Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn KIDO giai đoạn năm 20192021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

Học phần
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chun đề
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐỒN KIDO (KIDO GROUP)
GIAI ĐOẠN NĂM 2019-2021

Sinh viên thực hiện
Nhóm 01.3

Giảng viên hướng dẫn:
PGS, TS. BÙI VĂN TRỊNH

Cần Thơ - 2022
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

Học phần
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chun đề
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN


TẬP ĐỒN KIDO (KIDO GROUP)
GIAI ĐOẠN NĂM 2019-2021

Giảng viên hướng dẫn:
PGS, TS. BÙI VĂN TRỊNH

Sinh viên thực hiện
Nhóm 01.3

Cần Thơ - 2022
ii


LỜI CẢM ƠN
Nhóm 01.03 xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn – thầy Bùi Văn Trịnh đã trang bị cho nhóm những kiến thức q báu
trong q trình hồn thành chun đề báo cáo.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chun đề khơng tránh khỏi có
những thiếu sót, nhóm 01.03 rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp
từ phía giảng viên hướng dẫn, các bạn đọc và những người quan tâm đến chuyên
đề này.
Xin chân thành cảm ơn !

iii


DANH SÁCH NHÓM 01.03
STT

MSSV


Họ tên

Chức vụ

Đơn vị

1

B1900030 Huỳnh Minh Hiếu

Thành viên

TCNH 1 K45

2

B1900032 Nguyễn Kiến Quốc

Thành viên

TCNH 1 K45

3

B1900038 Vương Phú Tài

Thành viên

TCNH 2 K45


4

B1900303 Danh Minh Thắng

Thành viên

TCNH 1 K45

5

B1901662

Phan Thị Mỹ Ái

Thành viên

TCNH 1 K45

6

B1901683

Dương Chí Khang

Nhóm phó

TCNH 1 K45

7


B1901686

Huỳnh Minh Khơi

Thành viên

TCNH 1 K45

8

B1901725

Nguyễn Thanh Nhã
Thuy

Nhóm
trưởng

TCNH 1 K45

9

B1901732

Nguyễn Ngọc Trâm

Thành viên

TCNH 1 K45


Thành
viên/Trưởng
Ban điều
phối

TCNH 2
K45/LN Tài
chính – Ngân
hàng

Thư ký

QTKD 3 K45

Thành viên

QTKD 3 K45

10

B1901786

Tô Thúy Ngân

11

B1901948

Đỗ Thị Ngọc Thi


12

B1902067

Dương Thị Bích Trâm

iv

Tham
gia
(%)


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...................................................................................................... v
Chương 1 ........................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ................................. 1
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM: .................................. 1

1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp .............................................................. 2
1.1.3.2 Đối với xã hội .......................................................................... 3
1.2 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP................................................................................ 3

1.2.1.1 Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ ...................................................... 3
1.2.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ ....................................................... 3

1.2.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu ............................................ 4

1.2.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí ................................................. 4

1.3.1 Nhân tố bên trong ....................................................................... 4
1.3.2 Nhân tố bên ngoài ....................................................................... 7
Chương 2 ........................................................................................................ 8
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN KIDO ....... 8
2.1 Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIDO GROUP
......................................................................................................... 8

v


Chương 3 ...................................................................................................... 17
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2019-2021 ........................................................................................ 17
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................ 17

Chương 4 ...................................................................................................... 26
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM THƠNG QUA CÁC
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ............................................................................... 26
4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chung ....................................................... 26

vi


4.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO NGÀNH HÀNG ............................... 27

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG .............. 31

Chương 5 ...................................................................................................... 40

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ CỦA
CƠNG TY .................................................................................................... 40
5.1 MƠI TRƯỜNG VI MÔ ........................................................................ 40

5.1.2.1 Các loại nguyên liệu .............................................................. 40
5.1.2.2 Nguồn cung cấp ..................................................................... 40
5.1.2.3 Kinh Đô với nhà cung cấp ..................................................... 41

5.1.3.1 Công ty cổ phần bánh kẹo thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.. 41
5.1.3.2 Công ty cổ phần Kinh Đơ ................................................... 42
5.2 MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ ........................................................................ 43

5.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM .... 45

Chương 6 ...................................................................................................... 45
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG
TY................................................................................................................. 45
vii


6.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT .......................................................... 45

6.2 CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING .................................................... 47

Chương 7 ...................................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 48
7.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 48
7.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 49

viii



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 4.1

Tình hình tiêu thụ ngành hàng lạnh và ngành hàng khô năm 2019

27

Bảng 4.2

Chênh lệch giữa thực hiện và tiêu thụ ngành hàng lạnh và ngành

28

hàng khơ năm 2019
Bảng 4.3

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng lạnh và ngành hàng khơ năm

