A- LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã được tổ chức lại
từ hệ thống ngân hàng 1 cấp trở thành hệ thống ngân hàng 2 cấp: Cấp 1
bao gồm ngân hàng Trung Ương và các chi nhánh ngân hàng Nhà nước ở
61 tỉnh, thành phố cấp hai bao gồm hệ thống các ngân hàng Thương mại
thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trong đó NHTM là ngân hàng của các
ngân hàng. Nó không có mục đích mưu tìm danh lợi. Nó là trung tâm tác
động toàn bộ hoạt động tín dụng, ký thác, tiết kiệm của các ngân hàng
trung gian và các định chế tài chính.
Bên cạnh đó, NHTM lại là ngân hàng thực hiện nhiều loại nghiệp vụ
ngân hàng hơn hết trong số ngân hàng trung gian. Ngày nay, người ta
không thể hình dung nổi một nền kinh tế thị trường mà vắng bón các tổ
chức tài chính trung gian - có nghĩa là các tổ chức làm chức năng nhỏ
chiếc "cầu nối" giữa người cho vay và người đi vay.
Trong thực tế, các tổ chức tài chính trung gian được hình thành ở
nhiều dạng, nhưng nổi bật trong số đó, hệ thống ngân hàng thương mại
chiếm vị trí quan trọng nhất cả về quy mô tài sản và về thành phần các
nghiệp vụ. Đồng thời, nó có mối quan hệ đặc biệt khăng khít và gắn bó
với ngân hàng Trung ương.
Chính vì thấu hiểu được vấn đề này nên em đã chọn đề tài: "Chức
năng của ngân hàng Thương mại - mối quan hệ giữa ngân hàng
Thương mại với Ngân hàng trung ương".
Do kiến thức còn hạn chế, khả năng hiểu biết thực tế chưa sâu nên
chắc chắc bài viết còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý
của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
1 1
Em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Ngọc Thủy đã giúp đỡ,
hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này.
2 2
B -NỘI DUNG
I. CHỨC NĂNG CỦA NHTM.
NHTM là ngân hàng thực hiện nhiều loại nghiệp vụ ngân hàng
hơn hết trong số các ngân hàng trung gian. Chức năng của nó thể hiện ở
những mặt sau:
1. Cơ chế thanh toán.
Đây là một chức năng quan trọng của NHTM thông qua việc sử
dụng séc và tín dụng làm hoạt động của mình.
Tín dụng là nghiệp vụ phức tạp và gặp nhiều rủi ro nhất. Nó có quan
hệ với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Từ lĩnh vực tiêu dùng cá nhân
đến sản xuất kinh doanh và một phần tham gia vào đầu tư phát triển.
Trong chức năng làm trung gian tín dụng của ngân hàng, việc đảm bảo
tiền vay có ý nghĩa không kém phần quan trọng. Điều này xét đến cùng là
đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, điều này cũng cần thiết cho
việc bảo đảm bảo quản tài sản.
Bên cạnh đó, séc cũng là một hình thức thanh toán hiện nay rất phổ
biến tại các ngân hàng trên thế giới và chiếm một tỷ lệ ngày càng cao
trong khối lượng điều động tài nguyên ký thác tại ngân hàng. Về mặt kinh
tế, sẽ có 3 công dụng: Là một công cụ rút tiền, là một công cụ chi trả là
một công cụ thanh toán bù trù.
Hiện nay, và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều phương tiện
máy móc hiện đại đã ra đời, ngày càng hỗ trợ đắc lực cho chức năng
thanh toán của NHTM.
2. Huy động và tiết kiệm.
Một trong những biện pháp thu hút khách hàng đến giao dịch tại các
NHTM là hoạt động huy động và tiết kiệm vốn. Vốn được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau. Có thể là vốn tự tạo của NHTM, có thể là vốn đi
vay, có thể là vốn tiền gửi của khách hàng. Số tiền nhàn rỗi ấy được ngân
hàng Thương mại sử dụng vào các mục đích khác nhau nhưng mục đích
3 3
chung là tạo ra lơị nhuận. Đồng thời NHTM cũng bảo đảm lãi suất ở mức
độ an toàn nhất cho khách hàng.
