Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

46K01.5_Nhóm 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.19 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ


BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TỒN CẦU HĨA VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Anh Tuấn
LỚP: 46K01.5
Nhóm 02

Tên thành viên nhóm:

Nguyễn Thị Ngọc Bích
Nguyễn Thị Quỳnh Chi
Trần Thị Thảo Chi
Nguyễn Khánh Chuyên
Nguyễn Thị Cúc
Kiều Hiền Diệu
Lê Hồ Khánh Duy


Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950, thuật ngữ "tồn cầu hóa" mới
được biết đến phổ biến hơn, nhất là ở lĩnh vực kinh tế, kể từ khi Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) ra đời năm 1995. Lúc này, nền kinh tế thế giới lần lượt chứng kiến sự
phát triển thần kỳ của các quốc gia trên khắp các châu lục, cụ thể tại châu Á xuất hiện
“Bốn con rồng Châu Á” đó là: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông hay sự
phát triển vượt bậc của Trung Quốc, Nhật Bản.
Riêng đối với Việt Nam, từ năm 1986 đến nay, đã trải qua một cuộc hành trình
đầy thử thách và khó khăn trong cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Tự do thương


mại với nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam
trong chặng đường hơn 30 năm qua. Đầu tiên, Việt Nam trở thành thành viên của
ASEAN năm 1995, tiếp theo, tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) năm 1998 và vào tháng 01/2007 đã diễn ra sự kiện nổi bật, đánh dấu
bước tiến trong q trình tồn cầu hóa của Việt Nam, đó là trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam cũng tham gia tích cực vào
các hiệp định thương mại không chỉ với các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,.. mà
còn với tư cách là thành viên ASEAN. Ngồi ra, Việt Nam cịn đàm phán các hiệp
định đối tác toàn diện trong khu vực như Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun
Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Những sự hợp tác này tạo
nên bước đệm vững chắc trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới đối với một
nước đang phát triển như Việt Nam, góp phần tạo thuận lợi hơn khi nước ta tiếp tục
tiến đến giai đoạn tồn cầu hóa sâu rộng, phát triển mạnh mẽ và toàn diện về mọi mặt
như hiện nay. Tuy khả năng nền kinh tế nước ta có thể gặp nhiều thách thức hơn trong
tương lai rất đáng chú ý, nhưng không thể phủ nhận những thành tựu nổi bật mà nền
kinh tế Việt Nam đạt được từ khi tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể
nói khi hợp tác và trao đổi trong thời đại mà tồn cầu hóa như một xu thế rộng rãi trên
khắp thế giới, thì việc xem những thành tựu đạt được và những hạn chế vẫn chưa khắc
phục như một nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy Việt Nam cải thiện hơn nữa khi
muốn tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bài luận của nhóm sẽ tập trung vào
bốn khía cạnh đó là: Việc làm và thu nhập, Chính sách lao động và mơi trường, Chủ
quyền quốc gia, Đói nghèo, để có thể rõ hơn về những lợi ích cũng như thiệt hại mà
một đất nước đang phát triển như Việt Nam nhận được từ tiến trình tồn cầu hóa.
Vấn đề đầu tiên được đặt ra ở đây là “Tồn cầu hóa ảnh hưởng đến việc làm và
thu nhập của người dân Việt Nam như thế nào?”. Về mặt lý thuyết thì khi tồn cầu hóa
diễn ra sẽ kéo theo là tồn cầu hóa sản xuất của các doanh nghiệp, lúc này các doanh
nghiệp sẽ có xu hướng dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang các địa điểm khác trên
thế giới với mức lương thấp hơn để tối ưu hóa chi phí sản xuất. Điều này tuy khiến
cho lao động trong các nước phát triển có nguy cơ thất nghiệp nhưng chính nó đã tạo
điều kiện để Việt Nam thu hút được lượng lớn doanh nghiệp nước ngoài nhờ lợi thế về

nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp trung bình thấp. Đồng nghĩa với việc khi
tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa nước ta phải đối mặt với nhiều thiệt hại. Trước
tiên, phải kể đến việc mất cân bằng trong thị trường lao động và chênh lệch thu nhập
giữa các khu vực khác nhau trong nước. Lao động từ nông thôn đổ dồn lên thành thị,
dẫn đến tập trung nhiều khu công nghiệp song song đó là hiện tượng quá tải lao động.
2


Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ
chiếm 13,8% lực lượng lao động), phân bổ này chưa phát huy thế mạnh về đất đai và
tạo việc làm cho người lao động. Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở
các vùng Đồng bằng Sông Hồng (21,8%), vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung (21,6%), vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%). [1] Và kết quả sự phân bổ
lao động không đều là sự chênh lệch về thu nhập. Tồn cầu hố một mặt góp phần tạo
ra công ăn việc làm cho nhiều người chủ yếu là những lao động có trình độ tay nghề
được qua đào tạo. Mặt khác, những lao động phổ thông hạn chế về trình độ, chưa qua
đào tạo bài bản, khơng đáp ứng được yêu cầu của công việc đang chiếm một phần
không nhỏ trong cơ cấu lao động của Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến việc tìm kiếm cơ
hội việc làm của họ trở nên khó khăn hơn trong mơi trường cạnh tranh gay gắt toàn
cầu hiện nay. Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa cũng đương đầu với nhiều sự
cạnh tranh từ các nước khác trên thế giới. Theo số liệu của Phịng Thương mại tính
đến ngày 31/12/2019, nước ta có 758.610 cơng ty đang hoạt động, trong đó doanh
nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 95%. [2] Sự hạn chế về vốn, công nghệ và năng lực ảnh
hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Việt nam trên thị trường quốc tế, dần
bị các ông lớn bên ngoài lấn át tạo ra sức ép lớn về giá cả và nguồn lực đầu vào dẫn
đến việc các doanh nghiệp Việt Nam chạy đua liên tục. Tổng cục Thống kê cho biết,
hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ rút lui khỏi cuộc chơi vì khơng chịu được sức ép
lớn từ các công ty liên lục địa. Gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng xấu đến thu nhập
của người sản xuất và quốc gia.
Điều đáng quan tâm là từ khi bắt đầu tồn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam tái

phân phối việc làm chuyển từ các lĩnh vực ít phục vụ cho xuất khẩu sang các lĩnh vực
tập trung chủ yếu vào xuất khẩu. Vào đầu những năm 2000, lao động Việt Nam hầu
hết làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Khi nền kinh tế của Việt Nam mở
cửa giao thương với các nước, những lĩnh vực “mới” được tạo ra nhiều hơn, thương
mại và xuất khẩu bắt đầu tuyển dụng nhiều hơn, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nơng
nghiệp ngày càng có dấu hiệu thu hẹp. Năm 2015, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp đạt 55% so với tổng số lao động, con số này đã giảm đáng kể (còn
khoảng 35%) trong năm 2019. [3] Việt Nam khi hòa nhập với mơi trường quốc tế đã
tích cực đổi mới về kinh tế và chính trị. Tồn cầu hóa giúp người lao động có nhiều sự
lựa chọn hơn và phạm vi làm việc được mở rộng, có thể tìm việc ở các quốc gia khác
nhau. Đây chính là giải pháp để giải quyết vấn đề chênh lệch về điều kiện lao động,
nhu cầu lao động giữa nước giàu và nước nghèo. Song song với đó tồn cầu hóa dẫn
đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia với tư cách là
chủ sử dụng lao động, hóa cho phép các tập đồn này có rất nhiều sự lựa chọn trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể sản xuất ở trong nước và sử dụng lao động, nhà
cung cấp tại chỗ; hay chuyển một phần công đoạn trong sản xuất sang cho lao động
nước ngoài đặt các chi nhánh quốc tế; hoặc chuyển dịch toàn bộ việc sản xuất cho nhà
cung cấp nước ngoài, các nhà thầu phụ. Hơn hết, tồn cầu hóa khiến các luồng vốn
đầu tư được tự do di chuyển hơn. Các doanh nghiệp đa quốc gia được tự do lựa chọn
địa điểm đầu tư để sản xuất kinh doanh, có nghĩa là sẽ tạo ra việc làm – hay nói cách
khác, việc làm gắn liền với vốn đầu tư. Hiện nay các công ty đa quốc gia hoạt động rất
mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam và đang có dấu hiệu mở rộng quy mơ. Có thể kể đến
là sự xâm lấn thị trường của Samsung với nhà máy Samsung Electronics Việt Nam
3


