Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lỗi ''''ngớ ngẩn'''' khi cho trẻ uống sữa. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.18 KB, 5 trang )




Lỗi 'ngớ ngẩn' khi cho trẻ uống sữa

Nhiều 'sự thật' bất ngờ về cách pha và cho con uống sữa sẽ khiến bạn giật
mình té ngửa đấy.
Nuôi con, nhiều bậc phụ huynh mạnh tay chi tiền để mua những loại sữa ngoại với
thành phần dinh dưỡng tốt nhất. Nhưng dù sữa có tốt đến mấy mà không hợp với
cơ địa của con hoặc pha sai công thức hay sáng tạo thái quá trong việc cho con
uống sữa thì cũng mất tác dụng.
Dưới đây là một số lỗi điển hình trong việc pha sữa và cho con uống sữa, rất nhiều
các bậc phụ huynh mắc phải.
1. Pha sữa quá đặc
Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo
các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau
bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn… Đặc biệt, một
số trẻ còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Thông thường, mỗi nhãn hiệu sữa đều đã được nhà sản xuất hướng dẫn cách pha
sao cho đảm bảo thành phần dinh dưỡng để trẻ hấp thụ tốt nhất. Do đó, mẹ đừng
sáng tạo thêm, bớt kẻo lại 'tiền mất tật mang'.
2. Thêm nước hoa quả vào sữa
Thật sai lầm khi một số mẹ cho rằng, thêm nước cam hoặc chanh vào trong sữa
giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn. Thực tế, nước cam
và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein
trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của
protein.

Sữa là dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ (Ảnh
minh họa).
3. Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội


Khi pha sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm 40-60 độ C (2/3 nước nguội + 1/3
nước sôi là sẽ có nước pha sữa hoàn hảo).
Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé là lỗi không thể thứ tha.
Bởi, một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… dễ bị hư
hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Còn nếu mẹ pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ
không tan hết kéo theo chất dinh dưỡng trong sữa cũng không được trẻ hấp thụ một
cách tối đa.
4. Pha sẵn sữa để trẻ uống ban đêm
Bài liên quan:
Pha sẵn sữa để ban đêm trẻ tỉnh dậy uống ngay vừa tiết kiệm thời gian vừa tiện lợi?
Nếu có chị em nào nghĩ thế thì hãy xem xét lại ngay. Sự thật, bình sữa sau khi pha
chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình kỹ, kỹ thuật pha sữa đúng và trẻ
chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.
Tuyệt đối không pha sẵn sữa và lưu trữ quá lâu bởi đây là điều kiện tốt cho vi trùng
sinh sôi, phát triển. Bú sữa này bé dễ nhiễm bệnh.
5. Dùng sữa uống thuốc
Nhiều trẻ nhỏ khi bị bệnh thì sợ uống thuốc. Để dụ dỗ con, cha mẹ nghĩ ra chiêu
dùng sữa (thay vì nước trắng) để cho con uống thuốc, vì cho rằng, sữa có vị ngọt tự
nhiên sẽ làm giảm vị đắng của thuốc, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.
Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên
bề mặt, khiến cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm gây phản ứng
hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ
làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Bởi thế, dùng sữa cho trẻ uống thuốc là vô tình mẹ đã hại đến sức khỏe của con.
Và lưu ý, trong 1-2 giờ trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
6. Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn
Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút, mẹ uống một cốc sữa đầy thì đến bữa ăn chính,
cảm giác của mẹ thế nào? Chắc hẳn sẽ là chán ăn, ăn kém ?! Trẻ con cũng thế,
nếu mẹ cho con uống sữa quá gần bữa ăn thì việc con ngắc ngứ, mặt mũi buồn
thiu khi nhìn thấy đồ ăn là điều dễ hiểu bởi hệ tiêu hóa của con vừa phải 'ì ạch'

hấp thu và tiêu hóa lượng lớn protein trong sữa.
Mẹ thông minh nên cho trẻ uống sữa cách bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể
hấp thu protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

×