Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh giá tác động của chính sách thuế đến tình hình tài chính công ty cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.28 KB, 76 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-------------------

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ LAN ANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐẾN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHỆ
DINH DƯỠNG VIỆT NHẬT
Chun ngành: Phân tích chính sách tài chính
Mã số: 18
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ANH QUANG

HÀ NỘI – 2020

1


BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------------

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh
Lớp: 18.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐẾN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHỆ


DINH DƯỠNG VIỆT NHẬT
Chun ngành: Phân tích chính sách tài chính
Mã số: 18
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ANH QUANG

HÀ NỘI - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
của Cơng ty cổ phần cơng nghệ dinh dưỡng Việt Nhật.
Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Anh

3


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Học viện Tài Chính, em xin
được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô tại Học viện, các thầy
cơ khoa Tài Chính Cơng và đặc biệt em xin cảm ơn các thầy cô chuyên ngành
Phân tích chính sách Tài Chính - những người thầy, cô yêu nghề và vô cùng
tâm huyết với nghề, luôn ln tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến
thức khơng chỉ về lý thuyết, thực hành mà cịn là những kinh nghiệm thực tế,
những kĩ năng mềm trong suốt thời gian học tập tại Học viện.
Sau thời gian tiếp xúc thực tế thơng qua q trình thực tập tại Công ty cổ

phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật, bản thân em đã có cơ hội được áp
dụng những kiến thức đã học tại học viện, lĩnh hội được nhiều kĩ năng thực tế
đồng thời được tiếp xúc với những tình huống thực tế cụ thể tại cơng ty.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng những phịng ban khác
của Cơng ty cổ phần cơng nghệ dinh dưỡng Việt Nhật đã tạo cơ hội cho em
được học tập và tiếp xúc để có những kinh nghiệm thực tế.
Em vô cùng biết ơn thầy Nguyễn Anh Quang đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình
để em có thể hồn thành bản báo cáo này.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp, kĩ năng cịn yếu kém nên khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết trong việc trình bày và hồn thiện báo cáo. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ và Ban lãnh
đạo, các anh chị trong công ty để luận văn tốt nghiệp đạt được kết quả tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh

4


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí tự
BCTC
CP
CTCP
DN
ĐVT
TNDN


Nội dung
Báo cáo tài chính
Cổ phần
Cơng ty cổ phần
Doanh nghiệp
Đơn vị tính
Thu nhập doanh nghiệp

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

6


DANH MỤC CÁC HÌNH

7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách thuế là một cơng cụ của chính sách tài khóa và là một nguồn
thu quan trọng để phát triển các chính sách cơng của Chính Phủ. Chính sách
thuế khơng chỉ tác động tới các biến số chủ yếu của nền kinh tế như tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,… mà còn trực tiếp tác động đến mỗi
chủ thể trong nền kinh tế, từ mỗi doanh nghiệp đến mỗi hộ gia đình do mơi
trường kinh tế tài chính đều là hệ quả trực tiếp của các chính sách. Thơng qua
các loại hình của chính sách thuế như: thuế trực thu, thuế gián thu, thuế

GTGT, thuế VAT,…nhà nước chi phối và điều chỉnh tất cả các khâu trong sản
xuất kinh doanh từ định hướng chiến lược lựa chọn lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh đến quản lý các yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Mỗi sự
thay đổi trong hoạch định và triển khai thực hiện chính sách đều tác động tới
tình hình tài chính doanh nghiệp, tới việc huy động và sử dụng các nguồn lực
tài chính trong doanh nghiệp từ đó có tác động đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh có lợi nhuận hay thua lỗ, thậm chí quyết định đến sự tồn tại hay
phá sản của từng doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Vì vậy, việc
hoạch định và thực thi chính sách được tiến hành rất thận trọng, căn cứ vào
đánh giá cụ thể tác động của chính sách đến các đối tượng chủ yếu của chính
sách là khu vực doanh nghiệp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu
cực và phát huy mức cao nhất tác động tích cực của mỗi chính sách.
Ngồi ra,trước những biến đổi của nền kinh tế tồn cầu hóa, mức độ
cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
trong nước và quốc tế ngày càng mạnh đã buộc tất cả các doanh nghiệp khơng
những phải vươn lên trong q trình sản xuất kinh doanh mà còn phải phát
huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Đồng
thời, cần phân tích tác động của chính sách thuế đến tài chính của doanh

