghỉ ngơi, vui cùng con cháu.


1
7

4. Tử = suy thoái ( 70-80 ) : giai đoạn này là giai đoạn cuối đời, mắt mờ, chân

yếu, lẩm cẩm, lãng trí và chết !
Chính việc hoạch định như thế này nên đến tuổi này tơi đã có đạt được vài
thành tựu nhỏ cho mình.
Tơi cũng chưa giàu và chưa nghèo, chưa thành đạt hơn ai. Nhưng nếu so với
thước đo " dân gian" của
một người đàn ông " người trần, mắt thịt " đó là
"Một vợ
Hai con
Ba mê
Bốn bánh
Năm châu
Sáu miếng"
thì tơi đã vượt 5 tiêu chí. Chỉ còn " 6 miếng " nữa là khép lại cõi này !
Tôi cá chắc rằng mỗi người chúng ta đều phải bước qua từng giai đoạn đó.
Chỉ khác nhau ở từng giai đoạn mỗi người có một điểm sáng/tối thơi và khi
cuối đời chúng ta đã làm được gì thì mới chiêm nghiệm được thành cơng hay
thất bại.
Tơi thì chỉ mong được an bình và cuối đời về đích theo hoạch định. Cịn các
Bạn thì sao ? Hãy chia sẻ với nhau nhé.
Ai cũng chỉ có một đời để sống, vì vậy sống sao để xứng đáng anh chị nhé.
Nguyễn Sơn Thuỷ


1
8

BỨC ẢNH CON GÀ VỚI GIÁ 50 TRIỆU
Hay quy luật tập trung hay là chết trong chiến lược định vị thương hiệu
Anh đã từ chối chụp ảnh một con gà mà khách đặt chụp tại nhà với giá 50 triệu,
50 triệu không phải là số tiền nhỏ nhưng với định vị thương hiệu đã có sẵn anh

sẵn sàng bất chấp nhưng dù sao nó cũng làm anh trăn trở mất vài hôm để đến
quyết định cuối cùng, 50 triệu thật sự đáng phải suy nghĩ. Nó là cả mấy tháng
làm việc vất vả, nó là cả một cái xe máy hay có thể mua một cái tivi xịn bậc
nhất để vợ chồng anh phe phẩy quạt mát xem phim hd.
Bao đêm trằn trọc không ngủ anh muốn xuôi tay chụp cho xong rồi lấy tiền
nhưng lại nghĩ về đạo đức nghề nghiệp, nghĩ về chiến lược định vị thương
hiệu mình đã và đang xây dựng, ko lẽ vì 50 triệu chụp con gà mà lại bỏ đi cả
tâm huyết cả đời, bỏ đi cái định vị đang dẫn đầu, Nhớ lại những ngày đầu ý
định bỏ việc theo nghề nhiếp ảnh thương hiệu, Anh đã cãi bố, cãi mẹ, cãi cả
dịng họ để theo đuổi nó, bỏ cả nghề quản lý trong hàng không Việt Nam
lương tháng cao ngất để tự ra xây dựng cơ nghiệp mới này.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, sáng sớm dậy thật sớm, anh mặc đồ thật lịch lãm và
cầm theo mấy ảnh, trang bị pin đầy đủ...khơng thể để vợ mình cứ xem cái tivi
cũ mãi. Không thể 50 triệu rơi vào tay thằng khác được, việc gì phải cứng
nhắc như thế. Định vị thì định chứ việc qi gì mà cứ giữ nó, dẫn đầu định vị
thương hiệu thì thỉnh thoảng lệch pha tí có sao. Biết đâu chụp gà đẹp lại dẫn
đầu thêm định vị chụp gà nổi tiếng số 1 thế giới. Chả gì mà nghĩ nhiều thế.
Anh đến gặp khách hàng, uống trà, tầm ngâm, ngắm con gà tre tuyệt đẹp và
nghe khách tâm sự về cuộc đời kinh doanh gà tre của mình: Ơng kể Ơng là
người ni gà Tre nức tiếng bậc nhất làng, ai cũng gọi Ông là Hải gà Tre, Ơng
chỉ có dun ni gà Tre tự nhiên, cả làng nuôi gà khác và gà công nghiệp
lung tung bán được nhiều tiền và nhàn. Nhưng Ông chỉ chọn gà Tre, vì Ơng
hiểu rằng cả nước tìm đến Ơng vì từ gà Tre chứ khơng phải gà gì khác. Nếu
Ơng chỉ cần ni một con gà khác trong chuồng thì Ơng sẽ mất tất cả. Từ đó
quanh năm Ông bán gà tre và giờ ai cũng gọi Ông là triệu phú gà Tre.
Nghe đến đây, tự nhiên anh giật mình, có gì đó chạm vào tim anh đau nhói,
trầm ngâm, Anh đến gần, bắt tay và ơm vị khách thật lâu, anh nói:
Tơi thành thật xin lỗi, tơi là dân chuyên chụp ảnh thương hiệu (brand
photography), tôi chỉ chụp ảnh thương hiệu và tôi dẫn đầu trong định vị này.
Gà không phải là sở trường của tôi. Tôi có thể giúp anh chụp vì anh u nó