28

2019
Bảng 4.4


Tình hình tiêu thụ ngành hàng lạnh và ngành hàng khô năm 2020

29

Bảng 4.5

Chênh lệch giữa thực hiện và tiêu thụ ngành hàng lạnh và ngành
hàng khơ năm 2020

29

Bảng 4.6

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng lạnh và ngành hàng khô năm

30

2020
Bảng 4.7

Tình hình tiêu thụ ngành hàng lạnh và ngành hàng khô năm 2021

30

Bảng 4.8

Chênh lệch giữa thực hiện và tiêu thụ ngành hàng lạnh và ngành
hàng khô năm 2021


31

Bảng 4.9

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng lạnh và ngành hàng khơ năm
2021

31

Bảng 4.10

Tình hình tiêu thụ ngành hàng lạnh năm 2019

32

Bảng 4.11

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng lạnh năm 2019

32

Bảng 4.12

Tình hình tiêu thụ ngành hàng lạnh năm 2020

33

Bảng 4.13

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng lạnh năm 2020


33

Bảng 4.14

Tình hình tiêu thụ ngành hàng lạnh năm 2021

33

Bảng 4.15

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng lạnh năm 2021

34

Bảng 4.16

Tình hình tiêu thụ ngành hàng khô năm 2019

34

ix


Bảng 4.17

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng khơ năm 2019

35


Bảng 4.18

Tình hình tiêu thụ ngành hàng khơ năm 2020

36

Bảng 4.19

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng khơ năm 2020

36

Bảng 4.20

Tình hình tiêu thụ ngành hàng khơ năm 2020

37

Bảng 4.21

Phân tích về mặt giá trị ngành hàng khơ năm 2020

38

x


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu


Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức Cơng ty Cổ phần Tập đồn KIDO

15

Hình 4.1

Kết quả hồi quy dự báo khối lượng tiêu thụ

39

xi


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của q trình sản xuất kinh
doanh. Nó là khâu lưu thơng hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản
phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở

hữu hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng
hóa hoặc nhượng quyền thu tiền bán hàng (Trương Đình Chiến, 2010). Do tiêu
thụ hàng hóa là một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ
chặt chẽ, bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt tiêu thụ hàng hóa doanh
nghiệp khơng những phải làm tốt mỗi khâu cơng việc mà cịn phải phối hợp nhịp
nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp
vào q trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp.
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu
từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức
sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục
đích đạt hiệu quả cao nhất.

1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trị hết sức quan
trọng. Thơng qua q trình tiêu thụ, doanh nghiệp mới có thể bán được hàng thu
hồi vốn và tiến hành tái đầu tư sản xuất. Nếu tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng,
dịng vốn sẽ nhanh được thu hồi và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp được đẩy
mạnh. Ngược lại, nếu tiêu thụ sản phẩm trì trệ, hiệu quả sẽ giảm sút, vốn thu hồi
chậm và chịu ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục đích của doanh nghiệp. Trong
đó mục tiêu hàng đầu là giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Để làm được điều đó địi
hỏi doanh nghiệp phải tăng được khối lượng hàng hóa tiêu thụ, khi đó chi phí sản
xuất trên một sản phẩm sẽ giảm xuống và tăng lợi nhuận.

1


Nhờ có tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp mới có thể thực hiện được thế
mạnh của mình trên thị trường. Nó chính là tấm gương phản ánh mong muốn
nguyện vọng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó, doanh

nghiệp có thể nắm bắt tốt tâm lý khách hàng và có những hướng đi đúng đắn, phù
hợp nhằm lôi kéo và giữ chân khách hàng trung thành, tiềm năng.
Thơng qua q trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ có cho mình
những dự đốn về nhu cầu của xã hội trong thời gian tiếp theo để đưa ra những
phán đoán, những kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Tiêu thụ sản phẩm là cơ sở
để lập ra kế hoạch sản xuất sản phẩm. Nếu không dựa vào kết quả tiêu thụ sản
phẩm mà sản xuất ồ ạt, sản xuất khơng có kế hoạch sẽ gây ra những hậu quả khó
lường, thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản cho doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường hiện nay thì tiêu thụ sản phẩm khơng chỉ là hoạt
động bán sản phẩm ra thị trường mà còn là quá trình từ: nghiên cứu thị trường,
đầu tư mua sắm máy móc, vật tư, trang thiết bị, tổ chức sản xuất, tổ chức lưu
thơng, dịch vụ….
Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trị hết sức quan trọng trong sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ sản phẩm tốt khơng những
tạo ra lợi nhuận mà cịn tăng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.3 Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng đều hướng đến
mục tiêu lợi nhuận, tiêu thụ sản phẩm có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp
vì nó thực hiện mục tiêu này. Tiêu thụ sản phẩm tốt thì doanh nghiệp mới có lợi
nhuận cao cịn ngược lại nếu tiêu thụ bị trì trệ sẽ khiến cho doanh nghiệp thua lỗ.
Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường từ đó tăng
khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Công tác tiêu thụ sản phẩm có quan hệ
mật thiết với khách hàng, nó tạo nên niềm tin của khách hàng đối với doanh
nghiệp. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp giới thiệu sản
phẩm của mình đến với khách hàng, tạo mối quan tâm thu hút của khách hàng
đến sản phẩm từ đó tạo nên sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng đối với sản
phẩm của mình.
Khi doanh nghiệp thực hiện công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp

nâng cao hệ số đảm nhận của vốn lưu động, giúp tăng vòng quay của vốn lưu

2


động, rút ngắn được hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

1.1.3.2 Đối với xã hội
Tiêu thụ sản phẩm giúp cho nền kinh tế phát triển, tăng thu cho ngân sách
nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Những doanh nghiệp có hoạt
động tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ phát triển mở rộng về quy mô, tạo cơ hội việc làm
cho nhiều công dân, giảm đi tỷ lệ thất nghiệp.

1.2 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.2.1.1 Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ
Ở đây, doanh thu được xét trong mối quan hệ với khối lượng tiêu thụ và
giá bán. Doanh thu (D) là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và các hoạt động khác. Chỉ tiêu này phản ánh lượng hàng mà
doanh nghiệp đã xuất kho, cung cấp cho khách hàng và đã nhận được tiền hoặc
khách hàng chấp nhận trả tiền.
D=PxQ
(1.1)
Trong đó:
P là giá bán bình quân đơn vị sản phẩm.
Q là sản lượng tiêu thụ
Theo công thức trên, doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai

nhân tố là giá bán bình quân đơn vị sản phẩm và sản lượng tiêu thụ.
Đối tượng phân tích: chênh lệch về doanh thu tiêu thụ của kỳ sau so với
kỳ trước.

(1.2)
Với D1 = P1 x Q1; D0 = P1 x D0

1.2.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ
Lợi nhuận tiêu thụ (L) là chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà
doanh thu đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả.
3


L = TR –TC = P x Q – Z x Q = (P –Z) x Q
Trong đó:
TR: Doanh thu
TC: Chi phí
Z: Chi phí sản phẩm đơn vị

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.2.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu.
Doanh nghiệp mong muốn chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.2.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận sau thuế / Chi phí
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí vốn của doanh nghiệp.


1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG

1.3.1 Nhân tố bên trong
a. Giá cả hàng hóa:
Giá bán sản phẩm cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng
của khách hàng. Xác định giá cả chính xác sẽ thu hút được khách hàng, thu được
lợi nhuận cao nhất, hạn chế ứ đọng hàng hóa. Việc định giá cho sản phẩm không
nên quá cứng nhắc, mà tùy vào từng khu vực thị trường để đưa ra mức giá cho
phù hợp.
b. Chất lượng sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay chất lượng sản phẩm luôn phải đảm
bảo vi nhu cầu của con người ngày càng được nâng lên. Hàng hóa có chất lượng
tốt sẽ được tiêu dùng nhanh chóng, đem lại lợi nhuận và uy tín cho doanh nghiệp.
Ngược lại những mặt hàng kém chất lượng sẽ ứ đọng, tẩy chay, gây ra tổn thất
lớn cho doanh nghiệp. Chất lượng hàng hóa chính là chìa khóa thành cơng của
doanh nghiệp, khi mua hàng người tiêu dùng luôn cân nhắc so sánh giữa nhiều
sản phẩm và nếu sản phẩm nào có chất lượng vượt trội hơn sẽ chiếm được lòng
tin của người tiêu dùng.
4


Chất lượng sẽ đem lại sự tin tưởng cho khách hàng vào sản phẩm của
doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ duy trì được lượng khách hàng trung thành, tạo
được vị thế trên thị trường từ đó từng bước mở rộng thị trường.
c. Cơ cấu mặt hàng:
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng là rất phong phú, đa
dạng. Doanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lý để đáp ứng tốt nhu cầu khách
hàng và kịp thời thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường và giảm thiểu
được những rủi ro.

