Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.81 KB, 5 trang )

VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT
Tác phẩm làm cho ông sống mãi với thời gian là Hoa đau khổ (Fleurs du mal) xuất bản năm 1875. Ông là một nhà thơ lớn, đã thổi vào thi đàn nước Pháp
một luồng sinh khí mới mẻ lúc bấy giờ. Phong cách của ông hàm xúc về hình ảnh, giàu nhạc tính trong âm điệu và nguồn cảm hứng bắt nguồn sâu sắc từ
nghệ thuật tạo hình.

Qua những tác phẩm của Rubens, ông cảm nhận thiên nhiên như đọng lại.
“Vườn biếng lười dòng nước lững lờ trôi”
Hình ảnh những nhân vật nữ, mập mạp nõn nà mà có sức hấp dẫn mãnh liệt tưởng chừng không bao giờ chấm dứt.
Nó được so sánh với :
Không khí giữa trời và biển tự biển khởi”.
Với Léonard de Vinci, nàng Mona Lisa có nụ cười vừa sâu thẳm vừa ấm êm. Phong cảnh thông xanh, băng hà hiện lên một cách huyền diệu qua lăng kính
sâu thẳm của tâm linh lẫn tri thức uyên bác.
“Và diệu huyền xuất hiện giữa âm u”
Vòm điện Sixtine, Phán xét cuối cùng của Michel Ange với vô số nhân vật cơ bắp lực lưỡng tượng trưng cho cả thần linh, lẫn bóng ma chập choạng giữa
hoàng hôn.
“Xé khăn tang, đưa ngón tay chỉ thẳng”
Những lễ hội hóa trang rực rỡ, say sưa, cuồng nhiệt dẫn con người nhập cuộc vào sân diễn lãng mạn bằng những màu hoa đăng mát rượi, hóa thành những
con thiêu thân lăn xả vào ánh đèn rực cháy, những cánh bướm vội vã tìm hoa rộn rã tưng bừng trong tranh Watteau.
Với tác phẩm của Goya, Baudelaire bỗng thấy hiện lên những ác mộng chưa từng cảm thấy. Những thai nhi gào thét trong vạc dầu địa ngục, một bà lão xấu
xí lại soi gương níu kéo tuổi thơ đã chết quá lâu rồi. Một bầy dơi, một đàn quái vật thật kinh dị.
Qua Delacroix màu đỏ, loang lổ của máu, đường nét mạnh mẽ của thú vùng vẫy trong bóng râm của rừng tùng bách vạn niên.
Những tác phẩm hội họa của những bậc thầy âm thầm ngân lên những lời cầu nguyện, van xin, kêu than hay nức nở như một tiếng vang được dội lại từ
muôn vạn mê cung. Chúng là liều thuốc tiên để chữa trị căn bệnh của những ai đang đau khổ. Chúng cũng biến thành lời hiệu triệu đến muôn ngàn dũng sĩ.
“Một lệnh truyền, ngàn loa vang vọng lại.
ánh hải đăng thắp sáng vạn kinh thành
Giữa rừng sâu gọi thợ săn lạc lối”
Với Baudelaire, những tác phẩm của những thiên tài là “Những ngọn hải đăng” của nhân loại.
Henri Bergson (1859-1941) một nhà văn lớn của Pháp đã viết về thời gian và sáng tạo.
“Người họa sĩ đứng trước khung vải thô, màu sắc, bảng điều sắc và người mẫu, chúng ta thấy và biết kể cả cung cách của họa sĩ, nhưng chúng ta có thể tiên
đoán những gì sẽ xảy ra được không? Chúng ta giả định một số yếu tố của vấn đề, chúng ta hiểu về một số kiến thức trừu tượng, kết cục sẽ như thế nào, có


điều biết vẽ sẽ chắc chắn giống người mẫu và cũng chắc chắn giống như thế với họa sĩ, những giải pháp cụ thể đem lại với nó không tiên liệu được chút
nào, đó là toàn bộ tác phẩm nghệ thuật. Và cái không đâu đó lại chiếm thời gian hoàn toàn phi vật chất, tự nó không tạo nên như một hình thể? Sự đâm chồi
nẩy lộc này kéo dài một thời gian không chối cãi song hành với hình hài của nó. Điều này xảy ra đối với các tác phẩm nói về thiên nhiên “.