8


nghiệp để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh thích hợp nhằm
tối đa hóa lợi ích thu được và tối thiểu hóa những tác động tiêu cực từ đó giúp
củng cố tình hình tài chính doanh nghiệp.Vì thế, các nhà quản trị doanh
nghiệp phải luôn nắm rõ được thực trạng sản xuất, kinh doanh và thực trạng
tài chính của doanh nghiệp mình.
Muốn vậy, doanh nghiệp cần sử dụng kết quả phân tích tác động của
chính sách đến doanh nghiệp nhằm biết rõ tình trạng hoạt động kinh doanh

thực tế của đơn vị mình để có những giải pháp từ đó giúp doanh nghiệp có
triển vọng phát triển trong tương lai, cũng như những rủi ro có thể gặp phải.
Trên cơ sở đó để đề ra các kế hoạch để điều chỉnh chiến lược trong hoạt động
kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoat động và khả năng cạnh tranh.
Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều diễn biến phức
tạp đã có khơng ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề quản trị, phát triển
doanh nghiệp. Hơn nữa, với đặc thù thị trường hiện nay thì vấn đề minh bạch
về tài chính càng được nhiều đối tượng quan tâm. Do đó, đối với mỗi nhà
quản lý tài chính doanh nghiệp, vấn đề này càng được quan tâm chú ý và
được nghiên cứu kĩ lưỡng. Hoạt động tài chính có vai trị quan trọng trong
quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh mới
thành lập, hoạt động tài chính thực hiện vai trị tổ chức q trình huy động
vốn, phân bổ các nguồn lực để tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính thực hiện vai trị quản trị,
giám sát việc sử dụng nguồn lực, luân chuyển, thu hồi vốn và phân phối kết
quả kinh doanh.Vì vậy, để các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn nói
chung và cơng ty nói riêng được tiếp tục phát triển và nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường thì cần tận dụng tốt những lợi thế do chính sách tài chính
mang lại đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực trong ngành.Chính vì vậy,
nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:

9


“ Đánh giá tác động của chính sách thuế đến tình hình tài chính cơng ty cổ
phần cơng nghệ dinh dưỡng Việt Nhật” cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các tác động cụ thể của chính sách thuế đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp từ đó làm rõ mối quan hệ giữa chính sách
thuế với tài chính của cơng ty cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật. Đề

tài tập trung hai đối tượng nghiên cứu chính là: chính sách thuế và tài chính
cơng ty cổ phần cơng nghệ dinh dưỡng Việt Nhật.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Vì tác động của chính sách thuế đến toàn
ngành sản xuất là rất phức tạp nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu tác động chủ
yếu của một số loại thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp) đến các chỉ tiêu phản
ánh tình hình tài chính tại đơn vị để có những giải pháp thực tế đóng góp cho
đơn vị.
- Về không gian: Nghiên cứu, đánh giá tác động của chính sách thuế
(thuế thu nhập doanh nghiệp) đến các chỉ tiêu tài chính và giải pháp tài chính
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơng ty cổ phần
cơng nghệ dinh dưỡng Việt Nhật nói riêng và trong tồn ngành sản xuất thức
ăn chăn ni nói chung.
- Về thời gian: từ ngày 10/02/2020 đến ngày 23/05/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
bao gồm:
+ Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu
+ Phương pháp phân tích tài chính
+ Phương pháp đánh giá
+ Phương pháp phân tích chính sách
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp dự báo

10


5. Kết cấu đề tài
Tên đề tài: “ Đánh giá tác động của chính sách thuế đến tình hình tài
chính Cơng ty cổ phần cơng nghệ dinh dưỡng Việt Nhật”

Ngồi phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chính sách thuế và thuế thu nhập doanh
nghiệp
Chương 2: Phân tích tác động của chính sách thuế đến tình hình tài
chính Cơng ty cổ phần cơng nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của chính sách thuế
đến tài chính Cơng ty cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật.

