Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.34 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------
NGUYỄN THỊ KIỀU LAM
HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH
KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tháng 06 - 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---- ----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH
KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Lam
Lớp DH5TC – MSSV: DTC041747
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tri Khiêm
Tháng 06 - 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Tri Khiêm
Người chấm, nhận xét 1:…………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1:…………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…..tháng…..năm…..
LỜI CẢM ƠN


Thắm thoát 4 năm học cũng trôi qua, tôi sắp phải xa mái trường Đại học
nơi có những kỷ niệm vui buồn, những người bạn thân cùng với thầy cô những
người mà tôi luôn yêu mến và kính trọng.
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trường
Đại Học An Giang. Đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị kinh Doanh
những người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong
những năm Đại học. Cảm ơn ba mẹ những người đã sinh và nuôi tôi khôn lớn,
những người luôn tạo cho tôi niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Tri Khiêm người đã
hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này với sự nhiệt tình, động viên và khuyến
khích.
Cảm ơn chân thành đến những hộ nông dân ở 2 Xã Vĩnh Khánh và Vĩnh
Chánh đã hổ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu.
Và sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi. Đặc biệt là tập thể lớp
DH5TC những người đã cùng tôi song hành trong 4 năm Đại học, luôn sẵn sàng
giúp đỡ, động viên tôi những lúc khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc
sống. Cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn để tôi có thể hoàn
thành khóa luận này.
Xin chúc tất cả mọi người sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong cuộc
sống!
Sinh viên
TÓM TẮT
Với hơn 2 triệu dân số sống ở khu vực nông thôn, việc phát triển kinh tế cải thiện đời
sống của các hộ gia đình là điều mà các cấp chính quyền địa phương luôn đặt lên hàng đầu.
Do đó việc chuyển dịch cơ cấu, phát triển các ngành nghề mới, các ngành nghề truyền thống
cần được quan tâm đẩy mạnh. Hệ quả của các chính sách đó có tác động trực tiếp đến các hộ
gia đình nông thôn, vì vậy quá trình tích lũy để tái đầu tư cho sản xuất là rất cần thiết để nâng
cao thu nhập. Với các mức thu nhập khác nhau các hộ gia đình cũng có các hình thức tiết
kiệm và quy mô đầu tư cũng khác nhau.
Đề tài tập trung nghiên cứu Hành vi đầu tư và tiết kiệm hộ gia đình khu vực nông thôn

An Giang. Với mục tiêu:
- Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư và tiết kiệm của người dân ở địa
bàn nông thôn An Giang.
- Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi.
- Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thiếu vốn và
thừa vốn.
Bố cục của đề tài được chia thành 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm
vi nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận. Chủ yếu giải thích những khái niệm liên quan đến đề tài,
mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Giới thiệu về các phương pháp thực hiện đề tài.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét, đánh giá,
thực trạng thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm và các yếu tố ảnh hưởng. Ước lượng chi tiêu
khi thu nhập thay đổi. Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng
khi thiếu vốn và thừa vốn.
- Chương 5: Kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 3
2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu ........................................................... 3
2.1.1. Tiết kiệm ................................................................................................................... 3
2.1.2. Đầu tư ...................................................................................................................... 3
2.1.3. Chi tiêu .................................................................................................................... 3
2.1.4. Thu nhập ................................................................................................................... 3
2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu ................................................ 4
3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................................... 5

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................................... 5
3.1.2. Nghiên cứu chính thức .............................................................................................. 5
3.1.3. Xử lý dữ liệu .............................................................................................................. 6
3.2. Mẫu ................................................................................................................................... 6
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................ 6
3.2.2. Cỡ mẫu ....................................................................................................................... 6
3.3. Thang đo ........................................................................................................................... 6
3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng) .............................................................................. 6
3.3.2. Thang đo tỷ lệ ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8
4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn ................................................................................................. 8
4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang ............................. 9
4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất ................................................................... 9
4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn ..................................................................... 12
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ....................................................................... 15
4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng
nhóm hộ ............................................................................................................................. 16
4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí ..................................................................... 17
4.3. Các hình thức chi tiêu ..................................................................................................... 18
4.5. Các hình thức tiết kiệm .................................................................................................. 25
4.7. Các hình thức tín dụng ở nông thôn ............................................................................... 28
4.7.1. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập ............................................................ 29
4.7.2. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn ................................................ 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 36
GIẢI PHÁP ................................................................................................................................ 36
5.1. Kết luận .......................................................................................................................... 36
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................................ 37
5.2.1. Đối với hộ gia đình nông dân .................................................................................. 37
5.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ....................................................... 37
5.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng nông thôn .................................................................. 38

