Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ cơ bản của học sinh từ 6 đến 17 tuổi người dân tộc Kinh, H’mong, Dao ở tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.67 KB, 25 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




TRẦN LONG GIANG


Chuyên đề
HORMONE SINH DỤC NỮ


Đề tài
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ cơ bản
của học sinh từ 6 đến 17 tuổi người dân tộc Kinh, H’mong, Dao
ở tỉnh Yên Bái



Người hướng dẫn chuyên đề:
TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Hương






HÀ NỘI, 2014
MỤC LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
1. Cấu trúc vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng 1
1.1. Vùng dưới đồi 1
1.2. Tuyến yên 2
1.3. Buồng trứng 3
2. Hormone trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng 4
2.1. Hormone GnRH của vùng dưới đồi 4
2.1.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học của GnRH 4
2.1.2. Tác dụng của GnRH 4
2.1.3. Điều hòa bài tiết GnRH 4
2.2. Hormone kích thích tuyến sinh dục: FSH và LH của tuyến yên 4
2.2.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học của FSH và LH 4
2.2.2. Tác dụng lên buồng trứng của FSH và LH 5
2.2.3. Nồng độ FSH và LH 5
2.2.4. Điều hòa bài tiết FSH và LH ở nữ 6
2.3. Hormone estrogen của buồng trứng 6
2.3.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học của estrogen [3], [5] 6
2.3.2. Vận chuyển và thoái hóa estrogen 7
2.3.3. Tác dụng của estrogen 8
2.3.4. Điều hòa bài tiết estrogen 10
2.4. Hormone progesteron của buồng trứng 10
2.4.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học của progesteron 10
2.4.2. Vận chuyển và chuyển hóa progesterone [5] 11
2.4.3. Tác dụng của progesterone [5], [13], [17] 11
2.4.4. Điều hòa bài tiết progesteron 12
3. Thay đổi nồng độ hormone trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
trong một số trạng thái sinh lý 12
3.1. Giai đoạn dậy thì 12
3.2. Chu kỳ kinh nguyệt 13
3.3. Mang thai, chuyển dạ và cho con bú 14

3.4. Mãn kinh 16
3.4.1. Sự biến đổi nồng độ estrogen trong máu 16
3.4.2. Một số biến đổi do thiếu estrogen gây ra ở thời kỳ mãn kinh 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20














CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
Chữ viết tắt
Thuật ngữ được viết tắt
1
ACTH
Adrenocorticotropin hormone
2
FSH
Follicle stimulating hormone
3

GH
Growth hormone
4
GnRH
Gonadotropin releasing hormone
5
HDL
High density lipoprotein
6
HMG - CoA
Hydroxy – methyl – glutaryl – Coenzym A
7
LDL
Low density lipoprotein
8
LH
Luteinizing hormone
9
TSH
Thyroid stimulating hormone













i
Chuyên đề Tiến sĩ Page 1

Hệ nội tiết tham gia điều hòa chức năng cơ thể thông qua sản phẩm bài
tiết của nó là hormone. Về mặt bản chất hóa học, hormone được chia làm ba loại
là steroid, peptid, dẫn xuất của axit amin và protein. Hầu hết hormone có bản
chất protein, peptid và và dẫn xuất của axit amin có receptor nằm ngay trên
màng tế bào và tác động theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai, trong khi
đó hormone có bản chất là steroid và hormone T
3
– T
4
lại có receptor nằm ngay
trong tế bào và tác động theo cơ chế hoạt hóa hệ thống gen tế bào gây tổng hợp
protein [4].
Hormone được điều hòa bài tiết theo nhịp sinh và chịu sự tác động của
một số một số chất truyền đạt thần kinh. Tuy nhiên cơ chế chính gây bài tiết
hormone là cơ chế điều khiển từ tuyến chỉ huy đến tuyến đích và cơ chế điều hòa
ngược (feedback) từ tuyến đích đến tuyến chỉ huy. Hệ thống điều hòa đó tạo
thành các trục nội tiết vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp, vùng dưới đồi –
tuyến yên – tuyến thượng thận, vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục [4].
1. Cấu trúc vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
1.1. Vùng dưới đồi
Vùng dưới đồi (hypothalamus)
là một cấu trúc thuộc não trung gian
nằm quanh não thất ba và giữa hệ viền
(limbic). Vùng dưới đồi có đường liên
hệ trực tiếp theo hai hướng [4], [10]:

