Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.01 KB, 3 trang )
Lô căn chữa áp xe phổi
Lô căn là rễ của cây lau, còn gọi là Vi kinh, tên khoa Saccharum arundinaceum
Retz (Phragmilies Karka Trian). Là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trong nước.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ mọc ở phía nước ngược, mập béo sắc trắng,
hơi ngọt, phơi khô thì sắc vàng nhạt. Có tên thuốc là Rhizoma Phragmitis.
Đông y cho rằng Lô căn có vị ngọt, tính hàn, là thuốc thanh phế, dưỡng âm, sinh
tân, trừ phiền. Quy vào các kinh Phế, Vị và Thận. Có công năng giải nhiệt trừ đàm,
chủ trị cảm sốt, trị ho, trị sốt gây mất nước phiền khát, nôn do vị nhiệt, viêm hầu
họng, viêm loét quanh miệng, viêm quanh răng, viêm đường tiết niệu, hoàng đản,
sỏi mật và các chứng viêm nhiễm khác…
Theo kinh nghiệm của người xưa dịch chiết Lô căn mùa hè có khả năng bổ sung
lượng nước cho cơ thể khi đã mất qua đường mồ hôi. Lô căn cũng như Thạch hộc
đều trị tân dịch bất túc, nhưng Lô căn trị cho người khí âm mới bị tổn thương, sức
tư dưỡng yếu, không dễ bị tà khí lưu lại. Thạch hộc là thuốc dùng cho phần âm, bị
tổn thương tương đối nặng, sức tư dưỡng mạnh, dùng không thích đáng dễ bị tà lưu
lại. Hoặc phối hợp Lô căn với Mạch môn đông hay Ngọc trúc để làm tăng tác dụng
thanh nhiệt, sinh tân. Liều dùng trung bình của Lô căn là từ 20 – 40g. Tuy nhiên
với trường hợp trúng hàn mà không có nhiệt không dùng.
Một số bài thuốc có lô căn:
* Trị phế nhiệt (biểu hiện ho, khạc đờm đặc màu vàng, áp xe phổi): Tùy theo bệnh
từng người mà gia giảm cho thích hợp: Lô căn 20 – 30g, Kim ngân hoa 12 – 20g,
Ngư tinh thảo 12 – 20g, nhân Đông qua 10 – 15g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3
lần.
* Phương Mạch môn đông, Lô căn ẩm: Tác dụng thanh nhiệt, giải thử, dưỡng âm
sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Thích hợp uống dự phòng say nắng, say nóng… kết
hợp trị bệnh mệt mỏi, khô họng miệng, các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tiết