5.3. Giải pháp ......................................................................................................................... 38
5.3.1. Các giải pháp tăng thu nhập cho hộ gia đình ở nông thôn ..................................... 38
5.3.2. Giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở nông dân ........................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 41
PHỤC LỤC 1 ............................................................................................................................. 42
PHỤC LỤC 2 ............................................................................................................................. 46
DANH MỤC BẢNG
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu ......................................... 4
Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu .................................................................................................. 5
Bảng 4.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất ..................................................................... 9
Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng
nhóm hộ ..................................................................................................................................... 16
................................................................................................................................................... 25
Bảng 4.3. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy ........................................................................ 26
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hồi quy ....................................................................................... 28
Bảng 4.5. Lý do chọn và không chọn các hình thức tín dụng .................................................. 33
Bảng 4.6. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ chính thức ........................................................... 34
Bảng 4.7. Các dịch vụ hộ gia đình sử dụng .............................................................................. 34
Bảng 4.8. Mức độ giao dịch ...................................................................................................... 34
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn (% trên tổng số hộ điều tra) .......................................... 8
Biểu đồ 4.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn ................................................................... 12
Biểu đồ 4.3. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản suất ............................................. 13
Biểu đồ 4.4. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí ................................................................... 17
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu .......................................................... 19
Biểu đồ 4.7. Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi đầu tư ........................................................... 22
Biểu đồ 4.8. Các hình thức tiết kiệm ......................................................................................... 25
Biểu đồ 4.9. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập ......................................................... 29
Biểu đồ 4.10. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn ........................................... 31
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu ...........................................
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua nhờ áp dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật trong
lĩnh vực nông nghiệp nên An Giang luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa, năm 2007 tỉnh ta
đã xuất khẩu trên 502 ngàn tấn tương đương kim ngạch 147,6 triệu USD. Bên cạnh đó với hệ
thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt vùng Châu thổ sông Cửu Long và điều kiện thiên
nhiên ưu đãi ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản của An Giang cũng rất phát triển (hiện có
26 nhà máy chế biến thủy sản, đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2007 với con số 330 triệu
USD). Nhờ đó mà hàng năm An Giang có hơn triệu tấn nông thủy sản tham gia vào thị
trường trong nước và ngoài nước góp phần chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đạt được những thành tựu trên nhờ sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Đảng, chính
quyền địa phương về: cải tạo hệ thống điện, đường ,trường, trạm, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống thủy lợi, đê bao, đồng thời khuyến khích nông dân thực thiện thâm canh tăng năng suất
trên diện tích hiện có, chuyển dịch diện tích trồng lúa năng suất thấp sang chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, hoa màu. Do đó tình hình kinh tế xã hội An Giang đã có bước phát triển mới,
nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả xuất hiện và được nhân rộng góp phần gia
tăng thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân An Giang cũng còn những tồn tại,
hạn chế. Đời sống ở nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng nông dân ở một số xã vùng nông
thôn, vùng dân tộc mức sống hiện còn rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ thấp. Sản
xuất nông nghiệp tuy có phát triển nhưng thiếu tính ổn định và bền vững. Nhiều nông dân
còn sản xuất theo truyền thống, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế,
ngoài sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của An Giang. Hoạt động
sản xuất của các hộ gia đình nông dân nông thôn An Giang thường gắn liền với chăn nuôi và
trồng trọt. Dó đó thu nhập cũng mang tính thời vụ, không ổn định, chịu tác động của diễn
biến thị trường…. Thu nhập của nông dân sau khi trừ chi phí, thuế và các khoản khác… một
phần sẽ được dành cho tiết kiệm, phần còn lại để đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất.
Tiết kiệm và đầu tư ở khu vực nông thôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó việc

tăng giá của các yếu tố sản xuất đầu vào như: giá cả vật tư, phân bón, xăng dầu… trên thị
trường hiện đang tăng mạnh.
Khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn An Giang nói riêng đang ngày
một phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nhưng thực trạng hiện nay
vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, tiềm năng về vốn dồi
dào trong thời gian qua chưa được khai thác đúng mức, nhất là mấy năm gần đây nhờ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhiều trang trại, các hộ nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái đặc
sản, chăn nuôi... mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng và thậm chí cả tỷ đồng có dư để tích
lũy. Một tập quán lâu đời và đã trở thành thói quen của đại đa số người dân nông thôn là
thích giữ tiền, vàng… ở nhà thay vì gửi ngân hàng đã làm cho một lượng lớn tiền mặt nhàn
rỗi. Bên cạnh đó một số hộ gia đình trong quá trình canh tác sản xuất do thiếu vốn để tiếp tục
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 1
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
hoạt động sản xuất thì lại vay mượn người thân, bạn bè, hàng xóm, vay nóng…với lãi suất
cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng.
Xuất phát từ những thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài “Hành vi đầu tư và tiết kiệm
của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang” làm mục tiêu nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư và tiết kiệm của người dân ở địa bàn
nông thôn An Giang.
Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi.
Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thiếu vốn và
thừa vốn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn 100 mẫu để quan sát về “Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu
vực nông thôn An Giang”.
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 30/01/2008 – 19/5/2008.
Địa điểm Xã Vĩnh Khánh, Xã Vĩnh Chánh – Huyện Thoại Sơn – Tỉnh An Giang.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 2
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu
2.1.1. Tiết kiệm
Tiết kiệm của hộ nông dân được hiểu là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ chi phí
sản xuất, nộp thuế cho chính phủ, chi tiêu tiêu dùng, đầu tư mở rộng sản xuất, tiền thuê
đất…. Tiết kiệm thường tích lũy dưới nhiều hình thức: tiền mặt, vàng, bạc, đá quý, ngoại
tệ…. Trong những điều kiện nhất định tiết kiệm còn có thể xem như là khoản dự phòng
khi có chuyện cần thiết lấy ra sử dụng: ốm đau, cưới xin…
Tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của hộ nông dân nếu khoản tiền đó không được
đem đi đầu tư hoặc sử dụng thì nó được coi như khoản tài chính chết, tài chính chết là
khoản tài chính không đem lại giá trị gia tăng cho người chủ sở hữu nó, nhưng nếu khoản
tài chính đó được đem đi đầu tư, sử dụng một cách hợp lý thì nó sẽ góp phần gia tăng thu
nhập. Do đó những biến động trong tỷ lệ tiết kiệm của hộ nông dân theo thời gian cũng
được sử dụng để giải thích và dự báo thái độ chi tiêu và đầu tư của hộ nông dân.
Tiết kiệm là một hàm số theo thu nhập, lãi suất, chi phí dành cho sản xuất, tập quán
sinh hoạt, đầu tư mở rộng sản xuất, lạm phát…
2.1.2. Đầu tư
Đầu tư của hộ nông dân là việc bỏ vốn, nhân công lao động, quản lý vào quá trình
canh tác, sản xuất kinh doanh trên cơ sở tính toán kinh tế, xã hội. Một hộ nông dân có
mức đầu tư hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất gia tăng thu nhập. Do đó đầu tư đóng một
vai trò quan trọng nó quyết định đến thu nhập và tiết kiệm hiện tại cũng như trong tương
lai của hộ gia đình khu vực nông thôn.
Đầu tư là một hàm số theo quy mô sản xuất, thu nhập, tài sản dành cho sản xuất,
tiết kiệm, khấu hao, tập quán sinh hoạt, thuế, trình độ học vấn…
2.1.3. Chi tiêu
Chi tiêu của hộ nông dân là hành vi nhằm thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần.
Chi tiêu là một khoản chi bắt buộc tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của nông hộ và khả
năng của từng hộ mà mức chi tiêu nhiều hay ít. Hộ giàu thường có xu hướng chi tiêu
nhiều hơn những hộ trung bình và nghèo. Chi tiêu của hộ nông dân phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: thu nhập, của cải hay tài sản, tập quán sinh sống… trong đó thu nhập đóng

