Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.05 KB, 23 trang )

Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến
hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên
có rối loạn hành vi

Phạm Thị Bích Phượng

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bahr Weiss, Ths. Trần Thành Nam
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trẻ em vị thành niên và rối loạn
hành vi ở trẻ em vị thành niên. Xác định các kiểu phong cách làm cha mẹ và
nghiên cứu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với hành vi không thích
nghi của trẻ có rối loạn hành vi. Từ đó đưa ra một số dự báo cũng như những
hướng phòng ngừa hiệu quả đối với trẻ em vị thành niên.
Keywords: Rối loạn hành vi; Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị thành niên; Cha mẹ; Giáo
dục con cái
Content
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Rối loạn hành vi là một rối loạn khá phổ biến ở trẻ em trên thế giới và gây ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống và sự phát triển của trẻ cũng như sự phát triển của xã hội
1.2. Rối loạn hành vi là một rối loạn ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của xã
hội vì sự phát triển phức tạp không ngừng của nó
1.3. Phong cách làm cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không
thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định những phong cách làm cha mẹ nào thì ảnh hưởng đến hành vi không
thích nghi ở trẻ có rối loạn hành vi.
Xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách làm
cha mẹ và hành vi không thích nghi của trẻ.


Đề xuất biện pháp tác động đến hành vi và phong cách của cha mẹ nhằm giảm
thiểu hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phong cách làm cha mẹ của trẻ có rối loạn hành vi và sự ảnh hưởng của phong cách
làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể tham gia vào khảo sát của chúng tôi gồm 342 khách thể.
Trong đó khách thể chính gồm:
- 86 học sinh trường Giáo dưỡng và 86 cha mẹ tham gia vào khảo sát chính thức.
- 85 học sinh trường THCS Hiệp Phước và 85 cha mẹ tham gia vào nhóm đối
chứng.
Khách thể phụ gồm:
- 5 giáo viên của trường giáo dưỡng
- 5 giáo viên của trường THCS
4. Giả thuyết khoa học
4.1. Phong cách làm cha mẹ dân chủ nghiêm minh thì tỉ lệ nghịch với hành vi không
thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
4.2. Những phong cách làm cha mẹ độc đoán, thờ ơ-không quan tâm, dễ dãi-nuông chiều
quá mức thì dự báo những hành vi không thích nghi ở trẻ
4.3. Những yếu tố về điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái
cũng như nghề nghiệp của cha mẹ. Đặc biệt là cách giáo dục con sử dụng nhiều hình
phạt, thiếu nhất quán, không có sự quan tâm, kiểm soát con cái có liên quan đến sự phát
triển hành vi không thích nghi của trẻ
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trẻ em vị thành niên và rối loạn hành vi ở trẻ
em vị thành niên
5.2. Xác định các kiểu phong cách làm cha mẹ và nghiên cứu mối tương quan giữa
phong cách làm cha mẹ với hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi. Từ đó
đưa ra một số dự báo cũng như những hướng phòng ngừa hiệu quả đối với trẻ em vị

thành niên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu:
- Những hành vi không thích nghi của trẻ VTN được chẩn đoán sàng lọc qua
thang đo CBCL trong hệ thống Asebach và sẽ được đối chiếu với những tiêu chuẩn chuẩn
đoán của DSM IV trong rối loạn hành vi của trẻ vị thành niên.
- Phong cách làm cha mẹ sẽ được xác định dựa trên tiêu chuẩn của hai thang đo
PAQ và CRPBI
6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Với nhóm khảo sát chính: Trẻ em vị thành niên ở độ tuổi từ 12 đến dưới 16
tuổi được chuẩn đoán có hành vi không thích nghi và đang tham gia học tập tại trường
giáo dưỡng số IV Đồng Nai.
- Với nhóm đối chứng: Học sinh trường THCS Hiệp Phước được chuẩn đoán
không có rối loạn hành vi.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
Tại trường Giáo dưỡng số IV Đồng Nai và trường THCS Hiệp Phước Đồng Nai.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Những kết quả thu được về mặt lý luận đã làm rõ hơn:
- Xác định các loại phong cách làm cha mẹ theo quan điểm phương Tây và của
người Việt Nam có con trong độ tuổi vị thành niên.
- Xác định mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ có con ở lứa tuổi vị thành
niên và những hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi trên đối tượng người

VN
- Xác định những hành vi làm cha mẹ cụ thể góp phần phát triển các hành vi
không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi trên đối tượng người VN
8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Đây là luận văn đầu tiên ở VN nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phong cách làm
cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi
- Ngoài ra, hai phong cách làm cha mẹ thờ ơ-không quan tâm và phong cách dễ
dãi - nuông chiều có ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi không thích nghi của trẻ.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xây phát triển các chương trình huấn
luyện hành vi cha mẹ để giảm thiểu hành vi không thích nghi của trẻ lứa tuổi vị thành
niên tại VN.
- Với kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cũng như làm cơ sở
cho các nhà giáo dục, cho cha mẹ và những nhà nghiên cứu tâm lý lâm sàng muốn đi sâu
nghiên cứu những cách phòng ngừa cũng như cách thức can thiệp cho trẻ có rối loạn
hành vi.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến
được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hƣởng của phong cách làm cha mẹ và
rối loạn hành vi
1.1.1. Nghiên cứu ở phương tây
Các nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ ở phương tây cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ
giữa phong cách làm cha mẹ dân chủ với những hành vi vâng lời. Ngược lại, phong cách làm
cha mẹ độc đoán, bỏ mặc hoặc quá nuông chiều có liên hệ với rối loạn hành vi, bao gồm cả các
hành vi hướng ngoại như hung tính, trộm cắp, bạo lực, lừa dối đến những vấn đề rối loạn hành
vi bên trong như rối loạn cảm xúc lo âu, trầm cảm.

