Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhà thầu xây dựng: Chọn ai, ai chọn? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.81 KB, 9 trang )

Nhà thầu xây dựng: Chọn ai, ai chọn?

Chọn thầu luôn là công đoạn gian nan và quyết định nhất trong
toàn bộ tiến trình xây nhà. Chọn đúng thì mọi việc suôn sẻ, xây xong
thở phào. Chọn sai thì
“Trước khi xây nhà thì bạn có tiền còn ông thầu có kinh nghiệm, sau khi
xây xong thì ông thầu có tiền còn bạn có kinh nghiệm” như câu trào lộng
hay nghe đây đó mỗi khi có người có dịp “kể tội” các nhà thầu! Thế
nhưng thực tế có hoàn toàn như vậy không?

Kính thưa nhà thầu!

Trước hết người viết xin nói rõ rằng “kính thưa” ở đây không phải là
“kính thưa đểu và đau” như người ta thường nói kiểu “kính thưa ôsin”,
mà là “kính thưa” thật, là thái độ tôn trọng thật sự đối với vai trò và sự
đóng góp của các nhà thầu trong môi trường xây dựng tại Việt Nam.
Thông qua bài viết này, chúng tôi – những người thiết kế, đứng ở
khoảng giữa nhà thầu và gia chủ – muốn có một cái nhìn khác, khách
quan hơn, bao dung hơn về các nhà thầu xây dựng vốn thường bị mang
nhiều điều tiếng trong nghề nghiệp.



Xã hội nào, đất nước nào cũng luôn có những định kiến về ngành nghề,
về con người không dễ xoá bỏ. Riêng người Việt Nam trước nay hay
quan niệm rằng thợ may ăn vải, thợ bạc ăn vàng, thợ xây ăn gạch, cát,
ximăng, đá sỏi… Thế ra người thợ xây theo cách nói nôm na hay nhà
thầu xây dựng lại có thể “ăn” nhiều đến vậy sao? Không có lửa thì làm
sao có khói? Những định kiến của người xưa thường là đúng nhưng
không phải hoàn toàn và càng không thể áp dụng một cách máy móc cho
tất cả các trường hợp. Có “một bộ phận không nhỏ” nhà thầu để lại điều


tiếng xấu nhưng cũng có không ít nhà thầu thực sự tâm huyết với nghề
nghiệp, với khách hàng… Tuy nhiên, ở phân khúc nhà ở tư nhân, khi
“đồng tiền đi liền núm ruột” với sự giám sát chặt chẽ của nhiều bên thì
các nhà thầu vừa không dễ làm ẩu làm gian làm dối, vừa có cơ hội trau
chuốt tác phẩm như một cách quảng bá hữu hiệu nhất cho năng lực của
mình. Một số nhà thầu hiện nay đủ năng lực xây các công trình biệt thự,
khách sạn, resort… chất lượng cao, thậm chí có thể đảm bảo theo những
tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế làm hài lòng chủ đầu tư với giá cả khá
cạnh tranh do có tổ chức tốt về nhân lực, khả năng cung ứng vật tư… Do
vậy, không thể vì một quan niệm đã thành định kiến xã hội mà có thể
“quơ đũa cả nắm” được. Bản thân người viết bài đã làm việc gần 20 năm
qua với đủ các loại nhà thầu, và có thể khẳng định rằng đại đa số nhà
thầu đều chí thú làm ăn, vất vả đủ đường nhất là trong thời buổi kinh tế
suy thoái, và họ khá tâm huyết với công trình. Vấn đề là làm sao tìm và
gặp được những nhà thầu như vậy?

Có thể bạn chưa biết…

Để có thể đánh giá một cách khách quan về năng lực của các nhà thầu
trước khi quyết định chọn lựa, trước hết chủ đầu tư công trình nên biết
chủ thầu đó là ai, năng lực thế nào một cách cụ thể và rõ ràng. Xuất thân
của chủ thầu nói lên khá nhiều về khả năng của họ.