Với Bergson, nghệ thuật chính là minh chứng của quyền năng thời gian trong sáng tạo. Ngay từ đầu thế kỷ XX ông đã say sưa nghiên cứu những cuộc
tranh luận giữa hiện thực và siêu thực. Ông cho rằng chúng ta đang sống trong một miền trung gian giữa vật thể và chúng ta nhường lại ngoại tại cả vật thể
lẫn chúng ta. Đó là sự tách rời tự nhiên, tiên khởi trong cấu trúc giác quan hay nhận thức và nó vận hành một cách tinh tế trong lúc chúng ta nhìn thấy,
nghe thấy hay suy tưởng. Mọi vật xuất hiện trong sự tinh khiết nguyên thủy của nó, hình dạng, màu sắc và âm thanh, mà rõ hơn các vận động tế nhị của
cuộc sống nội tâm, không nên đòi hỏi thiên nhiên quá nhiều. Các nghệ sĩ trong chúng ta đã làm điều đó thật đột ngột và phiến diện nếu chỉ vén bức màn
theo chiều hướng quên đi sự gắn bó của khái niệm nhu cầu. Và mỗi chiều hướng phù hợp với một phương, mà cũng với phương duy nhất ấy con người và
nghệ sĩ dấn thân cho nghệ thuật.
Henri Bergson từng phát biểu: “Trong hội họa, điêu khắc thơ ca hoặc âm nhạc chỉ có đối tượng là tránh xa những biểu trưng thực dụng những công thức
khái quát dễ chấp nhận, những bộ mặt nạ che đậy sự thật trong lúc chúng ta thật sự đang đối diện với sự thật. Chính sự nhầm lẫn này và cũng xuất phát từ
đây xảy ra cuộc tranh luận giũa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng, chính ý tưởng cực đoan tạo nên sự rạn nứt qui ước hữu ích, một sự thoát ly bẩm
sinh và đặc biệt gói gọn trong xúc cảm hay ý thức,cuối cùng là một đời sống phi vật thể nào đó mà người ta thường gọi là chủ ngĩa lý tưởng. Lập luận theo
cách đó, không nhất thiết là trò chơi chữ, rõ ràng chủ nghĩa hiện thực nằm trong tác phẩm trong khi đó chủ nghĩa lý tưởng nằm trong tâm hồn và cũng nhờ
sức mạnh của lý tưởng người ta trở lại tiếp cận với thực tế”.
Jules Remard (1864- 1910) một nhà văn được xếp loại là Tự nhiên chủ nghĩa nhưng đồng thời cũng là ấn tượng chủ nghĩa. Những tác phẩm của ông chọn
đề tài từ cuộc sống thực đôi khi rất bình thường. Paul Claudel một nhân vật văn học một nhà ngoại giao, có nhiều hiểu biết về phương Đông. Với ông thơ
ca là bữa tiệc liên hoan của trí tuệ, thiên tài là trung tâm tiếp nhận hơi thở mà cảm xúc chưa hề xuất hiện từ trước. Sáng tạo là một trật tự mà sự phản ảnh
của nó bắt gặp những khuôn mặt của thơ ca. Trật tự này bao hàm cả sự hỗn độn, mà ngôi vị của nó ngự trị trong trái tim con người. Rất thành công trong
văn thơ, kịch, Claudel cũng là một nhà phê bình nghệ thuật hội họa. Hãy nghe ông viết về Vermeer De Delft.