vai trò quan trọng nó quyết định đến mức chi tiêu nhiều hay ít của hộ gia đình.
Chi tiêu là một hàm số theo thu nhập, tiết kiệm, tập quán sinh hoạt, đầu tư mở rộng
sản xuất, giá cả hàng hóa, lạm phát….
2.1.4. Thu nhập
1
Thu nhập của một nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ
được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở
rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà họ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành 2 loại:
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 3
(1)
(2)
(3)
(4a)
(4b)
(4c)
(6a)
(5a)
(5b)
(6b)
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
- Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả…); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm…) và nuôi
trồng thủy sản (tôm, cá…).
- Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu
xây dựng, gia công cơ khí…. Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các
hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán…
Thu nhập là một hàm số theo quy mô sản xuất, chi phí dành cho sản xuất, tiết kiệm,
đầu tư mở rộng sản xuất, số người lao động trong gia đình, trình độ học vấn…

2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu


(5.a)
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu
(1) Chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị… đầu tư vào diện tích
canh tác, nuôi trồng.
(2) Khi đến mùa vụ thu hoạch bán tạo ra thu nhập danh nghĩa.
(4a),(4b), (4c) Một phần thu nhập thuần sẽ được đem đi tiếp tục đầu tư sản xuất,
một phần được giữ lại chi tiêu hàng ngày, nếu có dư sẽ được tiết kiệm.
(5a), (5b) Trong quá trình đầu tư hoặc chi tiêu nếu thiếu tiền hộ nông dân có thể bổ
sung bằng nguồn tiết kiệm.
(6a), (6b) Trong quá trình đầu tư sản xuất nếu thừa tiền một phần hộ nông dân có
thể bổ sung thêm nguồn tiết kiệm hoặc bổ sung thêm cho chi tiêu.
1
Nguồn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ
thống canh tác ở Đồng bằng Sông Hồng.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 4
Thu nhập danh nghĩa
Diện tích cach tác,
nuôi trồng

Đầu tư
Tiết kiệm Chi tiêu,
chi khác

Thu nhập thuần
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu

Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu
Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật phỏng vấn
1 Sơ bộ Định tính
Phỏng vấn sâu
n = 3
2 Sơ bộ Định lượng
Phỏng vấn trực tiếp
n = 5
3 Chính thức Định lượng
Phỏng vấn trực tiếp
n = 100
Xử lý thông tin
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Phỏng vấn sâu với 3 hộ nông dân được chọn thuận tiện việc phỏng vấn, ý kiến của
các nông dân đưa ra được ghi lại để làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi.
Phỏng vấn trực tiếp 5 hộ nông dân dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn, mục
đích của việc phỏng vấn này là phát hiện ra những sai sót:
- Người được phỏng vấn có hiểu và trả lời được câu hỏi của mình hay không?
- Câu hỏi đưa ra có đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin cần thiết hay không?
- Những câu hỏi có gây khó khăn cho quá trình trả lời của người được phỏng vấn
hay không?
Từ đó chỉnh sửa cho phù hợp để bước vào phỏng vấn chính thức.
Chưa chỉnh Chỉnh lại
Thu nhập/tháng của gia đình cô, chú chủ
yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao
nhiêu?
Thu nhập của gia đình cô, chú chủ yếu từ
những nguồn nào và cụ thể là bao nhiêu
trong năm qua?
3.1.2. Nghiên cứu chính thức

Dựa trên bảng câu hỏi chính thức tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua quá
trình phỏng vấn trực tiếp đến từng nhà 100 hộ tại khu vực Xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh
kết hợp với việc quan sát, đồng thời giải thích những từ ngữ còn khá xa lạ với hộ nông
dân như: khấu hao, lạm phát… để từ đó các hộ có thể đưa ra đáp án chính xác, việc này
giúp cho nguồn thông tin thu thập được có độ tin cậy cao.
Ngoài ra những ý kiến, đề nghị của người dân đưa ra cũng được ghi lại trong bảng
câu hỏi để làm cơ sở cho quá trình phân tích, kết luận sau này mà những dữ liệu định
lượng chưa giải thích được.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 5
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ sách, internet, những kiến thức đã học ở
trường và hiểu biết của bản thân trong quá trình sinh sống tại nông thôn.
Tham khảo những tài liệu có liên quan, tài liệu giảng dạy các của giáo viên, tham
khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
3.1.3. Xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế
nông nghiệp mà trong đó nhấn mạnh đến tình hình kinh tế của nông hộ: tình hình đầu tư,
tiết kiệm của nông hộ, kết quả thu nhập, các yếu tố phục vụ sản xuất; các hình thức tín
dụng ở nông thôn.
Phương pháp hồi quy được áp dụng để xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu và thu
nhập. Mục đích nhằm xem xét việc thu nhập thay đổi thì chi tiêu sẽ thay đổi như thế nào.
Ta có phương trình hàm chi tiêu: Y = b + aX
Với:
Y: Chi tiêu (biến phụ thuộc).
X: Thu nhập (biến độc lập).
b: Hằng số
a: Hệ số của X.
Sau khi phỏng vấn 100 mẫu dữ liệu được mã hóa, làm sạch, nhập liệu trên máy tính
và xử lý. Dữ liệu sau khi được xử lý cần phải xem xét tính hợp lý, phù hợp với mục tiêu
cần nghiên cứu để tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét.