chứ tơi nhất quyết ko lấy 50 triệu. Vì tơi khơng phải là thợ chụp gà. Bức ảnh
duy nhất tôi chụp cho Ông là Ông và con gà của Ông chứ không phải mình nó.
Một thời gian sau:
Một bức ảnh thật đẹp về Gà tre và Ông chủ được treo trịnh trọng trong nhà lưu
niệm của làng Ông đã được anh chụp dưới được ký tên: Tặng thương hiệu gà
Tre số 1 Việt Nam.
Chúng ta ai cũng một lần phải đối mặt với những suy nghĩ về con gà 50 triệu.
Liệu nên tiếp tục tập trung vào sức mạnh định vị hay cứ thấy lời trước mắt là
làm và để mất định vị và vị thế của mình so với đối thủ. Một bài học đơn giản
nhưng rất khó đối với ai đã và đang trên đường kinh doanh.
Luôn nhớ rằng, quy luật sẽ là quy luật
“Hãy luôn giữ vững tinh thần tập trung mục tiêu định vị thương hiệu nếu không
bạn sẽ chết và thất bại ”.


1
9

Khi bạn lung lạc ý trí khơng tập trung, hay nhớ câu truyện nhiếp ảnh thương
hiệu và con gà tre này nhé.
Phạm Thanh Hạt


2
0

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CHO MỘT
STARTUP
(Trong thời gian vừa qua, rất nhiều bạn trẻ inbox hỏi Tôi về kinh nghiệm thực
tế và phương thức về xây dựng thương hiệu cho một khởi nghiệp nhỏ, điều

