Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Khoảng trống của thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.65 KB, 20 trang )

Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một

Tìm Hiểu Bản Sắc:
Khoảng Trống Của Thơ.
Khái niệm những khoảng trống trong một bài thơ
đóng góp ý nghĩa, cấu trúc, thẩm mỹ và giá trị cho
bài thơ đó, được hầu hết các thi sĩ và các nhà phê
bình thi ca ủng hộ. Lý do căn bản giải thích vì bản
sắc thơ cơ đọng, thà thiếu chữ hơn thừa, thiếu ý
hơn lạc nghĩa. Vì vậy những khoảng trống cũng là
những thi liệu bổ túc và tương ứng để xây dựng bài
thơ.
Vượt lên lý do căn bản, những khoảng trống được
đưa vào nghệ thuật sáng tác, trở thành một phần
thi pháp, bao gồm trong văn phạm và phong cách.
Thậm chí, làm nền
tảng cho một số
phong trào thơ, ví dụ
như thơ Cắt Vụn
(Cut-Up) do nhà thơ,
nhà văn, kiêm họa sĩ
Brion Gysin (19161986) chủ xướng. Và
phong trào thơ Cụ
Thể vào giữa thế kỷ
20. Trước đó, cuối
thế kỷ 19, thi sĩ
Guillaume Apollinaire
đã đưa giá trị khoảng
trống vào thơ ở mức
độ thẩm mỹ như hội
họa, kết hợp chữ đen


1


Sáng Tạo và Tái Tạo
trên nền trắng. Bài thơ trở thành bức tranh. (Du
Hành. sáng tác 1914.)
Về sau, kỹ thuật sử dụng khoảng trống xa dần khái
niệm hội họa nhưng phát triển trên quan điểm nghệ
thuật tạo hình. Quan niệm thẩm mỹ tập trung vào
việc thể hiện bài thơ trên trang giấy như một thể
thơ mới, thể thơ sáng tạo phù hợp với nội dung. Đó
là những khoảng trống mặt ngồi, đối diện với
người thưởng ngoạn. Chính những khoảng trống
bên trong, ẩn sau văn tự, mới làm cho thơ sâu
rộng.
Hầu hết các nhà thơ đều hiểu công dụng của
khoảng trống trong sáng tác. Ngược lại, hầu hết
người đọc không quan tâm và không hiểu giá trị
này. Nhưng người đọc thơ sẽ phải đối diện với ý
nghĩa của các loại khoảng trống khác nhau, nếu họ
thật sự muốn lĩnh hội toàn thể bài thơ, vì mỗi bài
thơ đều hồn tất bằng ngôn ngữ và khoảng trống.
Khoảng trống trong thơ liên quan trực tiếp với sự
đọc. Trống kết hợp với chữ, trắng kết hợp với đen,
cho nhận thức nhận diện ý nghĩa. Ví dụ, trong giới
hạn một trang giấy, chữ viết chằng chịt, san sát
nhau, sẽ tạo ra rối rắm khi đọc. Khơng phải chỉ là
khó khăn cho nhãn lực, mà cảm giác nhận thức bị
đè ngộp. Trong Lectures on Literature, 1983,
London, Vladimir Nabokov (1899-1977) viết: “Thật

lạ lùng, người nào đọc không hiểu một cuốn sách:
Người ấy chỉ cần đọc lại. Người đọc tử tế, người
đọc chuyên, người đọc tích cực, người đọc sáng
tạo đều là người đọc lại. Để tôi cho bạn biết lý do
tại sao. Lần đầu khi chúng ta đọc một cuốn sách,
quá trình di chuyển chăm chú của đơi mắt từ trái
sang phải, từng dịng, từng trang, cơng việc thể xác
phức tạp trên cuốn sách, chính là quá trình học hỏi
2


Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một
về không gian và thời gian những gì trong cuốn
sách, điều này đứng giữa chúng ta và sự định giá
nghệ thuật. Khi đọc một cuốn sách, chúng ta cần
phải có thời giờ để làm quen với nó...” (trang 3.)
Trong câu trích này, lưu ý cụm từ “người đọc sáng
tạo” (creative reader), khái niệm này cho biết một
loại độc giả có khả năng thẩm thấu cao và nhận
thức vượt trội. Câu này cũng xác nhận để đọc một
văn bản khó, cần thời giờ để đọc lại cho đến khi có
thể lĩnh hội. Thơ thời nay khó đọc chẳng những vì
ý tưởng và nghệ thuật tượng trưng, mà cịn khó
giải thích bởi những khoảng trống được dàn trải
theo ý thức và vô thức của tác giả.