Hướng đi lên qua nhiều vùng
của não, đặc biệt là vùng đồi thị
(thalamus) và vùng vỏ của hệ viền.
Hướng đi xuống qua than não,
Chuyên đề Tiến sĩ Page 2

chủ yếu đến cấu trúc lưới của não giữa, cầu não và hành não.Ở vùng dưới đồi,
các neuron tập trung thành nhiều nhóm nhân tạo nên ba phần: trước, giữa và
sau. Những neuron này ngoài chức năng tiếp nhận thông tin phát ra các xung
động như các neuron của các cấu trúc thần kinh khác, chúng còn có khả năng
tổng hợp và bài tiết hormone. Các hormone này đều được vận chuyển đến tuyến
yên qua đường mạch máu hoặc thần kinh nhờ những đường liên hệ giải phẫu
giữa vùng dưới đồi và tuyến yên [4], [10].
1.2. Tuyến yên
Tuyến
yên là một
tuyến nhỏ
đường kính
khoảng 1cm,
nặng 0,5 – 1g.
Tuyến yên nằm
trong hố yên
của xương
bướm thuộc nền
sọ. Tuyến yên
gồm hai phần
có nguồn gốc phôi thai khác nhau, đó là thùy trước và thùy sau [4]:
Thùy trước liên quan với vùng dưới đồi qua đường mạch máu là hệ thống
cửa dưới đồi – yên (hệ cửa Popa – Fielding). Về mô học, thùy trước cấu tạo bởi
những tế bào chế tiết, trong đó những tế bào tổng hợp và bài tiết hormone kích

thích tuyến sinh dục chiếm 3 – 5%.
Chuyên đề Tiến sĩ Page 3

Thùy sau liên quan với vùng dưới đồi qua bó sợi thần kinh dưới đồi – yên.
Về mô học, thùy sau cấu thạo chủ yếu bởi các tế bào giống tế bào thần kinh đệm
(glial like cell) không có khả năng chế tiết hormone.
1.3. Buồng trứng
Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng. Kích thước mỗi buồng trứng khi trưởng
thành là 2,5 – 5x2x1cm, nặng 4 – 8g, trọng lượng của chúng thay trong chu kỳ
kinh nguyệt. Vào tuần thứ 30 của thai nhi, cả hai buồng trứng có khoảng 6 triệu
noãn nguyên thủy. Sau đó phần lớn chúng bị thoái hoá chỉ còn lại khoảng 2 triệu
nang và lúc mới sinh và đến tuổi dậy thì còn lại khoảng 300.000 đến 400.000
nang. Trong suốt thời kỳ sinh sản của phụ nữ (khoảng 30 năm) chỉ có khoảng
400 nang phát triển tới chin và xuất noãn hàng tháng. Số còn lại bị thoái hóa [5].

Chuyên đề Tiến sĩ Page 4

2. Hormone trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
2.1. Hormone GnRH của vùng dưới đồi
2.1.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học của GnRH
GnRH là một peptid có 10 acid amin được bài tiết theo nhịp từ các tận
cùng thần kinh vùng lồi giữa, than của những neuron này khu trú ở nhân (arcuate
nuclei) của vùng dưới đồi. Nhịp bài tiết là 1 – 3 giờ một lần, mỗi lần kéo dài
trong vài phút [4].
2.1.2. Tác dụng của GnRH
GnRH kích thích tế bào thùy trước tuyến yên bài tiết cả FSH và LH. Tuy
nhiên, nhịp bài tiết LH liên quan chặt chẽ với nhịp bài tiết GnRH hơn là FSH.
Có lẽ chính vì lý do này mà nhiều khi người ta gọi GnRH là LHRH. Vắng mặt
GnRH hoặc nếu đưa GnRH liên tục vào máu đến tuyến yên thì cả FSH và LH
đều không được bài tiết [4].

2.1.3. Điều hòa bài tiết GnRH
Điều hòa theo cơ thế feedback vòng dài do hormone sinh dục nữ điều khiển,
vòng ngắn do hormone FSH, LH điều khiển và vòng cực ngắn do chính hormone
GnRH điều khiển [4].
2.2. Hormone kích thích tuyến sinh dục: FSH và LH của tuyến yên
2.2.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học của FSH và LH
FSH và LH được bài tiết từ thùy trước tuyến yên. Cả FSH và LH đều là
glycoprotein. Lượng cacbohydrat gắn với protein trong phân tử FSH và LH thay
đổi trong những điều kiện khác nhau và khi đó hoạt tính của chúng cũng thay
đổi. Chuỗi FSH có 236 acid amin, trọng lượng phân tử là 32.000 dalton, còn LH
có 215 acid amin, trọng lượng phân tử là 30.000 dalton [4], [13].
Chuyên đề Tiến sĩ Page 5