1.1.2. Nghiên cứu ở Châu Á và Việt Nam
Liu (2003) [61] nghiên cứu về hành vi của cha mẹ trên 2000 trẻ sống tại các vùng
nông thôn của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng hai khía cạnh của hành vi cha mẹ gồm cha
mẹ sử dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc, mắng mỏ, chỉ trích khi con cái có hành vi
không mong muốn tỉ lệ thuận với các rối loạn hướng nội và hướng ngoại ở các em theo
báo cáo của cha mẹ.
Về phương diện tình cảm, vì cha mẹ Châu Á không thường thể hiện trực tiếp tình
yêu của mình với con cái qua các hành vi ôm hôn, hay khen ngợi nên Liu cho rằng lời
khen và sự quan tâm của cha mẹ có ảnh hưởng tích cực lên hành vi của trẻ Châu Á nhiều
hơn so với ảnh hưởng của cùng hành vi đó trên trẻ Châu Âu.
1.2. Định nghĩa và phân loại phong cách làm cha mẹ
1.2.1. Định nghĩa phong cách làm cha mẹ
Từ những phân tích về phong cách làm cha mẹ, trong phạm vi nghiên cứu luận văn
này, chúng tôi đồng ý với khái niệm sau đây: “Phong cách làm cha mẹ là mô hình những
khuôn mẫu khác nhau mà cha mẹ sử dụng để quản lý và xã hội hóa đứa trẻ”.
1.2.2. Phân loại phong cách làm cha mẹ
+Phong cách dân chủ: Theo Diana Baumrind (1989), phong cách cha mẹ dân chủ
thì có nhiều ấm áp (vd: diễn tả nhiều cảm xúc tích cực tới đứa trẻ), đưa ra những luật lệ
phù hợp với lứa tuổi của trẻ và sẵn sàng thảo luận những luật lệ đưa ra mặc dù cha mẹ sẽ
là người quyết định cho thảo luận đó. Cha mẹ dân chủ thì nhiều sự nồng nhiệt với trẻ, đưa
ra những yêu cầu và mong muốn hợp lý với trẻ, những yêu cầu cha mẹ đưa ra thì phù hợp
với giai đoạn phát triển của trẻ, những luật lệ và những mong đợi đưa ra thì rõ ràng.
+ Phong cách độc đoán: Ngược lại với phong cách cha mẹ dân chủ, cha mẹ độc
đoán thì lại cố gắng kiểm soát, kể cả kiểm soát hành vi và cảm xúc của trẻ; cha mẹ ít thể
hiện sự nồng ấm với trẻ, khi trẻ làm gì sai hoặc thất bại thì cha mẹ sẽ trừng phạt trẻ thậm
chí là dùng những hình phạt về thể chất (đánh đập trẻ). Cha mẹ độc đoán không giải thích
lý do đằng sau những luật lệ họ đưa ra. Họ thường dùng cách dạy con bằng việc đưa ra
chỉ dẫn và không mời gọi trẻ tham gia vào việc cùng đưa ra những quyết định
+ Phong cách dễ dãi – nuông chiều: Tương tự như phong cách làm cha mẹ dân
chủ, phong cách làm cha mẹ dễ dãi- nuông chiều được mô tả bởi sự nồng ấm cao của cha

mẹ nhưng với sự kiểm soát thấp, ở bất cứ khía cạnh nào thì cha mẹ cũng cung cấp cho trẻ
rất ít những khung cấu trúc sẵn cũng như rất ít những kỷ luật dành cho trẻ. Với việc thiếu
cấu trúc và thiếu kiểm soát không có nghĩa là cha mẹ không chăm sóc hoặc bỏ mặc con
cái nhưng vì cha mẹ tin rằng trẻ sẽ phát triển và trưởng thành tốt nhất khi chúng được độc
lập và học qua cách trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống. Phong cách làm cha mẹ dễ dãi-
nuông chiều đưa ra rất ít yêu cầu cho những hành vi trưởng thành thậm chí còn khoan
dung cho những hành vi bốc đồng của trẻ.
+ Phong cách thờ ơ- không quan tâm: Được thể hiện thấp cả về sự nồng ấm lẫn
kiểm soát, cha mẹ cung cấp rất ít những kỷ luật cũng như không thể hiện tình cảm đối với
trẻ. Nói chung, cha mẹ rất ít quan tâm cũng như không hứng thú trong việc nuôi dạy con
cái, thậm chí họ cũng không đáp ứng những đòi hỏi hợp lý và những nhu cầu cần thiết
của trẻ. Cha mẹ thờ ơ- không quan tâm có rất ít những kỳ vọng, mong chờ vào hành vi
của trẻ.
1.3. Định nghĩa rối loạn hành vi, nguyên nhân ảnh hƣởng và can thiệp cho trẻ có rối
loạn hành vi
1.3.1. Định nghĩa rối loạn hành vi
Rối loạn hành vi là mô hình lặp lại và kéo dài hành vi chống đối xã hội, xâm khích
và mang tính thách thức. Những trẻ với rối loạn hành vi bộc lộ ở mức độ cao về hành vi
đánh nhau và bạo lực, tàn ác với súc vật hoặc độc ác với những người khác, phá hoại
nghiêm trọng về tài sản, trộm cắp, nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong
trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách thức bằng lời nói. Những hành vi liên
quan đến rối loạn hành vi thì vi phạm chủ yếu đến mong đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của
trẻ) và thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch trẻ
con bình thường hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống đối vào lứa tuổi VTN
và tất cả những hành vi này phải kéo dài ít nhất 6 tháng.
1.3.2. Nghiên cứu dịch tễ học về rối loạn hành vi
1.3.2.1. Dịch tễ học về rối loạn hành vi trên thế giới
1.3.2.2. Dịch tễ học về rối loạn hành vi ở VN
1.3.3. Biểu hiện của rối loạn hành vi (theo các hệ thống bảng phân loại bệnh DSM-
ICD)

Theo DSM – IV (Hội tâm thần học Hoa Kỳ, 1994) các rối loạn hành vi ở trẻ em và
VTN được tập hợp thành bốn nhóm: [29]
Xâm hại người khác hay súc vật, bao gồm:
Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản)
Lừa đảo hay trộm cắp
Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ
1.3.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến rối loạn hành vi
Nghiên cứu về nguyên nhân rối loạn hành vi phần lớn tập trung vào những yếu tố
nguy cơ xuất hiện tạo thành rối loạn hành vi. Bao gồm
1.3.4.1. Những yếu tố thuộc về cá nhân trẻ
1.3.4.2. Những yếu tố thuộc về gia đình
1.3.4.3. Những yếu tố về trường học
1.3.5. Huấn luyện hành vi cha mẹ, một phương thức hiệu quả để can thiệp rối loạn
hành vi
1.4. Trẻ vị thành niên và những vấn đề hành vi ở trẻ vị thành niên
1.4.1. Khái niệm trẻ vị thành niên
Trong khuôn khổ nghiên cứu luận văn “ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ
đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi” chúng tôi giới hạn
lại độ tuổi của khách thể nghiên cứu trong phạm vi từ 13 tuổi đến hết 16 tuổi.
1.4.2. Những biểu hiện rối loạn hành vi ở VTN
1.4.3. Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ và RLHV ở trẻ VTN
1.5. Tiểu kết về mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và RLHV ở trẻ
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm của khách thể nghiên cứu
2.1.1. Mục đích lựa chọn và phân loại khách thể
2.1.2. Đặc điểm của nhóm trẻ đang sinh hoạt tại trường giáo dưỡng
2.1.3. Đặc điểm của nhóm trẻ học tại trường THCS Hiệp Phước
2.2. Tổ chức thu thập số liệu
2.2.1. Lựa chọn khách thể nghiên cứu