Phân Loại
Khoảng Trống Trong Thơ.
Khoảng trống khác với khoảng trắng. Khoảng trắng
trong thơ bao bọc quanh chữ mang tính trình bày

trên trang nền. Mục đích thể hiện mỹ thuật, sáng
sủa, sạch sẽ và dễ coi. Trong khi, khoảng trống
trong thơ tuy khơng chữ nhưng có ý nghĩa, chức
năng và mục đích, đi song song với ngôn ngữ thơ.
Nhận xét tổng quát, nghệ thuật khoảng trống trong
thơ là phương cách dàn trải chữ viết lên văn bản
với những khoảng khơng, có mục tiêu gia tăng
phẩm chất và giá trị bài thơ. Theo Ian Davidson
trong tác phẩm Ideas of Space in Contemporary
Poetry, nghệ thuật dùng khoảng trống trong thơ
hiện đại sử dụng khái niệm “cắt dán” của hội họa
Lập Thể. Bao gồm Lập Thể trừu tượng và Lập Thể
tổng hợp.

3


Sáng Tạo và Tái Tạo

1. Khoảng trống sử dụng như văn
phạm, chủ yếu là dấu phẩy và dấu chấm. Câu
thơ trung bình vốn khơng dài. Nhưng nhịp điệu tạo
ra những ngắt khoảng, ngưng nghỉ, xuống hàng.
Có những khoảng trống dùng để “lấy hơi”. Người
đọc khi gặp những khoảng trống này sẽ tự động
dừng lại trước khi lướt mắt đọc tiếp. Có những
khoảng trống mang giá trị như dấu chấm. Nghĩa là
ý thơ trong câu đã hết. Các nhà thơ thường xuống
hàng ở khoảng trống nghỉ tương đương dấu phẩy
và khoảng trống tương đương dấu chấm. Nhất là

những nhà thơ làm thơ theo lối viết tự động, không
sử dụng chấm phẩy.
Câu thơ vắt hàng thường khi khơng phải vì khoảng
trống mà vì nhịp nhấn của ngơn ngữ đa âm. Trong
khi ngơn ngữ Việt đơn âm, vắt hàng trong câu thơ
Việt hầu hết là ngộ nghĩnh hoặc ngây ngơ. Thơ Tân
Hình Thức Việt gặp phải trở ngại này.
Trong tác phẩm Space in Theory, Russell West
Pavlov lập luận rằng, cho dù giá trị khoảng trống đã
có trước nhưng từ khi có computer hoặc những
phương trình viết điện tử, nhà thơ chú trọng hơn về
cách sắp đặt và dàn trải khoảng trống trong cấu
trúc bài thơ.

2.

Những khoảng trống trực quang

(visual space) như thành phần cấu trúc thơ Thị
Kiến (visual poem). Thơ thị kiến là một thể loại thơ
có đặc điểm ngơn ngữ phi biểu tượng và các yếu tố
thị giác chiếm ưu thế. Nghĩa là ngơn ngữ khơng
đóng vai trị chủ động trong bài thơ mà hình ảnh,
ký hiệu thay thế vai trị chủ yếu. Tồn thể bài thơ
được nhìn như một bức tranh hoặc tấm ảnh với ý
nghĩa thể hiện qua ngôn ngữ như những ký hiệu
4


Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một

thông đạt. Khái niệm như vậy, thơ thị kiến có phạm
vi lớn hơn.
Năm 1897, nhà thơ phái Tượng Trưng Stéphane
Mallarmé xuất bản tập thơ Un Coup de dés jamais
nabolirale hasard với lời mở đầu hướng dẫn người
đọc một cách rõ ràng về nhận thức những khoảng
trống giữa các từ ngữ và toàn bộ khoảng trống của
trang in. Ông cho rằng giá trị của những khoảng
trống làm nổi bật phần mực đen. Ông phân biệt
phần nền (background) và phần cận cảnh
(foreground). Khoảng trống ở phần nền tạo cho
chữ ở phần cận cảnh một sức mạnh đúng với chức
năng của bản thân chữ. Ông xác nhận trong Crise
de vers, mọi thứ đều sẽ cân nhắc, dàn trải các
thành phần, thay thế và liên hệ - tất cả đóng góp
này nhắm vào tồn bộ nhịp phách, đó là phần im
lặng của thơ, trong các khoảng trống, vì sự im lặng
được chuyển dịch theo cách riêng, bởi mỗi thành
phần cấu trúc. (Oeuvre complètes. Mallarmé, trang
211.)
Từ khái niệm này, thơ Cụ Thể sử dụng chữ và ký
hiệu như bản vẽ địa hình. Họ sử dụng các hình
thức kiểu mẫu chữ in, chen lẫn chữ lớn chữ nhỏ,
không tuân theo luật đọc từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Tuy nhiên, thơ Cụ Thể khơng có đời
sống lâu dài, vì thơ rốt ráo khơng phải là hình thức,
mà chính là nội dung cưu mang ý nghĩa và thẩm
mỹ.

Ví dụ bài Silencio (1954) của Eugen Gomringer:


5


Sáng Tạo và Tái Tạo

silencio silencio silencio
silencio silencio silencio
silencio

silencio

silencio silencio silencio
silencio silencio silencio
Câu hỏi, mỗi người đọc sẽ cảm nhận như thế nào
về khoảng trống ở giữa khối chữ silencio (im lặng)?
Liệu có bao người nhận ra sự mâu thuẫn, đối
nghịch giữa hiện diện và vắng mặt. Thâm thúy hơn
nữa là sự nghịch lý giữa silencio (im lặng bằng
chữ) và khoảng trống (im lặng hư khơng).
Một số nhà phê bình cho rằng thơ của Mallarmé
tạo ngôn ngữ thơ thành biểu tượng trừu tượng,
như một chùm sao lấp lánh trên trang giấy. Nghĩa
là có sự dung hợp mỹ thuật giữa chữ với khoảng
trống và ý nghĩa trên văn bản. Nelson Goodman
trong luận văn Languages of Art: An Approach to a
Theory of Symbols, nhận xét, giá trị của khoảng
trống là mở rộng các tiết mục thơ bằng cách đưa
các mã (codes) hình ảnh vào văn bản, nhờ vậy,
người đọc vượt qua giới hạn của ngôn ngữ diễn tả,

để tiến vào miền ý nghĩa của biểu tượng. Hình ảnh
vốn đã sẵn có trong ngữ cảnh và sự sinh hoạt của
các ngữ cảnh. Vấn đề là thói quen của khả năng
đọc sẽ nỗ lực chuyển nghĩa từ ngữ thay vì nhìn
trực tiếp đến hình ảnh đang hiện ra.
6


Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một
Nếu khoảng trống theo văn phạm là nơi dừng nghỉ
của mắt và ý, thì khoảng trống trực quan liên kết và
hỗ trợ cho ngôn ngữ thơ nổi bật. Tạo cho bài thơ
một mơ hình ít quen thuộc, đánh thức độc giả ra
khỏi thói quen đọc thơ vần điệu hoặc thơ theo thể
thơ cố định.
Ví dụ:
Bài I Was Just Frosted (2012) của Susan Wheeler.
Tác giả sử dụng văn phạm với chấm, phẩy, gạch
ngang, ... Những khoảng trống và hàng trống có
mục tiêu làm nền cho khối chữ đen nổi bật. Những
khoảng trống xa hơn bình thường giữa các câu làm
cho người đọc chậm lại để có thời giờ đón nhận
câu tiếp theo. Khối chữ hình chữ nhật nằm ở giữa
là trọng tâm của bài thơ. Tiết lộ ý chính qua ba tứ
thơ: thức ăn, nắng chiều và bóng tối.