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀTHUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
Năm 2014, nhiều chính sách thuế mới được thay đổi bắt đầu có hiệu lực
như về luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá
nhân. Điều đó thể hiện rõ ý và quyết tâm của Nhà nước đã đồng hành cùng
doanh nghiệp, cùng thấu hiểu để có nhiều điều luật hóa giúp tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp. Thuế là chính sách tác động trực tiếp đến tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, sự thay đổi những điều luật về thuế
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì tác động
của chính sách thuế đến toàn ngành sản xuất là rất phức tạp nên đề tài chỉ đi
sâu nghiên cứu tác động chủ yếu của thuế thu nhập doanh nghiệp đến các chỉ
tiêu phản ánh tình hình tài chính tại đơn vị để có những giải pháp thực tế đóng
góp cho đơn vị.
1.1

TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA


1.1.1 Quan niệm về chính sách tài khóa
Chính sách là hệ thống quan điểm và đường lối để đạt được mục tiêu
nhất định trong quản lý của một tổ chức hoặc trong quản lý nhà nước. Căn cứ
và thời gian của chính sách ngắn hạn hay chính sách dài hạn, căn cứ vào từng
lĩnh vực quản lý của Nhà nước sẽ có những chính sách phát triển kinh tế,
chính sách an sinh xã hội, chính sách đối ngoại,…trong từng lĩnh vực riêng
biệt có chính sách có phạm vi hẹp hơn như: chính sách tài khóa, chính sách
tiền tệ, chính sách đối ngoại,…
Chính sách tài khóa là cơng cụ điều tiết kinh tế vĩ mơ có tầm quan trọng
hàng đầu của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Chính sách tài khóa
khơng chỉ tác động tới các biến số chủ yếu của nền kinh tế như tăng trưởng

12


kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,… mà còn trực tiếp tác động đến mỗi chủ thể
trong nền kinh tế, từ mỗi doanh nghiệp đến mỗi hộ gia đình do mơi trường
kinh tế tài chính đều là hệ quả trực tiếp của các chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ. Thơng qua các cơng cụ của chính sách tài khóa như: thuế, phí, lệ
phí, ngân sách nhà nước,…nhà nước chi phối và điều chỉnh tất cả các khâu
trong sản xuất kinh doanh từ định hướng chiến lược lựa chọn lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh đến quản lý các yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động sản
xuất kinh doanh, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến tài chính doanh nghiệp.
Mỗi sự thay đổi trong hoạch định và triển khai thực hiện chính sách đều tác
động tới tình hình tài chính doanh nghiệp, tới việc huy động và sử dụng các
nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp từ đó có tác động đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận hay thua lỗ, thậm chí quyết định đến
sự tồn tại hay phá sản của từng doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là cơng cụ chính sách rất quan trọng để điều hành

kinh tế quốc gia. Chính sách tài khóa cũng được thực hiện nhằm mục tiêu
điều tiết vĩ mơ, ổn định hóa nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng, cụ thể:
- Tăng sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: phản ánh sự gia tăng của
sản lượng thực tế của đầu người qua thời gian. Chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thông
thường để đo lường tăng trưởng kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội.
- Ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát: Ổn định giá cả có vai trị đặc biệt
quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế quốc gia vì nó làm tăng
khả năng dự đốn những biến động của nền kinh tế trong tương lai. Ổn định
giá cả sẽ được cụ thể hóa thơng qua chỉ số giá tiêu dùng xã hội.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Tạo công ăn việc làm đầy đủ
là mục tiêu của tất cả các chính sách vĩ mơ trong đó có chính sách tài khóa.