3.2. Mẫu
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Sau khi lựa chọn địa điểm nghiên cứu tại 2 Xã Vĩnh Khánh và Vĩnh Chánh. Việc
chọn hộ điều tra được thực hiện với 20 mẫu được chọn ngẫu nhiên ở khu vực chợ Vĩnh
Khánh, 80 mẫu được chọn thuận tiện những nông hộ ở 2 Xã. Mục đích của việc lựa chọn
này nhằm xem xét coi việc ngành nghề tạo ra thu nhập giữa nhóm nông hộ và nhóm hộ
sống ở khu vực chợ có khác nhau không.
3.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu càng lớn thì ước lượng càng tin cậy nhưng do giới hạn về thời gian, kinh
phí nên tôi chỉ chọn 100 mẫu để nghiên cứu và kết luận cho một tổng thể là tỉnh An
Giang.
3.3. Thang đo
Có 2 loại thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi chính thức: Thang đo biểu
danh và thang đo tỷ lệ.
3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng)
Thang đo biểu danh là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý
nghĩa về lượng, bao gồm câu hỏi một lựa chọn và nhiều lựa chọn:
- Câu hỏi một lựa chọn
Câu 19: Trình độ học vấn cô (chú) cấp mấy?
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 6
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
 Cấp I trở xuống.
Cấp II.
Cấp III.
Trên phổ thông.
- Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của cô (chú) là gì?
Thu nhậpT Đầu tưĐ
Lạm phátL Tiết kiệmT
Giá cả hàng hóaG Học hànhH

Tập quán sinh hoạtT Khác……K
3.3.2. Thang đo tỷ lệ
Thang đo tỷ lệ là loại thang đo trong đó dùng để đo độ lớn và gốc O có ý nghĩa.
Dạng thông thường nhất của thang đo tỷ lệ là hỏi trực tiếp thông tin đã ở dạng tỷ lệ.
Ví dụ câu hỏi sau:
Câu 1: Thu nhập của gia đình cô (chú) chủ yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao
nhiêu trong năm qua?
Đồng /năm
Trồng lúa
Trồng hoa màu
Chăn nuôi
Nuôi trồng thủy sản
Buôn bán
Tiểu thủ công nghiệp
Dịch vụ
Làm thuê
Khác……………………………………
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 7
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn (% trên tổng số hộ điều tra)
80
34
22
19
15
9
9
6

15
0 20 40 60 80 100
Trồng lúa
Làm thuê
Buôn bán
Chăn nuôi
Trồng hoa màu
Dịch vụ
Nuôi trồn thủy sản
Tiểu thủ công nghiệp
Khác
%
Đa số hộ gia đình khu vực nông thôn sống bằng nghề trồng lúa chiếm đến 80%,
làm thuê 34 %, buôn bán 22 %, chăn nuôi 19 %, trồng hoa màu 15 %, nuôi trồng thủy sản
9%, dịch vụ 9 %, tiểu thủ công nghiệp 6 %, khác chiếm 15% như: kiều hối, phụ cấp, làm
công ăn lương… trên tổng số hộ điều tra. Ta thấy sự phân công lao động khu vực nông
thôn vẫn nặng về nông nghiệp và cụ thể là trồng lúa. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển đáng kể nhờ chuyển đổi những diện
tích trồng lúa năng suất thấp và tận dụng những phế phẩm từ trồng trọt và đời sống hàng
ngày.
Bên cạnh đó hệ thống thủy điện, giao thông nông thôn được phủ khắp các ấp, xã
trong tỉnh. Vì vậy hầu hết các hộ gia đình đều có tivi, xe gắn máy… tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đi lại cũng như phát triển kinh tế nông thôn được dễ dàng. Đặc biệt là người
dân có điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, những mô hình chăn nuôi, trồng
trọt đạt hiệu quả từ những hộ nông dân khác thông qua chương trình làm bạn với nhà
nông, nông thôn An Giang trên tivi và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nông dân sản
xuất giỏi, nhờ vậy mà sản xuất ngày càng đạt hiệu quả hơn góp phần gia tăng thu nhập
cho kinh tế hộ.
Trong lĩnh vực trồng trọt và đặc biệt là trồng lúa hiện nay với giá cả dao động
4.400 đồng/kg – 6.000 đồng/kg từ đầu mùa vụ đến nay làm cho nông dân rất phấn khởi

