Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

TÀI LIỆU dạy văn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 188 trang )

TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC



Tài liệu hỗ trợ giảng dạy



Tài liệu hỗ trợ giảng dạy

MỤC LỤC
BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ (11 tiết) .................................................................... 3
VĂN BẢN 1,2,3: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI ............................ 3
VĂN BẢN 4: TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC .................................................................... 15
VĂN BẢN 5: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ- (Nguyễn Tuân) .......................................................... 23
THỰC HÀNH ĐỌC: TÊ-DÊ (Trích) - Thần thoại Hy Lạp, Ê-đi Ha-min-tơn kể.................. 32
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT ................................................... 37
BÀI 2: VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA (11 tiết) ...................................................................................... 39
VĂN BẢN 1: CHÙM THƠ HAI- CƯ NHẬT BẢN.............................................................. 41
VĂN BẢN 2: THU HỨNG (Cảm xúc mùa thu) - Đỗ Phủ .................................................... 51
VĂN BẢN 3: MÙA XUÂN CHÍN - Hàn mặc Tử - .............................................................. 63
VĂN BẢN 4: BẢN HỊA ÂM NGƠN TỪ TRONG “TIẾNG THU” CỦA LƯU TRỌNG
LƯ - Chu Văn Sơn ................................................................................................................. 72
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI DÙNG TỪ, LỖI VỀ TRẬT TỰ TỪ VÀ CÁCH SỬA . 81
THỰC HÀNH ĐỌC: CÁNH ĐỒNG- Ngân Hoa .................................................................. 91
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM ................. 93
BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN ..................................... 95
(11 tiết) .......................................................................................................................................... 97
VĂN BẢN “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA”. ......................................... 97
VĂN BẢN “YÊU VÀ ĐỒNG CẢM” (Trích) - Phong Tử Khải ......................................... 101
VĂN BẢN “CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ” (Trích) - Lê Đạt ............................................... 106


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI VỀ LIÊN KẾT VÀ MẠCH LẠC TRONG ĐOẠN
VĂN, VĂN BẢN: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CHỈNH SỬA............................ 111
VIẾT BÀI LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY
MỘT QUAN NIỆM. ............................................................................................................ 115
BÀI 4: SỨC SỐNG CỦA SỬ THI (9 tiết) .................................................................................. 125
VĂN BẢN 1: HÉC-TO TỪ BIỆT ĂNG-ĐRO-MÁC (TRÍCH I-LI-ÁT) - HÔ-ME-RƠ..... 125
VĂN BẢN 2: ĐĂM SĂN ĐI BẮT NỮ THẦN MẶT TRỜI (TRÍCH ĐĂM SĂN) - SỬ
THI Ê-ĐÊ. ............................................................................................................................ 133
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT SỬ DỤNG TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ VÀ CÁCH ĐÁNH
DẤU PHẦN BỊ TỈNH LƯỢC TRONG VĂN BẢN ............................................................ 141
VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ ........................................................ 142
THỰC HÀNH ĐỌC MỞ RỘNGVĂN BẢN RA – MA BUỘC TỘI .................................. 149
BÀI 5: TÍCH TRỊ SÂN KHẤU DÂN GIAN (7 tiết) ................................................................. 154

1


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
VĂN BẢN 1: XÚY VÂN GIẢ DẠI.................................................................................... 155
VĂN BẢN 2: HUYỆN ĐƯỜNG. ....................................................................................... 165
VĂN BẢN 3: MÚA RỐI NƯỚC HIỆN ĐẠI SOI BÓNG TIỀN NHÂN ........................... 171
VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ SÂN KHẤU DÂN GIAN VIỆT
NAM .................................................................................................................................... 174
THỰC HÀNH ĐỌC MỞ RỘNG HỒN THIÊNG ĐƯA ĐƯỜNG (TRÍCH TUỒNG SƠN
HẬU) ................................................................................................................................... 181

2


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy

BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ (11 tiết)
VĂN BẢN 1,2,3: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI
Phần I: Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong văn bản
Văn bản 1: Thần trụ trời
Câu 1: Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần.
+ “Những câu chuyện về nữ thần Athena trong thần thoại Hy Lạp”: Ấn tượng về
vị thần này là một trong những vị thần nữ tài giỏi và thông minh nhất cịn được gọi là
nữ thần của trí tuệ. Đồng thời cũng là vị thần đại diện cho chính nghĩa mang vẻ đẹp
đầy quyền lực, mạnh mẽ, tài năng hơn người.
+ “Nữ thần mặt trời và mặt trăng”: Sức hấp dẫn của truyện là ở lối kể chuyện, giải
thích nguồn gốc hai nữ thần và tính cách hai vị thần này nhưng nhằm để giải thích quy
luật tự nhiên của mặt trời và mặt trăng. Đằng sau lối kể chuyện đó chúng ta luôn cảm
thấy thú vị bởi những tri thức mới mẻ cùng trí tưởng tượng tuyệt vời...
Ví dụ:
Vua trên trời là Ngọc Hồng có hai cơ con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng
lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để
báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người
khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ.Tốp các cụ già
khiêng kiệu ln ln lo làm trịn phận sự, chăm chỉ vào cơng việc nên cơ Mặt Trời
thường đi một vịng rất nhanh. Cịn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân
cơng khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài,
và đi với tốp già thì ngày lại ngắn... Cơ em Mặt Trăng tính tình nóng nảy khơng kém
gì cơ chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cơ chị, đến
đêm lại cũng phải khó chịu vì cơ em. Lồi người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới
lấy tro trát vào mặt cơ Mặt Trăng. Từ đó cơ em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn
với cơ chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cơ ngoảnh mặt nhìn xuống
trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là
trăng thượng huyền hay hạ huyền....
Câu 2: Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện.
Chi tiết mở đầu là giới thiệu câu chuyện. Với thời gian xuất hiện: ngày xưa, xưa

lắm, thuở chưa có trời đất, mn vật con người. Không gian: Một vùng tối tăm, hỗn
độn, mù mịt của vũ trụ sơ khai. Thời gian, không gian khởi thủy buổi khai thiên lập địa
để lại dấu ấn rất đậm trong kí ức người nguyên thủy. Thời gian không gian ấy họ quan
niệm là của thế giới thần. Với cách giới thiệu như thế, truyện đã kéo người nghe vào
khơng khí của thần thoại, gợi những bí ẩn huyền diệu quanh nhân vật Thần, tạo bối
cảnh để sau đó làm rõ hơn kì tích đắp cột chống trời. Tiếp đến giới thiệu về thần trụ
trời với sự xuất hiện tự nhiên trong khơng gian, dáng vóc và những việc phi thường…
Lối mở truyện li kì, hấp dẫn và lơi cuốn người đọc người nghe.
Câu 3: Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.
Hình dạng thần trụ trời được phóng đại tới kích thước khổng lồ. Những kích
thước bình thường khơng thể miêu tả nổi. Lấy sự đồ sộ, hùng vĩ của thiên nhiên cũng
không so sánh được: “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là
băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi nọ sang núi kia”. Các chi tiết này tạo nên
sự ngưỡng mộ cảm phục. Nhân dân tin rằng, con người đạt được những chiến cơng
khổng lồ thì cũng phải khổng lồ từ thể xác lẫn tầm vóc. Cơng việc thần làm rất lạ lùng:
3


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Đội trời lên, đưa cột cao chống trời, phá cột chống trời, tạo ra sông núi biển cả. Đấy là
những công việc quy mô, vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cõi thế gian đúng theo
quan niệm về vũ trụ (Trời trịn, đất vng) của người xưa. Thần xuất hiện như một
người lao động miệt mài, với những cơng việc bản tính rất quen thuộc của người lao
động: đào đất, khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp. Hình tượng thần là hình tượng liên
tục lao động, liên tục sáng tạo. Kì tích, kết quả lao động của thần động lại ở hình ảnh
rất kì vĩ nên thơ: “Cột đắp lên cao chừng nào thì trời như tấm màn rộng mênh mang
lên chừng ấy. Cột đắp cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên tận mây xanh” . Hình
ảnh đã khái quát công sức chiến công lao động của thần. Công sức chiến công ấy cao
lớn, bao la như bầu trời, phải lấy đất thăm thẳm mênh mông, vĩnh hằng mới đo được.
Và như thế, hình ảnh bầu trời, mặt đất, biển cả trong truyện cũng chính là sự bất tử hóa

vị thần thần tạo dựng ra thế giới. Chiến công của thần - nhân dân kể - còn được chạm
khắc vào hình dáng núi sơng, đó là vết tích núi Thạch Môn ở tỉnh Hải Hương ngày
nay. Chuyện đắp cột chống trời thì rất hoang đường nhưng núi Thạch Mơn thì có thật.
Vết tích núi Thạch Mơn được đưa vào truyện dường như muốn làm cho mọi người tin
sự tích của Thần Trụ trời. Như thế, Thần Trụ Trời, qua nghệ thuật hư cấu, phóng đại
của thần thoại là vị thần khởi thủy của bách thần, có hình dạng, có sức mạnh, tài năng
tuyệt vời, công lao bao trùm cả trời đất và mn lồi.
Văn bản 2: Thần sét, thần gió
Câu 1: Chi tiết miêu tả về đặc điểm, công việc và tính khí của thần sét.
- Thần sét được miêu tả: “Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội.
Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian. Hành động của thần phản ánh sự
thịnh nộ của Ngọc Hồng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là
vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi
dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Có xong việc, thần khơng mang lưỡi búa lên mà quẳng
ln tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng hai, tháng ba mới dậy
làm việc.”- Tính thần sét rất nóng nảy: Hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh
liền cho nên cũng có lúc làm cho người vật chết oan.
Câu 2: Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.
- Hình dạng thần Gió: “Thần Gió có một hình dạng kì quặc. Thần khơng có đầu.”
- Hoạt động: Thần Gió sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh của
Ngọc Hồng. Khi thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt
động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới chơi vào những buổi
tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xốy, dân gian thường gọi
là thần Cụt Đầu.
Câu 3: Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con của thần Gió là để giải thích cho hiện
tượng có những trận gió đột ngột xuất hiện khơng có chủ đích, ngun do và từ đó liên
kết truyện theo mạch logic giải thích việc cây ngải gió, báo hiệu trước được gió thơng
qua việc “bơng cây ngải cuốn lại” và cây ngải thường chữa được cho người bị cảm
gió.