d. Các biện pháp quảng cáo:
Quảng cáo giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp về sản phẩm đến
người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn. Trong thị trường cạnh tranh ngày
nay thì mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng hình thức quảng cáo để quảng bá
thương hiệu của mình một cách mạnh mẽ Quảng cáo như một công cụ marketing
hiệu quả, đem lại những ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp:
Quảng cáo giúp tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, củng cố mở rộng
thị trưởng
Giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin về sản phẩm đến khách hàng một
cách nhanh chóng.
Đẩy mạnh doanh thu, dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
Hiện nay, có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, doanh nghiệp cần
nghiên cứu và lựa chọn hình thức nào đem lại hiệu quả cao nhất.
e. Các chính sách Marketing hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp:
Chính sách sản phẩm: Việc lựa chọn một chính sách sản phẩm phù hợp
và có hiệu quả trong sản xuất là việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp.
Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp chính là cơ sở để xác định phương hướng
đầu tư, phát triển doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện chính sách giá bán, chính
sách phân phối, chính sách khuếch trương và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu
phát triển của doanh nghiệp. Khi có một chính sách sản phẩm đúng đắn thì doanh
nghiệp sẽ thu lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu chính
sách khơng phù hợp sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp.
Chính sách giá: Giá cả có vị trí quyết định trong cạnh tranh thị trường, vì
vậy mà một doanh nghiệp trước khi quyết định mức giá cho sản phẩm của mình
cần tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu mức giá của các đối thủ cạnh tranh
5


để đưa ra mức giá phù hợp. Mức giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá

trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp không nên định giá quá cứng nhắc mà tùy
vào tình hình thị trường để linh động cho phù hợp. Cần xây dựng một chính sách
giá phù hợp để kinh doanh có lãi và có hiệu quả cao.
Một số chính sách định giá như:
- Chính sách định giá theo thị trường. Đây là chính sách định giá phổ biến
của các doanh nghiệp, định mức giá bán sản phẩm sẽ xoay quanh mức giá thị
trường của sản phẩm đó.
- Chính sách định giá thấp. Đây là chính sách định giá thấp hơn so với giá
thị trường. Chính sách này sẽ hướng tới các mục tiêu khác nhau tùy theo tình
hình sản phẩm và thị trường.
- Chính sách định giá cao: Định mức giá cho sản phẩm cao hơn mức giá
trên thị trưởng và cao hơn cả giá trị sản phẩm.
- Chính sách ổn định giá bán: Khơng thay đổi giá bán theo cung, cầu ở
từng thời kỳ, từng khu vực.
- Chính sách bán phá giá: Đây là chính sách ít được các doanh nghiệp áp
dụng. Bán phá giá chỉ nên áp dụng đối với các sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều,
bị cạnh tranh gay gắt, sản phẩm lạc hậu.
Chính sách phân phối: Chính sách phân phối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
lượng hàng hóa bán ra. Doanh nghiệp cần lựa chọn chính sách phân phối sao cho
phù hợp nhất để người tiêu dùng có thể tiếp cận hàng hóa một cách nhanh chóng
và thuận tiện. Một chính sách là hợp lí khi doanh nghiệp có thể quản lý tốt các
đối tượng trung gian. Việc nghiên cứu các kênh phân phối hiện có và việc lựa
chọn một hay nhiều kênh phù hợp với sản phẩm chính là vấn đề mà doanh nghiệp
cần phải giải quyết được.
Chính sách xúc tiến: Chính sách xúc tiến bao gồm các chính sách cụ thể
như chính sách quảng cáo, chính sách khuyến mại, hội chợ, triển lãm, bán hàng
trực tiếp, quan hệ công chúng và các chính sách khuếch trương khác.
- Các biện pháp quảng cáo: Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của
người tiêu dùng đến khách hàng và kích thích nhu cầu của họ. Doanh nghiệp có
thể quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh, dùng thư chào hàng...

- Khuyến mại: nhằm kích thích khách hàng mua hàng nhiều hơn. Các hình
thức khuyến mại chủ yếu như: giảm giá, phân phát mẫu hàng miễn phí, phiếu
mua hàng, chiết khấu, phần thưởng cho khách hàng thường xuyên.
6


- Bán hàng trực tiếp: Nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp để tư vấn cho
khách hàng mua hàng.
- Quan hệ cơng chúng: Với các hình thức như là nói chuyện, tuyên truyền,
quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện...
f. Phương thức thanh toán
Việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng có thể bao gồm
nhiều phương thức thanh toán như: Séc, tiền mặt, ngoại tệ... Mỗi phương thức
thanh tốn đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần
lựa chọn được một phương thức thanh toán sao cho cả doanh nghiệp và khách
hàng đều có lợi. Để thúc đẩy q trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần thực
hiện việc đơn giản hóa thủ tục mua hàng tạo điều kiện thanh tốn thuận lợi nhất
cho khách hàng.