thay vì trong những năm trước lợi nhuận thu được cho một công từ vụ đông xuân từ 1
triệu – 2 triệu thì vụ mùa năm nay hộ đạt lợi nhuận thấp nhất cũng là 2,5 triệu/công và
cao nhất có thể đạt 5 triệu/công. Ông Nguyễn Văn Dự một hộ nông dân cho biết: “Những
năm trước khi giá lúa cao nhất cũng chỉ đạt được 3.500 đồng/kg gia đình ông sản xuất chỉ
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 8
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
đủ ăn nhiều khi chỉ dư được chút đỉnh. Do vậy món nợ ông vay ngân hàng 50 triệu để mở
rộng sản xuất vẫn chưa trả được nhưng năm nay với giá lúa như vậy khi bán ông không
những trả được nợ mà có dư nữa. Nhưng hiện nay với giá cả vật tư nông nghiệp tăng
chóng mặt gấp 2 – 3 lần mà nếu giá lúa không giữ ở mức này thì có lẽ vụ tới sẽ lỗ nặng”.
Chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các loại gia súc và gia cầm phổ biến như: gà, vịt,
heo, bò… nhưng thời gian qua do dịch cúm gia cầm những nhóm hộ có thu nhập chủ yếu
từ chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể, làm cho thu nhập không những đã thấp mà còn phải
lâm vào cảnh nợ nần.
Buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở những khu vực đông dân cư,
khu vự chợ trong thời gian qua cũng phát phát triển mạnh vì đây là ngành mang lợi nhuận
cao, do vậy rất được người dân ưa chuộng và số lượng không ngừng tăng lên. Bên cạnh
hộ có nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán… thì làm thuê tập trung ở những
số hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp (thu nhập thấp thường tập
trung vào nhóm hộ này), những hộ có máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp: máy cày,
máy tuốt lúa, máy bơm nước…. Ngoài ra một số hộ còn có nguồn thu khác từ kiều hối,
trợ cấp xã hội, làm công ăn lương.
4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang
Sắp xếp thu nhập của 100 hộ quan sát theo thứ tự từ thấp đến cao và phân thành 4
nhóm bằng nhau: Thu nhập nhóm cao nhất từ 3 triệu đồng/người/tháng trở lên, thu nhập
nhóm khá từ 1,5 triệu đồng/người/tháng – 3 triệu đồng/người/tháng, thu nhập nhóm trung
bình từ 700 ngàn đồng/người/tháng – 1,5 triệu đồng/người/tháng, thu nhập nhóm thấp
nhất từ 700 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Cuối cùng, trong khoảng hộ đều nhau đó
tính thu nhập trung bình của mỗi nhóm. Mục đích của việc phân nhóm hộ theo mức thu
nhập này để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư

của từng nhóm hộ sẽ như thế nào.
4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất
Bảng 4.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất
Thu nhập
Nhóm hộ
cao nhất
Nhóm hộ khá
Nhóm hộ
trung bình
Nhóm hộ
thấp nhất
Ngđồng % Ngđồng % Ngđồng % Ngđồng %
Trồng lúa 3.711 71,9 1.149 60,1 712 65,7 211 43,8
Trồng hoa màu 10 0,2 44 2,3 46 4,2 7 1,5
Chăn nuôi 0 0 50 2,6 91 8,4 53 11
NTTSản 1.044 20,2 51 2,7 0 0 0 0
Buôn bán 265 5,1 386 20,2 64 5,9 44 9,1
TTCNghiệp 0 0 48 2,5 42 3,9 0 0
Dịch vụ 15 0,3 63 3,3 47 4,3 15 3,1
Làm thuê 52 1 24 1,3 65 6 134 27,8
Khác 65 1,3 96 5 16 1,5 18 3,7
Tổng 5.162 100 1.911 100 1.083 100 482 100
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 9
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
Mặc dù kinh tế hộ nông dân ở khu vực nông thôn An Giang rất phong phú và đa
dạng. Nhưng cho đến nay, nông nghiệp vẫn là nền tảng và là thế mạnh của kinh tế hộ.
Đại đa số cư dân nông thôn An Giang đều coi sản xuất nông nghiệp là hoạt động đem lại
thu nhập chính lâu dài cho hộ gia đình. Bên cạnh đó nó còn đảm bảo nguồn lương thực
tại chỗ cho gia đình.
Kết quả khảo sát cho thấy:

- Nhóm hộ thu nhập cao có nguồn thu chính chủ yếu từ trồng lúa 3,711 triệu
đồng/người/tháng (chiếm 71,9%), nuôi trồng thủy sản là 1,044 triệu đồng/người/tháng
chiếm (20,2%).
- Nhóm hộ thu nhập khá có nguồn thu chủ yếu là từ trồng lúa 1,149 triệu
đồng/người/tháng (chiếm 60,1%), buôn bán 386 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 20,2%).
- Nhóm hộ trung bình có nguồn thu chủ yếu là từ trồng lúa 712 triệu
đồng/người/tháng (chiếm 65,7%) chăn nuôi 91 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 8,4%).
- Nhóm hộ thu nhập thấp nhất thì nguồn thu chủ yếu từ trồng lúa 211 ngàn
đồng/người/tháng (chiếm 43,8%), làm thuê 134 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 27,8%),
chăn nuôi 53 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 11%).
Hầu hết các nhóm hộ có mức thu nhập chênh lệch khác nhau khá xa, thu nhập
nhóm hộ cao nhất đạt 5,162 triệu đồng/người/tháng cao gấp 2,7 lần so với nhóm hộ khá là
1,911 triệu đồng/người/tháng, gấp 4,8 lần so với nhóm hộ trung bình là 1,083 triệu đồng/
người/tháng và gấp 10,7 lần so với nhóm hộ thu nhập thấp là 482 ngàn đồng/người/tháng.
Trong thời gian qua nhờ việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên
năng suất lúa không ngừng tăng lên cùng với việc đa canh, đa dạng hóa hoạt động sản
xuất trong nông nghiệp được phát triển rộng khắp trong vài năm gần đây. Vì vậy thu nhập
hộ nông dân ngày càng tăng.
Trong lĩnh vực trồng lúa có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm quan sát trong
đó:
- Thu nhập nhóm hộ cao nhất từ trồng lúa đạt 3,711 triệu đồng/người/tháng
- Thu nhập nhóm hộ khá đạt 1,149 triệu đồng/người/tháng.
- Thu nhập nhóm hộ trung bình từ trồng lúa đạt 712 ngàn đồng/người/tháng.
- Thu nhập nhóm hộ thấp nhất từ trồng lúa đạt 211 ngàn đồng/người/tháng.
Như vậy, nhóm hộ cao nhất có thu nhập từ trồng lúa cao gấp 3,2 lần nhóm hộ thu
nhập khá, cao gấp 5,2 lần so với nhóm hộ có thu nhập trung bình và cao gấp 17,6 lần so
với nhóm hộ thấp nhất, sở dĩ có sự chênh lệch về thu nhập này là do sự cách biệt về diện
tích đất canh tác giữa các nhóm hộ:
- Nhóm có diện tích đất canh tác cao nhất đạt 180 công.
- Nhóm có diện tích đất canh tác thấp nhất là 1,5 công.