13


Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm nói chung chủ yếu phụ thuộc vào tình
hình tăng trưởng kinh tế.
- Cân bằng thương mại: Đây cũng là mục tiêu mà các chính sách vĩ mơ
khác cần đạt được để điều tiết kinh tế, hướng tới phát triển kinh tế bền vững
và ổn định.
1.1.3 Cơng cụ của chính sách tài khóa
Để đạt được những mục tiêu của mình, chính sách tài khóa được thiết lập
dựa trên nhiều cơng cụ khác nhau, trong đó hai cơng cụ chính của chính sách
tài khóa là thuế và chi tiêu chính phủ. Những thay đổi về mức độ của thuế và
chi tiêu chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế thông qua các
biến số tài chính: tổng cầu và mức hoạt động kinh tế, kiểu phân bố nguồn lực,
phân phối thu nhập.
- Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho
nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm mục đích
phục vụ cho cộng đồng. Thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của các DN bao gồm 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu.
+ Khi Chính phủ đánh thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu,
tiêu thụ đặc biệt,…) vào một loại hàng hóa nào đó làm giá cả hàng hóa đó bị
tác động. Tác động về giá hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi
nhuận của DN. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung – cầu chi phối
hoạt động sản xuất và đồng thời chi phối tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thơng
qua giá cả. Khi khơng có thuế, chi phí các yếu tố cấu thành một sản phẩm
hàng hóa bằng giá trị đích thực của nó và sẽ tạo ra cung cầu tương xứng trên
thị trường. Khi có thuế, thì mức điều tiết của thuế gián thu bao hàm trong giá
cả hàng hóa, làm tăng chi phí đầu vào của yếu tố sản xuất và tất yếu phải tăng
giá cả hàng hóa bán ra trên thị trường, tạo điểm cân bằng cung cầu mới, thu
hẹp khả năng thanh toán của người tiêu dùng cuối cùng và cả người sản xuất.

14


+ Khi Chính phủ đánh thuế trực thu (thuế TNDN) thì nó hồn tồn ảnh
hưởng đến người sản xuất và trực tiếp tác động đến lợi nhuận sau thuế từ đó
tác động đến hoạt động đầu tư của DN. Khi thuế TNDN tăng, chi phí nộp thuế
TNDN tăng lên, ảnh hưởng đến tài chính DN, làm giảm khả năng đầu tư và
mở rộng sản xuất. Khi thuế TNDN giảm, chi phí nộp thuế TNDN thấp, tạo
điều kiện cho DN mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Chi tiêu chính phủ: Là các khoản chi ngân sách nhằm thỏa mãn nhu cầu
của Nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của tồn xã hội.
Trong đó, đầu tư xây dựng cơ bản của chính phủ là khoản chi nhằm mục đích
hình thành các loại tài sản cố định, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường, đầu tư của chính phủ tập trung những ngành
nghề, những lĩnh vực có hiệu ứng bên ngồi lớn, châm ngịi cho các hoạt
động đầu tư của tư nhân.
Tuy nhiên, thuế là một loại cơng cụ chính sách có đặc trưng là tính

cưỡng chế, tính khơng hồn trả và tính cố định, từ đó làm cho sự điều tiết của
thuế mang tính quyền lực. Ngồi ra, thuế là cơng cụ của chính sách tài khóa
có tác động trực tiếp đến tình hình tài chính DN vì vậy, đề tài chỉ tập trung
đến tác động của chính sách thuế (thuế TNDN) đến tình hình tài chính DN.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ
1.2.1 Quan niệm về chính sách thuế
Chính sách thuế là một trong những chính sách tài khóa của Nhà nước,
trong đó nội dung của từng sắc thuế được sử dụng như là cơng cụ của chính
sách trong quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã định của Nhà
nước. Chính sách thuế được hiểu là những quan điểm, đường lối của Nhà
nước liên quan đến sử dụng công cụ thuế trong hệ thống những chính sách
của mình. Hệ thống quan điểm, đường lối đó thể hiện ở việc nhìn nhận vai trị

15


của thuế, mục tiêu sử dụng công cụ thuế, phạm vi tác động, tỷ lệ điều tiết,
định hướng trong dài hạn,… nhằm làm cho công cụ thuế phát huy tốt nhất các
vai trị của nó theo chiến lược và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà
nước. Như vậy, “Chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, đường lối,
phương châm của Nhà nước thông qua sử dụng các công cụ thuế nhằm phục
vụ những mục tiêu nhất định của Nhà nước trong từng thời kì nhất định”.
1.2.2 Nội dung chủ yếu của chính sách thuế
Chính sách thuế là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa,
chịu sự chi phối bởi chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước và tình
hình phát triển của đất nước. Trong các thời kì khác nhau, chính sách thuế có
các biểu hiện cụ thể khác nhau, nhưng thơng thường phản ánh những nội
dung chủ yêu sau:
+ Một là, mục tiêu của chính sách thuế: xác định mức độ điều tiết qua
thuế, những tác động kinh tế-xã hội của thuế như thuế nào và tại sao lại điều