(SEV) được chính thức đi vào hoạt động tại Bắc Ninh năm 2009, nguồn vốn đầu tư
trên dưới 1 tỷ USD, đã giải quyết vấn đề việc làm cho khoảng gần 70.000 công nhân
và những người dân khu vực lân cận. Biến các vùng q nghèo khó thành khu cơng
nghiệp lớn, đem lại nguồn thu nhập và tạo cơ hội cho người dân đổi đời. Sự đầu tư

này đóng góp tỷ trọng đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời
cũng tạo ra bước đột phá trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh
nói riêng và của Việt Nam nói chung. Góp phần tích cực trong sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo định hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. [4] Mức tiền
lương cũng có xu hướng tăng lên ở Việt Nam. Từ tháng 1 năm 2020, mức lương tối
thiểu tháng đã tăng lên mức 5,7%, cao hơn mức 5,3% năm 2019. Với mức tăng mới,
lương tối thiểu tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh sẽ tăng lên mức 4.420.000 VNĐ. Trong
đó, vùng thấp hơn cũng tăng từ 2.920.000 lên 3.070.000 VNĐ. Nhờ vậy, cuộc sống
của người dân được cải thiện, mức sống tăng lên đáng kể. Điều này cho phép chính
phủ chi tiêu nhiều hơn cho phúc lợi xã hội, giáo dục, cơ sở vật chất và các dịch vụ
công khác nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát
triển. [5]
Vấn đề thứ hai là tồn cầu hóa với chính sách lao động và mơi trường. Khi
thương mại tự do phát triển, các doanh nghiệp sẽ di dời cơ sở sản xuất đến những khu
vực có nền kinh tế kém phát triển hơn nhưng có những điều kiện thuận lợi để thực
hiện sản xuất, mà Việt Nam lúc này là một vùng đất lý tưởng để các doanh nghiệp di
chuyển đến. Có nhiều doanh nghiệp nhằm hạn chế nguồn vốn bỏ ra cho công nhân
nên đã bỏ qua những đãi ngộ và quyền lợi hợp pháp của công nhân. Những doanh
nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất đã thuê những lao động tạm thời, người chưa
đủ độ tuổi lao động hay người khơng có trình độ tiêu chuẩn, lao động bất hợp pháp
vào làm việc. Tại Việt Nam, tính đến hết năm 2019, đã có khoảng 650.000 lao động
đang làm việc ở nước ngoài. [6] Số lượng người lao động ra nước ngoài làm việc ngày
càng cao, dẫn đến thiếu hụt lao động trong nước, gây ra hiện tượng “chảy máu chất
xám”. Các chính sách bảo vệ lao động Việt Nam ở nước ngồi cịn hạn chế, dẫn đến
người lao động còn phải đối mặt với những vấn đề như phân biệt chủng tộc, chèn ép,
bóc lột sức lao động, bất cơng về chính sách tiền lương,... Địi hỏi chính phủ phải có
những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ quyền lợi của người lao động nước nhà.
Bên cạnh những bất cập nêu trên, người lao động Việt Nam lúc này có rất
nhiều cơ hội để vươn mình phát triển. Các doanh nghiệp ln cần một nguồn nhân lực
cao tạo điều kiện cho người dân tìm kiếm việc làm, nâng cao tay nghề lao động của

mình. Một khi hội nhập thương mại, nước ta phải có những điều luật về quản lý và
bảo vệ lao động khắt khe, nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Theo quan điểm này thì chính
tồn cầu hóa đã tạo cơ hội cho nước ta ban hành những chính sách bảo vệ lao động
của nước mình một cách thiết thực nhất, điển hình là Bộ luật Lao động 2019 có hiệu
lực từ năm 2021 bảo vệ nhiều hơn quyền lợi cho người lao động. Mặt khác, các doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng có những chính sách đối đãi lao động cực kì tốt,
như: số nhân viên tại Microsoft Việt Nam lên đến 15.000, con số cực khủng này chỉ
xếp sau trụ sở chính Hoa Kỳ đã đủ nói lên chế độ đãi ngộ cực tốt tại đây. [7]