này dẫn đến việc Tơi xin trích dẫn câu truyện phía dưới để các bạn có thể
tham khảo và ứng dụng vào chính case của mình)
Tơi gặp em vào một ngày cuối khố học, em nói là em cần tơi góp ý cho case
của em về đào tạo tiếng anh. Chúng tôi đã dành cho nhau khá nhiều thời gian
để tìm định vị cho case của em trong thế giới giáo dục và đào tạo tiếng anh
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nghiên cứu tổng quan từ những trung tâm
hiện tại, các định vị đã chiếm như: tiếng anh dành cho người mất gốc, tiếng
anh cho người đi làm, tiếng anh cho ielts, tiếng anh cho trẻ em và nhiều hơn
thế đã hầu như chiếm trọn tâm trí khách hàng. Đọc qua tóm tắt, Tơi như lạc
vào thế giới của sự hổn loạn khi em liệt kê hết tất cả những gì đã nghiên cứu.
Tơi biết lúc này chúng ta cần tĩnh tâm hơn để hiểu em đang làm gì và thế
mạnh của em như thế nào ngồi chất lượng giáo trình và sự tận tâm với nghề
dạy học của em và em cịn có gì chưa khai thác.
Một điểm nhấn trong đối thoại với em khi tư duy làm tơi dừng lại. Em nói: em
thường dạy lúc 5h sáng, khuyến khích các bạn học tiếng anh lúc 5h vì lúc đó
khả năng tiếp thu lớn nhất. Tơi hỏi tiếp: vậy các bạn hưởng ứng thế nào. Em
nói: thật sự hiệu quả và tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên em vẫn khơng hiểu sẽ
phải nói như thế nào mới tạo cho các bạn nhớ đến thương hiệu mình được.
Trầm ngâm hồi lâu. Tôi nhớ những ngày học tiếng anh lúc cịn học đại học, tơi
rất kém mơn này vì là dân chun tốn nên hết 12 các thì hiện tại và q khứ
cịn chưa nắm cách chia, sau đó những 4 năm liên tục tôi luôn mài quần tại
các trung tâm cho đến khi tôi vượt qua ielts để đi du học khi tơi nhìn lại tơi chỉ
có thể cụ thể kết quả trong 2 từ “kiên trì, kiên trì và kiên trì” khơng ngừng nghỉ
cho đến khi đạt mục tiêu.
Tự trong sự thật ngầm hiểm của mình, Tơi chỉ có thể gợi ý em 2 từ “kiên trì” vì
chính bản thân từ tơi, từ insight của tơi, từ chính con người và văn hố giáo
dục phổ thơng tạo nên sự lệch lạc trong đào tạo nhưng vẫn tốt nghiệp hết cấp
3. Đó là sự thật ngầm hiểu từ hơn vài triệu bạn trẻ đang khao khát bức phá đạt
kết quả và chính em là người có tố chất kiên trì hơn bất kỳ ai và những học trị
của em, những vị khách của em sẽ nhìn thấy đó qua con người em.

Tôi gặp em và gợi ý: hãy chọn định vị “ tiếng anh dành cho người chưa đủ kiên
trì” em nhé. Tại sao lại ko dùng cho người kiên trì thay vì chưa đủ kiên trì. Vì
chính anh đã đọc được sự thật ngầm hiểu từ con người anh hơn ai hết và anh
vẫn nhớ hơn 40 bạn học cùng trung tâm tiếng anh do trường anh tổ chức đã
ko đủ kiên trì học đến buổi cuối cùng giờ họ đã không dùng tiếng anh cho
khoảng đời cịn lại. Và chỉ cịn mỗi anh và cơ giáo buổi cuối cùng bế mạc. Anh
vẫn nhớ như in lời cô: “con tiếp thu tiếng anh chậm lắm, nhớ lại kém, con
khơng có khiếu nhưng con kiên trì hơn 40 bạn cịn lại nên cơ mới chịu dạy con
đến buổi này”
Em tin tôi và dùng 2 từ này trong câu định vị “ tiếng anh dành cho người chưa
đủ kiên trì”. Kết quả sau 1 thời gian, trung tâm tiếng anh của em đã khá ấn
tượng và được nhiều học sinh hơn. Em bận hơn trong vai trò dạy học và quản
trị số lượng học viên lớn như vậy. Thỉnh thoảng tôi vẫn hay gặp em trong các


2
1

buổi nói chuyện, tóc em bạc đi rất nhiều. Rất nhiều bạn bè tôi học tại trung tâm
em khen chất lượng và sự kiên trì từ giáo viên đã làm các bạn đến học tại
trung tâm có sự tiến bộ vượt bật về tiếng anh. Tôi tin em làm được nếu là tôi
17 năm về trước, tôi sẽ chọn trung tâm của em hơn hàng nghìn trung tâm bên
ngồi. Vì đơn giản chính trung tâm đã giúp các bạn học viên ngồi kỹ năng,
kiến thức mà cịn là sự kiên trì vượt bật trong cuộc sống để theo đuổi mục tiêu.
Cho đến hôm nay, thỉnh thoảng khi xem facebook, tôi vẫn theo dõi từng bước
chuyển mình của trung tâm em, từng bước đi vững chắc và lớn mạnh dần.
Thật ít có những trung tâm có thể làm được điều này, thật giãn dị nhưng đầy
nội lực. Tên, slogan hay định vị chỉ là định hướng, cốt lõi vẫn là những bước
cố gắng từng ngày từng giờ để em có thể chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong tâm trí
các bạn học viên,