Phần II: Trả lời các câu hỏi tổng quan bài.
1.Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện
kể?
- Thần Trụ trời: Thuở chưa có vũ trụ, chưa có mn vật, lồi người. Trời đất chỉ
là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Nhân vật chính là thần Trụ Trời (đặc điểm
4


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân bước là từ tỉnh này qua tỉnh nọ, đỉnh
núi này qua
đỉnh núi nọ).
- Thần Sét: Thời gian từ rất xưa và ở trong thế giới của các vị thần trên thiên
đình. Nhân vật chính là Thần Sét (Đặc điểm: Mặt mũi nanh ác, quát thao dữ dội. Hành
động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hồng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử
thường trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Tính tình rất
nóng nảy, hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên nhiều lúc làm
cho người, vật chết oan).
- Thần gió: Khơng gian vũ trụ, thế giới thần tiên trên thiên đình. Tuy khơng nói
rõ nhưng người đọc xác đinh được thời gian từ rất xưa tưởng như có lúc con người và
thần rất gần gũi với nhau. Nhân vật chính là thần Gió (Có hình dạng kì quặc, khơng có
đầu, thi thoảng xuống chơi vào buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự tiên nổi lên
trận gió xốy).
2. Một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhân biết ba truyện kể trên thuộc nhóm
thần thoại suy nguyên.
- Các truyện đều suy xét, tìm hiểu, cắt nghĩa ngun nhân và giải thích sự hình
thành của thế giới tự nhiên: Thần Trụ trời giải thích sự hình thành thế giới (trời, đất,
núi, sông, biển, cây, rừng...). Thần Sét giải thích hiện tượng sấm sét. Thần Gió giải
thích hiện tượng gió trong thế giới con người tồn tại.
- Nhân vật chính đều là các vị thần sáng tạo thế giới. Không gian thời gian trong

truyện đều rất xưa cũng như các truyện ra đời rất sớm, đáp ứng nhu cầu giải thích
nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên.
3. Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, Thần Sét
có hình dạng, tính khí:
- Thần Trụ Trời: Hình dạng thần trụ trời được phóng đại tới kích thước khổng
lồ. Những kích thước bình thường khơng thể miêu tả nổi. Hình tượng thần là hình
tượng liên tục lao động, liên tục sáng tạo.
- Thần Sét: Mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội. Hành động của thần phản ánh sự
thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử thường trỏ ngọn cờ vào
đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Tính tình rất nóng nảy, hễ Ngọc Hồng
sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên nhiều lúc làm cho người, vật chết oan.
- Thần Gió: Có hình dạng kì quặc, khơng có đầu, thi thoảng xuống chơi vào buổi
tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự tiên nổi lên trận gió xốy.
=> Sự tưởng tượng về các vị thần được hình thành trên cơ sở sự tưởng tượng
cùng trường liên tưởng phong phú của người xưa qua những nhìn nhận về đặc điểm,
tính chất của sự vật, hiện tượng gắn liền với thế giới thần thoại đầy màu sắc và đậm
giá trị nhưng nó không quá xa vời cái thực.
4. Mỗi vị thần đều được xây dựng nên với những chức năng nhiệm vụ gắn liền
với công việc riêng:
Thần Trụ trời tạo ra không gian vũ trụ, nơi thế giới con người đang sống.
Thần Sét tạo ra những tia sét cùng tiếng sấm chớp giật, tương tự thần gió thì tạo
ta gió. Những cơng việc đó được miêu tả rất cụ thể, chỉ ra quy trình, tính chất, đặc
điểm nhằm mục đích giải thích được các hiện tượng, giải thích được sự hình thành,
xuất hiện của tự nhiên, con người. Đó là những cơng việc phi thường của các vị thần
phi thường nhưng được tạo ra bởi khuôn mẫu như con người, các vị thần mang dáng
5


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
dấp con người. Các vị thần đều phi thường nhưng vẫn phải lao động miệt mài, nhẫn

nại mới tạo ra kì tích, sáng lập được thế giới....
5. Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió phản ánh những quan niệm,
nhận thức gì của con người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng
nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?
Gợi ý:
Thần thoại đối với người xưa không chỉ là nghệ thuật mà là tất cả tri thức về thế
giới được phản ánh trong đó. Tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn
học dân gian” cho rằng “Những mẫu chuyện về sự tích các thần cổ đại ln luôn chứa
đựng những hiểu biết thực tế và ngoại giới và những kinh nghiệm thực tế tích lũy được
trong cuộc sinh tồn của các công đồng người thời cổ”, “Thần thoại diễn tả dưới hình
thức những khái qt hóa nghệ thuật rộng lớn, những ước mơ ban đầu của tổ tiên
chúng ta muốn chế ngự các sức mạnh của tự nhiên”, tác giả cũng trích dẫn ý kiến của
M.Gorki: Ở phía dưới mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng cổ đại đều có thể dễ dàng
tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực ấy thì bao giờ cũng là ước vọng của loài
người muốn làm cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn”. “Thần thoại phản ánh
nhận thức non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hư ảo của người thời cổ về thế giới cũng
như bản thân con người đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trước các sự vật, hiện
tượng mà không thể hiểu nổi”.
Hình tượng các vị thần giải thích tự nhiên, giúp người xưa nhận thức tự nhiên, trả
lời các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Ví dụ: tại sao có trời đất, có vũ trụ mn lồi,
tại sao có sấm chớp, tại sao có gió, con người đã được sinh ra như thế nào...Thần thoại
suy nguyên là một phương thức nhận thức thực tại khách quan, tìm cách lí giải chúng.
Thế giới tự nhiên có trước, hình thành trước khi con người xuất hiện và chúng xuất
hiện đều có ngun do của nó. Con người thơng qua hình tượng thế giới tự nhiên được
xây dựng để thể hiện khát khao chinh phục, cải tạo, chế ngự được thế giới tự nhiên.
Câu 6: Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm
truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự
nhiên?
Gợi ý:
- Những đặc điểm Thần - nhân vật trung tâm trong các truyện. Có những đặc

điểm nổi bật về ngoại hình, chức năng, hình trạng. Biện pháp xây dựng hình tượng
nhân vật chủ yếu được người nguyên thủy sử dụng là thần thánh hóa và nhân cách hóa
các hiện tượng thiên nhiên. Đó là biện pháp nghệ thuật “vô ý thức”, theo quan niệm
vạn vật đều có hồn, đều có thần. Đó như sự bám víu cuối cùng nhằm giải thích nhưng
hiện tượng vượt qua tầm hiểu biết của nhân loại thời bấy giờ. Về hình dạng và hành
động của nhân vật thần thoại, thần mang tầm vóc vũ trụ, lớp nhân vật thần thoại có
nguồn gốc thiên nhiên vũ trụ khơng có hình hài rõ ràng. Hành động các thần biến hóa
khơn lường, là sự kết hợp yếu tố thực là các hiện tượng mưa, gió, sấm – sét… trong tự
nhiên với các yếu tố thần thánh hoang đường. Hành động của các thần nhằm lí giải
những hiện tượng thiên nhiên tương ứng. Hành động và cốt cách của thần mang bóng
dáng hiện tượng thiên nhiên mà thần thể hiện. Hành trạng của các bị thần xứng đáng
với thân hình kì vĩ và chức năng nhiệm vụ quan trọng mà các nghệ sĩ dân gian đã trao
cho họ.
- Trong những gia hệ thần, người xưa - người kể chuyện bộc lộ thái độ ca ngợi
các vị thần có cơng và phê phán các vị thần tiêu cực. Và cũng có trường hợp ngay
trong một vị thần, cũng như con người tồn tại mặt ưu điểm và hạn chế thì người xưa
6


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
cũng có thái độ yêu, ghét, trừng phạt, khen thưởng rõ ràng. Thái độ trân trọng với
những gì có ích cho cuộc sống của con người, trừng phạt những việc làm, những hành
động sai lệch ảnh hưởng đến con người.
Câu 7: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “Một đi không trở lại” của thần
thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo
bạn, niềm tin ấy có cịn sức hấp dẫn với người hiện đại khơng? Vì sao?
Gợi ý:
- Quan niệm “vạn vật đều có linh hồn” vẫn cịn sức hấp dẫn với con người hiện
đại, bằng chứng là niềm tin của con người vào thần linh, bói tốn, cúng bái, tín
ngưỡng, phong tục,…

+ Các Lễ hội phong tục
+ Các buổi lễ cầu trời khấn phật
+ Xem bói
+ Thờ Thần, thờ các các con vật mang lại niềm may mắn cho gia chủ,…
- Con người vẫn đặt niềm tin vào thế giới siêu hình như thần thánh, ma quỷ và
các thế lực phù trợ cho con người như ông trời, thượng đế, số kiếp,….
- Tuy nhiên, cần biến những niềm tin ấy trở thành động lực không phải là nỗi lo
sợ, suy nghĩ, là nơi dựa cho sức mạnh tinh thần, cho sự nỗ lực từ nội tại không phải là
sự mệt mỏi về tâm trí. Biến niềm tin trở thành sức mạnh khơng phải là sự ám ảnh.
Câu 8: Quan niệm, nhận thức, khát vọng và tình cảm của người nguyên thủy
về thế giới tự nhiên.