Chủ thầu là kiến trúc sư: dù không phải là đơn vị thiết kế nhưng chủ
thầu là dân “kiến” thường rất quan tâm đến chất lượng, hình thức thiết
kế, thường hay đóng góp nhiều ý kiến để chỉnh sửa phần kiến trúc và nội
thất sao cho đạt được hiệu quả tối ưu hơn. Nhưng vì quá quan tâm đến
thiết kế nên chủ thầu hay bị trễ tiến độ thi công công trình. Một số kiến
trúc sư nhảy ra làm thầu thường than là bị lỗ, đơn giản bởi họ hay say
sưa với yếu tố nghệ thuật, ý tưởng mà bỏ sót các mấu chốt kinh tế – kỹ

thuật khác.

Chủ thầu là kỹ sư xây dựng: chủ thầu dạng này thường quan tâm đến
vấn đề kết cấu sao cho “ăn chắc mặc bền” còn phần kiến trúc thì chỉ làm
đúng theo bản vẽ bất kể bản vẽ thiết kế có hợp lý hay không, đẹp hay
xấu… Các tính toán của anh ta thường nghiêng về hướng tổ chức công
việc sao cho thuận lợi nhất, và các gia chủ cũng hay yên tâm về chất
lượng thi công khi gặp dạng thầu này.

Chủ thầu xuất thân từ người cai thầu: chủ thầu thường xây nhà theo kinh
nghiệm với nhiều thợ lành nghề, tay nghề cao, cùng một êkíp cộng tác
lâu năm… Chủ thầu dạng này thường làm rất tốt những công trình nhà
phố, biệt thự đơn giản với kinh phí đầu tư thấp nhưng thường gặp khó
khăn với những công trình lớn, kinh phí đầu tư lớn hơn đòi hỏi trình độ
chuyên môn về quản lý cao.

Chủ thầu là nhà quản lý thuần tuý: chủ thầu tuy không có chuyên môn
về kiến trúc xây dựng nhưng lại biết quản lý, biết tập hợp nhiều nhà
chuyên môn có trình độ và tay nghề cao để cùng hợp tác. Chủ thầu dạng
này thường thành lập một công ty bài bản có nhiều ban bệ chuyên môn
nên có thể đáp ứng được những yêu cầu của các công trình lớn nhưng lại
thường phải bị lệ thuộc vào trình độ chuyên môn và đạo đức của những
nhân sự mà mình cộng tác.


Dù ở Việt Nam hay các nước phương tây, trình độ và tay nghề của đội
thợ quyết định đến việc hoàn thiện chất lượng công trình có đúng ý
tưởng thiết kế hay không, như ca sĩ và ban nhạc chuyên nghiệp thể hiện
thành công sáng tác của nhạc sĩ.


Chủ thầu là nhà cung cấp vật liệu: chủ thầu chỉ chuyên về lĩnh vực
thương mại, bán hàng, nhập hàng… lâu ngày quen mối nhảy ra làm thầu
luôn. Phần thi công xây dựng nặng nề thường được khoán trắng cho đơn
vị khác thực hiện. Gia chủ có thể chọn chủ thầu dạng này cho một số
hạng mục phụ như đóng trần, sơn nước, đi đường điện nước… và phải
có người chuyên môn vững đi “kèm” sát.

Sau khi biết được nhà thầu của mình là ai, gia chủ cũng cần phải biết
đến các hình thức thầu trên thị trường xây dựng để có thể chọn cho mình
một nhà thầu phù hợp, có thể điểm qua một số hình thức thầu như sau:

Tổng thầu và liên danh thầu: là nhà thầu lớn có đầy đủ ban bệ chuyên
môn để tự thực hiện tất cả các hạng mục công việc trong công trình như
xây dựng cơ bản, điện, nước, hoàn thiện… Hoặc là những nhà thầu cùng
liên danh liên kết với nhau để thực hiện công trình, thường công trình từ
lớn đến rất lớn. Nếu chỉ làm ngôi nhà phố nhỏ mà chọn thầu dạng này
thì có thể không phù hợp, lãng phí, và thực tế người làm trực tiếp công
trình không phải là chủ thầu mà chỉ là thầu phụ.

Khoán thầu: một nhà thầu sau khi ký hợp đồng trọn gói với chủ đầu tư
sẽ tự thực hiện vài hạng mục thuộc chuyên môn của mình. Các hạng
mục khác sẽ được khoán thầu cho các nhà thầu phụ thực hiện nhưng vẫn
kiểm tra và kiểm soát theo trách nhiệm hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Hình thức chiếm đa số các công trình nhà tư nhân đang làm hiện nay,
phù hợp với điều kiện xây dựng còn mang nặng tính thủ công, dựa trên
sự quen biết và niềm tin là chính.

