Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.26 KB, 2 trang )
Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Nội dung bài viết
1. Soạn Ngữ văn lớp 6 Bài: Bắt nạt (Kết nối tri thức)
Soạn Ngữ văn lớp 6 Bài: Bắt nạt (Kết nối tri thức)
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân
vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện
thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương,
nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Thái độ đối với các bạn bắt nạt:
+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt
nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều khơng cần bắt nạt; Vẫn khơng thích bắt nạt /
Vì bắt nạt rất hôi!...)
+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trị chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt
nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không
học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …)
- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt:
+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông
đáng yêu đấy chứ.)
+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt
nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.)
Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần.
- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã
nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,…