Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGÔI NHÀ CỦA NHỮNG NIỀM KIÊU HÃNH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.88 KB, 8 trang )





NGÔI NHÀ CỦA NHỮNG NIỀM KIÊU HÃNH



Đồ án trang trí hồi nhà ở của người Việt thường là chữ thọ, bông hoa hay chữ vạn;
nếu là đình chùa đền miếu thì có thể là mặt hổ phù. Truyền thống này cũng được
thể hiện trên những ngôi nhà dân ở hai xã Hải Thanh và Hải Bình (từ năm 1973 về
trước). Nhưng có sự thay đổi rõ nét trên các đồ án vữa đắp trang trí trên các hồi
nhà xây sau năm 1973: là các hình quốc huy biến thể. Những biến thể quốc huy trở
thành xu hướng chủ đạo trong suốt thời gian từ năm 1973 cho đến khoảng cuối
thập niên 80 thì chấm dứt.
Hình thức phổ biến của đồ án trang trí này là một ngôi sao ở giữa, xung quanh là
hình ảnh bông lúa, chim bồ câu, hoa hồng. Cho đến nay chưa tìm thấy bất cứ hình
đắp ngôi sao nào trên các ngôi nhà ở trong vùng này trước năm 1973. Đó là một
câu hỏi thú vị.
Đi tìm xuất xứ
Các xã Hải Bình, Hải Thanh và các xã lân cận của Tĩnh Gia những năm chiến tranh
đã chịu đựng vô số những trận ném bom. ở các xã ven biển ở Tĩnh Gia có ngày giỗ
chung hàng năm vào 29 tháng 9. Đó là ngày những trái bom liên tiếp năm 1972 đã
cướp đi sinh mạng của bao người thân của các xã Hải Thanh, Hải Bình Khi hiệp
định ngừng bắn ký kết, một nền hòa bình thực sự đã bắt đầu ở miền Bắc. Những
người lính trở về, những ngôi nhà từ trong đổ nát được dựng lên. Có những người
lính xây nhà cho những người lính không bao giờ trở về! Ông Bùi Văn Soạn là
một sỹ quan hải quân phục viên trở về quê hương. Trở lại với nghề gia truyền, bỏ
lại cây súng với quá khứ binh nghiệp, ông Soạn lại kì cạch với cái bay và con dao
xây. Không biết có phải cái tâm niệm của người lính như câu thơ: anh đi bộ đội sao
trên mũ - mãi mãi là sao sáng dẫn đường; đã thôi thúc ông gắn những ngôi sao lên