Ngoài ra để bù đắp những thiếu hụt từ trồng lúa, nhiều hộ nông dân còn có thêm
thu nhập từ hoạt động sản xuất khác như: nuôi trồng thủy sản, buôn bán, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ… và xu hướng này ngày càng mở rộng.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 10
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
Tổng giá trị nuôi trồng thủy sản của các nhóm là 1,095 triệu đồng/người/tháng
trong đó:
- Nhóm thu nhập cao là 1,044 triệu đồng/người/tháng.
- Nhóm hộ khá là 51 ngàn đồng/người/tháng.
Sở dĩ nuôi trồng thủy sản chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao nhất là vì:
- Đòi hỏi phải có nhiều vốn, trình độ hiểu biết, kỹ thuật nuôi trồng.
- Có khả năng gặp nhiều rủi ro vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: dịch bệnh,
chất lượng con giống, giá cả đầu ra…
Vì vậy, một số hộ từ con cá, tôm mà làm giàu thì cũng có một số hộ vì nó phải phá
sản lâm vào cảnh nợ nần từ hộ giàu trở thành hộ nghèo.
Buôn bán tập trung những khu vực đông dân cư, chợ thu nhập trung bình của từng
nhóm quan sát cụ thể như sau:
- Nhóm thu nhập cao 265 ngàn đồng/người/tháng.
- Nhóm thu nhập khá 386 ngàn đồng/người/tháng.
- Nhóm thu nhập trung bình 64 ngàn đồng/người/tháng.
- Nhóm thu nhập thấp 44 ngàn đồng/người/tháng.
Buôn bán ở nhóm hộ thu nhập cao nhất và khá chủ yếu bán vật tư nông nghiệp, tạp
hóa, thuốc tây… còn nhóm hộ thu nhập trung bình và nhóm thấp nhất chủ yếu là buôn
bán nhỏ: bán bún, rau cải, bán cá…
Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở nhóm hộ trung bình chiếm 8,4% và hộ thấp nhất là
11%. Bên cạnh các nhóm hộ có thu nhập chính từ trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, buôn
bán… thì ở nhóm hộ thấp nhất có nguồn thu nhập chính khác cũng rất quan trọng đó là
làm thuê 134 ngàn đồng/người/tháng. Đây là nhóm thường tập trung những hộ không có
đất canh tác hoặc có diện tích đất canh tác thấp, vì vậy làm thuê được coi như là hoạt
động chính nhằm mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, tuy nhiên thu nhập của nhóm hộ

này thường không ổn định, bấp bênh vì chỉ mang tính thời vụ.
Ngoài ra, các nhóm hộ còn có nguồn thu khác từ hoa màu, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ, kiều hối, phụ cấp… mặc dù đây là một khoản thu không lớn chỉ tập trung ở một
số hộ nhưng nó cũng rất quan trọng đối với việc đầu tư nông nghiệp của hộ nông dân đặc
biệt là nhóm hộ có thu nhập thấp, thường thì nhóm hộ này chỉ cần 100 – 500 ngàn đồng
là có thể đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt góp phần gia tăng thu nhập.
Nhìn chung, nguồn thu nhập chính của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
chủ yếu từ các nguồn trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, buôn bán, làm thuê.
Ngoài ra một số hộ còn có nguồn thu từ trồng hoa màu, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,
kiều hối và phụ cấp…. Việc chênh lệch về diện tích đất canh tác, nuôi trồng càng tạo
khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm hộ ngày càng rõ rệt ảnh hưởng chung đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và việc giảm sự cách biệt về giàu nghèo ở nông thôn ngày
càng khó khăn.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 11
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn
Biểu đồ 4.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn
8
53
67
33
0
10
20
30
40
50
60
70
80

Cấp I trở
xuống
Cấp II Cấp III Trên phổ
thông
%
Nhóm hộ cao nhất

25
22
33
67
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Cấp I trở
xuống
Cấp II Cấp III Trên phổ
thông
%
Nhóm hộ khá
28
19
0
5

10
15
20
25
30
Cấp I trở xuống Cấp II
%
Nhóm hộ trung bình

38
6
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Cấp I trở xuống Cấp II
%
Nhóm hộ thấp nhất
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn có tác động lớn đến thu nhập của
các hộ gia đình với quy mô và tính chất khác nhau:
- Trình độ cấp I trở xuống nhóm hộ thu nhập cao chỉ chiếm 8%, thu nhập khá là
25%, trong khi đó nhóm hộ có thu nhập trung bình 28% và nhóm thu nhập thấp 38% số
hộ.
- Trình độ cấp II nhóm hộ thu nhập cao lại chiếm tỷ lệ lớn đến 53%, thu nhập khá
là 22%, còn lại nhóm hộ có thu nhập trung bình 19% và nhóm thu nhập thấp 6%.