7


Sáng Tạo và Tái Tạo

Tơi Bị Đóng Băng.
Cảm ơn, Ray, đây chỉ là những gì bác sĩ u cầu.
Khơng, em khơng bao giờ thấy tơi ăn Ơ liu - Bố em
thích trái này nhưng tơi khơng chịu được.
Khơng phải, chỉ là hành tây củ nhỏ dùng pha rượu.
Dan, tắt nó đi.
Trái bơ, tăm xỉa răng, rau tía tơ, củ rễ.
Nhiều tia nắng đủ màu từ mặt trời cuối ngày,
tia nắng cắt chia bởi cành lá: lung lay, động
đậy, ánh sáng lung linh. Bóng âm u tối dần
trong ly qua đơi mắt kính.
Em có thể nhích qua một chút? Được rồi. Ánh sáng
chói vào mắt tơi.
Nội dung bài thơ đơn giản nhưng khơng dễ hiểu.
Người đọc chẳng những phải đối phó với những
khoảng trống ở mặt tiền, mà còn phải quan tâm
những khoảng trống chen giữa những ẩn dụ.
Những khoảng trống ngầm có chức năng gì đặc
biệt, có giá trị gì trong nghệ thuật xây dựng bài thơ.
Ví dụ: [accumulation of land] của Myung Mi Kim.
Tác giả sử dụng khoảng trống văn phạm, ngưng
nghỉ như dấu phẩy, dấu chấm... Những khoảng
trống giữa các cụm chữ được lập lại đều đặn tạo
thành nhịp điệu khi đọc. Những khoảng trống trực
quang này ngoài mục tiêu mỹ thuật còn cố ý gây
chú trọng đến ý nghĩa của từng cụm từ, đôi khi cụm
từ bị cắt lìa giám đoạn, khiến người đọc phải dừng
lại, đọc lại. Hình thức như một thể thơ lạ.
8



Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một

Hình thức bài thơ này trình bày mỹ thuật trong một
dạng cấu trúc khơng quen thuộc. Đây cũng là quan
điểm tranh luận giữa người làm thơ mới và người
làm thơ truyền thống, hoặc nói một cách cụ thể,
giữa người làm thơ vần điệu và làm thơ tự do. Thể
thơ mới như một người ăn mặc thời trang, thay đổi
bề ngoài tùy vào mỗi trường hợp, mỗi bối cảnh.
Trong khi thể thơ truyền thống như một người xuất
hiện bất kỳ lúc nào cũng áo dài khăn đóng.
(Susan Wheeler và Myung Mi Kim là hai thi sĩ trong
số 13 thi sĩ xuất hiện trong tuyển tập American
Poets in the 21st Century, The New Poetics do
Claudia Rankine và Lisa Sewll thực hiện, 2007.
Xuất bản bởi Wesleyan University Press.)

9


Sáng Tạo và Tái Tạo

3. Những khoảng trống trừu tượng


những khoảng trống vơ hình chen giữa những ý
tưởng trong nội dung bài thơ. Một trong vài ưu
điểm của thơ là sự nhảy vọt, chuyển đổi đột ngột,
không cần phải mạch lạc. Khác với truyện, cần

trình bày những liên hệ trước sau và lý luận hợp lý,
thơ không cần chiều dài, không dùng nhiều chữ
nên bắt buộc phải chọn lối diễn tả gợi ý và không
nhất thiết tuân theo lý luận bình thường. Những tứ
thơ đại diện cho ý tưởng có thể xuất hiện bất kỳ lúc
nào, nơi nào, không nhất thiết phải liên hệ chặt chẽ
nhưng phải nhất quán.
Ví dụ: Trích bài Border Crossing của Don Schofield
trên mạng World Literature Today, tháng 8 năm
2018.
Border Crossing
Jolted awake. Darkness. Train not moving.
Dirty windows. Dirty metal sheds.
Soldiers escort us and all our luggage
into the farthest building. Sound of stamps.
Sound of power in multiplicate.
Stepping forward, I answer every question
where staying, how long, who with, what to declare . . .
[...].

Cửa Khẩu Biên Giới.
Giật nẩy người thức dậy. Đêm tối. Tàu hỏa ngừng chạy.
Cửa kính dơ bẩn. Kho hàng bằng sắt tồi tàn.
Lính hộ tống chúng tơi và tất cả hành lý
vào tịa nhà xa nhất. Tiếng đóng dấu.
Tiếng quyền lực gia tăng.

10



Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một
Bước tới trước, tôi trả lời mọi câu hỏi
ở đâu, bao lâu, với ai, có gì khai báo ...
[...]