những hồi nhà.
Người sáng tác nên những hình ngôi sao bông lúa, nhành hoa như một biến thể của
quốc huy nay đã ngoài 70, ông Soạn vẫn hồ hởi khi tôi gợi lại những kỷ niệm về
những ngôi nhà xây trong những năm tháng hòa bình đầu tiên. Những bông lúa
vàng óng, trĩu nặng như những giấc mơ bao đời của người nông dân. Bên dưới
biểu tượng kiêu hãnh này còn có những dòng chữ đắp nổi như:Hòa bình, Đại
thắng, Vinh Quang, Đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ quốc Việt Nam anh
hùng, Không có gì quý hơn Độc lập Tự do Ngôi sao hiện diện trên hồi nhà, trên
cửa sổ, cửa đi, trên thương lương các ngôi nhà. Thậm chí trên bức tranh trần nhà
thờ xứ Ba Làng có các thánh bay lượn, xung quanh là các ngôi sao vàng năm cánh.
ý thức tổ quốc trong hình ngôi sao đã đi vào tâm thức của người dân nơi đây. Đồ
án này được các cánh thợ xây trong vùng bắt chước và cải biến đi ít nhiều. Những
thay đổi cũng xuất phát từ sở thích của chủ nhà. Anh Bách Đức Khương xóm Liên
Đình, bộ đội giải ngũ về quê năm 1982. Ngôi nhà được cánh thợ của ông Soạn xây
ngay năm đó, đến năm 1983 thì xong. Một căn nhà ngói nhỏ phải chắt chiu bao
công sức xây ròng rã trong ba năm hẳn là điều khó hình dung trong thời buổi hôm
nay. Thay vì ngôi sao vàng năm cánh, anh Khương đề nghị ông Soạn đắp hình hoa
cúc. Đấy là bông hoa cúc đầu tiên thay chỗ cho hình ngôi sao. Anh Khương giải
thích lý do rằng năm đó vợ có bầu. Hai lần sinh trước là con trai, lần này anh muốn
được một mụn con gái. Bông hoa cúc mang ý nghĩa như vậy. Rồi có khi cạnh
những bông lúa lại có cả cành nguyệt quế. Gia đình nhà ông bà Hiên - Năng xây
năm 1985 lại phỏng theo một bức tranh của danh họa Picasso có con chim bồ câu
và nhành nguyệt quế đối xứng với những bông lúa ở phía bên kia. Phong trào đắp
vẽ ngôi sao diễn ra hơn 15 năm, khoảng từ 1973 đến 1988 - 1989 thì chấm dứt.
Khi các nhà mái bằng xuất hiện ở nông thôn, một quan niệm thẩm mỹ mới xuất
hiện. Những người vẽ thượng lương và cánh thợ xây chuyên đắp các hình ngôi sao
không còn chỗ kiếm cơm. Trên thị trường xuất hiện những hoa văn thạch cao đúc
sẵn. Họ chuyển sang đắp vẽ hình âm dương, quả trám, bánh đà, sư tử, quả địa
cầu đức Mẹ đồng trinh. Một ngôi nhà kiểu nhà Thái Lan mới xây những năm đầu
thế kỷ 21 ở Hải Bình, trang trí trên hồi nhà có hình con tép - biểu tượng của tiền

bạc. Phía sau ngôi nhà hoành tráng nằm ở mặt đường này là một ngôi nhà ngói mà
thời gian đã nhuốm màu, những bông lúa không còn vàng óng nữa, những ngôi sao
không còn đỏ tươi. Khi hỏi ông Soạn lâu nay còn có đắp hình ngôi sao trên các
ngôi nhà, ông trả lời thời bây giờ khác, sở thích cũng không giống xưa, làm thợ
xây phải theo thời cuộc. Là một thợ đắp nổi tiếng bậc nhất trong vùng, ông Soạn
giờ đây chuyên đi đắp cuốn thư, long ly quy phượng ở các đình chùa, lăng tẩm.
Những gian nhà ngói co ro khép mình bên cạnh những căn nhà tháp nhọn cao ba
bốn tầng, cuộc sống thì bận rộn, nắng mưa phôi pha những sắc màu trên những gia
huy. Đó là một thực tế mà những người đi thực tế dễ bỏ qua!
Từ góc độ Nhân học.
“Ngôi nhà có một tiếng nói vĩnh cửu, ai biết nghe nó thì nó sẽ nói lên tiếng nói
hoài vọng, một ước mơ“ J.Dournes (1)
Ngôi nhà với những tầng ý nghĩa của nó trong trường kỳ lịch sử của mình ít được
mỹ thuật của người Việt quan tâm - không giống với mỹ thuật của Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan. Hiếm hoi và măy mắn cho hậu thế khi trên
trống đồng Đông Sơn có những hình ảnh về những ngôi nhà sàn. Tranh Đông Hồ
gần như vắng bóng kiến trúc. Chúng thật khó khăn khi phải hình dung về những
ngôi nhà đời Lý đời Trần. Cuốn Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ viết vào cuối
thời Lê đầu Nguyễn, viết chuyện ăn chuyện mặc, chuyện làng chuyện xóm, viết về
thú ăn chơi, viết về lễ nhạc nhưng không có mục nào chuyên tâm viết về kiến
trúc, về các kỹ thuật xây dựng, ngoại trừ một ít trong phần Tự thuật.
Trong thơ ca của người Việt rất hiếm khi tả cảnh kiến trúc và các vật dụng nội thất.
Phan Nhạc (nhà thơ thời Tấn - TQ) trong bài thơ điếu khóc vợ không có một dòng
chữ nào mô tả đến hình dáng, tính nết, đức hạnh của người vợ hiền như những bài
thơ điếu của Tú Xương, Tú Mỡ. Bài thơ này đã miêu tả nỗi đau thiên thu li biệt với
người vợ, khi trở về nhà nhìn nhà cửa, đồ đạc, những chiếc bình phong, tấm rèm,
nghiên bút vẫn còn đây mà hiền thê đã ở chốn thiên thu. Người đọc tự trong lòng
bỗng trào nên nỗi xót xa. Thi ca Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của hội họa.
Ngay từ thời Hán, những bức tranh khắc trong các từ đường mộ thất đã miêu tả cực
kỳ chi tiết các loại nhà ở và đồ gia dụng. Có những bức tranh khắc chỉ có kiến trúc

