Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.64 KB, 3 trang )


TRƯỜNG THCS
Năm học 20… – 20…

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – LỚP 9
Mơn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hy vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi,
nhưng hiếm khi nó tan vỡ... Hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà khơng có gì có thể
thay thế được... Hy vọng cho chúng ta có thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía
trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc...
Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều
đó...
Hy vọng đặt đơi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta khơng nhìn thấy được ...
Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được
phương hướng nữa... Hy vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi
lại nó sẽ làm cho chúng ta ln sống động... Và hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta,
và nó có thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất...
Đừng bao giờ mất hy vọng!
(Trích: Ln mỉm cười với cuộc sống, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ, 2011)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
3. Niềm hi vọng có vai trị và sức mạnh to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Từ đoạn trích
trên cùng những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang
giấy thi) về ý kiến: Đừng bao giờ đánh mất hi vọng trong cuộc sống!
Phần II (6,5 điểm) “Truyện Kiều” là kiệt tác của nền văn học Việt Nam, có vị trí quan trọng
trong đời sống tâm hồn dân tộc. Trong tác phẩm, đại thi hào Nguyễn Du đã có câu thơ miêu
tả vẻ đẹp của nàng Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà”


1. Chép chính xác năm câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Cho biết những câu thơ em
vừa chép thuộc đoạn trích nào của tác phẩm? Nêu vị trí của đoạn trích đó.
2. Ghi lại một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và giải thích ý nghĩa của
thành ngữ đó.
3. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp, trình bày cảm nhận của em
về đoạn thơ vừa chép ở câu (1), trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu ghép, một lời dẫn trực
tiếp (gạch chân, chú thích câu ghép, lời dẫn trực tiếp).
4. Kể tên một văn bản trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về số phận
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cho biết tên tác giả.
---------------------------Hết---------------------------Ghi chú: Điểm phần I: 1. (0.5 điểm); 2. (1.0 điểm); 3. (2.0 điểm)
Điểm phần II: 1. (1.0 điểm); 2. (1.0 điểm); 3. (3.5 điểm); 4. (1.0 điểm)


Họ và tên: ………………………………………………………… Lớp: 9A…



×