Về thần Trụ Trời:
+ Nhận thức: ông Trời sáng tạo ra mn lồi, mn vật. Nhận thức của con
người nguyên thủy là trời đất được sinh ra bởi ơng Trời – người có quyền lực tồn
năng trong vũ trụ. Đồng thời lí giải sự hình thành của đất trời và tự nhiên. Điều đặc
biệt là truyện còn thể hiện được vết tích của cột chống trời ở núi Thạch Mơn, Hải
Dương hiện nay. Soi trên thực địa thì núi An Phụ huyện Kim Mơn, Hải Dương, nơi có
đền thờ chúa Liễu Hạnh và Trần Hưng Đạo cho thấy đây chính là vết tích thần thoại
của người Việt cổ.
+ Quan niệm: Ơng Trời tạo ra mn lồi, tin tưởng vào tín ngưỡng thờ thần đặc
biệt là ơng Trời (điều này khác với phương Tây với quan điểm Chúa là đáng cứu thế)
+ Khát vọng: Thể hiện được khát vọng khai hoang, lập địa của con người thưở
sơ khai.
Về thần Sét (ơng Sấm – Thiên Lơi)
+ Nhận thức: Lí giải hiện tượng tự nhiên Sấm, Sét có tiếng động vang, to. Sét có
thể đánh chết người.
+ Quan niệm: Chính sự hung dữ của thần Sét và quan niệm thể hiện sự phẫn nộ
của Ngọc Hoàng nên Sấm hay Sét thường thể hiện được sự trừng trị đích đáng với kẻ

ác (Truyện cổ tích nhiều nhân vật phản diện bị Sét đánh chết, đây cũng thể hiện sự
phẫn nộ của con người trước cái ác, cái xấu)
+ Khát vọng: Thế lực có thể trừng trị kẻ có tội


● Về thần Gió (thần Cụt Đầu)
+ Nhận thức: Lí giải hiện tượng gió thổi trong tự nhiên, khơng có sự đồng đều,
lúc gió to, gió nhỏ, gió xốy và cả khi có mưa bão, giơng tố thì gió thổi rất mạnh.

7


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Kinh nghiệm dân gian khi cây ngải cuốn bơng cuốn lá lại thì trời sắp nổi gió (Câu
chuyện của con thần Gió bị đày làm cây ngải); chữa cho trâu cảm gió bằng cây ngải
(Câu chuyện người nông dân xin gạo để nấu cháo cho vợ nhưng bị con thần Gió
nghịch ngợm thổi bay bát gạo và con thần Gió bị Ngọc Hồng đày xuống hạ giới làm
cây ngải)
+ Quan niệm: Dự đốn có gió, chữa cảm cho trâu bằng lá cây ngải.
+ Khát vọng: Sự hiện diện của các vị thần không chỉ sáng tạo ra các giới, trừng
trị kẻ có tội mà cịn trở thành một phần của cuộc sống, hữu ích cho con người.
*Một số vị thần trong thần thoại Hy Lạp:
Thần Dớt (Zeus)
người vợ Hera



Hê-ra-clét (Hercules)

Thần A-pô-lô (Apollo)


(Vị thần của thơ ca, nghệ
thuật, âm nhạc,..)
Nữ thần Aphrodite Nữ thần trí tuệ
Thần Prơ–mê-tê (Prometheus)
Nữ thần tình u và sắc
Athena
– Vị thần
đẹp
lấy trộm lửa của Dớt trao cho
loài người.
*Một số vị thần trong thần thoại Bắc Âu:
Freya – Nữ thần tình ái

Frigg – Mẹ Trái Đất

Sif

(Frigg được coi là nữ
của thần biển Njord và em gái hồng của Asgard. Bà là vị thần
ơng – Nerthus. Nàng Freya đại diện cho hôn nhân, gia đình
đại diện cho tình yêu, sắc và các bà mẹ. Ngồi ra, bà cịn là
một thầy phù thủy có khả năng
đẹp và lịng ham muốn…)
nhìn trước tương lai…)
(Freyar là con gái

Idun
(Idun là con gái của người lùn Ivald,
vợ của thần Bragi. Nàng là nữ thần canh

giữ những quả táo của tuổi trẻ và đại diện
cho tuổi thanh xuân bất diệt. Những quả
táo của Idun giúp cho những vị thần ở
Asgard mãi mãi trẻ trung…)

(Sif là vợ của
thần Thor. Nàng là
nữ thần đại diện
cho hạt giống và
sự sinh sản…)

Valkyries – Những nữ thần báo tử
(Valkyries là tên gọi chung của
những nữ chiến binh cịn trinh trắng. Họ
là những nữ thần có quyền quyết định
những ai sẽ phải chết trên chiến trường…
)

*Một số vị thần trong thần thoại Ấn Độ:
Brahma
(Thần Brahma được cho
là vị thần tối cao, đấng tạo
hóa của vạn vật thế gian, vị
thần tạo ra con người và sáng
tạo ra kinh Vệ Đà – bộ kinh
được coi là suối nguồn tri
thức của nền văn minh Ấn
Độ…)

Vishnu

(Vishnu – Đấng bảo hộ
của vạn vật, vị thần bảo vệ
cho thế gian tránh khỏi cái
ác và tai họa, thường xuất
hiện trong nhiều hóa thân
khác nhau, xuống trần giúp
con người chống lại ma
quỷ…)
8

Shiva
(Shiva – vị thần của sự
hủy diệt, được mệnh danh là
“ Kẻ hủy diệt và kẻ biến
hóa ” . Shiva có thể là vị
thần tử tế và che chở nhưng
cũng là vị thần đáng sợ, có
mặt ở các chiến trường và
giàn hỏa táng…)


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy

Ganga – nữ thần sông
Hằng
(Đối với những người
theo đạo Hindu, sơng Hằng
là một dịng sơng thiêng, ai
tắm trên dịng sơng này sẽ
được giảm nhẹ các tội lỗi

trong đời và có thể tự giải
thốt bản thân khỏi sinh tử
luân hồi…)

Agni

Indra

(Agni là thần lửa, em
trai của thần Indra. Ơng
chính là biểu trưng cho ngọn
lửa gia đình. Những người
thờ cúng thần Agni để cầu
mong có thể sinh con nối
dõi, dòng họ thịnh vượng
phát đạt…)

(Indra, hay còn được
dịch là Đế Thích Thiên hay
Ngọc Hồng, là vị thần sấm
sét và mưa giơng trong văn
hóa Ấn Độ và cũng được coi
là vị thần có quyền lực cai
quản chư thần, á thần và
thiên giới…)

MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1. Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần của người dân Tây Nguyên
Đề 2. So sánh thần Trụ Trời của Việt Nam và ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung
Quốc. Lí giải vì sao các vị thần sáng tạo thế giới luôn xuất phát từ việc tách rời trời và

đất?
Đề 3. Theo con, niềm tin của con người ngồi các vị thần thì cịn có những điều
gì nữa? Lí giải
TRẢ LỜI
Đề 1.
Trong thế giới tinh thần của cư dân bản địa Kon Tum, Yàng là một vị thần có mọi
quyền lực chi phối đến con người, là nơi trừng phạt cũng như làm phúc cho bất kỳ một
người nào. Mỗi dân tộc tuy cùng chung một khái niệm Yàng nhưng mỗi nơi có một
cách nói, thờ cúng khác nhau.
Người Xê Đăng có khái niệm gọi thần Yàng, là bốc, là dạ. Nhưng cách gọi phổ
biến, rộng rãi nhất là Kia hoặc Kiếc dùng để chỉ các vị thần. Trong nghi lễ thờ cúng,
người Xê Đăng coi trọng nhất là ông trời, thần sấm sét (Chư drai) hay thần lúa (Xri).
Tâm thức của họ luôn mong chờ một sự che chở linh thiêng vơ hình và tìm đến sự
nương tựa để chống đỡ những mối đe doạ đến đời sống của họ.
Người Ba Na, Yàng được gọi một cách tơn kính là ơng bốc (Bok), bà dạ (Yã).
Trong đó Bốc Kơi Đơi, Dạ Cung Ké được coi là hai vị thần quan trọng nhất, là những
vị thần sáng tạo ra vũ trụ và mn lồi. Bên cạnh những vị thần quan trọng, người Băh
nar còn thờ kính các vị thần như Bốc Kla (thần Cọp), Dạ Nôn (bà thiện), Dạ Cầu (bà
ác), Yàng Đăk (thần nước), ng Kơng (thần núi)...
Ở người Jrai cũng có rất nhiều thần linh được đồng bào coi trọng như thần nhà
(Yàng Seng), thần làng (Yàng Alabôn), thần nước (Yàng Pênla)... Đồng bào quan
niệm đó là những vị thần gần gũi với người dân có nhà ở, giúp người dân có nhà ở,
bảo vệ mùa màng, làng mạc... Ngoài ra, người Jrai còn thờ cúng các vị thần khác vào
những ngày lễ như thần đất, thần sét...
Trong tín ngưỡng thờ thần, người Giẻ Triêng chưa có sự đồng nhất giữa các cách
gọi để phân biệt giữa đâu là thần, thánh và ma quỷ. Nhìn chung, tín ngưỡng đang cịn
nằm ở dạng đa thần. Tuỳ vào từng nơi, bản làng mà người gọi Yàng hoặc Năm để chỉ
đến lực lượng siêu nhiên nào đó liên quan đến đời sống của họ.
9



Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Ở người Brâu, dù là một dân tộc có số lượng ít nhất so với các dân tộc khác ở
Kon Tum nhưng tín ngưỡng thờ thần thì rất phong phú và đa dạng như thần mặt trời
(Yàng mắt ngay), thần rừng (Yàng Bri), thần nước (Yàng đúc)...
Có thể nói, thế giới tâm linh của các dân bản địa Kon Tum rất phong phú, đa
dạng. Thế giới đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của đồng bào nơi đây. Chính
những yếu tố đó đã chi phối đến cách ứng xử của họ đối với cộng đồng.
Theo Nguyễn Văn Dũng
(Báo Sức khoẻ & Đời sống, số 5/2006)

Đề 2.
Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng
cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có
tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ
trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm
khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ
trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy
trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên khơng ngừng của bản thân
ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.
Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và
ơng Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó
cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban
đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ
sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng
có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như
thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống
lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo
nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại
và khống đạt.

Đề 3.
Học sinh có thể trả lời: Niềm tin về bản thân, sức mạnh nội tại. Niềm tin xuất
phát từ con người, lòng yêu thương, trắc ẩn…
Đề 4: Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì
về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thần thoại Việt Nam?
Gợi ý:
* Nội dung của thần thoại Việt Nam:
- Phản ảnh quan niệm và sự nhận thức về thế giới của người Việt cổ:
+ Hình dung về vũ trụ:
Do chưa có đủ điều kiện để nhận thức được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về tự
nhiên, về vũ trụ, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới, trong thời kỳ
thơ ấu, đã sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà ở đó thế giới
thần linh tồn tại, chi phối và điều khiển mọi thứ (Thần Trụ trời, Thần Mưa, Thần
10


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Gió…). Bản chất các thần đều là những hiện tượng, những sức mạnh có thực trong thế
giới tự nhiên được thần linh hóa một cách vơ ý thức theo quan niệm của người ngun
thủy. Vì thế, chức năng của các vị thần trong thần thoại luôn phù hợp và tương ứng với
các hiện tượng tự nhiên tồn tại trong vũ trụ. Từ đó, người Việt cổ quan niệm về không
gian vũ trụ gồm nhiều tầng cạnh nhau, đan xen lẫn nhau. Có lẽ từ sự quan sát mặt đất,
sơng ngịi, rừng núi, biển cả, bầu trời…cộng với những sự tưởng tượng về những cái
chưa biết tạo ra một sự hình dung khác lạ và độc đáo về vũ trụ như đã nói.
+ Hình dung về con người, loài người:
Tư duy nguyên hợp thần thoại là dùng con người để nhận thức tự nhiên và ngược
lại, dùng tự nhiên để nhận thức mình.
- Cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa, thể hiện ước mơ khát
vọng của con người: Khác với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, khát vọng ước mơ chinh
phục tự nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo. Cho dù nhận thức về

tự nhiên của họ còn sơ sài, cách lý giải còn đơn giản và khơng ít sai lầm nhưng ít ra ta
cũng nhận ra rằng người thời cổ rất quan tâm đến tự nhiên với bao nhiêu khao khát,
băn khoăn, thắc mắc cần được giải tỏa. Trí tưởng tượng phong phú nhưng vô ý thức đã
giúp họ thực hiện điều ấy một cách kỳ diệu.
Một thế giới thần thoại được sáng tạo trong một niềm tin chân thành và tuyệt đối
của người thời cổ. Và nói một cách nào đó, quá trình vươn lên tìm hiểu tự nhiên – đối
tượng tác động trực tiếp và liên tục đến sự sinh tồn của họ – cũng đồng thời chính là
q trình đấu tranh chinh phục tự nhiên và tiếp theo là sáng tạo văn hóa. Vì thế, cái
được phản ánh là hiện thực khách quan vẫn còn mờ nhạt nhưng những khát vọng, ước
mơ chủ quan của con người thì rất thực, rất rõ ràng.
Truyện Thần Trụ Trời giải thích về sự hình thành trời đất, vũ trụ – và tất nhiên là
bằng sự tưởng tượng sai lầm, cái thế giới hỗn mang hiện ra rồi thay đổi dưới sự tác
động của Thần Trụ Trời, cũng có sơng, có núi, có biển cả mênh mơng, có ruộng đồng
bát ngát…mà qua đó ta thấy rất rõ rằng người xưa đã sống, đã quan sát, tìm hiểu, để
rồi lý giải theo cách riêng của mình với một khao khát hiểu biết mạnh mẽ, khoẻ khoắn.
Truyện Lúa Thần phản ánh ước mơ của cư dân trồng lúa nước, muốn có giống
“lúa thần” cho năng suất phi thường và khi chín tự động bị về nhà cho người trồng đỡ
phần vất vả. Phi thường nhưng giản dị, kỳ ảo mà hồn nhiên, đó là đặc điểm chung của
sự thể hiện ước mơ và trí tưởng tượng của con người trong thần thoại.
- Đặc điểm nghệ thuật:
Trước hết, ở phương thức phản ánh, thần thoại dùng phương thức tự sự. Ở thời kỳ
nguyên thủy, khi mà người thời cổ chưa hề có ý thức làm nghệ thuật (nghệ thuật tự
phát), thì thần thoại đã ra đời để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá và chinh phục
thế giới tự nhiên. Vì vậy, khơng tránh khỏi so với các thể loại ra đời sau thần thoại như
truyền thuyết, cổ tích… thì trình độ tự sự của thần thoại vẫn con thô sơ, đơn giản, non
nớt. Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận của thi pháp văn học dân gian, ta vẫn có thể thấy
được một số đặc điểm thi pháp tiêu biểu của thần thoại, nhằm phân biệt với các thể
loại khác, đặc biệt là truyền thuyết.
+ Cốt truyện:
Cốt truyện của thể loại thần thoại vẫn còn rất sơ sài đơn giản. Tuy gọi là “truyện”

nhưng thật ra đến nay, đó chỉ là những “mẩu” có kết cấu lỏng lẽo mà qui mơ và dung
lượng cịn rất nhỏ bé. Ví dụ các truyện Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển, Nữ Thần Mặt
Trăng, Nữ Thần Mặt Trời…. Tất cả những truyện vừa nêu chỉ nhằm để giới thiệu nhân
vật chính là thần Mưa, thần Gió, thần Biển….
11


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Về hình dáng, về cơng việc và những sai sót mà vì nó các vị thần đã vơ tình gây
ra thiên tai dưới trần gian. Đó cũng là cách để người xưa giải thích những hiện tượng
tự nhiên này. Vì thế, truyện vẫn chưa có “truyện”. Truyện chỉ là những lời giới thiệu
đơn thuần mà hầu như khơng hề có xung đột, mâu thuẫn, mối quan hệ với những nhân
vật khác. Đơn giản bởi khi dân gian chỉ nhằm mục đích giải thích một cách vô cùng
ngây thơ, chất phát các hiện tượng tự nhiên, họ khơng hề cố ý làm nghệ thuật để có ý
định xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh. Niềm tin chân thành gởi vào những lời giải
thích ấy chỉ dừng lại khi mục đích giải thích đã được làm thỏa mãn, bất kể có ảnh
hưởng đến kết cấu hồn chỉnh của một cốt truyện hay không. Và hiện tượng cốt truyện
sơ sài đã trở nên phổ biến – đặc biệt là ở nhóm thần thoại suy ngun.
Vì vậy có thể kết luận rằng, bản thân thần thoại, ra đời từ thời xa xưa ngun
thuỷ, chưa mang hình thức hồn chỉnh của một cốt truyện. Ý thức xây dựng cốt truyện
chưa có, người ngun thủy chỉ nhằm mục đích giải thích và giải thích một cách rất
đơn giản về tự nhiên mà thôi.
+ Nhân vật:
Như đã nêu trong phần khái niệm thần thoại, đơn vị cơ bản trong thần thoại là
hình tượng “thần”. Thế giới của thần thoại là thế giới các vị thần. Và đương nhiên,
nhân vật chính trong thần thoại là “thần”.Thực ra, nói cho chính xác hơn, nhân vật
chính trong thần thoại chủ yếu là các hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên được hình
tượng hóa, nhân cách hóa và thần thánh hóa theo trí tưởng tượng của người nguyên
thuỷ. Tên gọi của các thần hầu hết là tên của các sự vật hiện tượng ấy (Ví dụ: Mưa,
gió, sấm, sét, mặt trăng, mặt trời…) Có một điểm chung nổi bật trong khi nói đến các

