Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những yế tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán vãng lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.14 KB, 6 trang )

1.

Cán cân thanh toán vãng lai
1.1 Thế nào là cán cân thanh tốn vãng
Cịn gọi là tài khoản vãng lai, ghi chép những giao dịch về hàng hóa và

dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngồi nước về hàng hố,
dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu
tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai
một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. Những giao dịch
dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước
được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ).
Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh tốn của người cư trú ngồi nước cho
người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư
tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Cán cân vãng lai bao gồm:
1.1.1 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu
của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng
như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh
lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh
lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng
bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại phản ánh toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá.
Hàng hoá được IMF chia thành 5 loại: hàng hố thơng thường; hàng hố gia cơng,
chế biến; giá trị sửa chữa hàng hố; hàng hố cung cấp tại cảng và vàng phi
tiền tệ (Vàng tiền tệ: Là vàng thuộc sở hữu của các cơ quan quản lý tiền tệ (hoặc do
tổ chức khác sở hữu nhưng đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý tiền tệ)
nhằm mục đích dự trữ. Các loại vàng còn lại được gọi là vàng phi tiền tệ).
1.1.2 Cán cân dịch vụ
Là số tiền chi trả thuần tiền lãi và lợi tức cổ phần cho các nhà đầu tư nước


ngoài cũng như số tiền thu và chi từ du lịch quốc tế và các giao dịch khác.


Cán cân dịch vụ phản ánh toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ.
Trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế, IMF phân dịch vụ thành 11 loại lớn,
bao gồm: Vận tải; du lịch; dịch vụ bưu điện và đưa tin; dịch vụ xây dựng; dịch vụ
bảo hiểm; dịch vụ tài chính; dịch vụ tin học và máy tính; phí bản quyền và cấp
giấy phép; dịch vụ kinh doanh khác; dịch vụ văn hố và giải trí cá nhân; dịch
vụ Chính phủ.
1.1.3 Cán cân thu nhập
Thu nhập có được từ nhiều hoạt động khác nhau, nhưng trong thống kê cán
cân thanh toán quốc tế, thu nhập được phân thành hai loại: thu nhập từ lao động
và thu nhập từ đầu tư.
Thu nhập từ lao động (có được do cung cấp sức lao động): Là các khoản
tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người
không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
Thu nhập từ đầu tư(có được do cung cấp vốn): Là các khoản thu từ lợi nhuận
đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá, cho vay,…
1.1.4. Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác
Chuyển giao vãng lai một chiều: Phản ánh giá trị các khoản cho, tặng
(bằng tiền hoặc hiện vật) giữa người cư trú và người khơng cư trú với mục đích tiêu
dùng. Một khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế nhằm cứu trợ nhân đạo được
phản ánh vào tiểu mục chuyển giao vãng lai một chiều. Nhưng, nếu một khoản
viện trợ khơng hồn lại gắn với mục đích đầu tư hay là một cấu phần của khoản
tài trợ có mục đích đầu tư thì khơng được phản ánh tại tiểu mục chuyển giao
vãng lai một chiều mà được hạch tốn vào cán cân vốn và tài chính.
1.2 Mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư, chi tiêu của nền kinh tế với cán cân thanh
toán vãng lai.
Theo lý thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa
đầu tư và tiết kiệm. Chúng ta sử dụng một đẳng thức cơ bản trong kinh tế học nói

lên quan hệ giữa tài khoản vãng lai, mức tiết kiệm và đầu tư như sau
CA = S –
I (1)
Trong đó CA là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai, S là mức tiết
kiệm trong nền kinh tế và I là đầu tư. Theo đẳng thức này, vấn đề của thâm hụt Tài
khoản vãng lai không nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề


kinh tế vĩ mô.
1.2.1 Mối quan hệ của hoạt động đầu tư của nền kinh tế
Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do
nhu cầu đầu tư tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Đầu tư trong nền
kinh tế gồm đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư công. Đầu tiên nếu đầu tư khu vực tư
nhân tăng: nhà xưởng máy móc,thiết bị, cơng cụ sản xuất…điều này làm cho nhập khẩu
tăng lên, nhập khẩu tăng làm thâm hụt cán cân thương mại. Khi thâm hụt cán cân
thương mại làm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai.
Cái thứ hai là đầu tư công tăng làm cho thâm hụt cán cân ngân sách do chi lớn
hơn thu. Điều này làm cho thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai.
Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư vào sản xuất tăng cao thì khơng phải là
vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, cơng
cụ sản xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn, sản xuất nhiều hơn, và
hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại
và tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất
động sản thì đáng lo ngại, vì khu vực này thường không làm tăng năng suất cũng
như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ.
Ví dụ: khi đầu tư tăng cao sẽ làm cho thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai:
Trong năm 2006 và 2007 đã chứng kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần
hóa, lên sàn, phát hành thêm cổ phiếu. Bản chất của các hoạt động này, kể cả việc
thực hiện cổ phẩn hóa (khơng chỉ của các công ty nhà nước) là các hoạt động
huy động vốn của doanh nghiệp để tăng đầu tư. Hệ quả tất yếu của việc tăng đầu tư

là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư tăng
vọt của các doanh nghiệp Việt Nam, một lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp đã chảy
vào Việt Nam . Một vấn đề khác liên quan đến tăng trưởng của thị trường chứng
khoán là nguồn vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn chảy vào Việt Nam do chênh lệch
lãi suất của trái phiếu Chính phủ VN với trái phiếu Chính phủ của các nước khác.
Luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt N am, có tác dụng gián tiếp làm cho nhu
cầu đầu tư và tiêu dùng tăng lên
1.2.2