Chúc em thành công, chúc con đường em đã chọn thành công.
“ Tiếng anh dành cho người chưa đủ kiên trì”
Nếu là tơi, tơi sẽ chọn trung tâm của em để học vì tơi là cậu học trị học học tốt
tiếng anh nhờ sự kiên trì.
Phạm Thanh Hạt


2
2

ROGER FEDERER VÀ CÂU CHUYỆN XÂY DỰNG HÌNH MẪU THƯƠNG
HIỆU CÁ NHÂN
Đẳng cấp, quý ông, huyền thoại hay lịch lãm, quý tộc là những từ đầy hoa mỹ
mà giới báo trí, các fan Tennis hay giới quý tộc dành cho RF. Xuất thân từ cậu
bé đánh Tennis ở Basel, Thụy sĩ, nơi cột mốc tiếp giáp 3 nước: Pháp, Đức,
Thụy sĩ. Từ khi nước chân đến Wimbledon, RF Bắt đầu cuộc chinh phục hàng
triệu trái tiếp từ khắp thế giới và đằng sau câu chuyện thành cơng là:
Một bí mật về xây dựng hình mẫu và tính cách thương hiệu cá nhân sẽ được
phân tích trong bài Viết.
Đầu tiên hãy sơ lượt các thương hiệu đình đám đã chọn RF làm đại diện thể
hiện định vị gì của họ:
Đầu tiên là thương hiệu đồng hồ quý tộc Rolex. :)): những quảng cáo liên
quan đến RF luôn cho thấy đẳng cấp một quý ông lịch lãm đánh tennis, Môn
thể thao mà ngày xưa chỉ có giới hồng gia q tộc bên Anh mới chơi đến,
ngay trong bảo tàng Wimbledon thể hiện rất rõ những quý tộc mặc áo dài trắng,
vest trắng chơi Tennis thế nào.
Tiếp theo là thương hiệu xe Mercedes với định vị người thành đạt, nổi tiếng và
chuẩn mực gia đình khi ads về chiếc mercedes V8 với khoang rộng đủ để cho
2 cô gái đáng yêu lên xe mỗi khi kết thúc công việc, thể hiện rất rõ tính cách
người thành cơng và trách nhiệm.

Nike: nằm trong vị trí số 1: Top of mind trong làng thời trang thể thao Nike khi
sở hữu riêng những thiết kế trang phục Tennis trong 10 năm liền có gắn RF,
những quảng cáo đình đám. Thể hiện tính cách người hùng, người luôn đứng
đầu các cuộc chơi.
Và hàng ngàn quảng cáo khác trong bộ sưu tập như: gillet: chính xác cắt từng
sợi râu. :)), Wilson....etc
Mỗi quảng cáo đẳng cấp đều chọn Federer vì những tính cách thương hiệu cá
nhân anh sở hữu phù hợp với định vị tính cách thương hiệu mà họ đã chọn
làm chiến lược. Tuy nhiên điều mà ngày hôm qua khi Cả thế giới bùng nổ là
câu chuyện hàng triệu trái tim đã ủng hộ chính thương hiệu cá nhân và hình
mẫu anh đã xây dựng và sở hữu:
1. Lịch lãm quý tộc : luôn nhẹ nhàng, điềm tĩnh dù thắng hay thua cũng mỉm
cười và nước mắt luôn là cảm xúc thật của tâm hồn. Những điều đó rất nhiều
tay Tennis sau này thiếu trầm trọng.
2. Tốc độ chính xác: trong trận chung kết Úc mở rộng đầu năm 2017, RF đã 2
lần claim chính xác cú champion point chạm vạch chứng tỏ độ chính xác đến
khó tưởng, hay viral video anh đưa bóng vào xe mercedes và đánh bóng trúng
hộp trên đầu người bạn là dậy sóng kênh YouTube một thời gian dài.
3. Trách nhiệm gia đình: một người đàn ơng mẫu mực, u vợ và có 4 con. Vợ
ln là bạn, đồng nghiệp, huấn luyện viên, khơng hề có điều tiếng. Một điều
mà giới thể thao và quý tộc luôn ngưỡng mộ.
4. Trách nhiệm với xã hội và người hâm mộ: luôn chơi một trận hết sức dù đối
thủ mạnh hay yếu, không đổ lỗi chấn thương, ko la mắng dù là cậu bé hay cơ
bé nhặc bóng. Ln thân thiện với fan và đặc Việt là quỹ từ thiện của RF khi
chơi Tennis và gần gũi với trẻ em châu phi đói nghèo.
Chỉ với 4 tính cách trên Federer đã chinh phục hàng triệu trái tim và trở thành
người hùng ngồi đời thực, khơng hoa mỹ và đình đám, khơng tai tiếng và ồn