Tác giả sử dụng dấu chấm không theo quy lệ văn
phạm. Những dấu chấm bất ngờ tạo những câu
thơ khơng hồn chỉnh. Những câu khơng có động
từ. Những câu chỉ có một danh từ. Suy nghĩ bị cắt
đứt. Khơng có hành động liên hệ. Tuy nằm kề
nhưng rời rạc. Ý tưởng cách khoảng. Tạo những
khoảng trống trừu tượng.
Qua những khoảng trống này, người đọc phải suy
luận, giải thích, phỏng đốn, tưởng tượng... khi nối
kết ý nghĩa những cụm chữ vào nhau. Sự cộng
hưởng của độc giả đưa đến hiệu quả, mỗi độc giả
có khả năng hiểu bài thơ khác biệt, cho dù họ có
thể có chung một hình tứ, một ý nghĩa tổng quát.
Sự kiện này cho phép bài thơ mở rộng hoặc đào
sâu hơn ý định của tác giả. Khoảng trống trừu
tượng là một đặc tố làm cho thơ bí ẩn, cao kỳ,
cùng một lúc, tạo nên mơ hồ, khó hiểu, nhưng là
yếu tố giúp bài thơ tự phát triển.
Tính hàm ý trong ẩn văn ln ln tạo những
khoảng trống cho tưởng tượng, suy đốn, liên
tưởng và sáng tạo. Khi những ẩn dụ, những biểu
tượng liên kết với nhau trong bài thơ, có nghĩa
người đọc phải đối phó với nhiều khoảng trống trừu
tượng bên trong nội dung, cùng một lúc với những
khoảng trống trừu tượng khác chen giữa những ẩn

dụ. Càng chứa nhiều ẩn dụ, nhiều khoảng trống
trừu tượng, bài thơ càng có khả năng sinh tồn và
phát triển theo thời gian. Hầu hết những bài thơ nổi
tiếng để lại trong lịch sử đều được diễn giải sâu
rộng hơn ý định của thi sĩ. Đây là lý do vì sao Cấu
11


Sáng Tạo và Tái Tạo
Trúc Luận chú trọng đến văn bản hơn là tâm lý và
tri thức của tác giả.
Ví dụ: The Hideout của Kevin Young. Chúng ta có
thể nhìn thấy một số cách diễn giải khác nhau trên
cùng một văn bản.
Woke up dead
tired, in my arms
an empty
an instead. Tried
deeping it off,
my hangover of her,
wishing for some hair
of the dog - or slow purr The light my eye hurts
My tongue
white, eyes red.
[...]

Nơi Ẩn Náu
chết thức dậy
mệt mỏi, trong vòng tay
trống rỗng

một thay thế. Cố gắng
đào sâu lấy nó ra,
vị thừa mứa tình nàng,
chỉ muốn vài sợi lơng
chó - hoặc tiếng rên khẽ Ánh sáng làm mắt tơi khó chịu
12


Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một
Lưỡi tôi
trắng, mắt tôi đỏ.
[...]
(Trích American Poets in the 21st Century.)
Một ví dụ khác, bài trích của Jon Mack trong tác
phẩm Verse, tập 7 số 1, mùa xuân 1990. Cách
xuống hàng và ngắt chữ lưng chừng tạo cho bài
thơ một phong thái riêng. Dẫn dắt người đọc phải
ngừng lại để tìm kiếm và suy nghĩ. Ví dụ như câu
“the g [xuống hàng] listening [khoảng trống] eye...”
Listening từ động từ listen có nghĩa lắng nghe.
Glistening, động từ glisten, có nghĩa sáng lấp lánh.
Ngắt chữ “g” rồi xuống hàng, viết “listening”, tác giả
dẫn người đọc dừng lại bên lề, kiểm soát lại ý
nghĩa: 1- Ánh mắt [khoảng trống] lấp lánh, hoặc 2Ánh mắt [khoảng trống] lắng nghe (ánh mắt tuân
theo). Khoảng trống trừu tượng cho phép người
đọc suy diễn về ánh mắt như thế nào trong mạch
văn. Ý nghĩa sẽ được xác định sau khi đọc hết bài
thơ.