nhân vật chính trong thần thoại. Hình dáng của các thần hoặc khơng được miêu tả rõ
ràng, hoặc chỉ có những nét thơ phác. Nhưng tựu trung lại, nếu có, là dáng vẻ đồ sộ, kỳ
vĩ tương xứng với các lực lượng siêu nhiên. Thần Trụ Trời thì “khổng lồ…chân thần
dài khơng thể tả xiết” Thần Mưa “có thể giãn người dài ra hàng nghìn trượng”, Thần
Biển có “thân hình rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được”, Thần Sét thì mặt
mũi rất đanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội… Về tâm lý và tính cách, phần lớn các nhân
vật đều khơng có hoặc khơng rõ nội tâm. Thần chỉ được miêu tả và khai thác ở “chức
năng” nhất định nào đó. Các biểu hiện, các trạng thái tâm lý như vui, buồn, hờn,
giận… nếu có, cũng chỉ để giải thích các hiện tượng khách quan như là qui luật tự
nhiên. Chẳng hạn trạng thái tâm lý hay nhầm lẫn của thần Mưa. Không hút nước ở
sông, biển lại hút nơi đồng ruộng cửa nhà làm hư hỏng, thiệt hại rất nhiều. Có lúc thần
Mưa chỉ đi lo tưới nước cho những vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà
quên hẳn các vùng đồng bằng ở sát ngay bờ biển. Tính cách ấy chỉ để nhằm lý giải các
hiện tượng thiên tai mà thôi. Hay tính tình nóng nảy của thần Sét. Thần hay nổi cơn
thịnh nộ và đã khơng ít lần vì thái độ nóng giận ấy mà đã có nhiều sinh mạng con
người vô tội đã phải hy sinh….
+ Thời gian – không gian nghệ thuật:
Trong thần thoại, ý niệm về thời gian tuy đã có nhưng chỉ mới ở giai đoạn bắt
đầu. Thời gian thần thoại chưa thật cụ thể, rõ ràng và chưa có tính xác định. Khảo sát
thi pháp thời gian thần thoại, ta thấy phổ biến yếu tố thời gian vĩnh hằng, bất tử (Kiếu
như “Thuở ấy chưa có thế gian, cũng chưa có mn vật và lồi người” “không biết là
bao lâu”…)
Tương tự, không gian trong thần thoại là không gian vô tận. Các thần hoạt động
đi lại trên khơng trung một cách tự do, khơng có nơi nào cố định (Thần Trụ trời có thể
12


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
bước từ vùng này qua vùng nọ; Thần Mưa thường xuống hạ giới rồi bay đi, có thể rất
xa, phun nước cho cả thế gian ăn uống…)

Người kể lẫn người nghe thần thoại đều không có nhu cầu biết đến thời gian và
khơng gian cụ thể xác định vì đó khơng phải là điều mà họ quan tâm. Cái họ quan tâm
khi nghe chuyện là những hiện tượng tự nhiên, sự có mặt của mn lồi có nguồn gốc
xuất phát từ đâu, nó được kiến giải như thế nào qua lăng kính của trí tưởng tượng
phong phú và cách giải thích nào tạo nên sức thuyết phục cao nhất. Sự quan tâm này
trong quá trình diễn xướng và lưu truyền đã làm nên sự khác biệt rất cơ bản giữa thần
thoại và truyền thuyết.
+ Yếu tố tưởng tượng trong thần thoại:
Yếu tố tưởng tượng là nét nổi bật trong thần thoại và là điều kiện để thần thoại
tồn tại và có giá trị vĩnh hằng mặc cho sự khắc nghiệt của dòng chảy thời gian. Các
Mác đã nói “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối, nhào nặn những sức mạnh tự
nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Thần thoại sẽ khơng còn nữa khi
người ta đã thống trị được những sức mạnh ấy” (dẫn theo Hồng Tiến Tựu – giáo trình
CĐSP)
Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là thần thoại chỉ đơn thuần là những câu
chuyện kể hoang đường, không có thực. Thật ra, trí tưởng tượng của người xưa hoàn
toàn dựa trên cơ sở hiện thực. Đọc thần thoại bằng một đôi mắt khác, ta sẽ nhận ra
cuộc sống hiện thực của một thời xa xưa trong lịch sử loài người. Và bên cạnh việc
phản ảnh hiện thực bằng trí tưởng tượng, thần thoại cịn thể hiện yếu tố lãng mạn. Đó
là khát vọng táo bạo muốn chinh phục tự nhiên bằng những khả năng kỳ diệu để
hướng tới cuộc sống một cách tốt hơn. Và điều này là cơ sở cho sự tưởng tượng của
nhân dân để tạo nên những hình tượng kỳ vĩ trong thần thoại.
Ghi chép thêm
...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
13


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
14


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
VĂN BẢN 4: TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC
(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) - Nguyễn Dữ
Phần I: Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong văn bản
Câu 1:
- Bạn có thích đọc những truyện kể chưa đựng các yếu tố kì ảo khơng? Vì sao?
- Gv gợi ý câu 1: Phần lớn chúng ta đều thích những truyện có yếu tố kì ảo. Vì
chính những yếu tố kì ảo giúp cho câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. Với sự có mặt
của yếu tố kì ảo, người đọc có cảm hứng lạ hơn, thỏa sức tưởng tượng hơn.Các tác giả
sử dụng yếu tố kì ảo trong câu chuyện như một bút pháp nghệ thuật để chuyển tải ý đồ
tư tưởng của mình. Tác giả mượn yếu tố hoang đường, kì ảo để phản ánh xã hội đương
thời. Để gửi gắm những ước mơ, khát vọng của nhân dân.
- Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua
những sự việc ngang trái, bất cơng. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong
muốn điều gì?

GV gợi ý
Hs nhớ lại, tự do chia sẻ theo điều mình cảm thấy.
- Cuộc sống này ln ln tồn tại hai mặt đối lập nhau, có đen thì phải có trắng,
có đêm tối thì sẽ có bình minh...và nếu có bất cơng thì hiển nhiên phải tồn tại sự cơng
bằng. Chính xác hơn, cơng bằng và bất cơng là hai khái niệm mang tính tương đối,
chúng mn thuở tồn tại song song với nhau. Bất công và công bằng là hai khái niệm
mang tính tương đối mà để cái nào lấn át đi cái nào là hoàn toàn tùy thuộc vào cách
suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta trong cuộc sống. Những người có xu hướng
hay u sầu, thích than vãn về hồn cảnh khó khăn của bản thân, thì lại thường nhận
thêm càng nhiều điều bất hạnh (vì họ đã đánh mất điểm mạnh của mình là ý chí và nỗ
lực phấn đấu). Rồi cứ thế, họ lại tiếp tục gào thét rằng cuộc đời sao quá bất cơng khi
đem so sánh mình với những người có tiềm lực hơn. Và rồi buồn thay, sự "bất công"
ấy vẫn cứ mãi đeo đuổi chỉ vì một điều đơn giản là họ vẫn không hề biết rằng họ đang
tự bất cơng với chính bản thân mình!
Lại có những kẻ ln mang trong mình tính ích kỷ, thực dụng cá nhân, luôn im
lặng trước mọi sự ngang trái, bất công xung quanh và chỉ lên tiếng khi quyền lời của
bản thân mình bị đe dọa. Rồi có một ngày, họ nếm trải sự bất công tương tự mà chả
một ai đứng ra bênh vực cho. Và rồi như phản xạ tự nhiên, họ chỉ biết ngồi đó mà than
vãn trong khi quên mất rằng người đã làm ngơ, dung túng cho những điều bất công ấy
sinh sôi nảy nở không ai khác lại là chính mình. Thì đấy! Cuộc đời nếu có cho đi thì sẽ
nhận lại, nếu chúng ta chưa hành động cho sự cơng bằng thì cũng đừng mong công
bằng sẽ đến với bản thân ta.
Trong cuộc sống cũng có những con người thấy sự bất cơng, ngang trái thì ln
dũng cảm đứng lên đấu tranh và địi lại công bằng.
Câu 2: Lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn. Ngô Tử Văn tên là Soạn, người
huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái nóng nảy, thấy sự tà gian
thì khơng thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.
-> Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật xuất hiện cùng
tính cách, bản chất của mình và chính tính cách, bản chất này nó tác động đến hành
động mà nhân vật thực hiện, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân

vật này.
15


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành
động chính nghĩa của nhân vật.
Câu 3: Tử Văn có những suy nghĩa, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ
cơng?
Sau khi nghe câu chuyện của Thổ công Tử Văn đã kinh ngạc nói: “Việc xảy ra
đến như thế, sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên Thượng đế, lại đi khinh bỏ
chức vị, làm một người áo vải nhà quê.”
-> Nghe được câu chuyện, Tử Văn tỏ ra căm giận hồn ma tên tướng giặc và bất
bình trước việc Thổ công đã không kiện lên Diêm Vương, tâu lên Thượng đế mà để
hồn ma tên tướng giặc tác oai, tác quái.
Câu 4: Kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn ở âm ti?
- Hồn ma tên tướng giặc bị giam vào ngụ Cửu U. Ngô Tử Văn đã chiến thắng
trong cuộc đối chất ở âm ti và được ban thưởng xứng đáng. Kết thúc Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành, ác giả
ác báo, gieo gió gặp bão.
Câu 5: Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên?
Xưa kia, chức Phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc
cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện cơng lí. Ngơ Tử Văn sở dĩ được Thổ
Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần địi lại cơng lí, chàng dũng
cảm bảo vệ cơng lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe doạ. Việc Ngô Tử Văn nhận
chức phán sự cho thấy chàng không nề hà trước việc đưa đến công lý, công bằng cho
nhân dân. Nhận chức quan phán sự, Tử Văn sẽ phải chết, nhưng thổ công khuyên rằng:
“Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về
sau”. Tử Văn khơng vì danh tiếng mà nhận chức danh đó mà bởi chức phán sự, chàng
sẽ có cơ hội mạng lại cơng lí, chính nghĩa cho cuộc đời.