mà không có nhân vật, hoặc chỉ điểm xuyết một vài nhân vật bé xíu. Dưới cách
nhìn của ngành nhân loại học, mỹ thuật của người Việt trong truyền thống rất ít
lắng nghe tiếng nói của đồ vật. Con người sáng tạo ra các đồ vật để sống trong đó
và sử dụng nó. Ngôi nhà cũng là một dạng đồ vật. Khi nghiên cứu về nhà ở người
Việt, các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ yếu phải dựa vào tài liệu của người nước
ngoài, mà trước hết là người Trung Quốc, tiếp đến là những người châu Âu. Đặc
biệt là người Pháp. Những công trình nghiên cứu của một thế hệ các học giả như
Pierre Gourou, J.Dournes, G.Codominas chắc đã ít nhiều ảnh hưởng tới sáng tác
của các họa sỹ trường Mỹ thuật Đông Dương mà Bùi Xuân Phái là một đại diện
xuất sắc. Trong thế hệ họa sỹ trẻ gần đây chỉ có một vài họa sỹ quan tâm tới kiến
trúc, không gian sống như Phạm Bình Chương (khu phố ta phố Tây) và Nguyễn
Mạnh Hùng (khu nhà tập thể cũ), Nguyễn Mạnh Thắng (thế giới của những vật
dụng sành điệu) Nhân học nghệ thuật, đặt các hiện tượng sự vật trong mối liên hệ
chằng chịt của các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị; có con người sinh vật
và con người xã hội. Chính đồ vật thể hiện rõ nét con người xã hội. Nhân học nghệ
thuật không coi mục đích của nghệ thuật là tái hiện, nó nhấn mạnh đến khả năng
phát hiện các mối quan hệ ngầm bên trong sự vật hiện tượng. Triển lãm Thời Bao
Cấp là một triển lãm làm chúng ta xúc động về một thời bi tráng. Trong những
gian nhà tập thể nhỏ bé có cả lợn gà vẫn đầy ắp những ước mơ.
Tại triển lãm Không gian nghệ thuật Đức tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
vừa kết thúc hôm 23/6, có một tác phẩm khai thác hình ảnh những chiếc lô cốt thời
chiến tranh thế giới thứ II. Tác phẩm đã dành được sự chú ý của nhiều khán giả
trước hết bởi cách nhìn về một biểu tượng của chiến tranh. Trở lại với những ngôi
nhà ở Tĩnh Gia, những đồ án trang trí cũng chứa đựng đầy đủ những biến động lịch
sử, những khát vọng hòa bình, lý tưởng cách mạng và những thăng trầm thời thế.
Đã có những khuôn mẫu trong cách ghi chép thực tế của sinh viên mỹ thuật, mọi
thứ đều phân theo các nguyên lý bố cục, ánh sáng và mầu sắc, theo đuổi những
hoạt cảnh lao động hay sinh hoạt. Cách làm này vô hình chung nó tạo nên những
điểm mù (2) không cho thấy những ngôi sao nhỏ bé đầy kiêu hãnh trên các nóc nhà
ở nơi đây.


×