Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại để phát triển trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.62 KB, 10 trang )

Tiểu luận triết học
I – PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
“Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương
mại để phát triển trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế”
II - LUẬN CHỨNG NÊU VẤN ĐỀ
Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) với tư cách là
thành viên thứ 150 đến nay đã được một năm kể từ ngày 8/10/2006. Việc gia
nhập sân chơi thương mại toàn cầu này một năm qua đã mang lại cho Việt Nam
những thời cơ mới nhưng cũng đưa ra không ít những khó khăn và thách thức.
Một trong những khó khăn đầu tiên là Việt Nam phải chủ động trong thực hiện
các luật chơi chung của Tổ chức này.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể coi là
“trái tim” của nền kinh tế với vai trò to lớn trong việc duy trì, cung ứng, điều
phối và lưu thông tiền tệ đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy
việc thực hiện các cam kết trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng cũng là một trong
những nội dung quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO. Để thực hiện được
các cam kết này đòi hỏi các ngân hàng thương mại (NHTM) phải xây dựng và
củng cố một nền tảng nội lực vững chắc, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đương đầu
với những thách thức và khó khăn khi tham gia sân chơi toàn cầu.
Hiện nay Việt Nam có 4 Ngân hàng thương mại nhà nước lớn, bao gồm:
Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cuối cùng là Ngân hàng Công thương.
Một trong những chính sách lớn thể hiện sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
của Nhà nước ta là thực hiện cổ phần hoá hệ thống ngân hàng thương mại nhà
nước trong thời gian tới nhằm “xây dựng các NHTM trở thành các tập đoàn tài
chính - Ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa năng đa lĩnh vực, ngang tầm với
các tập đoàn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, hoạt
động trên các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính”.
Để thực hiện được mục tiêu này, các NHTM cần có những biện pháp cụ thể nhằm
lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính để cạnh tranh và phát triển trong
điều kiện hội nhập quốc tế.



1
Tiểu luận triết học
III - MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hiện nay tài chính, ngân hàng không còn là một trong những lĩnh vực phát
triển mạnh mẽ trên thị trường kinh tế thế giới nhưng tại Việt Nam thì vẫn đang
là một trong những lĩnh vực phát triển nóng. Trong năm 2007 vừa qua với một
số lượng đông đảo các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập, không
những thế thì hàng loạt các tập đoàn cũng xin Chính phủ cấp phép thành lập
ngân hàng riêng. Có thể lý giải là do hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng thời gian qua đã đem lại một khối lượng lợi nhuận cao vượt
bậc so với các ngành kinh tế khác và đây là nguyên nhân chính cho tình trạng
các tập đoàn, tỏ chức đua nhau xin quyết định thành lập ngân hàng. Tuy nhiên,
việc kinh doanh trong lĩnh vực được mệnh danh là “trái tim” của nền kinh tế này
không hề dễ dàng mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro lớn.
Việc kinh doanh ngân hàng theo phong trào như vậy có quyền lợi “va
chạm” với hầu hết các tập đoàn xương sống của nền kinh tế đang làm dấy lên
mối lo ngại không chỉ ở cơ quan quản lý nhà nước mà cả giới chuyên gia. Có thể
thấy rằng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính là hoạt động đặc thù, có
tính chuyên sâu cao, vì vậy sự tham gia thành lập ngân hàng để hoạt động bền
vững, kinh doanh có lãi mất rất nhiều công sức và thời gian để tạo được một
tiềm lực tài chính đủ yêu cầu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã có nhiều ngân
hàng trong và ngoài nước với mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt.
Việc các tập đoàn đua nhau thành lập ngân hàng với hoạt động chủ yếu
nhắm đến dịch vụ truyền thống là huy động và cho vay, tài trợ tín dụng cho các
dự án nên tiềm ẩn những thách thức không nhỏ, bởi khi thị trường tài chính sôi
động, doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn từ thị trường chứng khoán, từ các
quỹ đầu tư. “Thị trường tín dụng phát triển nhanh, nhưng về lâu dài, sẽ không
thể là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng, thế giới đã trải qua những kinh
nghiệm như vậy”, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược chính sách -

NHNN nói.
Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO thì các ngân hàng 100% vốn ngoại
sắp được thành lập, bản thân các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