Câu 6: Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
- Người đưa ra lời bình cuối truyện chính là tác giả. Nguyễn Dữ đã thể hiện lịng
cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đối với những kẻ sĩ như Ngô Tử Văn.
Theo tác giả, con người sống trên đời khơng sợ “cứng q thì gãy” mà chỉ sợ không
thể “cứng” được. Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nước Việt, đã luôn giữ cho mình sự cứng
cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân
cách kẻ sĩ.
Phần II: Trả lời các câu hỏi tổng quan bài.
1. Xác định người kể chuyện trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân
vật Ngô Tử Văn?
Gợi ý: Người kể chuyện ở đây chính là tác giả. Với ngơi kể thứ 3 tác giả đã đem
đến cho câu chuyện thuộc thể loại truyền kì chứa đựng yếu tố kì ảo, hoang đường
nhưng lại mang màu sắc khách quan khiến người đọc người nghe như được cuốn vào
một thế giới lạ đầy sức hút. Những lời kể giúp chúng ta có được sự hình dung ban đầu
về tính cách của nhân vật Ngơ Tử Văn: “Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng
Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng
Bắc người ta thường khen là một người cương trực”. Thơng qua chính lời giới thiệu
ngắn gọn, trực tiếp khơng vịng vo thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính
cách nhân vật được tái hiện và khắc họa một cách rõ nét nhất. Nhân vật Ngơ Tử Văn
được đánh giá chính là một người dũng cảm và là người có hành động giúp dân trừ
bạo mà đốt đền. “Chuyện kể rằng ở trong làng có một ngơi đền linh ứng lắm, thế rồi
16


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
chính cuối đời nhà Hồ khi mà quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy bỗng biến thành một
nơi chiến trường. Khi mà bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thơi cũng đã
tử trận ở gần đền. Cũng chính từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian hại dân lành.
Ngô Tử Văn tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, cũng đã khấn trời rồi châm lửa đốt

đền.” Thơng qua đó người ta nhận thấy được đây cũng chính là một tinh thần khẳng
khái, vơ cùng cương trực.
2. Nêu sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện chính đó được trình bày
theo trình tự nào?
Ngơ Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn khơng chịu được sự
tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân.
Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách
bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó
với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không
hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ
thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực
thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục
chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức
phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
-> Các sự kiện chính được trình bày theo diễn tiến của câu chuyện, sự việc này
dẫn đến sự việc kia và đi đến một kết thúc (người đọc người nghe dễ quan sát, theo
dõi)
3. Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án. Chỉ ra yếu tố góp phần làm nên chiến
thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trị quyết đinh
trong chiến thắng đó?
Gợi ý:
- Diễn biến câu chuyện xử án: Diêm Vương quát Tử Văn “Kẻ kia là một cư sĩ,
trung thần lẫm liệt, có cơng với tiên triều, nên Hồng Thiên cho được hưởng cúng tế ở
một ngơi đền để đền cơng khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ sao dám hỗn láo, tội ác tự
mình làm ra, cịn trốn đi đằng nào? Tử Văn tâu trình như lời thổ cơng đã nói, lời rất
cứng cỏi khơng chịu nhún nhường. Người đội mũ trụ (hồn ma tên tướng giặc) lại nói:
Ấy là trước vương phủ hắn cịn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa
tạc...hắn vu oan cho Tử Văn. Hồn tên tướng giặc lại ra vẻ khoan dung đối với Tử Văn
trước Diêm Vương. Nhưng Tử Văn không bỏ cuộc vẫn cứng cỏi khẳng định “nếu
khơng như lời mình nói thì chịu thêm tội nói càn. Diêm Vương lúc này sinh nghi bèn

cho người đi điều tra lấy chứng thực. Cuối cùng kết quả như lời Tử Văn nói. Diêm
Vương đã cho nhốt hồn ma tên tướng giặc và ngục Cửu U và ban thưởng cho Ngô Tử
Văn.
- Theo dõi diễn tiến cuộc xử án thì chúng ta thấy rằng, để giành được chiến thắng
Tử Văn đã nhận được sự giúp đỡ từ câu chuyện của Thổ cơng, từ sự hồi nghi của
Diêm Vương để cho người đi điều tra chứng thực. Nhưng yếu tố quan trọng nhất chính
là sự cứng cỏi, tin vào lẽ phải, chiến đấu vì lẽ phải cũng như khơng hề run sợ trước
những kẻ giảo hoạt như hồn ma tên tướng giặc. Mặc dù trong phiên tòa xử án. Tử Văn
có vẻ kém thế nhưng chàng vẫn kiên quyết đấu tranh đến cùng, một mực kêu oan
không hề nhụt chí, run rẩy trước cả cảnh địa ngục, ma quỷ xung quanh mình. Đây
chính là chìa khóa làm nên chiến thắng của Tử Văn trong cuộc đối chất ở Minh Ti.
4. Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua chi tiết nào? Chọn phân tích
một số chi tiết tiêu biểu, từ đó, nhận xét khái qt về tính cách nhân vật này?
17


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Gợi ý:
a. Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua các chi tiết:
- Lời giới thiệu về nhận vật ở đầu truyện:
“Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái,
nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là
một người cương trực”.
- Trong hành động đốt đền: “Tử Văn tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn
trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn,
nhưng chàng vẫn vung tay khơng cần gì cả.”
- Trong lời nói với Thổ công: “Việc xảy ra đến như thế, sao ngài không kiện ở
Diêm Vương và tâu lên Thượng Đế, lại khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà
quê?”
- Trong cuộc đối chất ở Minh ti Tử văn đã có những lời nói: “Ngơ Soạn này là

một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một
cách oan uổng.”, “Tử Văn tâu trình...Lời cứng cỏi khơng chịu nhún nhường”.- Tử Văn
vui vẻ nhận lời khi nhận chức quan phán sự.
b. Phân tích một số chi tiết để thấy được tínhcách cách nhận vật.
Cách giới thiệu nhân vật độc đáo Mở đầu tác phẩm, Ngô Tử Văn được giới thiệu
bằng những thơng tin cụ thể chính xác về tên, q qn, tính tình “Ngơ Tử Văn tên là
Soạn, người huyện n Dũng, đất Lạng Giang. Tính tình cương trực, nóng nảy, thấy
sự gian tà thì khơng thể chịu được.” Cách giới thiệu nhân vật như vậy tạo được cảm
giác chân thật cho câu chuyện và tăng độ tin cậy cho tác phẩm. Đồng thời cách mở đầu
giới thiệu trực tiếp là một thủ pháp quen thuộc trong văn học trung đại, được tác giả sử
dụng ở hầu hết các sáng tác trong Truyền kì mạn lục. Cách giới thiệu trực tiếp ngắn
gọn ấy cịn góp phần thu hút người đọc vào ngay nhân vật trung tâm của thiên truyện.
Tất cả mọi diễn biến, hành động, thái độ của nhân vật tiếp diễn ở phần nội dung tiếp
theo đều sẽ minh họa cho tính cách cương trực này của Tử Văn. Chính vì tính cách
cương trực này đã dẫn đến một hành động mang tính bước ngoặt dẫn đến tồn bộ diễn
biến câu chuyện. Hình tượng Ngơ Tử Văn qua hành động đốt đền Ở làng Tử Văn sống
trước có một ngơi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngơi đền có hồn của tên giặc xâm
lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Đền là nơi thờ người có cơng với
nước, với dân. Bách hộ họ Thơi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp nước thì khơng
đáng phải thờ. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử
Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự tức
giận của Tử Văn ko phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi
người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Bởi lẽ đó mà việc làm của Tử Văn là đáng ca
ngợi. Khi phân tích nhân vật Ngơ Tử Văn, ta thấy q trình đốt đền của Ngô Tử Văn
chỉ được tác giả miêu tả trong một câu văn ngắn thể hiện được sự mạnh mẽ, quyết
đoán của chàng. Trước khi đốt đền Ngô Tử Văn đã “tắm gội, khấn trời” điều này thể
hiện thái độ tôn kính, nghiêm túc. Việc chàng đốt đền khơng phải là báng bổ hay xúc
phạm thần linh mà nó xuất phát từ việc vị thần trong đền gây hại cho nhân dân. Khi
thấy Ngơ Tử Văn châm lửa đốt đền thì “mọi người lắc đầu lè lưỡi” lo sợ thay cho
chàng bởi chàng đã phạm vào đại kị. Nhưng trước sự lo sợ ấy của mọi người thì “Tử

Văn vung tay khơng cần gì cả”. Thái độ dứt khốt, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân.
Và cũng là thái độ của một người tin vào việc mình làm tin vào chính nghĩa.
Khi phân tích nhân vật Ngơ Tử Văn, người đọc cũng nhận thấy rất rõ đây là hành
động có ý thức chứ không phải một hành động nông nổi, bồng bột và càng không đáng
18