2.2.2. Tác dụng lên buồng trứng của FSH
và LH
FSH: kích thích các noãn nang phát
triển, đặc biệt là kích thích tăng sinh lớp tế
bào hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo)
của nang trứng [4], [13].
LH: phối hợp với FSH làm phát
triển noãn nang tới chín và gây hiện tượng
phóng noãn; kích thích những tế bào hạt
và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng
thể; kích thích lớp tế bào hạt của noãn
nang và hoàng thể bài tiết estrogen và
progesteron [4], [13].
2.2.3. Nồng độ FSH và LH
Hai hormone FSH và LH chỉ bắt đầu được bài tiết từ tuyến yên của trẻ em
ở lứa tuổi 9 – 10 tuổi. Lượng bài tiết hai hormone này tăng dần và có mức cao
nhất ở tuổi dậy thì [4]. Bình thường, nồng độ FSH và LH ở nữ dao động trong

chu kỳ kinh nguyệt còn ở nam giới thì không thấy hiện tượng này [4]. Nồng độ
hai hormone này ở người Việt Nam được trình bày ở bảng 1 [2].
Bảng 1. Nồng độ FSH và LH ở phụ nữ Việt Nam
Thời gian
LH (IU/L)
FSH (IU/L)
Giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt
3,94 – 7,66
1,45 – 2,33
Nồng độ đỉnh
44,12 – 59,60
8,87 – 11,43
Ngày xuất hiện
16,54 ± 3,86
16,06 ± 2,89
Giai đoạn hai của chu kỳ kinh nguyệt
2,44 – 4,09
0,43 – 0,84
Chuyên đề Tiến sĩ Page 6

2.2.4. Điều hòa bài tiết FSH và LH ở nữ
Tác dụng feedback âm ở estrogen và progesteron: cả estrogen và
progesteron đều gây ức chế bài tiết FSH và LH, tuy nhiên khi có mặt
progesteron thì tác dụng ức chế của estrogen được nhân lên nhiều lần. Estrogen
và progesteron điều hòa bài tiết FSH và LH bằng cách tác dụng trực tiếp lên
tuyến yên còn tác dụng lên vùng dưới đồi thì yếu và chủ yếu để làm thay đổi
nhịp bài tiết GnRH [4].
Tác dụng feedback dương tính của estrogen vào thời điểm 24 – 28 giờ
trước khi phóng noãn nồng độ estrogen trong máu rất cao đã kích thích tuyến
yên bài tiết FSH và đặc biệt là LH, dẫn tới nồng độ của hai hormone này tăng

cao trong máu, nhất là LH [4].
Tác dụng ức chế của inhibin: inhibin do tế bào hạt của hoàng thể tiết có
tác dụng ức chế bài tiết FSH. Tác dụng này thể hiện vào cuối chu kỳ kinh nguyệt
hàng tháng để làm giảm FSH và LH ở thời điểm này [4].
2.3. Hormone estrogen của buồng trứng
2.3.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học của estrogen [3], [5]
Estrogen có nguồn gốc chủ yếu từ buồng trứng, do các tế bào hạt lớp áo
trong noãn nang bài tiết vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và nửa sau do hoàng thể
bài tiết. Một lượng rất nhỏ có nguồn gốc vỏ thượng thận. Khi có thai, rau thai bài
tiết một lượng lớn estrogen. Ngoài ra, estrogen còn được cung cấp từ quá trình
thơm hóa ở ngoại vi như tại mô mỡ, đó là sự chuyển đổi androgen thành
estrogen.
Có ba loại estrogen tự nhiên chính trong huyết tương là β – estradiol,
estron và estriol trong đó chủ yếu là β – estradiol. Tác dụng của β – estradiol
mạnh gấp 12 lần estron và gấp 80 lần estriol. Buồng trứng bài tiết chủ yếu β –
estradiol và một lượng nhỏ estron. Hầu hết estron được hình thành ở mô đích từ
Chuyên đề Tiến sĩ Page 7

nguồn androgen do vỏ thượng thận và lớp áo trong nang trứng bài tiết. Estriol là
sản phẩm oxi hóa của cả β – estradiol và estron, quá trình này xảy ra tại gan.
Estrogen là các hợp chất steroid được tổng hợp ở buồng trứng từ
cholesterol và cũng có thể từ acetyl – coenzyme A.

2.3.2. Vận chuyển và thoái hóa estrogen
Trong máu estrogen gắn lỏng lẻo vào albumin huyết tương và globulin
đặc hiệu cho estrogen. Máu sẽ vận chuyển và giải phóng estrogen cho mô đích
trong khoảng thời gian 30 phút.
Tại gan, estrogen sẽ kết hợp với glucuronid và sulfat thành những hợp
chất bài tiết 1/5theo đường mật và 4/5theo đường nước tiểu ra ngoài. Gan cũng
có tác dụng chuyển hóa dạng estrogen mạnh là β – estradiol và estron thành dạng

estriol yếu. Do vậy, nếu chức năng gan yếu, hoạt tính estrogen sẽ tăng và đôi khi
có thể gây ra cường estrogen [5].