13



Sáng Tạo và Tái Tạo
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng thuận về vai
trò, chức năng và giá trị của khoảng trống. Alan
Kennedy, tác giả The Psychology of Reading, lập
luận: Người đọc văn, đọc theo từng dòng, như luật
bất thành văn, không quan tâm đến những khoảng
trống giữa các cụm chữ. Lý do là khoảng trống
không cung ứng ý nghĩa, nếu cứ quan tâm đến các
khoảng trống, dòng đọc sẽ bị gián đoạn.
Không thỏa thuận với khái niệm hữu dụng của
khoảng trống, Virginia La Charité cho rằng, khoảng
trống là trừu tượng khơng thể giải thích, sự trắng
khơng thể trải nghiệm, khoảng trống khơng có
chiều hướng, khơng hình thức nên khơng có nội
dung. West Pavlov lập luận, khoảng trống khơng
phải ký hiệu, khơng có nghĩa, như điều gì im lặng,
vơ cảm. Sự mâu thuẫn giữa các nhà phê bình
nghiên cứu cho thấy: Khoảng trống trong thơ được
sử dụng hữu hiệu hay khơng là do mỗi tác giả có ý
thức, am tường và có kinh nghiệm sáng tác về
khoảng trống thơ hay không.
Sự lạm dụng khoảng trống thơ cũng như mọi sự
lạm dụng khác sẽ mang đến hiệu ứng ngược. Sự
tùy tiện tạo khoảng trống hoặc xuống hàng, vắt
hàng bừa bãi sẽ chứng tỏ sở học và trình độ của
tác giả.
Ghi:
Có những đoạn thơ trích xin được giữ ngun bản

vì khơng thể dịch. Tuy có ngơn từ tương đương
nghĩa từ điển nhưng khơng tương đương nghĩa
hàm ý và khơng thỏa thuận tính văn hóa trong
phong cách sử dụng ngơn ngữ ẩn văn.

14


Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một

Ghi Rời Về
Khoảng Trống Trong Thơ
1. Học thuật về sử dụng khoảng trống trong
thơ khởi đầu bằng hình thức đơn giản: xuống
hàng, vắt hàng của câu hoặc nhảy hàng của đoạn
thơ. Những khoảng trống sau khi ngắt hàng (bao
gồm xuống hàng, vắt hàng, nhảy hàng) giúp cho
người đọc ngưng nghỉ, theo dõi ý tứ thơ, cách sử
dụng ngôn ngữ, cú pháp của thi sĩ và lý do tại sao
tác giả lại quyết định trưng bày khoảng trống.
Khoảng trống ở đây đồng nghĩa với khoảng trắng
trên trang giấy. Lẽ ra, nên hiểu là khoảng trống trên
một nền. Khái niệm “nền” sẽ cần thiết khi bài thơ
được xây dựng theo 3 chiều trong nghệ thuật tạo
hình hoặc nghệ thuật tạo dựng (construction art.)
2. Khác với văn xi, xuống hàng, vắt hàng,
nhảy hàng mang trọng trách:
- Trình bày thẩm mỹ.
- Thể hiện hoặc hỗ trợ ý nghĩa.
- Tạo điều kiện gây kinh ngạc.

- Cấu trúc nhịp điệu.
- Diễn tả sự vắng mặt.
- Xác định thể thơ.
Việc ngắt hàng, cho đúng chỗ là nhiệm vụ của nhà
thơ. “Đúng chỗ” có nghĩa: sự chọn lựa cân nhắc
nhất, cần thiết cho nội dung và hình thể bài thơ.
3. Cơng việc dàn trải khoảng trống cho bài thơ
dựa trên khả năng nhạy cảm với ảnh hưởng của
15