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
trách vì hợp lịng dân. Ngơ Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng
cảm vì dân trừ hại. Cuộc đối thoại với tên tướng giặc và thổ công Khi phân tích nhân
vật Ngơ Tử Văn, sau khi đốt đền, Ngơ Tử Văn thấy đầu lảo đảo, “bụng run run”, rồi
“nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”. Và trong giấc mơ, chàng đã gặp tên tướng giặc –
Bách hộ họ Thôi và Thổ Công – vị thần đền. Qua hai cuộc đối thoại ấy, tác giả đã tơ
đậm thêm tính cách cương trực của Ngô Tử Văn. Tên tướng giặc được tác giả miêu tả
với những nét chấm phá về ngoại hình “đầu đội mũ trụ”, thân hình “khơi ngơ” lớn và
đặc biệt “quần áo và cách nói năng rất giống người phương Bắc” nhưng hắn lại tự
xưng mình là “cư sĩ”. Sự bất nhất giữa ngoại hình và danh xưng ấy đã phần nào bộc lộ
bản chất gian trá của tên tướng giặc. Mục đích hắn tìm đến Ngơ Tử văn để địi trả lại
ngơi đền như cũ. Nhưng trước những lời đe dọa, sự viện dẫn đạo Nho, điển tích Lư
Sơn Cố Thiệu, Ngơ Tử Văn vẫn khơng hề nao núng “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng
tự nhiên”. Phân tích nhân vật Ngơ Tử Văn, có thể thấy đây là sự tự tin của một người
nắm chính nghĩa trong tay. Sau đó khơng lâu, chàng lại gặp một vị thần khác “một ông
già áo vải” với “phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh”. Đó mới chính là vị chủ nhân thực sự
của ngơi đền. Ơng lão ấy chính là Thổ Công, bị tên hung thần đánh đuổi và những
“đền miếu xung quanh vì tham của đút” mà lấp liếm cho tội ác khiến ơng chỉ có thể ẩn
nhẫn tại đền Tản Viên.
Thổ Công đến để tỏ lời mừng cho hành động của Ngơ Tử Văn, vì cuối cùng cũng
đã có người dám đứng lên vì chính nghĩa. Thổ Công đã kể lại rõ ràng đầu đuôi câu
chuyện cho Ngô Tử Văn hiểu. Và thông báo cho chàng về việc tên tướng giặc đã kiện
chàng ở âm phủ chỉ cho chàng cách đối phó tên tướng giặc gian ác. Ta thấy Thổ công

là nạn nhân đang khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công là đồng minh
sẽ giúp cho Tử Văn trên con đường đi vạch trần cái ác. Như vậy, khi phân tích nhân
vật Ngô Tử Văn, ta thấy người làm việc tốt, việc nghĩa bao giờ cũng được ủng hộ. Câu
nói “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là kẻ
hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn biết rõ về kẻ phải đối mặt để nắm
chắc thắng lợi và đồng thời cho thấy sự tự tin của người ý thức rõ việc mình làm. Cuộc
đối chất của Ngơ Tử Văn tại âm phủ Sau đó, “hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra
ngồi thành về phía đơng”. Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm
Vương – vị quan toà xử kiện – người cầm cán cân cơng lí, cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ.
Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách. Phân
tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta thấy khung cảnh âm phủ rùng rợn “gió tanh sóng xám,
hơi lạnh thấu xương”, có đến hàng vạn “quỷ dạ xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng
nanh ác”. Khung cảnh ấy có thể khiến bất cứ người nào run sợ nhưng Ngô Tử Văn vẫn
giữ được bình tĩnh. Chàng nhất mực kêu oan khơng để mình bị tùy tiện xét xử. Chàng
khơng chỉ khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn
dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, ko chịu nhún nhường
chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn
đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục
tên tướng giặc. Cuối cùng chính nghĩa cũng chiến thắng gian tà. Ngơ Tử Văn thắng
kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên. Tên họ Thôi đã bị trừng
trị đích đáng “lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng”, “hài cốt tan tành ra
như cám vậy”, dân gian lại được bình an, Thổ cơng được trả lại đền.
Phân tích nhân vật Ngơ Tử Văn, ta thấy chiến thắng của Ngô Tử Văn không
những giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân, mà còn diệt trừ tận gốc thế lực
xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước
19


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Việt. Cũng từ đó, Tử Văn được tiến cử làm chức phán sự – đảm nhiệm trọng trách giữ

gìn cơng lý. Như Thổ cơng nói: “người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn
là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận. Thế là chàng vui vẻ nhận
lời. việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu
tranh với tên hung thần xảo quyệt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt,
chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện cơng lí. Con người của chính nghĩa đã được
đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin
chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
5. Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự”
và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan phán sự”, Tác giả muốn nhấn
mạnh điều gì?
Gợi ý: Khi sáng tạo ra chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “Xe quan
phán sự” và việc người đời truyền nhau về “nhà quan phán sự” tác giả nhằm bất tử hóa
cái chết của Ngơ Tử Văn. Ngơ Tử Văn mặc dù đã chết nhưng trong một cuộc sống
khác Ngô Tử Văn vẫn đang tiếp tục công việc của mình đó là đi tìm chính nghĩa, đem
đến chính nghĩa trong cuộc sống này. Một niềm tin về công lý và chính nghĩa được
gieo rắc, đó như là động lực để mỗi người trong chúng ta dám thẳng thắn đứng lên
chống lại những việc làm, những hành động sai trái. Thổ công xin cho Tử Văn vào
chức phán sự đền Tản Viên vì muốn báo đáp cơng ơn và gửi gắm ở Tử Văn thực thi
cơng lý và chính nghĩa cho cuộc đời, mang lại sự công bằng cho xã hội. Tác giả để Tử
Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên muốn hình tượng của nhân vật này sẽ mãi mãi lưu
truyền. Tử Văn sẽ sống mãi để bảo vệ lẽ phải, tác giả vừa ca ngợi lại vừa thể hiện ước
mơ về cơng lí trong xã hội. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kết thúc cũng giống
như những truyện truyền kì khác đó là kẻ ác sẽ bị loại trừ, tiêu diệt và người tốt sẽ
nhận lấy những điều tốt lành trong cuộc sống. Truyện có ý nghĩa giáo dục rất cao đó là
lời răn của kẻ sĩ về nhân cách, lối sống của con người phải là chính mình, cương trực,
chân chính. Tác giả cịn lên tiếng ca ngợi những con người dũng cảm, can đảm dám
đứng lên tố cáo và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Phần kết của chuyện khi Tử Văn chết
đi, sau đó quay trở về dương gian và trở thành đức Thánh đã thể hiện được tinh thần
của tác giả đó là ca ngợi, tơn trọng những kẻ sĩ dũng cảm, cương trực với những cái
xấu, cái ác tồn tại trong xã hội.

6. Thế giới thần linh, ma qủy trong truyện là sản phẩm hư cấu nghệ thuật của
Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác
phẩm?
Gợi ý: Đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì là ẩn đằng sau những yếu tố kì ảo
hoang đường, những yếu tố phi hiện thực là cái nhìn, quan điểm, thái độ của nhà văn
về hiện thực. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tuy chủ yếu nói về chuyện thần
thánh ma quỷ đầy vẻ hoang đường nhưng lại thể hiện những nội dung hiện thực rất rõ
ràng. Nội dung hiện thực được thể hiện ở lai lịch của nhân vật, bối cảnh thời gian và
khơng gian của câu chuyện. Chính những yếu tố này làm tăng sức thuyết phục cho câu
chuyện, khiến cho câu chuyện đáng tin hơn. Ngơ Tử Văn có tên tuổi, quê quán rõ ràng.
Thời gian, tình tiết câu chuyện cũng rất cụ thể, "Năm Giáp Ngọ, có người ở thành
Đông Quan…" đã trông thấy Tử Văn ngồi trên xe quan phán sự và "đến nay con cháu
Tử Văn hãy cịn, người ta truyền rằng đó là "nhà quan phán sự". Lai lịch của viên Thổ
quan và tên tướng giặc họ Thôi cũng gắn với những yếu tố thực của lịch sử. Thổ công
là người "làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, vì chết về việc cần vương
mà được phong ở đây…", còn tên tướng giặc họ Thôi là "viên tướng bại trận của Bắc
20


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc", là viên bộ tướng của Mộc Thạnh…Sử dụng xen kẽ
các yếu tố hiện thực và các yếu tố hư cấu một cách tự nhiên với giọng kể khách quan
đã tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của truyện truyền kì, đồng thời làm tốt lên giá trị
hiện thực của tác phẩm. Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục vào khoảng thế kỉ XVI,
thời điểm không mấy sáng sủa của hiện thực Việt Nam. Nhà Lê suy tàn, chính quyền
rơi vào tay nhà Mạc nhưng cũng chẳng được bao lâu, nội chiến liên miên, xã hội xảy
ra rất nhiều vấn đề. Và bóng dáng của xã hội ấy đã được thể hiện trong một số lời đối
thoại của nhân vật. Đoạn đối thoại giữa viên Thổ công với Tử Văn: "sao ngài không
kiện… lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê?". Thế kỉ XVI, đã có rất
nhiều người có tài, có nhân cách, bất lực trước hiện thực mà chọn cuộc sống ẩn dật nơi