Bán thầu: một nhà thầu sau khi ký hợp đồng trọn gói với chủ đầu tư sẽ
nhanh chóng “sang tay” cho một nhà thầu khác thực hiện để ăn tiền
chênh lệch. Vai trò của nhà thầu dạng này thực chất chỉ như một anh “cò

mồi” chỉ có mặt trong những buổi họp dự án để làm yên tâm chủ đầu tư
nhưng toàn bộ công việc thì đã được bán hoàn toàn cho các nhà thầu
khác. Dù ai xây nhà cũng không thích gặp chủ thầu dạng này, nhưng
thực tế vẫn xảy ra tình trạng bán thầu khi chủ thầu không có sẵn quân,
khi họ kẹt quá nhiều công trình cùng lúc, hoặc khi họ chỉ là công ty
chuyên về thiết kế, chuyên kinh doanh bất động sản nhưng có người
thuê thầu xây nhà thì họ “làm tới luôn”.

Nếu không nói ra thì…

Có thể tham chiếu một thực tế ở các nước phát triển, nhất là châu Âu và
Bắc Mỹ thì các nhà thầu hoàn toàn đối thoại với chủ đầu tư như hai đối
tác bình đẳng. Họ – giới thầu xây dựng – với tác phong chuyên nghiệp
và bề dày kinh nghiệm có thể yêu cầu chủ đầu tư giải trình về khả năng
tài chính trước khi ký hợp đồng nhận thầu, hoặc thậm chí thẳng thừng từ
chối cộng tác với những chủ đầu tư thiếu chuyên nghiệp. Điều này ở
thực tế xây dựng Việt Nam là “mơ giữa ban ngày” bởi những định kiến
lâu nay cộng với quan niệm “tôi làm chủ, anh làm mướn cho tôi” đã ăn
sâu vào đa số cách nghĩ, cách ứng xử của gia chủ Việt. Thay vì thừa
nhận vai trò và sự đóng góp của các nhà thầu, các chủ đầu tư Việt có
khuynh hướng thiếu tin tưởng khi ký hợp đồng, tìm mọi cách để ép giá,
thậm chí cậy quyền cậy thế (nhất là những dạng chủ đầu tư xây công
trình vốn ngân sách) để o ép các nhà thầu, dùng đủ loại cách thức để
“găm” lại tiền bạc, làm xong công trình cả mấy năm mà nhà thầu vẫn
không được thanh toán hết.

Thực tế trên hình thành nên một vòng luẩn quẩn theo kiểu không ai tin
ai, ai cũng muốn thủ thế, ai cũng muốn “nắm đằng chuôi” trong quan hệ
chủ nhà – chủ thầu. Thậm chí có lúc có nơi chủ nhà sau thời gian thấy
việc xây dựng có vẻ không khó bèn… nhảy ra làm thầu luôn, chỉ thuê

thợ theo công nhật, còn mình đốc thúc, tự chạy lo vật tư, với niềm tin
tưởng duy nhất vào bản thân và sự chắt chiu đến cùng kiệt mọi thứ .

Thế mới thấy trong chuyện làm nhà thì vấn đề “việc ai nấy làm” luôn là
điều cần lưu ý, và thay vì so đo, làm khó nhà thầu bằng những định kiến
truyền tai nhau không mấy tốt đẹp, chủ đầu tư nên bỏ thời gian tìm hiểu
kỹ lưỡng về tư cách pháp nhân, năng lực thực tế của nhà thầu (thông qua
công trình đã làm và người quen uy tín đảm bảo), biết cân nhắc để đánh
giá cẩn trọng ai là nhà thầu phù hợp nhất với cá nhân mình, văn hoá gia
đình mình, với kinh phí và cách làm việc của mình? Khi chọn được nhà
thầu phù hợp (xét về mặt con người) thì cần trao gửi niềm tin với thái độ
đúng mực và những công cụ kiểm soát hữu hiệu như tư vấn giám sát,
soạn thảo hợp đồng rạch ròi, không ham giá rẻ,… Được vậy thì chủ đầu
tư mới có thể tiến hành ổn thoả các công đoạn tiếp theo của tiến trình
xây nhà cho mình.

×