Trấn an tâm lý khi bé gặp ác mộng
Nếu bé xuất hiện những cơn ác mộng lúc nửa đêm, bé sẽ vô cùng hoảng hốt
khi phải ngủ một mình.
Bạn có thể giúp bé cân bằng tâm lý qua vài mẹo nhỏ từGoodhousekeeping.
- Thông cảm cho bé: Bạn khó mà biết chính xác nỗi sợ hãi bé vừa trải qua. “Tất cả
các bé đều có chung một câu hoảng sợ ‘con vừa gặp ma’ khi bạn ở bên. Lúc này,
bạn nên vỗ về bé trước bằng cách ôm bé vào lòng để bé bớt sợ hãi” – Jodi Mindell
(chuyên viên Sức khỏe Trẻ em tại Philadelphia) chia sẻ. Thái độ đồng cảm giúp bé
yên tâm và tin tưởng trò chuyện với cha mẹ sau đó.
- Bạn nên tránh an ủi bé theo cách “Chỉ là giấc mơ thôi mà. Có thế mà con cũng
hoảng sợ à”. Bởi vì, bé 3-4 tuổi không thể tự trấn an tâm lý với những giấc mơ hãi
hùng. Thay vào đó, bạn nên chỉ cho bé thấy môi trường an toàn trong nhà như
phòng bố mẹ ngay sát bên hoặc chú chó nhỏ đang canh giữ dưới nhà.
N
ếu những cơn ác mộng ảnh hưởng đến sức khỏe
và giấc ngủ của bé, bạn nên đưa bé đi khám
sớm (Ảnh minh họa).
- Cùng bé phân tích cơn ác mộng: Bạn nên từ từ hỏi và lắng nghe bé kể sơ qua về
những tình tiết hoặc những nhân vật khủng khiếp trong giấc mơ vừa trải qua. Đó
có thể là cảnh bé đi lạc; bé bị ai đó rượt đuổi hoặc cảnh ma quỷ. Việc chia sẻ sẽ
giúp bé bớt căng thẳng và giảm thiểu sự đe dọa phi lý của cơn ác mộng.
Giúp bé loại bỏ ác mộng
Nghiên cứu cho thấy, những cảnh như máy bay lao vào tòa nhà, một người đàn ông
giận dữ bóp cổ em bé, những bà mẹ ôm con khóc dưới trời mưa… có thể xuất hiện
chập chờn trong giấc mơ của bé. Kết quả của ác mộng kiểu này thường bắt nguồn
từ những hình ảnh trên tivi mà bé được xem.
Do đó, bạn cũng nên loại bỏ những yếu tố dễ khiến bé gặp ác mộng như những
đoạn phim hoặc trò game súng gươm trên máy vi tính. Thay vào đó, bạn nên chọn
đọc cho bé một quyển sách vui vẻ trước giờ đi ngủ. Bạn nên tránh cho bé xem
phim hoạt hình hoặc chơi đùa quá sức vào buổi tối. Những bộ phim họat hình dù
hài hước, sinh động nhưng cũng dễ làm bé lưu trữ hình ảnh lộn xộn trong đầu – kết
quả của những ám ảnh trong giấc mơ.
Bạn cũng nên thu xếp phòng ngủ cho bé thật gọn gàng, ấm cúng. Trang bị quá
nhiều đồ chơi, tranh ảnh trong phòng ngủ cũng khiến bé nhức mắt và hoảng sợ nếu
thức giấc nửa đêm. Đảm bảo sự bài trí trong phòng ngủ sẽ khác với phòng khách
hoặc phòng vui chơi của bé.
Với bé lớn hơn, bạn có thể trò chuyện với bé về những thảm họa mà bé được
chứng kiến trên màn ảnh nhỏ. Phân biệt cho bé thấy đâu là những cảnh không có
thật của phim ảnh, đâu là những thảm họa thiên nhiên. Buổi thảo luận cởi mở sẽ
làm yên lòng và tránh bé phải đương đầu với những ám ảnh.
Bạn cũng nên nhận biết thời điểm những cơn ác mộng ở bé trở nên nghiêm trọng.
Theo Jodi, nếu một giấc mơ khủng khiếp cứ tái diễn hết lần này đến lần khác thì nó
có thể là dấu hiệu bé chơi đùa quá sức. Bạn nên kiểm tra xem thời điểm bé xuất
hiện những cơn ác mộng có trùng khớp với một ngày bé vui chơi nhiều cùng bạn
bè hoặc người giúp việc. Ác mộng cũng có thể gia tăng sau một ngày bé gặp nhiều
chuyện không vui.
Nếu những cơn ác mộng ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bé, bạn nên đưa
bé đi khám sớm.
Ngư
ời lớn có thể coi đó là những cảnh phim ảo hoặc những thảm
họa xã hội trên thế giới nhưng bé thì bị ám ảnh thực sự. Những
hình ảnh này ẩn náu trong đầu và khiến bé bị stress. Khi ấy, chất
lượng giấc ngủ giấc ngủ kém đi và bé dễ thức giấc lúc nửa đêm.
Thời điểm bé giật mình tỉnh dậy cũng là thời điểm bé mường
tượng lại những cảnh khủng khiếp vừa xem trên tivi. Do đó, nỗi
sợ hãi của bé thường nhân lên gấp đôi, nhất là với bé phải ngủ
một mình.