2.2.1.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn khách thể nghiên cứu tại trường Giáo dưỡng số IV Đồng
Nai. Theo các bước như sau:
+ Bước 1: Nghiên cứu viên gửi thư mời tham gia nghiên cứu đến các bậc phụ
huynh trong những ngày cuối tuần khi cha mẹ đến thăm trẻ tại trường.
+ Bước 2: Với những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ trực
tiếp gặp để giới thiệu thêm về nghiên cứu đồng thời hẹn thời gian đến làm bảng hỏi và
phỏng vấn đồng thời xin phép cha mẹ được tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối
với con cái của họ.
+ Bước 3: Tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với trẻ, khảo sát bằng bảng hỏi và
phỏng vấn với cha mẹ.
2.2.1.2. Giai đoạn 2: Lựa chọn khách thể nghiên cứu tại trường THCS Hiệp Phước
+ Bước 1: Làm việc với nhà trường, giới thiệu qua về nghiên cứu và các bước tiến hành
với những người có trách nhiệm.
+ Bước 2: Gửi thư mời tham gia nghiên cứu đến các phụ huynh trong ngày họp
phụ huynh đầu năm. Những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ gửi lại thư mời tham
gia nghiên cứu cùng thông tin để nghiên cứu viên liên lạc.
+ Bước 3: Liên lạc với những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu để giới thiệu
thêm về nghiên cứu đồng thời hẹn thời gian đến làm bảng hỏi và phỏng vấn đồng thời xin
phép cha mẹ được tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với con cái của họ.
+ Bước 4: Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn các bậc cha mẹ và điều tra bằng
bảng hỏi trên con cái.
2.3. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Thang đo các biểu hiện rối loạn hành vi của trẻ:
Để đo các biểu hiện rối loạn hành vi của trẻ, chúng tôi sử dụng thang CBCL (tên
tiếng Anh là Child Behavior Cheklist) tạm dịch là Bảng liệt kê hành vi trẻ em.
2.3.2. Thang đo phong cách làm cha mẹ và đặc điểm hành vi của cha mẹ
Để đo vấn đề này, chúng tôi sử dụng 2 thang đo, đó là PAQ và CRPBI
+ Thang PAQ (tên tiếng Anh: parental authority questionaire) tạm dịch là Bộ câu
hỏi về phong cách làm cha mẹ, gồm có 30 câu hỏi đánh giá theo các mức độ sau:
1 = Hoàn toàn không đúng.

2 = Không đúng phần nhiều.
3 = Đúng phần nhiều.
4 = Hoàn toàn đúng.
Tác giả của thang đo này là Dr. John R. Buri, thuộc khoa tâm lý của trường Đại
học St. Thomas. Cấu trúc của thang đo gồm 3 tiểu thang đo phong cách làm cha mẹ đó là:
- Phong cách cha mẹ dễ dãi, nuông chiều
- Phong cách làm cha mẹ độc đoán
- Phong cách làm cha mẹ dân chủ
Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo:
Thang CRPBI (Child’s Report of Parental Behavior) tạm dịch là báo cáo hành vi
của cha mẹ dành cho con cái gồm 30 câu được Earl S. Schaefer thuộc Viện sức khỏe tâm
thần quốc gia nghiên cứu và phát triển. Cấu trúc của thang đo gồm 3 tiểu thang đo để đo
3 phạm trù
- Quan tâm một cách thống nhất – Thiếu quan tâm:
- Ủng hộ sự độc lập – Kiểm soát về tâm lý, cảm xúc:
- Chấp nhận và Bỏ mặc:
Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo:
Quá trình Việt hóa và sử dụng các thang đó CBCL, PAQ và CRPBI ở Việt Nam:
2.4. Chiến lƣợc phân tích
Trong đề tài này, số liệu khảo sát thực tiễn được tôi xử lý theo từng cặp cha mẹ -
con cái. Để xử lý số liệu điều tra, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học, số liệu
thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 13.
Bước 1, chúng tôi sử dụng các phép thống kê mô tả để có được một bức tranh về
tần suất, tỉ lệ phần trăm các đặc điểm của mẫu nghiên cứu mà chúng tôi cho rằng ít nhiều
có ảnh hưởng tới phong cách làm cha mẹ cũng như các vấn đề rối loạn hành vi ở trẻ bao
gồm: (a) tình trạng kinh tế gia đình; (b) trình độ học vấn của cha mẹ; (c) số lượng thành
viên trong gia đình; (d) nghề nghiệp.
Bước 2, sử dụng phép kiểm định bằng giá trị hệ số tương quan (Pearson) cho các
biến liên tục và phân phối chuẩn để có kết luận về mối tương quan giữa các phong cách
làm cha mẹ (dễ dãi - nuông chiều; độc đoán – nghiêm khắc và dân chủ); hành vi làm cha

mẹ (thể hiện qua các đặc điểm hành vi nồng ấm; kiểm soát tâm lý và nhất quán trong
hành vi ứng xử với con cái) và những vấn đề hành vi của trẻ (bao gồm hành vi xâm khích
và hành vi sai phạm).
Hệ số này được tính theo công thức
Bước 3, sau khi có một bức tranh chung về sự tương quan giữa phong cách hành
vi làm cha mẹ và những vấn đề hành vi của trẻ, chúng tôi tiến hành mô hình kiểm định
(với những hành vi xâm khích và hành vi phá luật là biến phụ thuộc; phong cách làm cha
mẹ và hành vi làm cha mẹ là biến tác động và các biến đặc điểm như (a) tình trạng kinh
tế gia đình; (b) trình độ học vấn của cha mẹ; (c) số lượng thành viên trong gia đình; (d)
nghề nghiệp là các biến tác động). Kết luận của các phép kiểm định này cho biết dưới tác
động của các biến đặc điểm, liệu mối liên hệ giữa phong cách, hành vi làm cha mẹ và rối
loạn hành vi ở trẻ ở từng nhóm (trường Giáo Dưỡng và trường Hiệp Phước còn có ý
nghĩa nữa hay không).

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Với những đặc điểm về trình độ học vấn, điều kiện kinh tế của gia đình cũng như
số thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ chúng ta đã có một bức tranh khái
quát về khách thể nghiên cứu nhằm tìm hiểu cũng như lý giải cho những yếu tố ảnh
hưởng đến phong cách làm cha mẹ cũng như ảnh hưởng đến những vấn đề hành vi ở trẻ
VTN.
3.2. Mối tƣơng quan giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi hƣớng ngoại
của trẻ VTN
Trong phần này, chúng tôi mô tả mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ với các
hành vi xâm khích và hành vi sai phạm nói chung trong nhóm mẫu điều tra. Mục đích của
phần kiểm định này muốn đưa ra những kết luận chung nhất về mối quan hệ giữa mức độ
rối loạn hành vi ở trẻ và những đặc điểm của phong cách làm cha mẹ. Vì các vấn đề hành
vi của trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường được chia làm 2 nhóm là hành vi xâm khích
và hành vi sai phạm nên chúng tôi tiến hành các phép kiểm định cho từng nhóm hành vi
nói trên. Giả thuyết đặt ra với phong cách làm cha mẹ là các phong cách dễ dãi nuông

chiều hay độc đoán, nghiêm khắc có mối tương quan thuận với tỉ lệ hành vi sai phạm và
hành vi xâm khích của trẻ VTN trong khi đó phong cách làm cha mẹ dân chủ có mối
quan hệ nghịch với tỉ lệ rối loạn hành vi ở trẻ. Ở cấp độ đặc điểm hành vi làm cha mẹ, giả
thuyết của chúng tôi là sự nồng ấm và nhất quán trong hành vi của cha mẹ càng cao thì tỉ
lệ hành vi sai phạm và hành vi xâm khích càng thấp và ngược lại cha mẹ kiểm soát tâm lý
SyySxx
Sxy
yyxx
yyxx
r