2
Tiểu luận triết học
đang tăng tốc để đón đầu cơ hội trên các lĩnh vực tiềm năng, như dịch vụ thị
trường tài chính, dịch vụ thẻ và tài trợ thương mại, đặc biệt là hoạt động ngân
hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp hướng tới khách hàng cá nhân
(người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có thu
nhập cao), tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa... Đây cũng là một trong
những thách thức lớn mà các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam phải
đối đầu.
Mặt khác, hơn 10 năm trước, khi thị trường tài chính ASEAN khủng hoảng
bắt nguồn từ yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng,
Việt Nam nằm ngoài cơn địa chấn này do thị trường tài chính còn quá nhỏ bé.
Nay, kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, việc lường trước
những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng tránh âu cũng chẳng thừa, nhất
là trong bối cảnh nguồn lực nhà nước đang có xu hướng chảy vào chỗ trũng:
kinh doanh ngân hàng.
Áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào vấn đề cho thấy Chính phủ Việt Nam
cần có những chính sách mạnh mẽ hơn để có thể đảm bảo cho sự phát triển ổn
định của toàn nền kinh tế. Việc để các tập đoàn, tổ chức kinh tế đua nhau thành
lập tập đoàn không phải là hướng giải quyết tốt cho vấn đề hội nhập kinh tế
quốc tế, mà để cho một ngân hàng thương mại Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên
thị trường quốc tế đòi hỏi phải có những chính sách thành công để xây dựng
được một tiềm lực tài chính vững vàng.

3
Tiểu luận triết học

IV - ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để đón đầu thời cơ và sẵn sàng cho những thách thức mới thì Chính phủ
phải đưa ra được các chính sách tài chính phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển ổn
định của toàn nền kinh tế, nhưng đòi hỏi lớn nhất là bản thân các ngân hàng
thương mại cũng phải đưa ra cho mình những chiến lược phát triển, nâng cao
năng lực tài chính, phấn đấu đạt yêu cầu và quy chuẩn quốc tế đưa ra.
1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng
thương mại
Năng lực tài chính ở đây được hiểu không chỉ là nguồn lực tài chính đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là khả năng khai thác,
quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ một cách có hiệu quả cho hoạt
động kinh doanh. Việc đánh giá năng lực tài chính được được dựa trên các yếu
tố định lượng và định tính như sau:
i. Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: quy
mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…
ii. Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các
nguồn lực tài chính được thể hiện qua: trình độ tổ chức, trình độ quản lý,
trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…
Năng lực tài chính được thể hiện rõ nhất ở các chỉ tiêu chính như quy mô
vốn, chất lượng tài sản có, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời cũng như
khả năng tồn tại và phát triển một cách ổn định và bền vững.
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt vì hàng hoá
sử dụng trong kinh doanh là tiền tệ. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài
chính trung gian, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ. Hoạt động chủ yếu
và thường xuyên của Ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của khách hàng
(Huy động vốn) với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện nhiệm vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán (sử dụng vốn).

4
Tiểu luận triết học

+ Huy động vốn là quá trình NHTM nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân
dưới các hình thức nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ
có giá… và tiền vay của NHNN, các tổ chức tín dụng khác.
+ Sử dụng vốn của NHTM chủ yếu từ hoạt động tín dụng và đầu tư, tín
dụng là quá trình NHTM cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư là quá trình các NHTM
dùng vốn tự có và các quỹ của mình mua đi bán lại các giấy tờ có giá (tín phiếu,
trái phiếu của Chính phủ, NHNN), chứng khoán hoặc góp vốn, liên doanh liên
kết, mua cổ phần…
Năng lực tài chính của 1 NHTM thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài
sản có, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển
một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản.
+ Quy mô Vốn tự có: Vốn tự có cung cấp năng lực tài chính cho quá trình
tăng trưởng, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động cũng như cho sự phát triển của
các sản phẩm dịch vụ mới của NHTM. Vốn tự có được hình thành từ nguồn:
Vốn điều lệ (Vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2) – Các quỹ dự trữ bổ sung các
tài sản nợ khác như lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm do đánh giá lại tài sản,
trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi… Vốn tự có có chức năng bảo vệ NHTM,
giúp NHTM chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và
nghiệp vụ; Bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh:
Nâng cao uy tín của NHTM với khách hàng, các nhà đầu tư. Vì vậy có thể
khẳng định: Vốn là yếu tố quan trọng tạo đối với NHTM, vì vốn tự có của
NHTM đã nói nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường
trong nước. Đồng thời, vốn tự có đó cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động
tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
+ Chất lượng tài sản: Tài sản của 1 NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên
Bảng cân đối kế toán của NHTM đó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà tài sản có bao gồm tài sản
sinh lời (Chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ


5

×