1.3.2 Nhân tố bên ngồi
a. Nhóm nhân tố vĩ mơ
Mơi trường kinh tế: Có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Những nơi mà người dân có thu nhập cao (như thành thị) thì
nhu cầu về sản phẩm sẽ lớn hơn và ngược lại ở những vùng thu nhập thấp thì
người dân sẽ chi tiêu cân nhắc hơn.
Mơi trường chính trị- pháp luật: Những yếu tố chính trị, chính sách của
nhà nước có ảnh hưởng tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhà nước sẽ sử dụng chính sách về thuế, trợ giá, bình ổn giá... để thúc đẩy hoặc
hạn chế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Môi trường khoa học - công nghệ: Ngày nay lĩnh vực khoa học nghiên

cứu ngày càng phát triển và nhiều công nghệ sản xuất mới ra đời để lại năng suất
và hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Với nhu cầu của khách hàng về mẫu mã
cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng tăng doanh nghiệp phải nhanh chóng
áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm nếu không muốn thua kém
đối thủ. Mơi trường văn hóa - xã hội: Những yếu tố về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng sản phẩm của con người. Những thay đổi về văn hóa, xã hội sẽ
tạo nên những thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp.
b. Nhóm nhân tố vi mơ
Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng:

7


- Thu nhập: Mức thu nhập có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua của
khách hàng. Khi đời sống và thu nhập tăng lên thì khách hàng cũng chỉ tiêu mạnh
tay hơn.
- Phong tục, tập quán: Những nơi có phong tục tập qn khác nhau thì con
người sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. Vì vậy khi doanh nghiệp bắt đầu kinh
doanh một sản phẩm nào đó phải tìm hiểu kĩ về văn hóa tiêu dùng của khách
hàng tại khu vực này.
- Nhu cầu: Nhu cầu của con người rất đa dạng, có những nhu cầu chủ
động cũng có những nhu cầu bị động, doanh nghiệp cần phải nắm được những
nhu cầu đỏ để thúc đẩy chúng thành động cơ mua hàng.
Nhóm nhân tố thuộc về các đối thủ cạnh tranh:
- Mơi trường kinh doanh ngày nay có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
khiến cho hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, và hoạt động chiếm lấy
lịng tin của khách hàng chính là một cuộc đua gay cấn giữa những nhà kinh
doanh. Ngoài việc xác định đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần tiến hành phân
tích để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ, từ đó có những chiến lược
hướng đi mới cho doanh nghiệp.

- Việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh rất là quan trọng trong
việc đưa ra các chiến lược của doanh nghiệp. Dù vậy vẫn có những doanh nghiệp
xem nhẹ vấn đề này và tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh một cách thiếu hệ
thống.
Chương 2

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN
KIDO
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIDO GROUP
2.1.1 Thơng tin chung
Tên giao dịch: CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO
Tên tiếng anh: KIDO GROUP CORPORATION
Tên viết tắt: KIDO GROUP
Ngành: Sản xuất/Sản xuất thực phẩm/Sản xuất bánh và bánh mì các loại
Mã chứng khốn: HOSE: KDC
Mã số thuế: 4103001184
8


Vốn điều lệ: 2,566,533,970,000
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần
Trụ sở đăng ký: 138-142 Hai Bà Trưng - P.Đa Kao - Q.1 - TP.HCM
Website:
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô
theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ
Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh cấp ngày 02/03/1993.
Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện
tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 cơng nhân và

vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack – một sản
phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.
Đến năm 1994, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây
chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành công của bánh snack
với chất lượng, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong
nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công
ty sau này.
Từ giai đoạn 1996 đến 1999, KIDO liên tục tung ra thị trường những sản
phẩm mới, bao gồm sản phẩm bánh Cookies, sản phẩm bánh tươi, sản phẩm bánh
trung thu, chocolate, sản phẩm bánh Cracker. Trong đó có những thay đổi mới,
cụ thể vào năm 1996 Cơng ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới với diện tích 6
hecta tại số 6/134 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức và đầu
tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan
Mạch trị giá 5 triệu USD. Lúc này, số lượng công nhân của Công ty đã lên đến
500 người. Sau đó bắt đầu đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bơng lan
cơng nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày. Cuối năm
1998, Công ty đưa dây chuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng đầu
tư là 800.000 USD. Đến năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng và
Công ty đã khai trương hệ thống Bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ
thống cửa hàng bánh kẹo từ Bắc vào Nam sau này.
Từ giai đoạn năm 2000 đến năm 2005, Cơng ty bắt đầu có những chuyển
biến đáng kể, từng bước mở rộng thị trường của mình. Cụ thể, năm 2000 Cơng ty
tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn
9