Mối quan hệ của hoạt động chi tiêu đến cán cân thanh toán vãng lai


Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai chính là thâm
hụt ngân sách nhà nước. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là
vấn đề thâm hụt kép: Vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thâm hụt ngân sách
chính phủ cũng lớn. Để thấy được mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai, ta viết lại đẳng thức số 2 ở trên như sau:
CA = Sp + Sg –I = (Y – T – C) + (T – G) – I
trong đó S là tiết kiệm của khu vực tư nhân, Sg chính là chênh lệch giữa thu ngân sách
(T) và chi tiêu của chính phủ (G). Con số chênh lệch giữa thu (T) và chi ngân sách
(G) chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức trên, ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu
vực tư nhân sẽ cải thiện tài khoản vãng lai. Việc tăng đầu tư hay tăng thâm hụt
ngân sách sẽ dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai.
Ví dụ: Trong nhiều năm một trong các nguyên nhân làm mất cân bằng cán cân
thanh toán vãn lai là do vấn đề quản lý NSNN(ngân sách nhà nước) chưa sát với tình hình
lạm phát trong thời gian vừa qua. Đầu năm 2006, những dấu hiệu của lạm phát đã xuất
hiện, nhưng trong quản lý và điều hành NSNN vẫn chưa đánh giá hết tác động của nó nên
việc đầu tư cơng vẫn cịn q lớn và chưa hiệu quả. Chi thường xuyên chưa được giám sát
chặt chẽ nên còn lãng phí, xử lý bội chi NSNN vẫn cịn chưa quyết liệt.
Cái thứ hai khi chi tiêu người dân tăng cao hơn mức tiết kiệm cũng làm thâm hụt

cán cân thanh tốn vãng lai. Trong năm 2006 và 2007, có nhiều nguyên nhân dẫn tới có
sự thay đổi lớn trong mức tiêu dùng của người dân Việt Nam như hiệu ứng tăng tài
sản, do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán và thị trường bất
động sản của Việt Nam và kéo theo một lượng vốn đầu tư gián tiếp lớn ở mức kỷ lục
đã chảy vào thị trường chứng khốn Việt Nam. Về ngắn hạn, dịng tiền này làm cho
người dân giầu có hơn, dẫn đến việc tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.


2. Những tác động của chính sách phá giá đồng nội tệ để phát triển kinh tế

của Nhật Bản đến nền tài chính quốc tế.
Biện pháp phá giá tiền tệ thường được thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa
nội địa nhằm cải thiện cán cân thanh tốn vãng lai. Tuy nhiên, điểm yếu của phá giá là sẽ
làm tăng giá hàng hóa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát. Do đó, để hạn chế lạm phát, các
biện pháp thường được sử dụng là đồng thời phải giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt.

e1
e2

Khi Nhật Bản phá giá đồng Yên bằng cách bán nhiều đồng Yên ra thị trường hay
tăng lượng cung tiền, điều này làm đường LM* dịch chuyển song song sang phải làm tỷ giá
hối đoái giảm từ e1 xuống e2, làm cho hàng hóa trong nước của Nhật trở nên rẻ hơn một
cách tương đối so hàng hóa bên ngồi. Điều này làm cho hàng hóa nội địa tăng sức cạnh
tranh, xuất khẩu trong nước lớn hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại dẫn đến thặng
dư cán cân thanh toán vãng lai. Nhưng điều này tác động khơng nhỏ đến nền tài chính quốc
tế đặc biệt là các nền tài chính mạnh trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Khu vực đồng
tiền chung Châu Âu: do xuất khẩu sang thị trường Nhật sẽ bị giảm sút và nhập khẩu lại tăng
lên do đó để cân bằng cán cân thương mại và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước thì các
cường quốc này sẽ có thể tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ giảm tỷ giá hối đối. Vơ hình

chung tạo nên một cuộc đua về hạ tỷ giá hối đoái. Những phản ứng này gây hệ lụy cho nền
tài chính quốc tế:


Thị trường tài chính tồn cầu chịu những tác động mạnh, đó là sự sụt giảm
của thị trường Chứng khoán của Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Giá cổ phiếu của
các tập đoàn lớn trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng sụt giảm. Bởi Nhật Bản là bạn
hàng thương mại lớn của các nước này.




Làm lãi suất của khu vực đồng tiền chung Châu Âu có thể bị sụt giảm, do các
nước này thực hiện các chính sách phịng vệ nới lỏng tiền tệ.



Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và kém phát triển thì
sẽ tăng nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản (do chất lượng hàng hóa
Nhật được ưa chuộng) và làm cho thâm hụt cán cân thương mại của các nước
này, điều này đồng nghĩa với việc thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của
các nước này.



Đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam và các nước đang phát triển sẽ tăng lên
mạnh mẽ bởi ASEAN hiện là một trong những thị trường đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao nhất cho nguồn vốn FDI đến từ Nhật Bản và chắc chắn sẽ là điểm
đến hấp dẫn khi các nguồn vốn từ Nhật buộc phải tìm kiếm cơ hội đầu tư ở
thị trường nước ngồi.




Nguồn vốn ODA và lãi suất thấp từ Nhật Bản sẽ tăng lên.



×