Chuyên đề Tiến sĩ Page 8

2.3.3. Tác dụng của estrogen
Receptor của estrogen nằm
trong bào tương tế bào [4]. Có hai
loại receptor là α và β [14]. Khi
estrogen đến tuyến đích, nó sẽ đi qua
màng tế bào vào gắn lên receptor.
Phức hợp hormone – receptor sẽ tác
động lên gen làm hoạt hóa quá trình
sinh tổng hợp protein của tế bào [4].
Tuy nhiên, estrogen cũng có những
tác động rất nhanh gọi là những ảnh
hưởng không qua gen, không phụ
thuộc và receptor như tác dụng chống
oxi hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại
sự thoái hóa thần kinh và xơ vữa động mạch [14].
Các tác dụng chính của estrogen là [5], [11], [13], [14], [17]:
Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy
thì, bao gồm phát triển cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói
trong, dáng mềm mại, cách mọc lông, tóc,
Tác dụng lên tử cung:
Làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai;
Kích thích sự phân chia lớp nền là lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa
đầu chu kỳ kinh nguyệt;
Tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng và làm cho các mạch máu
này trở thành các động mạch xoắn cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng.

Tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng;
Chuyên đề Tiến sĩ Page 9

Kích thích sự phát triển các tuyến niêm mạc, tăng tạo glycogen chứa trong
tuyến nhưng không bài tiết;
Tăng khối lượng tử cung do tăng hàm lượng actin và myosin trong cơ, đặc
biệt vào thời kỳ có thai;
Tăng co bóp tử cung, tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
Tác dụng lên cổ tử cung: làm các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử cung
bài tiết ra một lớp dịch nhày, loãng và mỏng. Dịch này có thể kéo thành sợi dài
khi được đặt vào lam kính, sau đó có hiện tượng tinh thể hóa và cho hình ảnh
cây dương xỉ khi soi lam kính dưới kính hiển vi.
Tác dụng lên vòi trứng: làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn
trứng, các tế bào biểu mô long rung, làm tăng hoạt động của các tế bào biểu mô
long rung theo một chiều, hướng về phía tử cung. Các tác dụng này nhằm giúp
trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.
Tác dụng lên âm đạo: làm thay đổi biểu mô âm đạo từ dạng khối thành
dạng tầng giúp tăng khả năng chống đỡ với các chấn thương và nhiễm khuẩn,
kích thích các tuyến âm đạo bài tiết dịch pH acid.
Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển hệ thống ống tuyến, mô đệm, tăng
lắng đọng mỡ ở vú.
Tác dụng lên chuyển hóa: làm tăng nhẹ tốc độ chuyển hóa; tăng tổng hợp
protein ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương; tăng nhẹ quá trình sinh
tổng hợp protein của toàn cơ thể; tăng lắng đọng mỡ dưới da, đặc biệt ở ngực,
mông, đùi để tạo dáng nữ; làm tăng nhẹ giữ Na
+
và nước.
Tác dụng lên xương: tăng hoạt động của các tế bào tạo xương (osteoblast),
kích thích gắn đầu xương vào than xương, tăng lắng đọng muối calci –
phosphate ở xương, làm nở rộng xương chậu; ức chế tác dụng của parathyroid

hormone trên hủy cốt bào (osteoclast).
Chuyên đề Tiến sĩ Page 10

Tác dụng lên mạch máu: estrogen làm giảm nồng độ cholesterol trong
huyết tương và gây giãn mạch do kích thích sản xuất NO. Những tác dụng này
ức chế hình thành mảng xơ vữa do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
ở phụ nữ trước mãn kinh. Tuy nhiên nếu sử dụng estrogen theo đường uống với
liều cao có thể gây huyết khối.
Ngoài ra, estrogen còn có những ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương
như vấn đề học tập, trí nhớ, khả năng nhận thức, kỹ năng vận động chính xác,
điều hòa than nhiệt, xúc cảm, điều hòa bài tiết các hormone hướng sinh dục và
cả hormone GH, prolactin [14] và người ta còn cho rằng estrogen làm chậm sự
tiến triển của bênh Alzheimer [17].
2.3.4. Điều hòa bài tiết estrogen
Nồng độ estradiol trong huyết thanh của phụ nữ bình thường ở nửa đầu
chu kỳ kinh nguyệt là 158,74 – 268,73 pmol/L, ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt là
236,14 – 325,69 pmol/L và vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15,09 ± 2,93)
nồng độ estradiol đạt giá trị cao nhất là 725,18 – 925,28 pmol/L [2].
Estrogen được bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ LH của tuyến
yên. Nồng độ LH tăng sẽ kích thích các tế bào của lớp áo trong nang trứng bài
tiết estrogen. Ngược lại, nồng độ LH giảm thì estrogen cũng được bài tiết ít đi
[5], [13].
2.4. Hormone progesteron của buồng
trứng
2.4.1. Nguồn gốc và bản chất hóa học
của progesteron
Progesteron được bài tiết chủ yếu
từ hoàng thể trong nửa sau của chu kỳ
kinh nguyệt. Nang trứng ở nửa đầu chu
Chuyên đề Tiến sĩ Page 11