22
)()(
))((
càng nhiều thì tỉ lệ hành vi xâm khích và hành vi sai phạm càng tăng. Phép phân tích
tương quan đã được dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các biến, kết quả kiểm định
được thể hiện như sau:
Kết quả trong bảng 3.9 cho thấy sự đồng thuận với kết luận của các công trình
nghiên cứu đi trước về phong cách làm cha mẹ dễ dãi nuông chiều và phong cách làm cha
mẹ độc đoán nghiêm khắc đều làm tăng các biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ. Kết quả của
nghiên cứu này cũng thống nhất với các nghiên cứu đi trước về tỉ lệ tương quan cao giữa
nhóm hành vi sai phạm và hành vi xâm khích ở VTN (với hệ số tương quan lần lượt là
0,809 dựa trên số liệu tự báo cáo của trẻ và 0,715 căn cứ trên đánh giá của cha mẹ)
Với phong cách làm cha mẹ dân chủ, kết quả của nghiên cứu này có phần hơi khác
với mong đợi. Theo kết quả của các nghiên cứu đi trước (phần lớn được tiến hành ở
phương Tây) phong cách làm cha mẹ dân chủ đặc trưng bởi sự ấm áp và thời gian dành

cho con cái để hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của chúng. Cha mẹ có phong cách dân
chủ thường có xu hướng giải thích và thống nhất với con cái về những nội quy cũng như
thường áp dụng những hình thức không bạo lực để phạt. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra
không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hành vi xâm khích và phong cách làm
cha mẹ dân chủ. Hơn nữa, trái với mong đợi, chúng ta vẫn thấy sự tương quan thuận giữa
phong cách làm cha mẹ dân chủ và hành vi sai phạm (với mức độ rất yếu so với mối
tương quan giữa 2 phong cách làm cha mẹ còn lại với hệ số là (0,171). Có nghĩa là cha
mẹ càng có xu hướng sử dụng phong cách dân chủ thì con cái càng có nhiều cơ hội tham
gia vào những hành vi sai phạm nhiều hơn.
Như vậy, để kết luận cho phần này, chúng ta có thể nói số liệu nghiên cứu ủng hộ
các kết quả nghiên cứu đi trước ở phương Tây khẳng định phong cách làm cha mẹ dễ dãi
nuông chiều và phong cách làm cha mẹ độc đoán nghiêm khắc làm tăng tỉ lệ rối loạn
hành vi ở trẻ. Tuy nhiên, tác động tích cực của phong cách làm cha mẹ dân chủ đến rối
loạn hành vi ở VTN không được tìm thấy trong nghiên cứu này.
Những nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng kiểm soát tâm lý càng cao thì càng ảnh
hưởng đến rối loạn hành vi nơi trẻ VTN. Và kết quả nghiên cứu cũng đồng thuận với giả
thuyết nghiên cứu ban đầu.Với hành vi kiểm soát tâm lý cao thì có mối quan hệ thuận với
hành vi xâm khích và hành vi sai phạm lần lượt với hệ số tương quan là (r = 0,127; r =
0,183).
Trong những nghiên cứu đi trước cho rằng hành vi làm cha mẹ nhất quán trong
việc duy trì luật lệ thì tương quan nghịch với hành vi sai phạm và hành vi xâm khích. Và
với kết quả kiểm định từ bảng 3.10 cũng cho kết quả giống như mong đợi, hành vi làm
cha mẹ nhất quán càng cao thì hành vi xâm khích và hành vi sai phạm ở trẻ VTN càng ít
lần lượt với hệ số tương quan như sau (r = - 0,197; r = - 0,230).
Riêng với sự nồng ấm của cha mẹ, số liệu nghiên cứu khẳng định không có mối
quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tuy nhiên, điều thú vị là kiểm soát tâm lý có mối tương quan có ý nghĩa với hành
vi sai phạm cho dù hệ số tương quan không lớn lắm (r = 0,183), điều này có thể thống
nhất với giải thích bên trên của chúng tôi. Có nghĩa là trước sự kiểm soát và áp đặt của
các bậc phụ huynh, các em thường tuân theo và không có những hành vi phản kháng trực

tiếp (thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi xâm khích) nhưng có thể có những các
phản ứng gián tiếp (đằng sau lưng bố mẹ/ khi bố mẹ không có mặt) qua những hành vi sai
phạm, hành vi phá luật.
3.2.1. Mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi hướng ngoại
của trẻ VTN ở trường Giáo dưỡng số IV
Kết quả từ những nghiên cứu đi trước cho rằng, phong cách cha mẹ dân chủ là một
trong những loại phong cách tối ưu và là phong cách được đánh giá là tốt nhất cho sự
phát triển của trẻ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không tương đồng với những kết quả đi
trước, không chỉ riêng với phong cách dân chủ mà cả phong cách độc đoán của các bậc
cha mẹ ở trường Giáo dưỡng đều không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tuy nhiên, với phong cách dễ dãi nuông chiều theo kết quả thống kê cho thấy có
tương quan với hành vi sai phạm (r = 0,236)
Ở cấp độ hành vi làm cha mẹ, chúng tôi cũng tiến hành phân tích tìm mối liên hệ
giữa hành vi làm cha mẹ với rối loạn hành vi ở trẻ VTN.
Tương tự như khía cạch phong cách làm cha mẹ, theo kết quả thống kê về cấp độ
hành vi làm cha mẹ thì hành vi nồng ấm và hành vi kiểm soát tâm lý của cha mẹ đều ảnh
hưởng đến hành vi sai phạm ở trẻ VTN. Cụ thể là hành vi nồng ấm tương quan nghịch
với hành vi sai phạm ở trẻ VTN (r = -0,267).
Nhìn chung, dựa trên số liệu thống kê về mối tương quan giữa hai cấp độ phong
cách làm cha mẹ và hành vi làm cha mẹ với rối loạn hành vi ở trẻ VTN thì đều có chung
một kết luận: Phong cách nghiêm khắc độc đoán và phong cách dễ dãi nuông chiều cũng
như hành vi kiểm soát tâm lý và nồng ấm thì có tương quan với rối loạn hành vi hướng
ngoại ở trẻ VTN trong trường Giáo dưỡng. Thông qua kết quả thu được, chúng tôi cũng
nhận ra rằng phong cách dân chủ dường như không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này
có sự khác biệt với những nghiên cứu đi trước khi dự báo phong cách này có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi của trẻ VTN.
3.2.2. Mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi hướng ngoại
của trẻ VTN ở trường THCS Hiệp Phước
Tương tự như kết quả thu được về mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và
hành rối loạn hành vi ở trẻ VTN ở trường Giáo dưỡng. Kết quả thu được ở nhóm trường