tiết ở mức độ đó cũng như có tác động kinh tế-xã hội đó.
+ Hai là, phạm vi tác động của chính sách thuế: chính sách thuế sẽ tác
động đến những tổ chức, cá nhân nào trong xã hội. Việc xác định rõ phạm vi
tác động của chính sách thuế cho phép tập trung vào những mục tiêu quan
trọng của chính sách, đồng thời, tránh được những hậu quả không mong muốn
của chính sách.
+ Ba là, thời gian hiệu lực của chính sách: xác định rõ chính sách thuế
được áp dụng trong thời kì nào, thời điểm bắt đầu và kết thúc của chính sách.
+ Bốn là, trách nhiệm thực hiện chính sách thuế: chỉ rõ tổ chức, cá nhân
nào phải có trách nhiệm trong thực hiện chính sách như: cụ thể hóa chính sách
thuế thành pháp luật thuế, tổ chức thực hiện pháp luật thuế, chấp hành pháp
luật thuế,…

16


+ Năm là, cách thức động viên nguồn thu cho ngân sách Nhà nước qua
thuế của từng thời kì: động viên qua thuế trực thu và thuế gián thu, động viên
từ các khu vực kinh tế khác nhau, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,… thể hiện
cụ thể mục tiêu, quan điểm, đường lối về thuế của Nhà nước.
+ Sáu là, định hướng phát triển hệ thống thuế: trong các thời kì khác
nhau thì định hướng phát triển thuế cũng khác nhau, điều này có chi phối đến
việc hoạch định các chính sách thuế cụ thể.
Ngồi ra, chính sách thuế có thể bao gồm các nội dung khác như:
phương châm thực hiện chính sách, bối cảnh kinh tế-xã hội ra đời chính sách
với các yếu tố ảnh hưởng cụ thể.
1.2.3 Các yếu tố chi phối chính sách thuế
Chính sách thuế là một trong hệ thống chính sách của Nhà nước do đó
nó chịu sự chi phối của các chính sách chung nhất, các chính sách có liên
quan cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống,… Cụ thể, các yếu tố chủ

yếu chi phối tới chính sách thuế bao gồm:
+ Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước: Chính sách phát triển
kinh tế xã hội là đối tượng phục vụ và điều chỉnh của chính sách thuế. Các
mục tiêu, yêu cầu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì
là cơ sở cho việc định ra các chủ trương, giải phápvề thuế nhằm thực hiện các
mục tiêu, yêu cầu, phương hướng đã được xác định trước. Do đó, việc hoạch
định chính sách thuế phải dựa trên cở sở chính sách phát triển kinh tế xã hội
mới đảm bảo cho chính sách thuế đúng định hướng và phục vụ có kết quả cho
sự phát triển kinh tế xã hội.
+ Nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: Nhu cầu về tài chính của Nhà nước
càng lớn thì áp lực tăng thuế càng cao. Khi đó, chính sách thuế phải được xây
dựng và ban hành chú trọng nhiều hơn đến việc quản lý, bao quát và khai thác

17


được các nguồn thu trong nền kinh tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước.
+ Xu hướng phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế:
Thuế chính là một bộ phận thu nhập mà các chủ thể bắt buộc chuyển giao cho
Nhà nước, cho nên xu hướng phát triển kinh tế trong nước diễn ra thuận lợi sẽ
có tác động tích cực đến thuế và ngược lại. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế càng
sâu rộng thì địi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp với
các nguyên tắc của hội nhập. Do vậy, khi hoạch định chính sách thuế cần tính
đến các nhân tố này, điều đó giúp cho chính sách thuế tăng thêm hiệu quả.
+ Sự hoàn hiện hoặc khiếm khuyết của hệ thống chính sách thuế hiện
hành: Việc xây dựng, ban hành một chính sách thuế mới bao giờ cũng phải
dựa trên nền tảng sẵn có của chính sách thuế hiện tại. Chính sự hồn thiện hay
cịn khiếm khuyết của chính sách thuế hiện tại cùng với xu hướng phát triển

kinh tế xã hội và quan điểm điều tiết thông qua thuế của Nhà nước quyết định
đến nội dung cơ bản của chính sách thuế được ban hành.
1.3 TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Hiện nay, ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân
phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối
tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều
tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ các lý
do chủ yếu sau:
+ Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân
phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
+ Sự ra đời từ thuế TNDN xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.