2

3

ào. Đó là hình mẫu thương hiệu mà chiếm được nhiều trái tim nhất hơn Cả
các người hùng trong Hollywood.
Thương hiệu cá nhân cũng cần sự bền vững như thương hiệu sản phẩm, có
thể ngày hơm qua, năm vừa qua hay nhiều năm trước là nhà vô địch, dù hôm
nay có chiến thắng hay khơng, Federer đã và đã rất thành cơng trong chiến
lược thương hiệu cá nhân của mình từ chính con người và tính cách của anh.
Một chiến lược thương hiệu các nhân muốn bền vững cần được xây dựng từ
gốc, từ chính con người thực của chính mình.
Hãy xây dựng thương hiệu cá nhân thật sự bền vững từ chính con người thực
của mình và một ngày bạn sẽ có thể là RF của Việt Nam trong một lãnh vực
mà bạn đang theo đuổi.
Phạm Thanh Hạt


2
4

BÍ MẬT 5 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
“LOVEMARKS” TỪ CÂU CHUYỆN TÌNH U NAM NỮ
Gã đàn ơng nhìn thẳng vào mặt cô gái với giọng điệu gắt gỏng: Cơ đi khuất
mắt tơi cho tơi nhờ, tại sao có bao thằng đàn ông đẹp trai, nhà giàu, tài giỏi Cơ
khơng theo mà cứ bám tơi như đĩa đói thế hả.
Mặc cho người đàn ơng nói hết lời cơ gái vẫn ngồi lặng im, cơ cũng khơng hiểu
chính mình là tại sao có thể yêu đến cuồng điên một người như thế mặc dù cơ
xinh đẹp, tài năng và có nhiều vệ tinh theo đuổi.
Và cơ gặp tơi để tìm lời giải thích, tơi khơng phải là chun gia tình u, tơi chỉ
biết về thương hiệu và tơi chỉ có thể vận dụng lý thuyết được nghiên cứu từ
các giáo sư hàng đầu để lý giải cho cô gái.