THCS Hiệp Phước cũng cho kết quả tương tự. Phong cách dễ dãi nuông chiều và phong
cách độc đoán có ảnh hưởng đến hành vi phá luật ở trẻ. Và một lần nữa phong cách dân
chủ cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê trong kết quả nghiên cứu này.
Như vậy, với kết quả thu được đã chứng tỏ không riêng gì cha mẹ phương tây mà
cha mẹ ở VN, hai phong cách dễ dãi nuông chiều và phong cách độc đoán đều dự báo
những ảnh hưởng không tốt đến hành vi của trẻ VTN nói chung, tuy nhiên với VTN Việt
Nam, mối liên quan giữa phong cách làm cha mẹ và hành vi sai phạm hay hành vi phá
luật thể hiện rõ ràng hơn và có ý nghĩa thống kê trong mẫu nghiên cứu này.
Riêng với phong cách dân chủ, mặc dù được dự báo là phong cách tối ưu và có
ảnh hưởng tích cực đên sự phát triển hành vi ở trẻ VTN. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
lại cho thấy nó không có ý nghĩa về mặt thống kê với những vấn đề hành vi ở trẻ; điều
này cũng tương tự như kết quả thu được ở nhóm trường Giáo dưỡng và một lần nữa
khẳng định sự khác biệt về văn hoá và cách nhìn nhận về hành vi của cha mẹ có ảnh
hưởng đến mối liên hệ này.
Để tìm hiểu sâu hơn về sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi của
trẻ VTN, chúng tôi cũng tiến hành phân tích dưới cấp độ hành vi làm cha mẹ. Và kết quả
thu được như sau:
Tương tự như cấp độ phong cách làm cha mẹ, ở cấp độ hành vi làm cha mẹ cũng
cho một kết quả tương đồng. Bên cạnh đó, số liệu thu được từ nhóm VTN trường Hiệp
Phước cũng có nhiều điểm thống nhất với nhóm VTN trường Giáo Dưỡng chỉ ngoại trừ
một điểm là hành vi nồng ấm của cha mẹ trong nhóm này cũng có mối liên hệ nghịch với
hành vi xâm khích ở trẻ VTN.
Tiểu kết: Khi xem xét sự khác biệt trong các số liệu do cha mẹ khai bao và do trẻ
khai báo, chúng tôi cho rằng số liệu sẽ chính xác hơn nếu đảm bảo được yếu tố khách
quan. Có nghĩa là, số liệu báo cáo về rối loạn hành vi của trẻ do cha mẹ khai thông tin sẽ
bao quát và chính xác hơn so với số liệu trẻ tự khai về hành vi của mình. Ngược lại,
thông tin về hành vi làm cha mẹ cũng như phong cách làm cha mẹ do trẻ báo cáo sẽ cụ
thể và chi tiết hơn những thông tin tự đánh giá của cha mẹ. Vì vậy, trong phần tiếp theo,
khi so sánh giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi của trẻ VTN ở hai trường
Giáo dưỡng số IV và trường THCS Hiệp Phước. chúng tôi sẽ tiến hành phân tích thông

tin dựa trên báo cáo của trẻ về phong cách và hành vi làm cha mẹ và báo cáo của cha mẹ
về rối loạn hành vi của trẻ.
3.2.3. Bàn luận và so sánh giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi của trẻ
VTN ở hai trường Giáo dưỡng số IV và trường THCS Hiệp Phước
Để xác định liệu có sự khác nhau trong mối tương quan giữa phong cách làm cha
mẹ; hành vi làm cha mẹ với tỉ lệ rối loạn hành vi ở trẻ không, chúng tôi tiến hành phép
phân tích hồi quy đơn biến với biến Nhóm (giá trị 1 = nhóm trẻ tại trường giáo dưỡng và
2 = nhóm trẻ tại trường Hiệp Phước). Bất cứ khi nào sự tương tác giữa biến Nhóm và
kiểu hành vi làm cha mẹ hoặc phong cách làm cha mẹ có ý nghĩa thống kê nghĩa là có thể
kết luận mối quan hệ giữa một phong cách làm cha mẹ hoặc hành vi làm cha mẹ cụ thể
nào đó và rối loạn hành vi có sự khác biệt giữa hai nhóm ở mức ý nghĩa thống kê.
Căn cứ trên phép kiểm định này, kết quả cho thấy chỉ có sự khác biệt giữa 2 nhóm
trẻ VTN trong mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ độc đoán và hành vi xâm khích
(F = 6,44 P<0,05) là có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, mối quan hệ giữa kiếm soát tâm lý và
hành vi sai phạm (F = 10,857, P < 0,001) cũng có ý nghĩa thống kê cao.
Số liệu cho thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phong cách và hành
vi làm cha mẹ và những vấn đề hành vi ở 2 nhóm trẻ ở phong cách làm cha mẹ độc đoán
và hành vi kiểm soát tâm lý của cha mẹ. Không có sự khác biệt có ý nghĩa đối với các
phong cách làm cha mẹ dân chủ và nuông chiều cũng như hành vi làm cha mẹ nồng ấm
và nhất quán với hành vi không thích nghi ở hai nhóm trẻ.
Tại sao lại có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa phong cách, hành vi làm cha mẹ
và rối loạn hành vi của con cái ở nhóm trẻ VTN trường Giáo Dưỡng và trường Hiệp
Phước. Lý do có thể là đây là nhóm trẻ đặc thù, trung bình các em có thời gian sinh hoạt
ở trong trại từ ba tháng trở lên nên không có nhiều sự tương tác với gia đình. Hơn nữa,
qua phỏng vấn, nói chuyện cùng các em, chúng tôi thấy rằng đây là những em có mức độ
rối loạn hành vi khá nghiêm trọng và ngay cả trước khi được đưa vào trường Giáo dưỡng,
các em cũng ít khi dành thời gian ở nhà cũng như giao tiếp với bố mẹ, có lẽ chính vì vậy
bố mẹ các em dù có áp dụng những phong cách, hành vi làm cha mẹ thế nào đi chăng nữa
thì cũng không ảnh hưởng đến hành vi của các em. Đối với nhóm trẻ trong trường Giáo
dưỡng, nhóm bạn bè, băng nhóm mới là yếu tố ảnh hưởng chính đến hành vi của các em