kỳ kinh nguyệt và tuyến vỏ thượng thận bài tiết rất ít progesteron. Khi có thai,
rau thai sản xuất một lượng lớn progesteron [5], [13], [17].
Cũng như estrogen, progesteron cũng là hợp chất steroid được tổng hợp từ
cholesteron hoặc từ acetyl - coenzyme A [5], [13], [17].
2.4.2. Vận chuyển và chuyển hóa progesterone [5]
Progesteron được vận chuyển trong máu dưới dạng gắn với albumin
huyết tương và các globulin đặc hiệu với progesteron.
Vài phút sau khi được bài tiết, hầu như tất cả progesteron được thoái hóa
thành các steroid khác không có tác dụng của progesteron. Gan là một cơ quan
đặc biệt quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa này.
Progesteron được bài xuất theo nước tiểu chủ yếu dưới dạng pregnanediol,
còn lại khoảng 10% bài tiết nguyên dạng. Do vậy, người ta có thể đánh giá mức
độ tạo thành progesteron trong cơ thể thông qua mức bài xuất pregnanediol qua
đường nước tiểu.
2.4.3. Tác dụng của progesterone [5], [13], [17]
Tác dụng lên tử cung: kích thích các tuyến của niêm mạc tử cung dài ra,
cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt , đồng
thời làm giảm co bóp tử cung. Các tác dụng này có ý nghĩa quan trọng là chuẩn
bị niêm mạc tử cung ở trạng thái sẵn sang đón nhận trứng đã thụ tinh vào làm tổ
và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát triển.
Tác dụng lên cổ tử cung: làm các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử cung
bài tiết một lớp dịch nhày, quánh và dày. Tính chất quánh đặc của dịch cổ tử
cung cùng với sự vắng mặt của hình ảnh cây dương xỉ là những bằng chứng cho
biết hiện tượng phóng noãn và giai đoạn hoàng thể đã xảy ra.
Chuyên đề Tiến sĩ Page 12

Tác dụng lên vòi trứng: kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết dịch chứa
chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh thực hiện quá trình phân chia
trong khi di chuyển vào buồng tử cung.

Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển thùy tuyến, kích thích các tế bào
tăng sinh, to lên và trở lên có khả năng bài tiết.
Làm tăng tái hấp thu ion Na
+
, Cl
-
và nước ở ống lượn xa.
Tác dụng lên than nhiệt: làm tăng nhiệt độ cơ thể, do vậy ở nửa sau chu kỳ
kinh nguyệt, thân nhiệt người phụ nữ thường cao hơn nửa đầu chu kỳ kinh
nguyệt khoảng 0,3 – 0,5
o
C.
2.4.4. Điều hòa bài tiết progesteron
Ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ progesteron trong huyết tương rất
thấp, chỉ vào khoảng 2,228 – 2,710 nmol/L. Trong nửa sau của chu kỳ kinh
nguyệt, nồng độ progesteron tăng gấp 3 đến 5 lần và vào khoảng 7,89 – 13,27
nmol/L [2].
Sự bài tiết progesteron chịu ảnh hưởng điều khiển trực tiếp của hormone
LH do tuyến yên bài tiết. Nồng độ LH tăng trong máu, hoàng thể sẽ được nuôi
dưỡng và bài tiết nhiều progesteron. Ngược lại, nếu tuyến yên bài tiết ít LH,
hoàng thể sẽ bị thoái hóa và progesteron được bài tiết ít đi [5], [13], [17].
3. Thay đổi nồng độ hormone trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
trong một số trạng thái sinh lý
3.1. Giai đoạn dậy thì
Sau khi buồng trứng không hoạt động cho tới khi nhận được những kích
thích phù hợp từ tuyến yên. Hai buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể hiện bằng
hoạt động giao tử và bài tiết hormone sinh dục nữ dẫn đến những thay đổi về thể
chất, tâm lý, sự trưởng thành và hoàn thiện về chức năng sinh dục. Thời kỳ phát
triển và trưởng thành này được gọi là thời kỳ dậy thì [5].
Chuyên đề Tiến sĩ Page 13