4


Đi cùng với sự hội nhập kinh tế, thì các vấn đề về môi trường cũng đã trở thành
vấn đề nan giải của nước ta. Từ năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu bước vào thời kì đổi
mới, sau đó là hội nhập kinh tế sâu rộng thì vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra ngày
càng nghiêm trọng hơn và là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Sự
“mọc lên” của các nhà máy làm lượng khí thải thải ra ngày càng nhiều. Khi các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, ngoài các chi phí về nhân cơng, ngun,
nhiên liệu thì chi phí xử lý các vấn đề môi trường chiếm một phần rất lớn đối với
doanh nghiệp. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã cố tình trốn tránh, cắt giảm các quy
trình trong xử lý chất thải, điều này đã gây ra tổn hại rất lớn đối với môi trường và sức
khỏe con người. Trong khi đó, pháp luật về bảo vệ mơi trường cịn hạn chế, mức độ
xử phạt với các hành vi vi phạm chưa cao nên tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều
doanh nghiệp. Một trong số đó phải kể đến sự việc Công ty Vedan – công ty có vốn
đầu tư của Đài Loan, có những vi phạm nghiêm trọng đối với môi trường Việt Nam
suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí
mơi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường. [8]
Mối quan tâm thứ ba của Việt Nam là chủ quyền quốc gia trong quá trình hội

nhập. Là một nước nằm ở vị trí địa lí khá nhạy cảm về mặt kinh tế cũng như chính trị
nên việc tham gia tiến trình tồn cầu hố sẽ một mặt mang đến những thuận lợi hơn
cho việc phát triển kinh tế giao lưu hội nhập nhưng mặt khác nó cũng đem đến những
đe dọa cho chủ quyền của lãnh thổ nước ta. Nhờ chính sách thị trường mở mà nhiều
doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài tiếp cận nhiều hơn đến mơi trường kinh tế ở Việt
Nam. Chính điều này đã tạo ra những bất cập trong hệ thống quản lý đối với cơ quan
nhà nước, chính quyền khơng thể quản lý tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đang
hoạt động tại Việt Nam. Lợi dụng sự lỏng lẻo trong công tác quản lý ở một số vùng,
các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam đã thực hiện các thủ đoạn tinh
vi xâm phạm đến chủ quyền kinh tế cũng như chủ quyền về an ninh bằng những hoạt
động kinh doanh trá hình để thực hiện các hành vi buôn lậu, buôn bán ma tuý,... xuyên
quốc gia, mua đi bán lại các sản phẩm trong một quốc gia và gắn mát đó là hàng xuất
khẩu hay xâm phạm khơng gian mạng của Việt Nam mà điển hình gần đây là việc một
doanh nghiệp nước ngoài giả mạo Báo Điện tử CAND. [9] Khi người dùng bị dụ truy
cập vào IP giả nói trên và nhấp vào bất kỳ nội dung nào (chẳng hạn như logo) trên
trang web, tội phạm mạng sẽ đánh cắp thông tin và sau đó đe dọa "đóng băng" tồn bộ
tài khoản ngân hàng, khách hàng và nhiều thông tin cá nhân quan trọng khác để lừa
đảo và tham ô tài sản nhằm mục đích. Đây là mối đe dọa an ninh đối với các cá nhân,
doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, và quốc gia. Những vấn đề này đòi hỏi Việt Nam phải
thận trọng hơn trong vấn đề chủ quyền quốc gia trong q trình tồn cầu hóa. Nước ta
ln nhận thức rõ ràng về vấn đề này và luôn hiểu rằng “độc lập, bảo vệ chủ quyền”
khơng phải là biệt lập mình với thế giới, đóng cửa thương mại mà là chủ động, tự chủ
trong chính trị, kinh tế, quốc phịng, an ninh, tự quyết con đường mà ta sẽ đi mà
không bị chi phối hay bị bất kỳ nước nào điều khiển.
Trong tiến trình tiến tới tồn cầu hóa của đất nước, Việt Nam chính thức gia
nhập ASEAN từ năm 1995 và WTO năm 2007. Theo sự tham gia vào các tổ chức này,
5


