Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lưu ý khi cho trẻ uống sữa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.53 KB, 5 trang )

Lưu ý khi cho trẻ uống sữa

Sữa có giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng đơn giản, nhưng nếu bạn không chú
ý đến cách dùng thì sẽ làm cho giá trị dinh dưỡng của sữa giảm đi rất nhiều, thậm
chí có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Sữa quá đặc gây táo bón
Có người cho rằng sữa càng đặc thì trẻ em hấp thụ được càng nhiều dinh
dưỡng. Có phụ huynh còn cho rằng sữa tươi quá loãng nên thêm sữa bột vào trong
sữa tươi. Điều này rất không đúng.
Sữa quá đặc làm cho nồng độ của sữa vượt quá mức tiêu chuẩn quy định.
Trong khi đó, độ đặc loãng của sữa trẻ em có tỉ lệ tương xứng với số tháng tuổi
của bé. Độ đặc tăng thêm từ từ tuỳ thuộc vào tháng tuổi của bé.
Trẻ em thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đi ngoài, táo bón, biếng
ăn, thậm chí “từ chối” ăn. Thời gian lâu dài, thể trọng của bé không những không
tăng lên mà còn dẫn đến viêm ruột non chảy máu cấp tính.
Nguyên nhân là do cơ quan nội tạng của trẻ yếu ớt, không chịu được áp lực
và “gánh nặng” quá lớn. Sữa bột pha quá đặc hoặc hoà sữa bột vào trong sữa tươi
sẽ làm cho nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao, vượt qua giới hạn hấp thụ
tiêu hoá qua đường dạ dày của trẻ. Như thế không những không tiêu hoá được mà
còn có thể làm tổn thương cơ quan tiêu hoá của trẻ.
Vì vậy khi cho trẻ uống sữa, bạn nên tuân thủ các thông số về nước và sữa
ghi trên vỏ lon sữa.
Nhiều đường sẽ có hại
Thông thường 100ml sữa thêm 5-8g đường, nếu cho đường quá nhiều thì sẽ
có hại cho con bạn chứ không phải có lợi.
Quá nhiều đường được hấp thụ vào trong cơ thể trẻ sẽ làm cho nước ứ đọng
trong cơ thể, làm cho cơ bắp và tế bào dưới da trở nên "lỏng lẻo, mất lực". Những
đứa trẻ như thế này nhìn rất béo, nhưng sức đề kháng trong cơ thể lại rất kém. Y
học gọi nó là thể hình “bùn nhão”.
Quá nhiều đường “dự trữ” trong cơ thể sẽ là nhân tố nguy hiểm gây ra các
bệnh như: xơ cứng động mạch, cận thị, sâu răng…


Tốt nhất là cho đường sucroza (đường mía) vào trong sữa. Đường mía sau
khi vào đường tiêu hoá bị dịch tiêu hoá phân giải, trở thành đường gluco được hấp
thụ vào trong cơ thể.
Các bậc phụ huynh cũng lưu ý việc đun nóng đường và sữa cùng một lúc là
không nên, vì như thế sẽ tạo ra những chất có hại cho cơ thể. Sau khi đun nóng
sữa, bạn nên để sữa nguội dần tới 40 đến 50 độ C sau đó mới cho đường vào quấy
đều.
Không nên cho socola vào sữa
Có phụ huynh cho rằng sữa thuộc thực phẩm có protein cao, socola lại là
thực phẩm năng lượng, hai thứ đồng thời sử dụng nhất định rất có lợi. Nhưng thực
tế không phải như vậy.
Sữa là chất lỏng, sau khi thêm socola, chất canxi trong sữa sẽ kết hợp với
acid oxalic trong socola gây ra phản ứng hoá học, tạo thành “axit oxalic canxi”,
làm cho canxi vốn dĩ có ích lại biến thành chất có hại cho cơ thể.
Nếu con bạn dùng lâu sẽ gây ra thiếu canxi, đi ngoài, phát triển chậm chạp,
lông tóc khô xơ, dễ còi xương và tăng thêm nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận.
Không được dùng sữa uống thuốc
Có người cho rằng dùng những thứ có chất dinh dưỡng để uống thuốc nhất
định sẽ rất tốt cho cơ thể, thực ra như thế là rất sai lầm.
Sữa sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ
đậm đặc của thuốc ở trong máu thấp hơn nhiều so với uống thuốc bằng nước sôi
để nguội.
Dùng sữa uống thuốc càng dễ làm cho bề mặt thuốc hình thành nên màng
bao phủ, và làm cho những i-on khoáng chất trong sữa như Ca, Mg gây ra phản
ứng hoá học với thuốc, tạo thành những chất không tan trong nước, như thế không
những giảm thấp tác dụng của thuốc mà còn có hại cho cơ thể.
Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc khoảng 1-2 tiếng thì không nên uống
sữa.
Không nên thêm nước cơm vào sữa
Một số phụ huynh cho rằng thêm nước cơm vào trong sữa sẽ làm cho chất

dinh dưỡng bổ sung lẫn nhau. Thực ra cách làm này rất không khoa học.
Trong sữa chứa rất nhiều vitamin A, nhưng nước gạo và cháo chủ yếu là
tinh bột, chứa chất oxidase sẽ phá vỡ vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ
vitamin A sẽ phát triển chậm, cơ thể yếu, có nhiều bệnh. Vì vậy, bạn cần phải tách
hai thứ ra để ăn riêng.
Sữa có cần phải “hầm” nhừ?
Thông thường nhiệt độ khử trùng của sữa không cần phải cao. Nếu bạn đun
ở 70 độC thì chỉ cần đun trong vòng 3 phút; nếu bạn đun ở mức 60 độ C thì chỉ
cần 6 phút là được.
Nếu bạn đun ở 100 độC, thì chất đường ở trong sữa sẽ có hiện tượng cháy.
Đường cháy thì sẽ dễ gây ra ung thư.
Nếu đun sôi lâu thì chất canxi trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng ngưng tụ
thành acid phosphoric, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

×