Cơ chế dậy thì ở nữ cũng giống như ở nam. Vùng dưới đồi – tuyến yên –
buồng trứng đều có khả năng bài tiết hormone, nhưng trong thực tế các tuyến
này không hoạt động trong suốt thời kỳ từ sau khi sinh đến trước tuổi dậy thì, vì
thiếu một tín hiệu kích thích đủ mạnh từ các trung tâm phía trên vùng dưới đồi.
Ngày nay người ta cho rằng trung tâm đó chính là vùng limbic (hệ viền). Như
vậy, dậy thì chính là quá trình trưởng thành hay quá trình “chín” của vùng
limbic. Khi vùng limbic trưởng thành, những tín hiệu xuất phát từ vùng limbic
sẽ đủ mạnh để kích thích vùng dưới đồi bài tiết đủ lượng GnRH và phát động
hoạt động chức năng của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng [5].
3.2. Chu kỳ kinh nguyệt
Nồng độ các hormone trục vùng dưới đồi – tuyến yên thay đổi trong chu
kỳ kinh nguyệt tạo nên những biến đổi có chu kỳ ở buồng trứng và niêm mạc tử
cung mà kết quả của nó là sự phóng noãn và hành kinh [6]. Sự thay đổi nồng độ
này được trình bày ở hình 8.
Trong giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên bài tiết FSH
và LH tăng dần, trong đó FSH tăng trước và LH tăng sau đó vài ngày. Dưới tác
dụng của FSH và LH, đặc biệt là FSH, ở buồng trứng noãn nang nguyên thủy sẽ
phát triển to lên. Sau vài ngày phát triển, LH bắt đầu kích thích các tế bào lớp áo
trong noãn nang bài tiết estrogen. Estrogen làm niêm mạc tử cung dày dần, các
tuyến và động mạch dài ra. Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao đã
gây ra tác dụng điều hòa ngược dương tính đối với tuyến yên làm tăng bài tiết cả
FSH và LH, đặc biệt là LH. Khi nồng độ FSH và LH đạt đến đỉnh với tỷ lệ
FSH/LH = 1/3 thì noãn nang chín, tăng bài tiết progesteron gây phóng noãn [5].

Chuyên đề Tiến sĩ Page 14


Trong giai đoạn bài tiết của chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên vẫn tiếp tục bài tiết
FSH và LH. Dưới tác dụng của LH, một ít tế bào còn lại ở vỏ nang trứng biến

đổi thành hoàng thể và bài tiết progesteron, estrogen. Progesteron làm niêm mạc
Chuyên đề Tiến sĩ Page 15

tử cung dày nhanh, động mạch xoắn lại, các tuyến dài ra cong queo và bài tiết
dịch. Khoảng hai ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, hoàng thể đột nhiên bị thoái
hóa. Nồng độ progesteron và estrogen đột ngột giảm xuống mức thấp nhất. Hiện
tượng này làm niêm mạc tử cung bị thoái hóa tời 65% chiều dày, bong ra và gây
hành kinh [5].
3.3. Mang thai, chuyển dạ và cho con bú
Khi có thai, tuyến yên người mẹ to gấp rưỡi so với bình thường. Tuyến
yên tăng bài tiết một số hormone như ACTH, TSH, prolactin; ngược lại giảm bài
tiết FSH, LH. Trong lúc đó, estrogen và progesteron được bài tiết từ hoàng thể
trong khoảng 10 – 12 tuần đầu, sau đó các tế bào lá nuôi của rau thai tiếp tục bài
tiết với nồng độ tăng dần [5].
Estrogen do rau thai bài tiết hầu hết là loại estriol, có tác dụng làm tăng
kích thước và trọng lượng cơ tử cung, phát triển ống tuyến vú và mô đệm, giãn
khớp mu, giãn dây chằng, tăng tốc độ sinh sản tế bào ở các mô của thai.
Progesteron đóng vai trò làm phát triển tế bào màng rụng ở niêm mạc tử cung,
giảm co bóp cơ tử cung, tăng bài tiết dịch vòi trứng và niêm mạc tử cung để
cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi, ảnh hưởng đến quá trình phân chia của
trứng đã thụ tinh, làm phát triển thùy và bọc tuyến vú. Progesteron ức chế co cơ
tử cung giúp thai yên ổn phát triển trong tử cung. Ngược lại, estrogen làm tăng
co cơ tử cung. Cả hai hormone này đều được bài tiết tăng dần trong thời kỳ có
thai. Tuy nhiên từ tháng thứ 7, trong khi estrogen tiếp tục tăng thì progesteron lại
không tăng hoặc có khi còn giảm và người ta cho rằng sự thay đổi về tỷ lệ giữa
hai hormone này đã làm tăng co cơ tử cung, tạo điều kiện cho sự chuyển dạ [5].
Bên cạnh đó, khi mang thai estrogen và progesteron làm phát triển tuyến
vú chuẩn bị cho tác dụng tạo sữa của prolactin sau này. Nhưng đồng thời,
estrogen và progesteron lại ức chế bài tiết sữa nên tuyến sữa chỉ bài tiết vài
Chuyên đề Tiến sĩ Page 16