“Trong những bậc thầy mà tên tuổi và tác phẩm làm cho chúng ta phấn khích [ ] một người nào đó, mà tôi không nói là rất vĩ đại, bởi vì sự vĩ đại không là
gì ở đây, mà phải nói là rất hoàn hảo, rất hiếm có và rất tuyệt diệu, nếu phải dùng tính từ khác thì cũng chỉ có trong các ngoại ngữ như very, uncanmay. Đó
là tôi muốn nói đến Vermeer De Delft. Chỉ trong khoảnh khắc, tôi đã tin chắc đó là màu sắc của một chiếc huy chương được vẽ lên từ trí tuệ hòa hợp giữa
màu xanh da trời và màu vàng trong trẻo. Phẩm chất và cách chơi màu vừa chính xác vừa lạnh lùng thực hiện bằng nét bút thông minh Điều làm tôi ngây
ngất, đó là cái nhìn thuần khiết, cởi mở, trong suốt, lột tả chất liệu chừng nào đó vừa toán học, hay thần thánh, một ai đó cho rằng nhiếp ảnh nhưng loại
nhiếp ảnh nào? Với họa sĩ này ông ta đã thâm nhập vào bên trong lăng kính để chộp bắt thế giới bên ngoài” .
Marcel Proust, một nhà phê bình lỗi lạc Pháp của thế kỷ XX đã nhận xét nghệ thuật và cuộc sống như thế nào. Với ông nghệ thuật thật sự vĩ đại, nó làm
chúng ta tìm lại, nắm bắt và hiểu biết cuộc sống sâu xa hơn những gì đang có. Cuộc sống thực sự phải được phát hiện và soi sáng thực sự tồn tại chính là
văn học nghệ thuật. Cuộc sống của cá nhân ta cũng là cuộc sống của những người khác, nhưng văn phong của người cầm bút cũng như màu sắc của họa sĩ

không phải là vấn đề kỹ thuật mà là thế giới quan. Chỉ nhờ nghệ thuật mà con người có thể thoát ra khỏi vỏ ốc của chính mình và biết được kẻ khác đã thấy
như thế nào trước cùng một vũ trụ của ta và người. Nhờ nghệ thuật chúng ta không còn chỉ thấy được thế giới riêng lẻ của chính mình, mà nhãn quan của
chúng ta lại được nhân lên nhiều lần qua tác phẩm của các nghệ sĩ siêu việt đầy cá tính. Những họa sĩ lớn như Rembrandt hay Ver Meer đã gửi đến chúng
ta những tia sáng đặc biệt. Nghệ thuật giải thích và làm cho chúng ta thấy rằng không thể hiểu được cuộc sống bằng “quan sát” qua các hiện tượng thấy
được, chúng cần phải được diễn dịch từ các mặt trái rất khó giải mã.
Andre Gide, nhà văn lớn Pháp từng tuyên bố “Tôi đang tạo tác phẩm nghĩa là tôi đang sống”. Ông cho rằng “Ngày nay từ “cổ điển” là một sự tôn vinh,
người ta ban tặng nó một ý nghĩa như thế, như vậy tất cả những tác phẩm vĩ đại và xuất sắc đều cổ điển tất hay sao. Thật mơ hồ, có những tác phẩm thật vĩ
đại nhưng chẳng cổ điển tí nào. Cũng chẳng cần phải lãng mạn mới xứng đáng như vậy” . Con người từng băn khoăn “Con người là gì? Từ đâu đến? Sẽ về
đâu? Trước khi được sinh ra con người là gì? Sau khi chết sẽ thế nào? và cuối cùng sự thực là gì ? Để tìm câu trả lời người ta thấy chúng ở trong hành động
và trong tác phẩm nghệ thuật “.
Jean Paul Sartre, một triết gia một nhà văn, một nhà viết kịch và cũng là một nhà lý luận phê bình Pháp cha đẻ của thuyết hiện sinh
(EXISTENTIALISME). Nghệ thuật thế giới thế kỷ XX chịu ảnh hưởng sâu đậm phân tâm học của Freud thì cuối thế kỷ trước và bắt đầu thế kỷ này thuyết
hiện sinh đã ít nhiều ảnh hưởng đến những hình thức nghệ thuật sắp đặt và trình diễn.
Một nhà văn khác là Andre Malraux tác giả của “Những tiếng nói thầm lặng (1951), “Bảo tàng tưởng tượng của điêu khắc thế giới”, “Biến thái của thần
thánh” cho thấy ông cực kỳ quan tâm đến những sáng tạo nghệ thuật của nhân loại. ông cho rằng nghệ thuật Hy Lạp không phải là một nghệ thuật đợn độc
mà là cầu nối giữa con người với vũ trụ. Nghệ thuật xuất hiện bằng số lượng và biến thái. Một tranh sành sứ, một tác phẩm của Rubens, của Rembrandt hay
của Cézanme giải thích rõ ràng sự tự chủ của người sáng tạo.