18


1.3.1 Khái niệm thuế TNDN
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là công cụ
quan trọng mà bất kì quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm
vụ của mình. Ở Việt Nam, Luật thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Tuy nhiên, qua 8 năm thực hiện,
Luật thuế lợi tức dần bộc lộ nhiều nhược điểm và khơng cịn phù hợp với tình
hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đọan mở rộng quan hệ hợp
tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế TNDN đã
được ban hành nhằm đảm bảo với sự phát triển của nền kinh tế trong giai
đoạn mới.
Tùy thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng,
các nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế khác nhau.

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các
doanh nghiệp.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của
các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kì tính thuế.
Cách tính thuế TNDN:
+ Thu nhập chịu thuế = Thu nhập – Chi phí
+ Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * thuế suất
+ Thu nhập của DN bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác
+ Chi phí của DN bao gồm
o Chi phí bằng tiền phát sinh trong kì kinh doanh như tiền lương, bảo
hiểm
xã hội, các chi phí trung gian khác như: nguyên vật liệu, điện, nước, chi
phí văn phịng,…
o Chi phí tài chính từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị
trường.

19


o Chi phí khấu hao.
1.3.2 Đặc điểm của thuế TNDN
+ Là thuế trực thu: Tính chất trực thu được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa
đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Đặc điểm của thuế trực thu là việc
đánh thuế có tính đến khả năng của người nộp thuế. Tuy nhiên, thuế TNDN
thường không sử dụng thuế suất lũy tiến mà sử dụng thuế suất đồng nhất.
Mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc
một số loại thu nhập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu chính sách thuế mỗi
nước.
+ Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Thuế TNDN
đánh vào thu nhập chịu thuế của DN, mức động viên vào ngân sách nhà nước

đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của DN. Khác
với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN được xác định
trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi DN và các nhà đầu tư kinh doanh có
lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.
+ Là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân.
1.3.3 Vai trò của thuế TNDN
+ Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng
tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm
góp phần đảm bảo công bằng xã hội bằng cách từng bước thu hẹp sự phân
biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa DN nhà nước và DN
tư nhân, đảm bảo sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh
tế của Nhà nước.
Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh
tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Các DN
với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì DN đó sẽ

20


có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao, ngược lại, các DN với
năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp,
thậm chí khơng có thu nhập. Để hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng
thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao,
đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà
nước được công bằng và hợp lý.
+ Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của Nhà nước và có xu hướng
tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm nhóm kinh doanh và các
tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát

sinh lợi nhuận. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các
chủ thể tư tăng lên làm khả năng đóng góp và ngân sách Nhà nước thông qua
số thuế TNDN thu được ngày càng ổn định và vững chắc.
+ Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc
đẩy, sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược
phát triển tồn diện của Nhà nước.
Thuế TNDN cịn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước
trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối
với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng,
miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất
định.
+ Thuế TNDN là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước
trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội trong
từng thời kì phát triển kinh tế nhất định.
Xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh
trong từng thời kỳ, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng

21


chịu thuế, sử dụng thuế suất và ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước thực hiện các
mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mơ. Chẳng hạn như Nhà nước khuyến khích nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân
trong nước tiết kiệm vốn, để dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
thơng qua chính sách ưu đãi thuế suất, giảm thuế, giãn thuế,…
+ Thuế TNDN cịn là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp
luật thuế của Việt Nam.
1.3.4 Tác động của thuế TNDN
Thuế trực thu (thuế TNDN) hoàn toàn ảnh hưởng đến người sản xuất và

trực tiếp tác động đến lợi nhuận sau thuế từ đó tác động đến hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp (làm giảm khả năng đầu tư hay làm thay đổi quyết định đầu
tư của doanh nghiệp).
+ Khi thuế TNDN phải nộp tăng lên, lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi,
hoạt động đầu tư giảm.
+ Khi thuế TNDN phải nộp giảm, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, hoạt
động đầu tư cũng tăng theo.
Khi chính phủ điều chỉnh mức thuế suất của các loại thuế gián thu và
thuế trực thu thì ngay lập tức có sự thay đổi doanh thu về tiêu thụ các loại
hàng hóa của doanh nghiệp, chi phí mua nguyên vật liệu, lợi nhuận trước và
sau thuế của doanh nghiệp. Hoặc từ việc điều chỉnh, thay đổi các nội dung,
phương pháp tính thuế cũng làm thay đổi chi phí về thuế đối với doanh
nghiệp. Các tác động đó làm thay đổi doanh thu, chí phí và lợi nhuận của các
doanh nghiệp.
1.3.5 Nguyên tắc thiết lập thuế TNDN
Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp
dụng,mức thuế suất hoặc các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết lập
thuế TNDN đều có những nguyên tắc cơ bản nhất định.