trong hiện tại.
3.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và rối
loạn hành vi ở trẻ VTN
3.3.1. Số lượng thành viên trong gia đình
Để kiểm tra giả thuyết này, chúng tôi đã tiến hành các phép kiểm định hồi quy với
biến phụ thuộc là hành vi sai phạm và hành vi xâm khích, biến độc lập là phong cách làm
cha mẹ hoặc kiểu hành vi làm cha mẹ và biến phân loại là số thành viên trong gia đình.
Số liệu thống kê cho thấy rằng số lượng thành viên trong gia đình chỉ ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa hành vi ấm áp và hành vi xâm khích của trẻ với hệ số f = 2.779 và
mức ý nghĩa thống kê p = 0,024 <0.05. Điều này có thể được hiểu theo 2 cách. Một là số
lượng thành viên trong gia đình càng đông thì những hành vi quan tâm của cha mẹ đến
từng đứa trẻ càng giảm (hay nói cách khác sự ân cần ấm áp của cha mẹ đến từng người
con giảm). Hai là số lượng thành viên trong gia đình càng nhiều (VD trẻ càng có nhiều
anh em) thì xung đột giữa các thành viên (cãi nhau, đánh nhau) càng nhiều.
3.3.2. Trình độ học vấn của cha mẹ
Với kết quả thống kê từ bảng 3.17 chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn trình độ
học vấn của cha có liên quan nhiều đến hành vi sai phạm ở trẻ, còn trình độ học vấn
của mẹ lại liên quan nhiều đến hành vi xâm khích ở trẻ VTN. Điều này có thể do có sự
khác biệt trong vai trò giáo dục con cái của người cha và người mẹ trong xã hội Việt
Nam (người cha là người làm luật trong gia đình, có vai trò định hướng chiến lược
hành vi của con cái trong khi người mẹ thường đóng vai trò chăm sóc về thể chất và
tình cảm, uốn nắn những hành vi cụ thể của con cái trong gia đình).
Kết quả nghiên cứu ở đây cúng đã chỉ ra rằng, trình độ học vấn của cha thì có
tương quan với những hành vi ấm áp, kiểm soát tâm lý cũng như tính nhất quán trong gia
đình. Còn với mẹ, trình độ học vấn có tương quan với hành vi ấm áp và hành vi nhất
quán. Tất cả những mối liên quan này đều có những ảnh hưởng nhất định lên hành vi của
trẻ VTN, cụ thể là hành vi xâm khích và hành vi sai phạm.
3.3.3. Nghề nghiệp của cha mẹ
Cha mẹ có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con cái, nhất là
con cái trong lứa tuổi VTN. Những yếu tố thuộc về cá nhân của cha mẹ như nghề nghiệp,

trình độ học vấn có ý nghĩa hết sức quan trọng và có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ VTN.
Kết quả nghiên cứu cũng đã thống kê và chỉ ra rằng, trình độ học vấn của cả cha lẫn mẹ
đều ảnh hưởng đến hành vi làm cha mẹ và từ đó ảnh hưởng đến những vấn đề hành vi ở
trẻ. Riêng yếu tố nghề nghiệp, chỉ có nghề nghiệp của mẹ là có liên quan đến hành vi làm
cha mẹ nhất quán và hành vi kiểm soát tâm lý và nó cũng ảnh hưởng đến những vấn đề
hành vi của trẻ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Nghiên cứu lý luận cho thấy rối loạn hành vi là một trong những rối loạn đáng quan
tâm và có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân trẻ VTN, gia đình cũng như xã hội. Rối loạn
hành vi ở trẻ VTN với những biểu hiện hành vi không thích nghi ngày càng đa dạng và
phức tạp.
Rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến rối loạn hành
vi ở trẻ VTN. Chưa có một kết luận chính xác là do nguyên nhân cụ thể nào nhưng những
nhà nghiên cứu đã thống nhất và cho rằng có ba yếu tố chính dẫn đến rối loạn hành vi:
yếu tố cá nhân trẻ, yếu tố xã hội và yếu tố gia đình. Trong yếu tố gia đình, cha mẹ và
hành vi của cha mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát
triển hành vi thích nghi ở VTN.
Tổng hợp từ những nghiên cứu đi trước được tiến hành ở các nước Phương Tây cho
thấy phong cách làm cha mẹ độc đoán và phong cách dễ dãi nuông chiều là những loại
phong cách ảnh hưởng tiêu cực, góp phần hình thành rối loạn hành vi nơi trẻ cụ thể là rối
loạn hành vi hướng ngoại ở trẻ VTN. Riêng phong cách dân chủ được đánh giá là phong
cách tối ưu, giúp trẻ phát triển và hoàn thiện bản thân tốt nhất. Tuy nhiên, chưa có nhiều
nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ được tiến hành tại Viêt Nam nên những gợi ý về
ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ lên hành vi của VTN Việt Nam vẫn chưa được
kiểm chứng.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của nghiên cứu này bước đầu cho thấy rằng, hai phong
cách độc đoán và dễ dãi nuông chiều đều có tương quan với rối loạn hành vi hướng ngoại
ở trẻ VTN Việt Nam. Tuy nhiên, với phong cách dân chủ không tìm thấy ý nghĩa về mặt

thống kê. Điều này có thể lý giải bởi quan niệm dân chủ ở phương Tây khá khác so với
quan niệm ở châu Á cụ thể là ở Việt Nam. Đây cũng chính là một yếu tố mới cần tiếp
tục nghiên cứu và làm sáng tỏ xem liệu phong cách dân chủ ở Việt Nam có tồn tại
hoặc có tồn tại thì nó bao gồm những yếu nào?
Hành vi nồng ấm được đặc trưng bởi những hành động ôm, hôn, khen ngợi được
cho rằng khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện những hành vi tích cực và bằng cách đó
giảm các hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, với VTN Việt Nam, sự nồng ấm trong hành vi của
cha mẹ không có liên quan đến rối loạn hành vi ở VTN. Các quan niệm văn hoá khác biệt
của Việt Nam cũng cho rằng nếu quá ấm áp sẽ làm cho trẻ “được đằng chân lân đằng
đâu” hoặc khen quá nhiều sẽ khiến trẻ tự phụ và kiêu ngạo.
Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định có những biến số tác động đến mối quan hệ
giữa phong cách hành vi làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở VTN bao gồm các biến số cha
mẹ và những hành vi sai phạm, hành vi xâm khích ở VTN. Đó là các yếu tố (a) số lượng
thành viên trong gia đình, (b) trình độ học vấn của cha mẹ; (c) nghề nghiệp của mẹ.
2. Khuyến nghị
2.1.Đối với gia đình
2.2.Đối với nhà trường
Hƣớng phát triển nghiên cứu
- Nghiên cứu về mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ đối với rối loạn cảm xúc,
lo âu, trầm cảm và rối loạn hướng nội ở trẻ VTN.
- Nghiên cứu về rối loạn hành vi ở lứa tuổi khác mà không chỉ tập trung ở trẻ VTN. (VD
như ở lứa tuổi nhỏ hơn)
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở các nhóm
VTN đặc biệt với các mức độ rối loạn hành vi khác nhau.
- Nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ dân chủ ở Việt Nam cũng như sự nồng ấm và tác
động của nó tới rối loạn hành vi ở VTN Việt Nam
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của các biến số khác như nghèo đói, vị thế kinh tế xã hội,
mâu thuẫn trong hôn nhân có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách làm cha
mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ VTN.
- Nghiên cứu về tính hiệu quả của các can thiệp dựa trên việc huấn luyện hành vi cha mẹ

trong việc ngăn chặn và cải tạo những vấn đề hành vi của VTN Việt Nam.

