Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí Quyết xây dựng thương hiệu cá nhân docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.86 KB, 3 trang )

Bí Quyết xây dựng thương hiệu cá nhân

1. Giữ kín quan điểm cá nhân

Không gì thú vị hơn những khoảng thời gian bạn có thể “tám” một cách vô tội vạ về
những nhược điểm của đồng nghiệp, thậm chí của cả các sếp của bạn. Đây là cái bẫy khá
“ngọt ngào” không phải ai cũng dễ dàng cưỡng lại.

Hãy cẩn thận! Việc bạn vội vàng đưa ra một quan điểm nhận xét hay đánh giá về năng
lực hoặc phẩm chất của một đồng nghiệp nào đó, dù người này có thể không cùng bộ
phận với bạn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Chúng là những lời “có cánh” và sẽ “bay” rất
nhanh tới tai “nạn nhân” của bạn.

Rõ ràng, sẽ chẳng hay ho gì khi ai đó biết rằng bạn đã nói những điều không hay về họ.
Bạn đừng tưởng, mọi chuyện sẽ chỉ là “lời nói gió bay”, nó sẽ đóng đinh trong đầu họ và
trở lại vào lúc cần thiết, đặc biệt những khi họ có cơ hội chia sẻ quan điểm của mình về
bạn trong thời khắc mang tính quyết định.

Hãy giữ kín những quan điểm của bạn trong việc đánh giá người khác cho riêng mình.
Trên thực tế, điều này không chỉ giúp bạn “an toàn” hơn, mà còn giúp bạn bình tĩnh hơn
trong việc quan sát và nhận ra bản chất thực của những đồng nghiệp xung quanh.

2. Trang phục nói lên bạn là ai

Tất nhiên, với những người mới đi làm, thu nhập và tích lũy chưa có là bao, việc ăn vận
với những trang phục đắt tiền hàng hiệu là điều không thể. Bạn không nhất thiết phải làm
như vậy.

Tuy nhiên, trong khả năng có thể, bạn dứt khoát phải tạo được gu ăn mặc có phong cách
của riêng mình. Trang phục công sở muốn đẹp trước hết phải vừa vặn, không quá rộng
hay quá chật, không lòe loẹt, diêm dúa hay quá xuề xòa, đơn điệu.



Người ta vẫn thường mách nhau một mẹo nhỏ như thế này, nếu bạn đang nhắm tới một vị
trí quản lý nào đó trong công ty, hãy tập cách ăn vận mà người đang ở vị trí đó vẫn
thường áp dụng. Tuy nhiên, dù thế nào, bạn vẫn phải là bạn nên hãy học hỏi một cách
thông minh và sáng tạo bạn nhé.

3. Biết bộc lộ tình cảm riêng tư đúng cách

Bạn có thể đã có gia đình hoặc đang trong giai đoạn tìm hiểu khi sống trong môi trường
công sở. Dù thế nào, bạn cũng cần biết những ứng xử cần thiết sao cho phù hợp với đúng
hoàn cảnh của mình.

Nếu bạn chưa có gia đình, hãy đừng bao giờ chia sẻ quá nhiều về những mối tình cũng
như đối tác đang tìm hiểu với các đồng nghiệp. Chẳng mấy ai thiện cảm với những người
liên tiếp nói yêu rồi lại chia tay, cho dù, lý do chia tay của bạn có thể là vô cùng chính
đáng.

Và nữa, ngay cả trong những cuộc hội họp mang tính vui vẻ, xả stress, bạn cũng đừng
nông nổi kéo theo một “cái đuôi”. Càng những dịp có vẻ như thoải mái đó lại càng là cơ
hội để đồng nghiệp cũng như cấp trên đánh giá về con người bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có gia đình, việc công khai thông tin về người bạn đời là điều cực
kỳ quan trọng. Đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn là người đàng hoàng và có trách nhiệm với
tổ ấm gia đình mình.

4. Đừng coi thường những chi tiết nhỏ

Có thể với nhiều người, việc chào hỏi một nhân viên bảo vệ hay một người tạp vụ, lao
công không phải điều gì đáng chú ý. Nhưng bạn có tin không, rất nhiều vị trí quan trọng
trong công ty đã được quyết định khi những người có tiếng nói quan trọng tham khảo ý

kiến của những nhân viên tưởng như bình thường đó.

Hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử với tất cả những người bạn giáp mặt
hay làm việc cùng tại công ty. Thương hiệu cá nhân của bạn không chỉ được gây dựng
trong một ngày, nó là sản phẩm có được sau một chuỗi những năm tháng bạn nỗ lực vun
đắp thông qua những ứng xử với đồng nghiệp và những người khác tại công sở.

5. Biết sếp muốn gì

Ngay cả khi bạn không phải típ người nịnh bợ thì việc hiểu rõ sếp muốn gì cũng là điều
rất quan trọng trong công cuộc gây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân. Ở đây, trước
hết, bạn phải quan tâm tới những gì mà sếp trực tiếp của bạn đang hướng tới.

Đôi khi, bạn phải biết chấp nhận thiệt thòi khi những việc bạn mất công mất sức làm
nhưng người hưởng thành quả có thể lại là sếp chứ không phải bạn. Thoạt nghe thì có vẻ
hơi bất công nhưng đó lại là thực tiễn và bạn phải chấp nhận đó nếu muốn gặt hái được
thành quả lớn hơn.

Hãy cố gắng tìm hiểu những gì sếp của bạn đang cần, cả trong phương diện đời sống lẫn
trong phương diện chuyên môn. Nhớ là đừng vội đốt cháy giai đoạn trong vấn đề này.
Việc bạn “vượt mặt” cấp trên trực tiếp để lấy lòng sếp lớn hơn sẽ chỉ khiến bạn trở nên
không đáng tin và lộ rõ là một kẻ cơ hội và hãnh tiến mà thôi.

6. Giữ lời hứa và dám chịu trách nhiệm

Trong thời đại tinh thần làm việc nhóm rất được đề cao như ngày nay, rõ ràng, chẳng ai
muốn làm việc với những kẻ chỉ biết tán dóc, hứa suông và không bao giờ hoàn thành
trách nhiệm đúng như giao hẹn. Nếu muốn tạo dựng được thương hiệu cá nhân, nhất thiết
bạn phải giữ chữ tín trong mọi việc.


Trong những trường hợp đặc biệt, khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, bạn hãy
suy xét thật kỹ trước khi nhận lời đảm nhiệm. Việc bạn dám chịu trách nhiệm với một
công việc phức tạp tất nhiên có tác dụng gây ấn tượng rất tốt, song sẽ tồi tệ hơn rất nhiều
nếu bạn nhận mà không thể hoàn thành công việc. Có thể đúc rút vấn đề này trong một
câu ngắn gọn, “hãy cân nhắc kỹ trước khi nhận lời nhưng khi đã nhận lời, hãy kiên quyết
thực hiện thật tốt những gì bạn đã hứa”.

7. Vững vàng về chuyên môn

Dù bạn có thành thục tất cả những chiêu thức ứng xử như đã nói nhưng về mặt chuyên
môn, bạn lại không thể khiến những đồng nghiệp quanh mình nể phục thì quả thực, rất
khó để bạn có thể tạo dựng một thương hiệu cá nhân cho mình. Hãy khẳng định với mọi
người xung quanh rằng bạn là người có chuyên môn vững vàng bằng cách đảm nhiệm
công việc một cách cẩn trọng, ít sai sót nhất có thể.

×