Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh tay, chân và miệng ở trẻ nhỏ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.14 KB, 5 trang )



Bệnh tay, chân và miệng
ở trẻ nhỏ



Bệnh tay, chân và miệng thường xuất hiện ở những trẻ
trong độ tuổi từ sơ sinh đến 10 tuổi, nhưng cũng có thể
xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến người ở tuổi trưởng
thành. Thời gian bệnh thường xảy ra là vào mùa hè và
đầu mùa thu (tháng 10) hằng năm.
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không phải ai
nhiễm cũng phát bệnh.

Tác nhân gây ra bệnh này một loại virus thuộc nhóm virus
đường ruột. Và có thể lây lan từ người sang người do tiếp xúc
trực tiếp với nước mũi, miệng, nước bọt, dịch của mụn dộp
hoặc phân của người nhiễm bệnh. Trong tuần lễ đầu tiên
bệnh rất dễ lây lan cho người khác.

Trẻ em và thiếu niên rất dễ cảm với loại virus này và dễ phát
bệnh, do chúng có ít kháng thể và miễn dịch kém hơn so với
người lớn.

Sau khi nhiễm sẽ có miễn dịch đặc hiệu đối với virut gây
nhiễm, nhưng vẫn có thể nhiễm lần hai với loại virus khác
trong cùng nhóm virus đường ruột đó.

Các triệu chứng biểu hiện của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, mệt
mỏi. Trong 1 - 2 ngày sẽ xuất hiện những nốt hồng ban


đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở
thành bóng nước.

Ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4 – 8mm, thường
ở phía trong miệng, ở trên lưỡi , tại vòm miệng hoặc ở lợi
răng làm trẻ nuốt đau. Với triệu chứng này, cha mẹ thường
nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông thường.

Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay,
lòng bàn chân, cẳng chân hoặc ở cánh tay.

Những loại mụn này đặt biệt không gây ngứa trên bề mặt da
của trẻ.

Bệnh tay, chân miệng được bác sĩ chẩn đoán bằng cách lấy
mẫu phết họng hoặc phân của bệnh nhân để gửi đến phòng
xét nghiệm để xác định được loại virus nào là tác nhân gây ra
bệnh.

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus, và chưa có một biện
pháp phòng bệnh đặc hiệu nào cho bệnh, nhưng có thể làm
giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng các biện pháp vệ sinh thật tốt
như: rửa tay cho trẻ thường xuyên, đặt biệt là sau khi thay tã
cho trẻ sơ sinh phải làm sạch bề mặt các dụng cụ đã đã bị vấy
nhiễm trước tiên bằng nước và xà phòng rồi sau đó khử lại
bằng dung dịch chứa clo như chloramine.

×