Việt Nam buộc phải tuân thủ những quy định đề ra, các quyết định của nền kinh tế đều

chịu sự ảnh hưởng lớn nhỏ của các thành viên khác trong tổ chức. Việt Nam là một
quốc gia nhỏ, vị thế trên trường quốc tế chưa cao, điều này đã làm cho năng lực kiểm
soát đất nước bị hạn chế, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi quyết định của các nước khác.
Tuy nhiên, cho đến nay, hợp tác Việt Nam - ASEAN chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế,
trên cơ sở bảo đảm lợi ích của các bên. Nguyên tắc hoạt động quan trọng của ASEAN
là “tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, khơng can thiệp cơng
việc nội bộ của nhau”, do vậy, lợi ích của các nước thành viên ASEAN luôn được bảo
đảm. Bên cạnh đó, sau 4 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có một khởi đầu quan
trọng trong việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế: Ngày 01/02/2010,
Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các
biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ
Việt Nam. Ngày 11/07/2011, Ban Hội thẩm (WTO) đã ban hành và gửi báo cáo giải
quyết tranh chấp tới các bên liên quan. Báo cáo ủng hộ hầu hết những lập luận Việt
Nam đưa ra trong tham vấn. [10] Ngoài ra, vào năm 2018, Cơ quan giải quyết tranh
chấp WTO (DSB) đã giải quyết tranh chấp biện pháp tự vệ tôn lạnh ( Trong vụ việc
này, hàng hóa xuất khẩu có liên quan của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể do lượng
xuất khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trên 60% lượng nhập khẩu của Indonesia). [11] Đây
có thể xem là thắng lợi tích cực, có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
giảm thiểu khó khăn trước các biện pháp phịng vệ thương mại do nước ngồi điều tra
và áp dụng. Đồng thời cho thấy Việt Nam không hề lo sợ hay e ngại khi là một nước
nhỏ trong tổ chức các nước lớn, mà Việt Nam đang tận dụng, phát huy hết lợi thế của
mình và sẵn sàng đứng lên khi bị thiệt thòi trong các cuộc thương mại.
Vấn đề cuối cùng khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới chúng ta khơng thể bỏ
qua đó là tồn cầu hóa và đói nghèo trên thế giới, đây được xem là vấn đề gây ra
nhiều thách thức lớn cho nước Việt Nam ta trong quá trình hội nhập. Như chúng ta đã
biết Việt Nam tại thời điểm trước những năm 90 của thế kỉ XX là nước có nền kinh tế
lạc hậu, thấp kém, sự khác biệt về trình độ cơng nghiệp giữa chúng ta với các nước
phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay các nước ở Tây Âu là cịn rất lớn. Có thể nói tồn
cầu hóa là một sân chơi thương mại lớn của các nước trên thế giới, có những cam kết,

thỏa thuận, hiệp định cũng như có các quy chế chung về thương mại song phương, đa
phương. Nhưng ở sân chơi bất bình đẳng đó thì việc hài hịa thuế quan đơi khi chỉ có
lợi cho một số ít quốc gia đã phát triển vì thiết chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương
mại quốc tế đều nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển sao cho họ là những
người được hưởng lợi nhiều nhất. Các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn chưa
đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Tồn cầu hóa diễn ra đã làm cho sự chênh
lệch giàu nghèo ở nước ta ngày càng rõ rệt gây ra nhiều tác động tiêu cực đến xã hội,
với hậu quả trước mắt là gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt là bất bình đẳng về cơ hội.
Những người có tiềm lực về kinh tế, họ sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư phát triển hơn.
Trong khi đó, những người nghèo thì khơng đủ điều kiện về vốn và dần bị tụt hậu về
công nghệ, không theo kịp công cuộc chuyển đổi kinh tế. Người giàu ngày càng giàu,
ngược lại, người nghèo ngày càng nghèo hơn. Sự phân hố giàu nghèo ở nước ta có
6


thể nhận thấy rõ nét giữa thành thị và nông thơn, giữa các nhóm dân tộc chiếm đa số
và thiểu số. Báo cáo của Oxfam vào năm 2017 cho thấy rằng khi chỉ có 5,4% dân số
thành thị sống dưới chuẩn nghèo thì con số này ở nơng thơn là 22,1%, tỷ lệ người
nghèo tại các khu vực nông thôn chênh lệch khá cao so với tỷ lệ người nghèo đô thị.
[12]
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, tình
hình đói nghèo ở Việt Nam đã được cải thiện như thế nào? Tuy gia tăng khoảng cách
giàu nghèo là khó khăn, thử thách lớn đối với Việt Nam khi tiến hành công cuộc đổi
mới kinh tế, đi theo con đường hội nhập quốc tế song con đường này cũng là con
đường ngắn nhất, đúng đắn nhất để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Sự chuyển dịch
lao động trong quá trình tồn cầu hóa chính là giải pháp để giải quyết sự chênh lệch
về điều kiện lao động, nhu cầu lao động giữa nước giàu và nước nghèo. Những nỗ lực
không ngừng nghỉ của nhà nước ta trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận trong
công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986, thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành

quốc gia thu nhập trung bình thấp. Cơ hội lớn nhất của tồn cầu hóa là mở rộng thị
trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi
sản xuất và cung ứng toàn cầu. Theo đánh giá của World Bank, nhờ hoạt động thương
mại hóa mà nhiều cơ hội việc làm được tạo ra làm cho tỷ lệ người ở nhóm siêu nghèo
trong những năm thập niên 90 giảm từ 70% xuống cịn 10% vào năm 2016. [13] Tính
đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam vẫn đang có dấu hiệu giảm dần và đạt được mức
5% với các tiêu chí đa chiều, đánh giá khắt khe hơn các giai đoạn trước. [14] Đồng
thời khi hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) giúp nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi
cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày
càng sâu rộng hơn.
Trong những thập niên qua, phong trào chống tồn cầu hố diễn ra rộng rãi,
dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích chống lại những bất cơng cũng như mặt
trái của tồn cầu hố. Các phong trào này chủ yếu nổ ra ở các nước phát triển như Mỹ,
Anh, Pháp nổi trội là Sự kiện Brexit, Biểu tình phản đối WTO ở Seattle, Phong trào
chống tồn cầu hóa tại Genoa, 2001 hay tại London, 1999. Việt Nam mặc dù gánh
chịu nhiều tổn thất do tồn cầu hóa gây ra nhưng nhìn chung, đối với một quốc gia
đang phát triển, nó vẫn mang lại nhiều ích lợi hơn là tác hại tiêu cực đối với nền kinh
tế và đời sống xã hội. Bên cạnh những ý nghĩa tích cực nêu trên, về mặt kinh tế, tồn
cầu hóa thúc đẩy sự phân cơng lao động phạm vi toàn cầu, sự phát triển của các lực
lượng sản xuất; là cách nhanh nhất để Việt Nam tiếp cận được các ý tưởng về công
nghệ và kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; là cơ hội tốt nhất để phát huy những thế mạnh
của mình thơng qua hoạt động thương mại và đầu tư xuyên quốc gia. Về chính trị, văn
hố, xã hội nói chung, nó đã kết nối các quốc gia lại với nhau, xúc tác cho mối quan
hệ hữu nghị hịa bình giữa các quốc gia làm giảm nguy cơ chiến tranh; tạo cơ hội để
các dân tộc giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hố mới; đồng thời, các quốc gia
cịn hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bệnh tật, đói
7



nghèo, tội phạm… Từ khi tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa, Việt Nam đã liên tục
thăng hạng về chỉ số cạnh tranh của các quốc gia. Hiện nay, Việt Nam được coi là
“con hổ mới nổi của khu vực châu Á”, đặc biệt khi nước ta có những thành tựu nhất
định ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong thời kỳ khủng hoảng vì Covid 19. Vì vậy,
Việt Nam phải hướng đến hội nhập toàn diện, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển
của quốc gia.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, trước hết, nước ta cần nhanh chóng hồn
thiện hệ thống pháp luật với mục tiêu thực thi một cách có hiệu quả các hiệp định tự
do thương mại mà Việt Nam ký kết. Cụ thể, nhà nước phải nhanh chóng rà sốt, sửa
đổi các nội dung chưa phù hợp giữa Luật Bảo vệ môi trường và các Luật chuyên
ngành, đồng thời, chỉnh sửa các lỗ hổng trong Bộ luật Lao động và các vấn đề liên
quan đến tiền lương và tranh chấp lao động nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp FDI lợi
dụng kẽ hở trong hệ thống pháp luật thực hiện các hành vi sai trái. Bên cạnh đó, cần
tỉnh táo và nghiêm khắc đối với dịng vốn đầu tư nước ngồi vào các ngành dễ gây ô
nhiễm môi trường, ngành sử dụng nhiều năng lượng. Về vấn đề an sinh xã hội, nên tập
trung cải thiện các chính sách bền vững cho người nghèo cũng như hỗ trợ người lao
động thông qua cải thiện các cơng trình cơng cộng, thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ
xã hội như là giáo dục, y tế. Thực thi các thiết chế xã hội đặc thù hướng đến tầng lớp
thu nhập cao điển hình là thuế thu nhập cá nhân để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội. Cuối cùng, tích cực tham gia hội nhập quốc tế, đa phương hóa các quan
hệ kinh tế nhưng phải gắn liền với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Hiện nay tồn cầu hố là xu thế phát triển của hầu hết các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới đặc biệt là đối với nước đang trên đà phát triển như Việt Nam.
Qua hơn 30 năm hội nhập và phát triển, bất chấp những hạn chế, khó khăn mà tồn
cầu hố mang lại nó vẫn mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn cho nền kinh tế đời sống xã
hội của nước ta, giúp ta từ một nước thiếu thốn về nhiều mặt trong quá khứ trở mình
thành một trong những nền kinh tế có đà tăng trưởng mạnh và bền vững trên bình diện
thế giới. Vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải quyết liệt hơn trong công tác xác minh
quản lý để khắc phục các hạn chế và tồn đọng mà tiến trình tồn cầu hóa mang lại.
Bên cạnh đó, trong dịng chảy của tồn cầu hố cần phải có những hướng đi đường,