40.000 m2 , trong đó có nhà máy bánh kẹo Miền Bắc tại Hưng Yên, diện tích:
28.000m2, tổng vốn đầu tư: 30 tỷ đồng. Tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm, Cơng ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh Crackers từ châu Âu trị giá
trên 2 triệu USD, đây là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Crackers lớn

nhất khu vực. Đến năm 2001, Nhà máy và Cơng ty tại khu vực phía Bắc chính
thức đi vào hoạt động. Công ty nhập một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một
dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD. Và Công
ty cũng nâng công suất sản xuất các sản phẩm Crackers lên 50 tấn/ngày bằng
việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mặn Crackers trị giá 3 triệu USD.
Ngày 5/1/2001, Công ty nhận Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù
hợp tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức BVQI cấp. Năm 2001 cũng là năm sản phẩm
của Công ty được xuất khẩu mạnh sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài
Loan, Singapore, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan,...
Tháng 9 năm 2002, Công ty Cổ phần Kinh Đô được thành lập với chức
năng sản xuất kinh doanh bánh kẹo để tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam, miền Trung
và xuất khẩu. Công ty Cổ phần Kinh Đô có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, trong đó,
vốn góp của Cơng ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô là 50 tỷ
đồng. Cũng trong năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh
chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn 9001:2000. Tiếp tục, đến năm 2003, Mua lại nhà máy kem Wall’s từ
Tập đoàn Unilever và thành lập Công ty KIDO's, phát triển 2 nhãn hiệu Merino
và Celano với mức tăng trưởng hằng năm trên 20%. Công ty nhập dây chuyền
sản xuất chocolate trị giá 1 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Sau đó
1 năm, Thành lập Cơng ty Kinh Đơ Bình Dương. Công ty Cổ phần chế biến thực
phẩm Kinh Đô Miền Bắc chính thức niêm yết trên thị trường chứng khốn (Mã
cổ phiếu: NKD). Trong năm 2005, ngoài việc tung sản phẩm bánh bông lan
Solite ra thị trường, Công ty Cổ phần Kinh Đơ cịn có một cột mốc sự kiện đáng
nhớ, khi chính thức lên sàn giao dịch chứng khốn với mã cổ phiếu: KDC. Tháng
8 năm 2005, Công ty phát hành thêm 5.000.000 cổ phiếu và nâng vốn điều lệ lên
250 tỷ đồng.
Tháng 10 năm 2008, Công ty phát hành 10.115.211 cổ phiếu thưởng cho
cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên 571.148.760.000 đồng. Cũng trong năm
2008, Nhà máy Kinh Đơ Bình Dương chính thức hoạt động. Kinh Đơ được bình

chọn là Thương hiệu Quốc gia. Kinh Đơ được bình chọn thương hiệu nổi tiếng
Việt Nam. Đến năm 2010, Cơng ty được bình chọn là Thương hiệu Quốc gia lần
10


2. Tháng 03 và 04 năm 2010, Công ty phát hành 22.431.383 cổ phiếu thưởng cho
cổ đông hiện hữu và 1.682.450 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên nâng vốn
điều lệ lên 812.287.090.000 đồng. Tháng 6 năm 2010, Công ty phát hành
20.047.879 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên
1.012.765.880.000 đồng. Tháng 12 năm 2010, Kinh Đơ phát hành 18.244.743 cổ
phiếu để hốn đổi cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô
Miền Bắc và Công ty Cổ phần KIDO nhằm thực hiện phương án sáp nhập 2 công
ty này vào Kinh Đô. Tháng 01 và 02 năm 2012, KDC phát hành riêng lẻ
14.000.000 cổ phiếu cho Công ty Ezaki Glico (một công ty chuyên về bánh kẹo
và thực phẩm tại Nhật Bản) với mục đích khai thác tối đa hiệu quả đầu tư kênh
phân phối của Công ty. Cũng trong năm đó, KIDO được bình chọn là Thương
hiệu Quốc gia lần 3 liên tiếp. Vào kỷ niệm 20 năm ngày thành lập cơng ty, KIDO
vinh dự đón nhận Hn chương lao động hạng II.
Giai đoạn từ năm 2017, đến năm 2020, KIDO liên tục đột phá với nhiều
giải thưởng giá trị to lớn, đồng thời khẳng định vị thế của mình trong thị trường
trong nước nói chung. Tại năm 2017, tạo nên sự khác biệt trong chiến lược phát
triển “Thực phẩm thiết yếu” nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ ít nhất 85%
người tiêu dùng trên khắp Việt Nam thông qua hệ thống 450.000 điểm bán ngành
hàng khô và 70.000 điểm bán ngành hàng lạnh trên toàn quốc. Nhãn hiệu của các
công ty con đang dẫn dắt thị trường như: dẫn đầu thị trường kem lạnh tại Việt
Nam (~40,2%) và TAC đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn tại Việt Nam (~16%). 1
năm sau, vinh dự vào top 10 cơng ty thực phẩm uy tín do VNR bình chọn. Cuối
2018, KIDO mua lại thành công 51% cổ phần của Công ty Dầu ăn Golden Hope
Nhà Bè (GHNB) và đổi tên thành KIDO Nhà Bè. Hoàn thành kế hoạch hợp nhất
thị trường dầu ăn và củng cố vị thế của KIDO trên thị trường. Nhãn hiệu của các