- Trình độ cấp III chỉ còn lại nhóm hộ thu nhập cao 67% và thu nhập khá 33%.
- Trái ngược lại, ở trình độ trên phổ thông thì nhóm thu nhập khá chiếm đa số với
tỷ lệ 67% còn lại là 33% là các hộ có thu nhập cao.
Qua đó chúng ta thấy rằng trình độ học vấn cũng là một yếu tố quyết định đến thu
nhập của các hộ gia đình ở nông thôn. Đa phần các hộ có thu nhập cao, khá có trình độ
học vấn từ cấp II trở lên, còn ngược lại các hộ gia đình có thu nhập thấp, trung bình chỉ
tập trung ở trình độ cấp I.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 12
32
64
60
40
32
24
32
16
24
0 20 40 60 80
Giống
GVTNNghiệp
Vốn
NCLĐộng
MMPVSXuất
Thời tiết
Dịch bệnh
KTCTác, NTrồng
Khác
%
Nhóm hộ khá
24

84
96
20
12
28
48
28
16
0 20 40 60 80 100 120
Giống
GVTNNghiệp
Vốn
NCLĐộng
MMPVSXuất
Thời tiết
Dịch bệnh
KTCTác, NTrồng
Khác
%
Nhóm hộ trung bình
12
64
100
8
8
28
0 20 40 60 80 100 120
Giống
GVTNNghiệp
Vốn

NCLĐộng
MMPVSXuất
Thời tiết
Dịch bệnh
KTCTác, NTrồng
Khác
%
Nhóm hộ thấp nhất
44
96
56
52
40
60
60
28
20
0 20 40 60 80 100 120
Giống
GVTNNghiệp
Vốn
NCLĐộng
MMPVSXuất
Thời tiết
Dịch bệnh
KTCTác, NTrồng
Khác
%
Nhóm hộ cao nhất
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang

Biểu đồ 4.3. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản suất
Giống: Chất lượng giống cây trồng, vật nuôi kém gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá
trình sản xuất cũng như sản lượng thu hoạch và quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp khó
khăn. Từ đó làm giảm thu nhập với mức độ ảnh hưởng của từng nhóm cụ thể là:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 44%.
- Nhóm thu nhập khá 32%.
- Nhóm thu nhập trung bình 24%.
- Nhóm thu nhập thấp 12%.
Vì vậy việc chất lượng giống tốt là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất góp
phần gia tăng thu nhập giúp kinh tế hộ phát triển.
Giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn: Đây là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá
trình sản xuất và cũng như thu nhập của các nhóm hộ:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 96%.
- Nhóm thu nhập khá 64%.
- Nhóm thu nhập trung bình 84%.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 13
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
- Nhóm thu nhập thấp 64%.
Biến động tăng giá sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tạo ra sức ép về vốn đối với các hộ
nông dân. Hệ quả là năng suất lao động nông nghiệp có thể giảm xuống và thu nhập của
người nông dân cũng bị ảnh hưởng theo. Sản lượng cung cấp ra thị trường vì thế cũng
hạn chế. Từ đó có thể dẫn đến việc nông dân hạn chế đầu tư thâm canh hoặc sẽ chuyển
đổi hệ thống sản xuất, lựa chọn những cây trồng, vật nuôi ít chịu tác động của giá cả vật
tư nông nghiệp, thức ăn đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tăng
năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất.
Vốn: Đây là yếu tố có tác động lớn nhất trong quá trình sản xuất, đặc biệt ở nhóm
các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình thường gặp nhiều khó khăn trong việc đầu
tư vốn sản xuất cụ thể:
- Nhóm hộ có thu nhập cao chiếm 56%
- Nhóm thu nhập khá 60%

- Nhóm thu nhập trung bình 96%.
- Nhóm thu nhập thấp 100%.
Rõ ràng các nhóm hộ thu nhập cao, thu nhập khá cũng chịu tác động lớn từ nguồn
vốn để mở rộng sản xuất. Đối với nhóm thu nhập trung bình và thấp thì bên cạnh việc
thiếu vốn trong quá trình sản xuất còn thiếu tiền trong chi tiêu hằng ngày.
Nhân công lao động: Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên chỉ khi nào
đến mùa vụ thì những người làm thuê mới có thu nhập còn vào những thời gian khác lao
động nhàn rỗi, vì vậy để có được thu nhập ổn định hơn lực lượng lao động chủ yếu ở
nông thôn tập trung về các thành phố, các nhà máy chế biến thủy sản hoặc vào khu công
nghiệp nên bắt đầu mùa vụ sản xuất, thu hoạch lực lượng lao động trở nên khan hiếm.
Điều đó gây khó khăn cho các nông hộ, phải thuê mướn lao động với giá cao làm chi phí
sản xuất tăng lên. Tác động cụ thể trên từng nhóm như sau:
- Nhóm hộ thu nhập cao thuờng xuyên gặp khó khăn nhất vì quy mô sản xuất lớn
chiếm 52%.
- Nhóm hộ thu nhập khá 40%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình 20%.
- Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp thì hoàn toàn không ảnh hưởng là do thu
nhập chủ yếu của nhóm hộ này chủ yếu từ làm thuê.
Máy móc phục vụ sản xuất: Máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy sấy
lúa… cũng làm cho hộ nông dân gặp không ích khó khăn khi đến mùa vụ sản xuất:
- Nhóm thu nhập cao là 40%
- Nhóm hộ thu nhập khá 32%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình 12%.
- Nhóm hộ thu nhập thấp 8%.
Những số liệu trên cho thấy yếu tố máy móc tác động phần lớn lên các nhóm hộ có
thu nhập cao, khá do quy mô và diện tích canh tác lớn, còn đối với các nhóm hộ có thu
nhập trung bình, thấp thì diện tích đất canh tác nông nghiệp ít nên các yếu tố máy móc
không có tác động lớn đến nhóm hộ này.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 14
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang

Thời tiết: Bất lợi gây khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất đặc biệt chịu
ảnh hưởng nhiều nhất có thể nói đến là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản…. Việc thời tiết
thất thường khi nóng quá, khi mưa nhiều đã làm giảm sản lượng thu hoạch và sự tác động
này thường gây ảnh hưởng lớn nhất đối với nhóm hộ có thu nhập cao chiếm 60% vì quy
mô sản xuất nhóm hộ này tương đối lớn và đa dạng.
Dịch bệnh: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất như: dịch ốc bưu
vàng, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, dịch cúm trên gia cầm, lỡ mồm long móng trên
gia súc, bệnh đốm trắng trên cá… gây thiệt hại nặng đến cây trồng, vật nuôi. Do đó, việc
hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng và trị dịch bệnh là
yếu tố rất cần thiết để tăng năng suất cải thiện thu nhập.
Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng: Bón phân khi nào, hàm lượng thuốc trừ sâu bao
nhiêu là đủ và an toàn, áp dụng máy móc vào trong quá trình sản xuất, đối với từng loại
bệnh trên cây trồng, vật nuôi thì phải biết sử dụng loại thuốc nào cho phù hợp. Vì vậy kỹ
thuật canh tác nuôi trồng là khâu quyết định đến năng suất, chất lượng hàng nông sản
cung cấp ra thị trường.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: trình độ quản lý, tay nghề lao động… cũng
gây khó khăn đến quá trình sản xuất.
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển đổi còn chậm, ngành trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ
lệ cao. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, trồng lúa chiếm một phần rất quan trọng trong cơ
cấu ngành. Dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp đã có sự gia tăng về giá trị nhưng vẫn
còn quá thấp so với trồng trọt. Với cơ cấu thiên về cây lương thực chủ yếu là lúa đã gây
nên tính thời vụ cao cho việc sử dụng sức lao động nông nghiệp, đồng thời khả năng tăng
thu nhập cũng hạn chế.
Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình trong thời gian qua chưa được chú
trọng phát triển.
Cơ sở hạ tầng nông thôn trong thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể nhưng
vẫn còn tình trạng không đồng bộ, chưa đủ sức tạo ra những tiền đề vật chất để phát triển
nông nghiệp và nông thôn.
Chất lượng lao động nông thôn thấp đã gây trở ngại cho việc tiếp cận, tìm kiếm và

tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các lĩnh vực phi nông nghiệp thuộc nhiều
thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi kỹ thuật và trình độ tay
nghề cao.
Quy mô diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ cách biệt khá xa, gây khó khăn
cho các nhóm hộ đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp trong việc mở rộng sản xuất.
Tóm lại, tiềm năng để phát triển ngành nghề và dịch vụ phục vụ cho đời sống còn
lớn. Nhưng quy mô phát triển của các hộ gia đình còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ chưa tương
xứng với tiềm năng của vùng.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 15
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với
từng nhóm hộ
Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối
với từng nhóm hộ
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 16
Nguyên nhân dẫn đến
thu nhập thấp
Hệ quả
Nhóm thu nhập thấp,
thu nhập trung bình
Thiếu diện tích đất canh tác Không mở rộng được sản xuất
Thiếu vốn Không có điều kiện để đầu tư sản
xuất
Trình độ học vấn thấp Khó khăn trong việc học tập và
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật
Khả năng tiếp cận thị
trường thấp
Không nắm bắt được giá cả và
nhu cầu thị trường nên bị thương

buôn ép giá dẫn đến lợi nhuận thu
được thấp
Trình độ canh tác thấp Năng suất thấp
Nhóm thu nhập cao,
thu nhập khá
Hệ thống giao thông chưa
đảm bảo
Quy mô sản xuất còn hạn chế
Phụ thuộc vào lúa Khó phát triển kinh tế
Khó tìm ngành nghề đầu tư
mới do thiếu trình độ
chuyên môn
Vẫn duy trì ngành nghề sản xuất

Giống cây trồng, vật nuôi
không đảm bảo chất lượng
Năng suất thấp, thu nhập giảm
Thiếu lao động Khó khăn trong quá trình sản xuất
Thiếu vốn Gây khó khăn cho mở rộng sản
xuất
100 100 100
56
32
0
20
40
60
80
100
120

Chi tiêu
hằng
ngày
Đầu tư
tiếp tục
sản xuất
Dùng để
tích lũy
Trả nợ Chi
khác
%
Nhóm hộ cao nhất
100 100 100
52
12
0
20
40
60
80
100
120
Chi tiêu
hằng
ngày
Đầu tư
tiếp tục
sản xuất
Dùng để
tích lũy

Trả nợ Chi khác
%
Nhóm hộ khá
100 100
0
100
40
0
20
40
60
80
100
120
Chi tiêu
hằng
ngày
Đầu tư
tiếp tục
sản xuất
Dùng để
tích lũy
Trả nợ Chi
khác
%
Nhóm hộ thấp nhất
100 100
40
76
20

0
20
40
60
80
100
120
Chi tiêu
hằng
ngày
Đầu tư
tiếp tục
sản xuất
Dùng để
tích lũy
Trả nợ Chi khác
%
Nhóm hộ trung bình
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí
Biểu đồ 4.4. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí

Số tiền sau khi trừ chi phí hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến thu nhập cao
đều dùng vào việc chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà họ đang hoạt
động sản xuất chiếm 100%. Trong khi đó tích lũy chỉ tập trung ở nhóm hộ:
- Nhóm hộ thu nhập cao và thu nhập khá cùng chiếm 100%.
- Nhóm trung bình chiếm 40%.
- Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp việc đủ tiền trong chi tiêu hàng ngày và
tiếp tục đầu tư sản xuất đã là một điều khó khăn chứ nói chi đến tích lũy. Bà Lê thị Thơ
một hộ nông dân tâm sự: “Gia đình tôi có 5 miệng ăn mà chỉ sống dựa vào 3 công ruộng,

tiền làm thuê của chồng và các con, mà tôi lại nay ốm mai đau đôi khi không đủ tiền để
chi tiêu hàng ngày lấy gì mà tích lũy”.
Ngoài số tiền dùng để chi tiêu hàng ngày, đầu tư tiếp tục sản xuất, tích lũy thì hộ
nông dân còn phải chi thêm một khoản đó là trả nợ vay, số tiền mà hộ gia đình đã vay các
tổ chức tín dụng, người thân, hàng xóm… trong quá trình sản xuất cũng như chi tiêu. Cụ
thể:
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 17

×