lối đúng đắn để tối ưu hóa mục tiêu phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân với
tinh thần phát huy tối đa các nguồn lực và vật lực bên trong của đất nước, đẩy mạnh
các hoạt động mang lại lợi ích quốc tế, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, bảo vệ
môi trường.

Tài liệu Tham khảo
[1]

“Tạp chí Tài chính, Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam và một số vấn đề đặt ra,” [Trực tuyến]. Available:
/>
8


302133.html?fbclid=IwAR39ZC6WhCFpIP22pvtwfvJGoio7jra3c3y874nFrmzMAQOVNfyBTKD0AMA.
[2]

“Diễn đàn Sài Gòn 247, Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn:Bốn tháng khơng thu được 1 đồng, khơng cịn sức chờ
hưởng hỗ trợ,” [Trực tuyến]. Available: />
[3]

“TỔNG CỤC THỐNG KÊ,” [Trực tuyến]. Available: 1. .

[4]

“Samsung bắc ninh có bao nhiêu cơng nhân?,” [Trực tuyến]. Available: />
[5]

“Tạp chí Mekong-Asean, Mức lương tối thiểu của Việt Nam đang ở vị trí nào trong khu vực?,” [Trực tuyến].
Available: />
[6]


“Lao động, Năm 2020, xuất khẩu lao động tập trung vào thị trường thu nhập cao,” [Trực tuyến]. Available:
/>fbclid=IwAR05b_k6AQQ_7YRzp18osRSiR12PMx9jLFNhTAAz_FVd8yRbBlmkqAqHzV4.

[7]

“VnResource, Top 9 các công ty có chế độ đãi ngộ tốt nhất tại Việt Nam,” [Trực tuyến]. Available:
/>
[8]

“Tiền Phong, Vi phạm của Vedan phải xử lý đến cùng,” [Trực tuyến]. Available: />
[9]

“Công an nhân dân, Trang web từ nước ngoài giả mạo Báo CAND để lừa đảo,” [Trực tuyến]. Available:
/>fbclid=IwAR3R2oiz_b8kB84p5aMap2yezV2oeWUlOd9QnPAbLfsiB72Ok0j5qQntnbY.

[10]

“Phịng Thương Mại Và Cơng Nghiệp Việt Nam, Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO - Các biện
pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh,” [Trực tuyến]. Available:
/>
[11]

“Bộ Công Thương Việt Nam, Kết quả vụ việc giải quyết tranh chấp biện pháp tự vệ tôn lạnh tại WTO (DS 496),”
[Trực tuyến]. Available: />
[12]

“Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, Chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng,” [Trực tuyến].
Available: />
[13]


“Tạp chí Tài chính, Kinh tế Việt Nam đi lên nhờ tồn cầu hóa,” [Trực tuyến]. Available:
/>
[14]

“Giảm nghèo và câu chuyện “kỳ lạ” ở Việt Nam,” [Trực tuyến]. Available:
/>
9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×