References
Tài liệu tiếng Việt:
1. Ngô Thị Ngọc Anh, Hoàng Thị Tây Ninh (2004), "Phòng ngừa hành vi sai lệch ở vị
thành niên nhìn từ góc độ giáo dục gia đình". Khoa học về phụ nữ, tr.35-40.
2. Bựi Thin C (1995), "Giỏo dc hc sinh h, hc sinh phm phỏp trờn a bn dõn
c", K yu hi tho khoa hc: "Thnh tu nghiờn cu ging dy, tõm lý hc v giỏo
dc hc 1990 - 1995 ", H Ni, tr.14-15.
3. Vn Th Kim cỳc (2001), Th tỡm hiu mt s cỏch thc giỏo dc con cỏi mt
nhúm b m H Ni, Bài đóng góp cho Hội thảo Viện tâm lý học
4. V Dng (2008). T in tõm lý hc. Nxb T in bỏch khoa, H Ni, tr. 615.
5. Nguyn ỡnh Gm (2002), "Nguyờn nhõn tõm lý xó hi ca ti phm v thnh niờn",
Tõm lý hc, tr.16-18.
6. Lu Song H (2005), Hnh vi lch chun ca hc sinh trung hc c s v mi
tng quan gia nú vi kiu quan h cha m - con cỏi, Lun ỏn tin s Tõm lý
hc,Vin tõm lý hc ,H Ni.
7. Lu Song H (1999), "Mt s biu hin ca ri nhiu hnh vi - hin tng ỏng lo ngi
hc sinh ph thụng hin nay, Tõm lý hc, tr.39-41 v 56.
8. Lờ Vn Ho (2001), "Quan h cha m - con cỏi l thanh niờn: bt ng v ng x,
Tõm lý hc, tr.28-35. .
9. Lờ Nh Hoa (2001), Vn hoỏ gia ỡnh vi vic hỡnh thnh v phỏt trin nhõn l cỏch
tr em, Nxb Vn hoỏ - thụng tin, H ni
10. Nguyn Th Hoa (1999), "Hnh vi cú vn ca tr v thnh niờn: nhng nh hng
ca cha m", Tõm lý hc, tr.35-38.
11. Nguyn Th Hoa (2004), nh hng ca nhúm bn khụng chớnh thc tiờu cc trờn
hnh vi vi phm phỏp lut ca tr v thnh niờn, Lun ỏn tin s tõm lý hc, Vin
khoa hc giỏo dc, H Ni.
12. ng Xuõn Hoi (1992), "Tr em h, lang thang, phm phỏp nhng i tng b thit
thũi v bt hnh", K yu hi tho Quc gia, H Ni, tr.49-50.

13. inh ng Hoố (1998), "Tỡm hiu cỏc yu t tõm lý xó hi ca 7 thanh thiu niờn cú
ri lon hnh vi", Tõm lý hc, tr.30-32.
14. Lờ Hng (2000), "Mt s nột tõm lý c trng ca la tui thanh niờn", Tõm lý hc,
tr.5-9.
15. on Th Thanh Huyn (2007), Nghiờn cu hnh vi phm phỏp ca tr em v thnh
niờn di gúc gia ỡnh, Lun vn thc s Tõm lý hc, Trng H KHXH v NV,
H Ni.
16. Nguyễn Công Khanh (2000), "Những giai đoạn phát triển tâm lý tuổi vị thành t niên: mô
hình thiếu hụt và giải pháp", Thông tin khoa học giáo dục, tr.36-40.
17. Nguyễn Linh Khiếu (2002), "Vai trò của giáo dục gia đình trong phòng ngừa tệ nạn
xã hội với trẻ vị thành niên", Khoa học về phụ nữ, tr.29-34.
18. Nguyễn Khuê (1991), "Vấn đề trẻ em hư", Thông tin khoa học giáo dục, tr 37-39.
19. Nguyễn Thị Kỉ (1995), "Giáo dục thanh thiếu niên học sinh sai lệch về hành vi đạo
đức Kỷ yếu hội thảo khoa học: "Thành tựu nghiên cứu giảng dạy, tâm lý học và giáo
dục học 1990- 1995 ", Hà Nội, tr.58-59.
20. Phạm Lăng (1994), "Vấn đề gia đình và trẻ em phạm pháp", Nghiên cứu giáo dục,
tr.21-22.
21. Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thanh Tâm (1999), "Tìm hiểu một số đặc điểm trong quan
hệ gia đình hiện nay". Khoa học về phụ nữ, tr.l-6 và 60.
22. Nguyễn Hồi Loan (2000), "Ảnh hưởng của gia đình tới hành vi vi phạm pháp luật
của trẻ em vị thành niên", Tâm lý học, tr.39-42.
23. Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn (2009). Từ điển tâm lý học. Nxb Giáo dục Việt
Nam, tr. 373.
24. Trần Thành Nam (2007), “Rối loạn hành vi ở trẻ em vị thành niên khái niệm và một
số nhân tố ảnh hưởng”, Tạp chí Tâm lý học số 10.
25. Trần Thành Nam – Đặng Hoàng Minh (2011), “Hành vi bạo lực ở thanh thiếu
niên – Con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá”, Tạp chí Tâm lý học số 12.
26. Nguyễn Thị Hồng Nga (2002), "Những nguyên nhân dẫn trẻ em đến hư hỏng và
phạm pháp", Tâm lý học, tr.21-23.
27. Nguyễn Minh Ngọc (1992), "Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trẻ em

phạm tội", Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Hà nội, tr.5-7.
28. Porot (1993), "Trẻ em và các mối quan hệ trong gia đình", Người dịch: Đạm Thƣ
Bàn về tâm lý gia đình, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Siêm (2007). Tâm bệnh học trẻ em và vị thành niên. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr. 206 – 210.
30. Hoàng Cẩm Tú, Quách Thúy Minh, Nguyễn Hồng Thúy “Các biểu hiện liên quan
đến sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên ở hai phường dân cư thuộc Hà Nội”.
Khoa tâm thần Viện Nhi TW, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh:
31. American Academy of Child and Adolescent Psychiatry (1997), “Practice
parameters for the assessment and treatment of children and adolescents with conduct
disorder”, Journal of American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, tr.122–
139.
32. American Psychiatric Assossoation (1968), DSM-II –Diagnostic and Statical
Manual of Mental Disorder (2nd edition), Washington, DC: APA.
33. American Psychiatric Assossoation (1994), DSM – IV - Diagnostic and Statical
Manual of Mental Disorder (4th edition), Washington, DC: APA
34. Baumrind (1991), The influence of parenting style on adolescent competence and
substance use, Journal of Early Adolescence, tr. 56-95.
35. Baumrind (1967). Parental disciplinary patterns and social competence in children.
Youth and Society, tr. 239-276.
36. Chao, R. K. (2001), Extending research on the consequences of parenting style for
Chinese Americans and European Americans, Child Development, tr. 1832–1843.
37. Chen, X., Liu, M., & Li, D. (2000). Parental warmth, control, and indulgence and
their relations to adjustment in Chinese children: A longitudinal study. Journal of
Family Psychology, tr. 401-419.
38. Coplan, R.J., Reichel, M., & Rowan, K. (2009). Exploring the associations
between maternal personality, child temperament, and parenting: A focus on
emotions. Personality and Individual Differences, tr. 241-246.
39. Dodge, A. K; Malone, S.P; Greenberg, T.M (2008), Testing an Idealized