mililit cho tới lúc đẻ. Ngay sau khi đẻ, estrogen giảm đã làm tăng tác dụng bài
tiết sữa của tuyến vú [4], [5].
3.4. Mãn kinh
3.4.1. Sự biến đổi nồng độ estrogen trong máu
Trước mãn kinh, 95% β – estradiol lưu hành trong máu do buồng trứng
tiết ra, phần còn lại có nguồn gốc từ sự chuyển hóa estron. Hàm lượng β –
estradiol sản xuất hàng ngày từ buồng trứng khoảng 60 – 600 µg [1].
Vào thời kỳ mãn kinh có sự thay đổi về hàm lượng, nguồn gốc và các
dạng estrogen lưu hành. Nồng độ β – estradiol, estron giảm rõ trong 12 tháng
đầu tiên mãn kinh và tiếp tục giảm chậm hơn trong vài năm sau đó, mặc dù có
thể có sự gia tăng tạm thời ở một vài phụ nữ. Khoảng 90% phụ nữ, buồng trứng
không còn tiết estradiol và estrol trở thành loại estrogen thuần túy chính yếu.
Nguồn gốc estron đều từ quá trình thơm hóa androstenedion, chất này được bài
tiết ra 95% từ tuyến thượng thận và 5% từ buồng trứng. Sau đó sự chuyển đổi
estron ở mô ngoại vi là nguồn gốc chính của estradiol trong thời kỳ mãn kinh
[1], [3], [8].
3.4.2. Một số biến đổi do thiếu estrogen gây ra ở thời kỳ mãn kinh
* Các biến đổi ở hệ thống nội tiết sinh dục
Bước vào tuổi mãn kinh, người phụ nữ không còn kinh nguyệt, sự thiếu
hút estrogen đóng vai trò chủ yếu gây ra một loạt các biến đổi ở hệ thống nội tiết
– sinh dục. Các cơ quan sinh dục như tử cung, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo teo
nhỏ. Thành âm đạo mỏng, hẹp, ngắn, kém đàn hồi hơn, ít tiết dịch hơn, pH của
dịch ít acid hơn, do vậy dễ chấn thương và dễ nhiễm khuẩn, đồng thời gây đau
khi giao hợp. Vú trở lên phẳng và nhẽo do teo các mô đệm và ống dẫn sữa. Giảm
mô mỡ ở vùng xương mu, lông thưa hơn [5], [8], [9].
Chuyên đề Tiến sĩ Page 17

Hệ quả tiếp theo của việc giảm nồng độ estrogen là tác dụng của nó lên sự
bài tiết FSH và LH làm cho hai hormone này tăng lên do cơ chế feedback âm

tính [3].
* Các biến đổi trên chuyển hóa xương
Lượng chất khoáng trong xương đạt 90% vào tuổi 18 và đạt tới đỉnh ở tuổi
30. Sauk hi đạt tới giá trị tối đa, khối xương giảm dần theo tuổi. Như vậy, mất
xương được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể [1]. Sự mất
xương sinh lý một cách rõ rang xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ khi quá 50 tuổi,
tuy nhiên phụ nữ mất xương với tốc độ nhanh hơn [9], [11]. Tiêu xương là hiện
tượng tất yếu xảy ra ở tất cả phụ nữ mãn kinh và lượng estrogen thấp được xem
là thủ phạm làm tăng tốc độ mất xương ở thời kỳ này [1], [6], [9], [12]. Cơ chế
của thiếu estrogen gây mất xương vẫn chưa biết đầy đủ. Khi mãn kinh có sự gia
tăng tái tạo xương nhưng theo chiều hướng mất cân bằng giữa tiêu xương và tạo
xương mà trong đó hoạt động của hủy cốt bào mạnh hơn. Một số nghiên cứu đã
ghi nhận vai trò của các cytokine như IL-1, 6, 11 và THF-α làm tăng sự tiêu
xương do kích hoạt hủy cốt bào khi thiếu estrogen. Đồng thời, các nghiên cứu
cũng xác nhận vai trò của liệu pháp hormone thay thế trong việc làm giảm bớt sự
mất kinh ở thời kỳ mãn kinh và xem đây là một biện pháp điều trị dự phòng
loãng xương [1], [6], [8], [11], [12].
* Các biến đổi trên chuyển hóa lipid
Trong thời kỳ mãn kinh có sự gia tăng nồng độ cholesteron toàn phần, low
density lipoprotein cholesteron (LDL – cholesteron), triglyceride và giảm high
density lipoprotein cholesteron (HDL – cholesteron) trong máu. Những thay đổi
này làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và bắt đầu xảy ra khoảng hai năm trước khi
mãn kinh. Ở cả hai giới, cholesteron toàn phần tăng theo tuổi; tuy nhiên với phụ
nữ trên 50 tuổi mức tăng này trở lên đột biến. Các nghiên cứu cho thấy LDL
Chuyên đề Tiến sĩ Page 18