Sáng Tạo và Tái Tạo
ngắt hàng, khả năng nhận thức về hiệu quả của lời
thơ, và khả năng phân tích các thể loại chức năng
của câu thơ.
4. Thơ hôm nay phát triển công dụng của kỹ
thuật ngắt hàng. Tuy chưa có những tiêu chuẩn cố
định nhưng rõ ràng có sự thay đổi hiệu quả của bài
thơ khi thay đổi những nơi ngắt hàng.
Tuy ánh mắt lướt nhanh khi đọc nhưng sự ngắt
hàng dù chỉ tích tắc cũng đủ tạo sự bất ngờ hoặc
chuyển hướng sự cảm nhận của độc giả. Đơi khi,
vì ngắt hàng, độc giả phải đọc lại câu thơ để bảo
đảm ý nghĩa thu nhận. Tâm lý của người đọc thơ
thường chờ đợi điều gì thú vị xảy ra trong một câu
hoặc một đoạn thơ. Vì vậy, ngắt hàng là thơng tin
báo cho người đọc chú ý: có chăng điều gì sắp xảy
ra? Một ẩn dụ mới? Một suy nghĩ thơng minh? Một
hình ảnh hay lạ? Một cảm xúc kỳ diệu? ...v..v...
“Sự thú vị tạo ra việc ngắt hàng.” Khái niệm này

tạo ra cấu trúc của bài thơ. Ví dụ: Muốn người đọc
tập trung vào mơ tả hình ảnh hoặc chi tiết, câu thơ
cần ngắn gọn. Ngược lại, muốn họ theo dõi nhạc
điệu, ý nghĩ sâu sắc, hoặc cảm xúc đang hiện diện,
câu thơ cần dài hơn. Như vậy, khoảng trống lớn,
khoảng trống nhỏ, khoảng trống ngắn, khoảng
trống dài, sẽ hỗ trợ cho sự thành hình và dàn trải
của câu thơ. Cùng một lúc biến hóa ý nghĩa, thơng
điệp và thẩm mỹ của bài thơ.
Ví dụ:
Ánh trăng thu –
con sâu đào lặng lẽ
vào hạt dẻ
(Matsuo Basho.)

16


Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một
Đêm thu không trăng
Con sâu không thấy đường, đào núp hạt dẻ
Bàn chân vô tư đạp lên.
Bài thơ đầu mở rộng suy tư. Bài thơ sau gợi ý
sự suy nghĩ. Bây giờ, đọc hiệu quả của bài thơ
sau:
Đêm
thu không trăng
Con sâu không thấy đường đào
núp hạt dẻ
Bàn chân vô tư

đạp lên.
Nhà thơ James Longenbach trong tác phẩm
The Art of the Poetic Line đã viết, thơ là chất giọng
của ngôn ngữ được tổ chức thành hàng. Nhận định
của ông cho thấy, thơ là một tổ chức
(organization), mặc dù sáng tạo là việc ngẫu nhiên.
5. Tác dụng của ngắt hàng không chỉ tạo hiệu
quả cho câu thơ, trong thực hành, ngắt hàng có
chức năng phối hợp các yếu tố khác trong bài thơ
để tạo ra ấn tượng cho người đọc. Tìm hiểu ngắt
hàng là tìm hiểu vơ số cách ứng dụng của nó.
Ví dụ: “Mặt trời sáng cho chúng ta”. Câu thơ
này đã đủ nhưng hãy đọc qua việc ngắt hàng, sẽ
cho người đọc kéo dài về một gợi ý khác:
Mặt trời sáng cho chúng ta
biết nắng sinh động
đến chiều sẽ tắt
Mặt trời sáng
cho chúng ta biết
17


Sáng Tạo và Tái Tạo
nắng sinh động đến chiều
sẽ tắt
6. Theo khái niệm của Longenbach, sự tổ
chức hàng ngũ của thơ không nhất thiết tuân theo
luật viết, mà cần thiết để diễn đạt sự hỗ tương giữa
các thi ngữ và các câu thơ với nhau. Hiệu quả hỗ
tương đóng góp ý nghĩa, cảm xúc và thẩm mỹ vào