Dynamic Cascade Model of the Development of Serious Violence in Adolescence -
Child Development, Volume 79, Number 6, tr. 1907 – 1927.
40. Forehand, R.J., & McMahon, R.L. (2003). Helping the noncompliant child:
Family based treatment for oppositional behavior. New York: Guilford Press.
41. Frodlich W.D. (1993). Từ điển tâm lý học. Muchen.
42. Fuligni& Yoshikawa (2002). Investments in children among immigrant families.
In A. Kalil & T. DeLeire (Eds.), Family investments in children’s potential:
Resources and parenting behavior that promote success. Mahwah, NJ: Lawrence
Erlbaum.
43. Gilmour, J., Hill, B., Place, M. and Skuse, D. H. (2004), “Social communication
deficits in conduct disorder: a clinical and community survey”, Journal of Child
Psychology and Psychiatry, tr. 967–978.
44. Green, H., McGinnity, A., Meltzer, H., Ford, T. and Goodman, R. (2005).
Mental Health of Children and Young People in Great Britain, 2004. Office for
National Statistics on behalf of the Department of Health and the Scottish Executive.
London: Palgrave Macmillan.
45. Hasebe, Y., Nucci, L., &Nucci, M.S. (2004). Parental control of the personal domain and
adolescent symptoms of psychopathology: Across-national study in the United States and
Japan. Child Development, tr. 815–828.
46. ICD - 10: International Classification of Diseases, 10
th
(1993)
47. Kazdin, A. E. (1995) .Conduct Disorder in Childhood and Adolescence, second
edition. Thousand Oaks, CA: Sage.
48. Liu, X., (2003) .Parenting Practices and the Psychological Adjustment of Children
in Rural China. Gansu Survey of Children and Families Dissertations.
49. Loeber, R. and Stouthamer-Loeber, M. (1986) “Family factors as correlates and
predictors of juvenile conduct problems and delinquency”, In M. Tonry and N.
Morris (eds) Crime and Justice, vol. 7. Chicago: University of Chicago Press, tr.29–
149.

50. Lundahl và cộng sự (2006). Lundahl, B., Risser, H., & Lovejoy, C. (2006). A
meta-analysis of parent training: Moderators and follow-up effects. Clinical
Psychology Review,p. 86-104.
51. Maccoby, E. E. & Martin, J. A. (1983). Socialization in the context of the family:
Parent-child interaction. In P. H. Mussen (Ed.) Handbook of Child Psychology:
Socialization, Personality, and Social Development (Vol. 4, pp. 1-101), New York.
52. MacDonald, V. M. and Achenbach, T. M. (1999), “Attention problems as 6-year
predictors of signs of disturbance in a national sample”, Journal of American
Academy of Child and Adolescent Psychiatry,tr. 1254–1261.
53. Mandeep, S., Novrattan, S., Amrita. Y. (2011). Parental styles and depression
among adolescents. Journal of the Indian Academy of Applied Psychology, tr. 60-
68.
54. Miller-Johnson, S., Coie, J. D., Maumary-Gremaud, A., Bierman, K. and The
Conduct Problems Prevention Research Group (2002), “Peer rejection and
aggression and early starter models of conduct disorder”, Journal of Abnormal
Child Psychology, tr. 217–230.
55. Moscatelli S.;& Rubini M. (2009) .Parenting styles in adolescence: The role of
warmth, strictness and psychological granting influence collective self-esteem and
expectations for the future. In Pacey, H. K. and Tahlia, M. D. (Ed.) Handbook of
parenting styles, stresses, and strategies. Nova Science Publishers, Inc. New York.

56. Moffitt, T. E., Caspi, A., Dickson, N., Silva P. and Stanton, W. (1996)
“Childhood-onset versus adolescent antisocial conduct problems in males: natural
history from ages 3 to 18 years”, Development and Psychopathology, tr. 399–424.
57. Pratt, M. W., Green, D., MacVicar, J. & Bountrogianni, M. (1992). The
mathematical parent: Parental scaffolding, parent style, and learning outcomes in
long-division mathematics homework. Journal of Applied Developmental
Psychology, 13, tr.17–34
58. Rutter,M.(1996), “Connections between child and adult psychopathy”, European
Child and Adolescent Psychiatry , tr. 4–7.

59. Sanders, M. (1999). Triple P-Positive Parenting Program: Toward and empirically
validated multilevel parenting and family support strategy for the prevention of
behavior and emotional problems in children. Clinical Child and Family Psychology
Review, tr. 71–90.
60. Sanson, A., Smart, D., Prior, M. and Oberklaid, F. (1993), “Precursors of
hyperactivity and aggression”, Journal of the American Academy of Child and
Adolescent Psychiatry , tr. 1207–1216.
61. Scott, S., Knapp, M., Henderson, J. and Maughan, B. (2001), “Financial cost of
social exclusion: follow up study of antisocial children into adulthood”, British
Medical Journal, tr. 191.
62. Spender, Q. and Scott, S. (1996), “Conduct disorder”, Current Opinion in
Psychiatry, tr. 273–277.
63. Systematic Review of the Effectiveness of Parent-Training Programmes in
Improving Behaviour Problems in Children Aged 3–10 Years, second edition.
Oxford: Health Services Research Unit.
64. Tran, T.N., Weiss, B., Han, S. S., Harris, V. S., Catron, T., Ngo, V. K., &
Caron (2011), A. Moderators of the effectiveness of Multisystemic Therapy
outcome for adolescents with severe conduct problems. Manuscript submitted for
publication.
65. U.S. Department of Health and Human Services (1999), Child and Adolescent
Mental Health Services, Health Committee Fourth Report: Session 1996–1997,
London: House of Commons, HC26-I.
66. Wakschlag, L. S., Lahey, B. B., Loeber, R., Green, S. M., Gordon, R. A. and
Leventhal, B. L. (1997), “Maternal smoking during pregnancy and the risk of
conduct disorder in boys”, Archives of General Psychiatry, tr. 670–676.
67. Webster-Stratton et al.( 2001, 2004).
Webster-Stratton, C., Reid, M. J., & Hammond, M. (2001). Preventing conduct
problems, promoting social competence: A parent and teacher training partnership
in Head Start. Journal of Clinical Child Psychology, tr. 283–302.
Webster-Stratton, C., Reid, M. J., & Hammond, M. (2004). Treating children

with early-onset conduct problems: Intervention outcomes for parent, child, and
teacher training. Journal of Clinical Child and Adolescent Psychology, tr.105–124

68. WHO ( 1994) World Health Organization & International
69. Williams, L.R., Degnan, K. A., Perez-Edgar, K.E., Henderson, H. A., Rubin,
K. H., Pine, D.S., Steinberg, L., Fox, N. A.( 2009). Impact of behavioral inhibition
and parenting style on internalizing and externalizing problems from early
childhood through adolescence. Journal of Abnormal Child Psychology 37, tr.1063-
1075.



×