tăng rất nhanh trong khi HDL giảm từ từ và loại LDL lưu hành chủ yếu là loại
nhỏ, đặc dễ gây xơ vữa động mạch hơn so với loại LDL ở phụ nữ trước mãn
kinh [1], [9], [15], [16], [18].
Người ta cho rằng các biến đổi chuyển hóa lipid có liên quan một phần

với sự suy giảm estrogen [1]. Bên cạnh vai trò của estrogen trong điều hòa tổng
hợp cholesteron là ức chế enzyme hydroxyl – methyl – glutaryl – coenzyme A
reductase (HMG – CoA reductase) ngăn cản sự tạo thành HMG – CoA dẫn đến
giảm tổng hợp cholesteron [7]. Estrogen còn có tác dụng chống oxi hóa LDL –
cholesteron, điều hòa hoạt động các gen sản xuất apoprotein A, B, D, E và
lipoprotein (a). Nhiều nghiên cứu tiến hành trên phụ nữ mãn kinh ghi nhận việc
sử dụng liệu pháp estrogen thay thế đã làm giảm cholesteron toàn phần, LDL –
cholesteron, apoprotein B, lipoprotein (a) và làm tăng HDL – cholesteron,
tryglycerid trong huyết thanh [1], [16], [18].
Ngoài ra, trong thời kỳ mãn kinh còn có sự tăng rõ rệt tỷ lệ mỡ ở các vùng
trên và trung tâm cơ thể (android fat), giảm tỷ lệ mỡ ở phần thấp của cơ thể
(gynoid fat). Đây được xem là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Sử dụng
estrogen sẽ làm đảo ngược những thay đổi này và sự tái phân bố lại mỡ sẽ giúp
giảm nguy cơ bệnh mạch vành cho phụ nữ mãn kinh [18].

Chuyên đề Tiến sĩ Page 19







Chuyên đề Tiến sĩ Page 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh (2005), “Thời
mãn kinh”, Sản phụ khoa, tập 2, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Cận, Vũ Thục Nga, Trịnh Minh Châu và Cs. (1996), “LH, FSH,

estradiol, progesterone theo vòng kinh”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số
chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, tr 129.
3. Columbia University (1996), Thiếu hụt estrogen và mãn kinh, nhóm bác sĩ
Bệnh viện Từ Dũ, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Phạm Thị Minh Đức (2005), “Sinh lý nội tiết”, Sinh lý học, 2, Nxb Y học, tr
32 – 118.
5. Phạm Thị Minh Đức (2005), “Sinh lý sinh sản”, Sinh lý học, 2, Nxb Y học, tr
119 – 164.
6. Nguyễn Gia Đức (1995), “Chứng loãng xương ở tuổi mãn kinh và hormone
liệu pháp thay thế”, Nội san Phụ sản, 1, Hội Phụ sản Việt Nam, Hà Nội, tr 21
– 25.
7. Nguyễn Thị Hà (2001), “Chuyển hóa Lipid”, Hóa sinh, Nxb Y học, tr 318 –
376.
8. Nguyễn Khắc Liêu (2000), “Sinh lý sự mãn kinh”, Chẩn đoán và điều trị phụ
nữ tuổi mãn kinh, Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, Hà Nội, tr 1 – 11.
9. Trần Minh Mẫn (1993), “Rối loạn mãn kinh”, Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về lão khoa cơ bản, Viện Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, tr 181 – 186.
10. Nguyễn Quang Quyền (1997), “Gian não”, Giải phẫu học, tập 2, Nxb Y học,
tr 323 – 332.
11. Trần Đức Thọ (1999), Bệnh loãng xương ở người cao tuổi, Nxb Y học, Hà
Nội
Chuyên đề Tiến sĩ Page 21

12. Mai Thế Trạch (1998), “Bệnh xương do chuyển hóa”, Nội tiết học đại
cương, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, tr 674 – 686.
13. Nguyễn Thị Xiêm (1998), Nội tiết học về sự sinh sản người, Nxb Y học, Hà
Nội.
14. Jan – Ake Gustafsson, Stefan Nilson (2002), “Physiological role of estrogen
and estrogen receptors”, International position paper on Women’s health and
Menopause: A comprehensive approach, NIH publication, No. 02 – 3284. pp.

77 – 102.
15. Julio Casoy, Matthew Rhoa (1998), “A changing vision for women’s
health”, New factors in the HRT Benefit/Risk Equation, 3 (2), ESKA, pp. 5-7.
16. Michael H. Davidson, Kevin C. Maki (1998), “Conjugated equine estrogens
and coronary heart disease risk: Serum lipid effects”, New Factors in the HRT
Benefit/Risk Equation, 3 (2), ESKA, pp. 14-19.
17. William F. Gannong (2001), “The gonals: Development an function of the
reproductive system”, Review of Medcal Physiology, Appleton and Lange, pp.
393 – 432.
18. World Health Organization (1996), Research on the menopause in the 1990s.
Geneva, Switzerland.








×