Đơn giản cơ gái đã vơ tình bị người đàn ơng chinh phục từ những bước đi rất
học thuyết mà ngay cả người đàn ông cũng không nhận ra. Sau khi lắng nghe
tỉ mĩ từng bước đi từ lúc quen nhau đến lúc đắm chìm. Tơi nhận thấy mối liên
hệ giữa lý thuyết về tình yêu nam nữ và tình yêu thương hiệu có sự chặc chẽ
đến bất ngờ.
Họ quen nhau, tìm hiểu và khám phá, anh chàng luôn tạo cảm giác úp mở để
cơ gái ln trong tình trạng tị mị và sốt ruột tìm hiểu. Sau thời gian anh ấy
dẫn cô ấy trãi nghiệm dần từng bước một trong những gì mình sở hữu từ
những nơi anh ấy hay đến cho đến những bạn bè anh ấy quen. Sau đó anh ấy
luôn biết tăng cảm hứng và hứng khởi cho cuộc sống hằng ngày của cô bằng
những điều tuyệt với đúng thời điểm mà cô luôn cảm thấy không thể hoàn hảo
hơn và quan trọng nhất điều cốt lõi là những tính cách mà anh ấy hấp dẫn cơ
đến bất ngờ, tính cách của một người ln có lý tưởng lớn, đam mê và rất rõ
ràng đến tin tưởng. Và điều cuối cùng qua bạn bè và gia đình, họ đánh giá anh
luôn là người hợp với cô, người lý tưởng của cơ và quan trọng hơn hết họ ln
nói tốt về anh trong những lần cô đề cập.
Tôi từng bước dùng lý thuyết của mình vận dụng để lý giải cho cô gái hiểu
nhưng tôi nghĩ cũng đã quá muộn vì bản thân cơ khơng hề có gì để tăng
lovemarks từ phía anh ấy.
Cuối cùng tơi chốt cho cơ ấy một điều: Điều duy nhất giữa lovemarks sản
phẩm và tinh yêu nam nữ là, lovemarks sản phẩm chỉ từ một phía nhưng nếu
tình u chỉ một chiều thì theo thời gian sẽ dễ dàng đánh mất vì từ 2 phía họ
đều cần một q trình trãi nghiệm và u như nhau đấy cô gái ạ.
Phạm Thanh Hạt


2
5

CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP VỚI 100 TRIỆU

Em có bao nhiêu tiền ? Tôi hỏi, cậu con trai trả lời: Em có 100 triệu, em muốn
khởi nghiệp. Việc gì cũng được, em có tâm huyết và em tin thành cơng. Anh tư
vấn chiến lược em nhé.
Tơi dừng lại hồi lâu. Nhìn vào mắt em. Tơi thấy mình trong đơi mắt đó. Một đôi
mắt khát khao đổi đời thật sự không chỉ dựa vào lời nói mà có thể hành động
quyết liệt. Tơi hỏi: nghề chính của em là gì ?. Em nói em chưa từng làm
gì? Thế bố mẹ em làm trong ngành nào? Em nói bố mẹ em làm bánh mỳ.
Tơi hỏi: sao em ko xin việc để có kinh nghiệm rồi hay khởi nghiệp, em nói: em
thích. Một lần nữa tơi lại giật mình, em thích ah. Tơi cũng thích.
Có bao người như em ở đây ? Và có bao nhiêu người có câu trả lời ?
Với tơi có lẽ em chỉ có 2 lựa chọn:
1. Mất 100 triệu và sau 100 triệu đó mới là câu chuyện bắt đầu khởi nghiệp. Vì
100 triệu chỉ đủ trả học phí.
2. Về gặp bố mẹ và mất 1 năm học tất Cả các kinh nghiệm làm bánh sau đó
hãy quay lại đây gặp anh, anh sẽ hướng dẫn em xây dựng chiến lược thương
hiệu bánh riêng của em. Em sẽ ko mất 100 triệu.
Có lẽ đây là câu chuyện của hầu hết các bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp
nhưng quên mất rằng, gia tài lớn nhất nằm ngay trong nhà của mình, nơi mà
cha mẹ bỏ hết Cả đời để học hỏi kinh nghiệm nhưng vì tiết kiệm tiền cho con
ăn học nên ko khởi nghiệp được. Và đó là lý do nền kinh tế Nhật phát triển vì
tính kế thừa trong gia đình và tính truyền nghề rất cao từ thế hệ này qua thế hệ
khác. Đối với những người làm chiến lược thương hiệu như tôi những
casestudy này mới thật sự có giá trị vì nó mang tính bền vững.
Vì thế trước khi bắt đầu hãy quay lại tìm ngay kho báu trong chính gia đình
bạn. Nếu nhiều bạn nói là bố mẹ em trồng lúa thì xin thưa tôi đang học về gạo
để làm thương hiệu hơn một tháng rồi mà chưa hết các loại và đặc tính của
nó.
Phạm Thanh Hạt



×