công ty con đang liên tục dẫn dắt thị trường Việt Nam: KDF dẫn đầu thị trường
kem lạnh; TAC đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn và KIDO Nhà Bè đứng thứ 3 về
thị phần dầu ăn. Năm 2019, Tiếp tục sứ mệnh trở thành Tập đoàn thực phẩm số 1
tại Việt Nam, bên cạnh chiến lược cao cấp hóa sản phẩm, KIDO bắt đầu thâm
nhập các thị trường khác thông qua tự sản xuất, thương mại, OEM và liên doanh.
Tập trung vào phân khúc cao cấp với việc ra mắt dòng sản phẩm “Tường An
premium - dòng sản phẩm thượng hạng” với biểu tượng voi vàng. Đến năm
2020, KIDO lại tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia 12 năm liên tiếp.
Top 10 cơng ty thực phẩm uy tín do VNR bình chọn. Và là Top 50 thương hiệu
dẫn đầu do tạp chí Forbes bình chọn. Q 3 năm 2020 đánh dấu sự trở lại của
Tập đoàn KIDO trên thị trường snacking (gồm cả bánh kẹo và thực phẩm ăn vặt).
11


Tháng 12 năm 2020, KIDO phát hành 23.088.000 cổ phiếu để hốn đổi cổ phiếu
của Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO nhằm thực hiện phương án
sáp nhập cơng ty này vào Tập đồn.
Hiện nay, Cơng ty đang tiếp tục đầu tư và phát triển các sản phẩm cốt lõi
có biên lợi nhuận cao và các sản phẩm ở phân khúc cao cấp nhằm mục đích duy
trì vị thế và nâng cao thị phần của Công ty trong ngành
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính trong năm hiện tại của Tập đồn cụ thể là bán bn thực
phẩm; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và nước uống như kem
ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đồ uống khơng cồn, nước khống; mua
bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm và vải sợi; sản xuất kinh doanh và xuất
khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch
dừa; sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu ngun nhiên vật
liệu phục vụ sản xuất chế biến ngành dầu thực vật, kinh doanh trong lĩnh vực bất
động sản.
2.1.4 Địa bàn hoạt động và mạng lưới kinh doanh

Trụ sở chính: 138-142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 01, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, KIDO đang sở hữu 02 Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh ở Bắc
Ninh và Củ Chi; 04 Nhà máy Dầu ăn ở Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà Bè.
Tổng công suất cung cấp ra thị trường gồm: 21 triệu lít sữa chua/năm; 24 triệu lít
kem/năm; hơn 400.000 tấn dầu thành phẩm/năm tại 02 Nhà máy Dầu Tường An
và Nhà máy Dầu KIDO Nhà Bè; mỗi năm công suất tại Nhà máy Dầu Vocarimex
đạt 130.000 tấn dầu tinh luyện, 120.000 tấn dầu thành phẩm và 4.000 tấn dầu mè.
Ngồi ra, với lợi thế từ cơng ty con đem lại, KIDO còn sở hữu hệ thống
kho chứa gần 8.000 m2 ; bồn chứa chất lỏng 22.300m3 và 04 Cầu Tàu tại Cảng
Nhà Bè chịu tải trọng: 20.000 DWT, 5.000 tấn dầu.
KIDO đã phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước với
đa dạng các loại thực phẩm tiêu dùng mang tính thiết yếu, tiện lợi và độc đáo tại
450.000 điểm bán ngành hàng khô và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh.
2.1.5 Sản phẩm kinh doanh
Với mục tiêu trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm, chiến
thuật đầu tiên mà Tập đồn Kinh Đơ (KDC) thực hiện chính là gắn liền thương
12