thơn dã, trong đó có Nguyễn Dữ. Câu trả lời của viên Thổ quan khơng phải khơng có
yếu tố hiện thực. "Trần sao âm vậy", cõi âm trong tác phẩm là cõi dương thời ấy: "Rễ
ác mọc lan, khó lịng lay động. Tơi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở:
Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả…". Chỉ một chi
tiết nhỏ, tác giả đã phê phán được thói đời, những kẻ có chức, có quyền cấu kết với
nhau để hại dân lành, người hiền. Lời nói của Diêm Vương cũng ẩn chứa nhiều ý
nghĩa sâu sắc, vừa vạch trần sự dối trá của những kẻ cầm cân nảy mực, vừa thể hiện
thái độ đối với giặc xâm lược: "Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí
cơng, làm phép chí cơng, thưởng thì xứng đáng mà khơng thiên vị, phạt thì đích xác
mà khơng nghiệt ngã, vậy mà cịn có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời nhà
Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ cịn nói sao xiết được!".
Những chi tiết nhỏ tưởng như vơ tình đan cài vào câu chuyện nhưng lại chứa đựng giá
trị hiện thực rất quan trọng. Đó chính là sự khéo léo và công phu của người kể chuyện.
Sức hấp dẫn của câu chuyện còn được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện đầy
kịch tính. Những tình tiết của truyện được dẫn dắt khéo léo và tạo nên nhiều bất ngờ
thú vị. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, phát triển tình tiết… đều thể
hiện một trình độ kể chuyện rất hiện đại, khéo léo, vượt xa trình độ văn xi trung đại.
Chủ đề nổi bật của truyện vẫn là ca ngợi sự chính trực ngay thẳng. Ngô Tử Văn là
tấm gương tiêu biểu cho những người trí thức nước Việt khẳng khái, cương trực, dũng
cảm chống lại cái ác để trừ hại cho dân. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự chiến thắng
của lẽ phải, của cơng lí, thể hiện niềm tin của nhân dân lao động vào lẽ phải. Ngô Tử
Văn tuy không được sống lâu nhưng đã bất tử cùng với câu chuyện, đã để lại tiếng
thơm muôn đời và trở thành quan phán sự ngự ở đền Tản Viên. Chủ đề ấy cịn được
thể hiện rõ ở lời bình cuối truyện. Người kể chuyện muốn khẳng định rằng, người
chính trực như Ngơ Tử Văn mới xứng đáng là người cầm cân nảy mực. Đó cũng là
ước muốn chung của nhân dân trong thời buổi xã hội đầy những chuyện ngang tai trái
mắt. Bên cạnh đó, tác phẩm cịn chĩa mũi nhọn phê phán vào bọn xâm lược và vạch
trần mặt trái của xã hội.
Giá trị của Truyền kì mạn lục là ở nội dung hiện thực sâu sắc và cảm hứng ca
ngợi những giá trị đạo đức truyền thống. Những người có bản tính tốt đẹp như Vũ Thị

Thiết, như Ngơ Tử Văn đều được trở về sống ở thế giới thần thánh, họ đã được thưởng
xứng đáng cho phẩm cách tốt đẹp của mình. Tập truyện đã thể hiện một niềm tin mãnh
liệt của nhân dân lao động xưa, niềm tin vào chân lí bất diệt của sự sống "ở hiền gặp
lành".
7. Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có
đồng tình với quan niệm đó khơng? Vì sao?
21


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
+ Theo tác giả, con người sống trên đời khơng sợ “cứng q thì gãy mà chỉsợ
không thể cứng được”. Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nước Việt, đã ln giữ cho mình sự
cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong
nhân cách
kẻ sĩ. Con người chân chính khơng nên uốn mình, phải sống cương trực, ngay thẳng.
Sự cứng cỏi, lòng can đảm trước những cái xấu, cái ác là thái độ ứng xử tích cực cần
được coi trọng.
+ Học sinh nói lên quan điểm của mình. GV hướng học sinh đi đến những suy
nghĩ đúng có liên hệ. Học sinh có thể tham khảo bài sau (Từ phẩm chất của nhận vật
Ngô Tử Văn đã gợi cho em suy nghĩ về sự cần thiết của đức tính cương trực của thế hệ
trẻ trong giai đoạn hiện nay. Cương trực có nghĩa là gì? Cương trực là cứng cỏi và
ngay thẳng. Người cương trực là người giữ mình trong sạch, giữ tiết tháo, khơng cầu
danh lợi. Đức tính cương trực ln cần thiết và ngày càng cần thiết trong cuộc sống
hiện nay. Bởi lẽ cuộc sống xã hội ngày càng xô bồ với bao lọc lừa, gian trá. Con người
có thể làm bất cứ thứ gì, thậm chí bán rẻ sự thật, nhân cách để đạt được mục đích. Vì
vậy nên những người cương trực, ngay thẳng luôn được đề cao trong cuộc sống ngày
nay. Không những thế, cương trực thể hiện một con người mạnh mẽ, khơng run sợ
trước cái ác, cái xấu.
Vì thế, họ ln có niềm tin làm nên chiến thắng, vượt qua mọi thử thách của hoàn
cảnh, biết đấu tranh đến cùng trước những thế lực xấu xa. Họ đã chọn sự thật, dám nói

lên cái sai cho thấy phẩm chất đạo đức ở họ, sự dũng cảm đáng khâm phục. Từ đó,
giúp con người nâng cao phẩm giá, khơng bị thao túng hay điều khiển bởi ngững giá
trị vật chất, khiến cho mọi người có cái nhìn thiện cảm, tin u và kính trọng hơn.
Những người có ối sống giả tạo, nhụt chí, yếu hèn thật đáng phê phán. Họ không dám
đối diện với sự thật, luôn nơm nớp lo sợ thì sẽ khó mà có thể đạt được thành công. Vậy
nên mỗi người cần hiểu được ý nghĩa của đức tính cương trực, biết đấu tranh phê bình
và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Ghi chép thêm
...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
22


Tài liệu hỗ trợ giảng dạy
VĂN BẢN 5: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ- (Nguyễn Tuân)
Phần I: Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong văn bản
Câu 1: Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù”, bạn thử đoán xem tác phẩm viết
về câu chuyện gì?
Hs suy đốn: Một người tử tù nhưng lại có chữ viết đẹp, đặc biệt và được ngợi ca.
Câu 2: Tóm tắt nội dung cuộc trị chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ

lại.
Viên quản ngục hỏi thầy thơ lại về sáu tên tù án chém. Trong đó có người đứng
đầu làHuấn Cao, có phải là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất
nhanh và rất đẹp đó khơng? Thầy thơ lại khẳng định chính là Huấn Cao. Viên quản
ngục đã dặn thầy thơ lại quét dọn cái buồng giam rồi hỏi tiếp: Thầy có nghe thấy
người ta đồn Huấn Cao, ngồi cái tài viết chữ tốt, lại cịn có tài bẻ khóa và vượt ngục
nữa khơng? Thầy thơ lại trả lời “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!”.
Thầy thơ lại bày tỏ quan điểm của mình, nếu là đao phủ phải chém những người như
vậy thì tơi mà thấy tiêng tiếc. Tiếp đến viên quản ngục đã khuyên thầy thơ lại không
nên bàn bạc thêm và bảo thầy thơ lại lui về chăm nom việc dưới trại giam.
Câu 3: Tìm các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi
trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách nhân vật
này.
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh nhân vật Huấn Cao, ta còn thấy hiện
lên nhân vật quản ngục biết trọng người và biết quý người ngay thẳng, viên quản ngục
là một thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Nhân
vật đã được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng đặc sắc, đầy ấn tượng. Quản ngục là một
người đã lớn tuổi, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Khuôn mặt luôn tư lự, nhăn
nheo chứng tỏ ơng có một đời sống nội tâm sâu sắc, phong phú. Sau khi nhận được
phiến trát gửi về, trong sáu tên tử tù có ơng Huấn Cao, người mà ông hằng ngưỡng mộ
về tài viết chữ đẹp, điều đó làm ơng vơ cùng băn khoăn, nghĩ ngợi.
Quản ngục là người có số phận bi kịch. Ơng là người “tính cách dịu dàng và lịng
biết giá người, biết trọng người ngay”, “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một
bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xơ bồ”. Nhưng tính cách đó, con người đó lại bị đặt
trong hồn cảnh đề lao chỉ có lừa dối, tàn nhẫn. Hoàn cảnh sống và phẩm chất của
nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau: quản ngục tâm điền tốt và thẳng thắn nhưng lại
phải ăn ở đời đời, kiếp kiếp với một lũ cặn bã. Đó chính là bi kịch của cuộc đời ơng.
Sống trong hồn cảnh đó, nhưng quản ngục vẫn giữ được cho mình một tâm hồn và
cốt cách cao đẹp. Nhận được phiến trát, biết được trong số tử tù có Huấn Cao điều đó
đã làm ông suy nghĩ cả đêm, việc nhận tù sắp tới gây xáo động lớn trong tâm tư của

ông: khuôn mặt “tư lự” dần thay thế bằng “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và
êm nhẹ”. Có phải chăng trong đêm thanh tĩnh đó, ơng đã suy nghĩ, đã cất nhắc để
quyết định sẽ có biệt đãi riêng với người tử tù mang tên Huấn Cao này, cũng bởi vậy
từ khuôn mặt tư lự, lo lắng chuyển sang sự thanh thản, bình lặng.
Câu 4: Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao như thế nào? Chi
tiết nào ở phần (1) có thể khiến bạn suy đốn như vậy?
- Hs trả lời theo suy nghĩ của mình có định hướng đúng trong dự đoán dựa vào
cách cảm nhận nhân vật thơng qua ngịi bút miêu tả của Nguyễn Tuân. Mặc dù sống
trong môi trường như vậy nhưng từ những chi tiết về ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, đến
sở thích, học sinh có những ấn tượng tốt ban đầu về viên quản ngục, một người tốt, có
23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×