Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.83 KB, 5 trang )





Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên


Gây thương tích cho người khác, chống người
thi hành công vụ, nói tục nơi công cộng, ăn
cắp, đua xe mạo hiểm trên đường phố, tấ
n công
trẻ em Những biểu hiện này nếu lặp đi lặp lạ
i,
kéo dài trên 6 tháng nghĩa là trẻ đã mắc chứng
rối loạn hành vi - một bệnh lý tâm thần.




Ở các nước phát triển, tỷ lệ thanh thiếu niên bị rối loạn hành vi khá cao: Mỹ 21%,
Hàn Quốc 14%. Chứng này hay gặp ở thành thị hơn nông thôn, chủ yếu xuất hiện ở
nam giới. Nguyên nhân gây rối loạn có thể là trẻ bắt chước những hành vi ngược
đãi, xâm phạm của cha mẹ, anh chị hay của những người lớn khác. Bệnh cũng có
thể là hậu quả của sách báo, phim ảnh bạo lực, bạo dâm, các văn hóa phẩm đồi trụy
hoặc xuất hiện do ảnh hưởng của nhóm trẻ em xấu. Phản ứng của bản thân trẻ và
của các bậc phụ huynh trước áp lực của cuộc sống cũng có thể gây rối loạn hành
vi.

Các biểu hiện của rối loạn hành vi rất đa dạng, xuất hiện lặp đi lặp lại và kéo dài ít
nhất 6 tháng, bao gồm: đe dọa, uy hiếp người khác bằng phương tiện, vũ khí có thể
gây thương tích; độc ác với người khác hoặc với động vật (hành hạ, đánh đập), ăn


cắp, cướp giật ví tiền, tống tiền, xâm phạm tình dục… Trẻ thích vi phạm nghiêm
trọng các luật lệ, đi qua đêm mặc dù bố mẹ cấm đoán (bắt đầu trước tuổi 13),
thường bỏ nhà qua đêm ít nhất 2 lần hoặc bỏ nhà 1 lần và không trở về trong một
thời gian dài; trốn học (bắt đầu trước tuổi 13); chống đối nhà chức trách, gây rối
trật tự trị an (đua xe máy mạo hiểm trên đường phố đông đúc), gây cháy, phá hoại
tài sản của người khác, lừa đảo

Những rối loạn hành vi nhẹ thường thuyên giảm theo thời gian. Nhiều thanh thiếu
niên có rối loạn hành vi khi đến tuổi trưởng thành có thể thích ứng xã hội và hoạt
động nghề nghiệp vừa phải. Tuy nhiên, những rối loạn nặng thường có khuynh
hướng trở thành mạn tính. Những trẻ này rất khó thích ứng với xã hội, thường có
hành vi xâm phạm sớm và duy trì đến tuổi trưởng thành. Một số có thể thích ứng
với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp.

Việc điều trị rối loạn hành vi đòi hỏi phải kiên trì, kéo dài và có sự phối hợp chặt
chẽ của gia đình, nhà trường, bác sĩ tâm thần và xã hội. Cần áp dụng liệu pháp tâm
lý (liệu pháp tâm lý gia đình, liệu pháp hành vi, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp
tâm lý nhóm), tạo môi trường trường học lành mạnh. Thuốc không có vai trò quan
trọng trong điều trị rối loạn hành vi, ngoại trừ khi có bệnh khác kết hợp.



×