22


- Thứ nhất, thuế TNDN phải bao quát được mọi khaorn thu nhập phát
sinh trong hoạt động của các DN. Việc bỏ sót nguồn thu khơng chỉ làm ảnh
hưởng tới thu ngân sách nhà nước mà còn vi phạm nguyên tắc cơng bằng khi
đóng đánh thuế.
- Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định
chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo tính cơng bằng giữa các đối tượng
nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế được xác định trong những trường hợp cụ thể sau:

+ Xác định nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo nguyên tắc cơ sở thường trú
và nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó sẽ xác định được DN là đối tượng nộp
thuế ở nước nào và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của DN. Theo
nguyên tắc cơ sở thường trú, một DN được xem là cơ sở thường trú của nước
nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh
trong nước hay ngoài nước. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, một
DN bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại
nước đánh thuế, bất kể DN đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay
khơng.
+ Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của DN là thu nhập bằng tiền
hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kì tính thuế.
+ Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của DN
và các khoản chi phí gắn liền với q trình tạo ra doanh thu. Tùy theo điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ nhất định mà các
khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau.
- Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế:
+ Thuế TNDN thực chất điều chỉnh vào lợi nhuận của DN, trong khi đó
lợi nhuận của DN có được bằng cách lấy DN từ các hoạt động kinh doanh trừ
đi các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi phí được

23


khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế có khác nhau nhưng thơng thường
phải chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
+ Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liên
quan tới việc tạo ra thu nhập của DN. Đó là các khoản chi phí thực sự có chi
ra và có căn cứ hợp pháp, là các khoản chi phí có mức trả hợp lý phù hợp với
giá cả thị trường và các định mức kinh tế, kỹ thuật, các khoản chi phí đó phải

có tính thu nhập hơn là tính vốn. Trong thực tế, các khoản chi phí được khấu
trừ cịn tùy thuộc vào tính chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan.
- Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế. Do tính chất
phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận được các khoản
thu nhập, có những khoản thu nhập DN nhận được trong một năm, nhưng
cũng có những khoản nhận trong nhiều năm nên việc quy định thời gian để
xác định doanh thu và thu nhập chịu thuế của DN có tính ước định để sao cho
việc tính tốn đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo tính khả thi của việc đánh
thuế. Thực tiễn, các nước quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu
làm cơ sở tính thuế nhưng thơng thường là năm tài chính (12 tháng).
- Thứ năm, xác định thuế suất thuế TNDN hợp lý: Thuế TNDN bị chi
phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước, do đó, trong
khi thiết kế nên có thuế suất phổ thông, các mức thuế ưu đãi và các trường
hợp miễn, giảm thuế.
1.3.6 Thực trạng thay đổi thuế suất thuế TNDN năm 2015 so với
năm 2016
* Mức thuế suất thuế TNDN năm 2015.
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điều 11, Khoản 1,2
quy định về thuế suất như sau:

24


“1. Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế TNDN là 22%, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế
suất ưu đãi.
2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
(kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có tổng doanh thu năm khơng q 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất

20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng
được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào
chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên phụ lục kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 031A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành
theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính về
quản lý thuế.”
Như vậy, mức thuế suất thuế TNDN năm 2015 được xác định như sau:
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm từ 20 tỷ đồng trở xuống thì áp
dụng mức thuế suất thuế TNDN là 20%.
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng thì áp dụng thuế
suất thuế TNDN là 22%.
- Tổng doanh thu năm được xác định là tổng doanh thu bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ năm trước liền kề trên chỉ tiêu 01 và chỉ tiêu 08 của Phụ lục
03-1A/TNDN kèm tờ khai quyết toán thuế TNDN.
* Mức thuế suất thuế TNDN năm 2016
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 11, Khoản 1 quy
định về thuế suất như sau:

25


×