Jean Cocteau (1889 - 1963) mà Guitemie Maldonado gọi là “Thiên thần hai mặt”, khi được phỏng vấn đã trả lời : “Tôi là nhà thơ, là nhà văn, tôi đang vẽ và
tôi cũng xây dựng cả nhà thờ – Tôi bị tước danh hiệu nhà thơ khi làm các công việc khác ” Trong đề tặng tập tranh giải Picasso, Cocteau viết “Các nhà
thơ không vẽ - Họ tháo gỡ văn tự và sau đó thắt gút thành một cách khác đi “.
Apollinaire muốn đưa ấn tượng lập thể của bức tranh Bố cục con bài “át” vào tác phẩm văn học Zone (vùng miền) của mình. Bức tranh Nhà thờ Chartres
có tiền cảnh là một cánh đồng lúa mì vàng rực rỡ của Laprade đã gợi cảm cho nhà thơ Peguy.
“étoile de la mer, voici la lourde nappe
ét la profonde houle ét l’ océan des blés ”
Dịch nghĩa:
“Ngôi sao biển, đây tấm trải bàn nặng trĩu
Và sóng ngầm sâu thẳm và đại dương của trùng điệp lúa mì”
Ngược lại Max Ernst đã minh họa tác phẩm “Rhinocéros” (Tê giác) của Jonesco, Georges Braque minh họa “L’ordre des Oiseaux” (trật tự loài chim) của
Saint John Perse, Picasso minh họa “Oeuvres croisées” (Tác phẩm gặp nhau) của Aragon và Elsa Triolet.
Hội họa truyền thống Trung Hoa và Nhật Bản từng chú trọng trong thơ có họa (Thi trung hữu họa) và ngược lại trong họa phải có thơ. Do đó hầu hết trong

các bức tranh đều có đề thơ, và những dòng thơ ấy cũng chiếm một vị trí quan trọng trong bố cục, lời thơ và tranh vẽ đã minh họa cho nhau, tôn vinh lẫn
nhau.
Việt Nam chúng ta, văn học bình dân là ca dao cũng có nhiều câu có màu sắc hội họa khá độc đáo.
“Trên trời có đám mây xanh
Chính giữa mây trắng chung quanh mây vàng”
Trong thơ Đoàn Văn Cừ :
“Tia nắng tía, nháy hoài trong ruộng lúa
Cò từng đàn bay trắng phía đồng xa”
Ai dám bảo nhà thơ không có cái nhìn sâu sắc của mỹ thuật.
Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du ta thấy vô vàn hình ảnh rất nên họa như:
“Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Quả là một bức tranh có nét chấm phá của thủy mặc.
Còn nữa:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi ánh vàng
Còn hòa sắc nào đẹp hơn.
Baudelaire đã không quá lời khi xem những tác phẩm lớn trong hội họa là những ngọn hải đăng, và ngược lại chính những triết gia, những nhà văn lớn là
những người cảm nhận và hiểu tác phẩm nghệ thuật sâu sắc nhất, có thể trong số đó có người cũng biết vẽ, nhưng là nhà phê bình thì điều đó không quan
trọng, nhiều khi chính tay nghề vẽ có thể tạo khuynh hướng dẫn đến phê phán thiếu chính xác và khập khiễng.
Trong chúng ta thường hay dùng từ “ngoại đạo” để tỏ thái độ bên lề của các bộ môn không phải sở trường của chính mình. Quan niệm đó dẫn đến nhà văn
không quan tâm gì đến mỹ thuật, nhà mỹ thuật cho nhà phê bình là những kẻ lý thuyết suông, vô hình trung những điều đó tạo thành hố ngăn cách giữa các
ngành trong văn học nghệ thuật. Qua lịch sử văn học nghệ thuật thế giới chúng ta thấy rõ sự hỗ tương mạnh mẽ giữa các ngành văn học nghệ thuật. Sự gần
gũi giúp hiểu biết nhau hơn và đóng góp đó sẽ không nhỏ trong kho tàng văn học và nghệ thuật thế giới.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×