3. Mở rộng và cho vay.
Khi bước vào hoạt động, hầu hết các NHTM đều có chủ trương đẩy
mạnh hoạt động mở rộng và cho vay. Càng hoạt động dưới nhiều hình
thức, nhiều lĩnh vực, NHTM càng có khả năng thu hút càng nhiều khách
hàng đến gửi tiền, vay tiền. Những lúc nhu cầu về vốn lưu động lớn hơn
vốn lưu động tự có, doanh nghiệp phải vay ngân hàng để bù đắp cho đủ
nhu cầu. Những doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho hoặc bị khách mua
hàng chiếm dụng vốn thì phải vay vốn ngân hàng nhiều hơn.
Nhờ có hoạt động cho vay của NHTM mà các doanh nghiệp mới đủ
khả năng hoạt động, cũng như nhờ hoạt động cho vay của NHTM mà
nhiều hộ gia đình hay nhiều cá nhân mới có thể đủ điều kiện để phát triển
sản xuất.
4. Chức năng tạo tiền.
Chức năng này được thực hiện thông qua hoạt động cho vay về đầu
tư của các NHTM trong mối quan hệ với NHTM. Tiền cho các doanh
nghiệp hoặc các đơn vị sản xuất vay, hay tiền sử dụng vào mục đích đầu
tư sẽ được quay vòng để tạo ra lợi nhuận. Nếu hệ thống NHTM hoạt động
một cách có hiệu quả sẽ kiềm chế được lạm phát, ổn định giá cả, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách lành mạnh.
5. Tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương:
Trong nền kinh tế thị trường và thời mở cửa như hiện nay, việc thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động ngoại thương là điều hết sức cần thiết.
NHTM có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào các ngành sản xuất trong nước cũng như giúp các doanh
nghiệp trong nước vay vốn hoặc liên kết làm ăn với các doanh nghiệp ở
nước ngoài. Điều này có thể làm giảm bớt chi phí, giúp các doanh nghiệp
4 4
trong nước nắm bắt kịp thời các thành tựu kinh tế kỹ thuật cũng như góp
phần làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
6. Dịch vụ uỷ thác.
Chức năng này được ra đời và phát triển khi thu nhập của các cá
nhân, các tổ chức kinh tế tăng cao. NHTM lúc này có nhu cầu bảo quản
tài sản có giá trị ở mức độ an toàn nhất.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG.
1. Quyền lực và sự giúp đỡ của NHTƯ đối với NHTM.
a. Quyền lực của NHTM đối với NHTM
Hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ:
Nghiệp vụ nợ (huy động vốn)
Nghiệp vụ có (cho vay)
Nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn..)
Theo các pháp lệnh về ngân hàng của Việt Nam, ngân hàng thương
mại làm đủ các nghiệp vụ theo một nguyên tắc gọi là "Ngân hàng tổng
hợp"
Chính vì những vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại nên
ngân hàng trung ương các nước đều được luật pháp cho phép có nhiều
thẩm quyền đối với ngân hàng thương mại, nhằm mục đích thực thi chính
sách tiền tệ, giữ ứng hệ thống ngân hàng lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của
các thành hần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Mối quan hệ cộng sinh, hợp tác thúc đẩy này là không thể phủ nhận.
Nó cho phép ngân hàng trung ương có những quyền hạn nhất định đối với
ngân hàng thương mại, Và các quyền hạn đó được thể hiện ở các khía
cạnh sau:
Quyền bắt buộc các ngân hàng thương mại phải ký gửi tại ngân hàng
trung ương một phần của tổng số tiền mà họ nhận được từ mọi giới theo
5 5