hiệu KIDO với các sản phẩm ngành hàng thiết yếu, trong khi thương hiệu Kinh
Đơ sẽ tiếp tục duy trì vị thế “ơng vua bánh kẹo” của mình.
Trong suốt 20 năm đầu của chặng đường phát triển, KIDO đã thiết lập và
giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các sản phẩm bánh kẹo, bánh bơng lan, bánh
mì, bánh trung thu, bánh quy... Năm 2015, hướng đến mở rộng và phát triển bền
vững, Tập đồn KIDO chính thức chuyển mình, đặt dấu chân trên thị trường
“Thực phẩm & Gia vị”.
Hiện KIDO kinh doanh 2 ngành hàng chính: Ngành khơ và Ngành lạnh.
Ngành khô bao gồm sản phẩm thiết yếu như dầu ăn, mì ăn liền, hạt nêm, nước
chấm, cà phê, thực phẩm đóng gói tiện lợi… nhằm chăm sóc gian bếp gia đình

Việt và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng suốt cả ngày. Phát huy các nền tảng
sẵn có, KIDO tiếp tục duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu trong ngành hàng lạnh
với các sản phẩm Kem, Sữa & các sản phẩm từ Sữa. KIDO FOODS ngày nay đã
là “vua ngành lạnh” với thị phần và hệ thống phân phối hàng đầu cùng danh mục
sản phẩm phong phú từ kem que, kem ốc quế, kem ly, kem tub, kem viên, sữa
chua hũ, sữa chua đá, sinh tố, siro, thực phẩm đông lạnh… đáp ứng mọi nhu cầu
của người tiêu dùng Việt.
2.1.6 Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức
2.1.6.1 Cơ cấu tổ chức
a. Đại hội đồng cổ đông:
Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Cơng ty, Đại hội đồng cổ đơng là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp thường
niên mỗi năm họp một lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời
hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, hoặc có thể gia hạn nhưng
khơng q sáu tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính nếu được cơ quan đăng ký
kinh doanh chấp thuận theo yêu cầu của Hội đồng quản trị. Đại hội đồng cổ đông
quyết định cơ cấu tổ chức, giải thể, phá sản Công ty, quyết định các kế hoạch đầu
tư dài hạn và chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các nội dung khác được quy định
tài Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyền lực cao nhất của công ty cổ phần, quyết định những vấn đề được Luật
pháp và điều lệ công ty cổ phần quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thơng qua các
báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty cổ phần và ngân sách tài chính cho năm
tiếp theo. ĐHĐCĐ sẽ bầu ra HĐQT và BKS công ty cổ phần.
13


b. Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý

cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng. Hội
đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị có thể họp
tại trụ sở chính của cơng ty hoặc ở nơi khác, cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản
trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải
họp ít nhất một lần.
HĐQT là cơ quan quản lý cơng ty cổ phần, có tồn quyền nhân danh công
ty cổ phần để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công
ty cổ phần, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách
nhiệm giám sát Ban Giám đốc và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ
của HĐQT do Luật pháp và điều lệ công ty cổ phần, các quy chế nội bộ của công
ty cổ phần và Nghị quyết ĐHĐCĐ theo quy định.
c. Ban kiểm soát:
Ban kiểm sốt có từ 03 đến 05 thành viên và có nhiệm kỳ tương ứng theo
nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Ban kiểm sốt có quyền hạn và trách nhiệm theo
Quy định tại Điều 165 Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
BKS là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo
tài chính của cơng ty cổ phần. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám
đốc.
Hiện nay, số lượng thành viên Ban kiểm sốt của Tập đồn KIDO là 03
thành viên và có nhiệm kỳ tương ứng theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
d. Ban Tổng giám đốc:
Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng quản trị
hoặc một người khác làm Tổng Giám đốc. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là ba
năm và có thể được tái bổ nhiệm. Tổng giám đốc được giao đầy đủ các quyền
hạn cần thiết để thi hành các nghị quyết của ĐHĐCĐ và các nghị quyết, quyết
định của HĐQT, là người có thẩm quyền cao nhất trong việc điều hành hoạt động
hàng ngày của Tập đoàn KIDO trên cơ sở thực thi hiệu quả các cam kết chất
lượng đã đề ra. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc thực

hiện chức trách được giao.
Các Phó Tổng Giám đốc là những người giúp việc cho Tổng Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các phần việc được phân công, chủ
14


×