bài thơ.
7. Trong phạm vi ngắt hàng, thực hành “vắt
hàng” là việc tinh tế, có nguồn gốc lâu đời trong lịch
sử thi ca Tây Phương và được chuyển dụng từ thơ
vần qua thơ tự do và thơ xuôi.
Vắt hàng là câu thơ xuống hàng không chờ hết
ý hoặc không nhất thiết theo văn phạm chấm phẩy.
Nói một cách khác, di chuyển ý nghĩ và ngôn ngữ
từ hàng này qua hàng kia, từ hàng trên xuống hàng
dưới để tiếp tục tứ thơ và ý nghĩa của câu thơ.
Mục đích dẫn người đọc cảm nhận ý nghĩ,
nhận diện hình tứ một cách bất ngờ, tạo ra sự
không trọn vẹn ý nghĩa của câu vắt rồi hoàn tất
hoặc biểu lộ ý nghĩa tiếp theo ở câu bị vắt.
Vắt hàng:
- Tạo ra hiệu quả khi ngắt sự thú vị ra làm đôi
hoặc làm nhiều khúc.
- Gây ấn tượng mạnh khi câu vắt và câu bị vắt
mâu thuẫn với nhau.
- Ở giữa là khoảng trống, tùy khoảng cách lớn
hoặc nhỏ, ảnh hưởng đến nhịp điệu, ý nghĩa và
cảm xúc. Khoảng trống tuy ngắn ngủi, nhưng vị trí
ngắt kết hợp với hình tứ, ý nghĩa của câu, sự đứt
18


Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một
đoạn cũng đủ khả năng tạo ra một ít bối rối, bất
ngờ cho người đọc.
- Vắt hàng là một phương tiện hữu hiệu để tổ

chức bài thơ theo nhận thức về cấu trúc thẩm mỹ
của tác giả. Là nghệ thuật phát kiến một thể thơ
phù hợp với nội dung ý nghĩa và sở thích cá nhân.
- Khi đọc thơ, vắt hàng, xuống hàng và nhảy
hàng trở thành nghệ thuật quản lý âm điệu để trình
diễn ý nghĩa trong cảm xúc.
- Đối với thơ Tạo Hình hoặc Thị Kiến (Visual
poetry), thơ Tạo Dựng (Construction Poetry) và thơ
Mơ Hình, khoảng trống là một thành phần quan
trọng để sáng tạo bài thơ.
Đây là bài thơ Visual Poetry, tổ chức trên trang
giấy. Bài thơ này cũng có thể xây cất ngồi sân
như thơ Tạo Dựng.

8. Đóng góp của nhà thơ Theresa Munoz:
“Khoảng trống là những điều gì đó thực sự quan
trọng trong thơ đối với tôi. Tôi cố thử nghiệm tạo
khoảng trống trên trang giấy, để những khoảng
trống trong bài thơ phản ảnh cách tơi đọc và nói.

19


Sáng Tạo và Tái Tạo
Khi sáng tác, tôi di chuyển các hàng trên màn ảnh
bằng cách sử dụng “tab” để tự cảm nhận giọng
điệu riêng của mình. Dàn dựng khoảng trống trong
bài thơ hoàn toàn thuộc vào cá nhân, tuy nhiên,
một luật bất thành văn là những khoảng trống nên
sắp thẳng hàng theo chiều dọc (nói về hệ thống

ngơn ngữ abc). Như vậy, người đọc có thể nắm bắt
khn khổ bài thơ một cách dễ dàng.” Thơ đương
đại thế kỷ 21 không nhất thiết sắp hàng khoảng
trống theo chiều dọc. Khoảng trống có thể xuất
hiện bất kỳ ở đâu trong bài thơ, miễn là phục vụ ý
định và sở học của tác giả.
9. Ví dụ về tính cực đoan của khoảng trống
trong thơ, nhất là những bài thơ tiêu biểu cho thơ
Thiền: Bài thơ là một trang giấy trống. Mới thoạt
nhìn sẽ tưởng khơng có gì. Nếu nhìn kỹ, sẽ thấy
một chữ “o” hoặc số “0” nhỏ nằm sát cạnh biên lề.
Bài thơ này, tựa đề là Plut của Simon Barraclough
trong tuyển tập Neptune Blue. Hiệu quả “trang
trống” thường bị giới hạn trong hình thức và cấu
trúc của bàì thơ.
10. Chức năng của khoảng trống, nói một cách
văn vẻ theo Orlando White trong bài viết Functional
White: Crafting Space & Silence trên mạng Poetry
Foundation, là một cách thở: độc giả hít vào ngôn
ngữ và thở ra âm thanh cùng với sự im lặng. Một
ẩn dụ nghĩ sâu, rất đúng đắn. Không có khoảng
trống khơng có thơ. Cũng trong tinh thần này,
người ta thường nói, một câu thơ trung bình, dễ
cảm nhận, dài bằng một hơi thở.

20




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×