KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN
MỘT SỐ GIỐNG DONG RIỀNG TRIỂN VỌNG
Hoàng Thị Nga
1
, Nguyễn Thị Ngọc Huệ
1
,
Nguyễn Thị Thúy Hằng
1
SUMMARY
Evaluation and selection of promissing canna varieties
Canna (Canna edulis Ker) is a tropical tuber crop. Tuber of Canna is used as multi - purpose
product: Boiling food, traditional alcohol and starch for noodle, cake, candy and animal feed. The
research objective is to select the canna varieties, which has good growth and high starch content
for starch processing industry. A total of 79 accessions of canna collection has been evaluated with
45 morpho - agronomical characteristics to identify advanced one in Plant Resources Center, An
Khanh, Hoai Duc, Ha Noi during 2007 - 2008. The results of evaluation and selection showed that,
the most of varieties well grew and developed in Red River delta condition. The accessions varied
for morphological and agronomical characteristics. Significantly, 10 promissing varieties selected
for next yield and starch content study.
Keywords: Canna (Canna edulis Ker), characteristics, evaluation, selection.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dong riềng (Canna edulis Ker) là cây
thân thảo, thuộc họ dong riềng (Cannaceae).
Dong riềng có nhiều tên gọi khác nhau như
khoai chuối, dong tây, củ đao, khoai riềng,
củ đót Dong riềng có nguồn gốc phát sinh
từ Pêru, Nam Mỹ nhưng hiện nay được
trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới và á
nhiệt đới. Nam Mỹ hiện được coi là trung
tâm đa dạng của dong riềng nhưng nơi trồng
và sử dụng dong riềng nhiều nhất lại là châu
Á, Úc và châu Phi.
Phần sử dụng chính của dong riềng là
thân củ, tuy nhiên người ta có thể sử dụng cả
thân và lá làm thức ăn cho gia súc hoặc làm
phân bón. Trong củ dong riềng tươi có chứa
72% nước, 24,2% hydratcacbon (trong đó
tinh bột chiếm tới 70,9%), 0,9 - 1% protein,
0,3% chất béo, 1,3% xơ thô và 1,4 tro. Theo
Hermann và cộng sự (2007), cây dong riềng
là loài cây đa dụng triển vọng cho hệ thống
nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm
quí như chịu bóng râm, trồng được những
nơi khó khăn như khô hạn, thời tiết lạnh.
Ở Việt Nam dong riềng được nhập
trồng từ đầu thế kỷ 19. Lúc đầu, dong riềng
được trồng với mục đích làm cảnh và lấy củ
như nguồn bổ sung lương thực, diện tích
nhỏ. Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất
miến dong ngày càng tăng nên diện tích
trồng dong riềng cũng tăng theo. Năm 1993
diện tích dong riềng đạt khoảng 30.000 -
40.000 ha. Hiện nay, trồng dong riềng chủ
yếu lấy củ để chế biến tinh bột. Bột dong
riềng có thể dùng làm hạt trân châu, miến,
bánh đa, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và
thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra củ dong riềng
còn được một số tộc người sử dụng để nấu
rượu như người La Hủ, Mông - Điện Biên,
người Ê - Đê ở Tây Nguyên
Mặc dù dong riềng là cây tăng thu nhập
cho nông dân tại một số vùng sinh thái đặc
thù như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi của
Huế, Sơn Tây), đất dốc sử dụng nước trời,
khí hậu lạnh như Mộc Châu, Sơn La, Hòa
1
Trung tâm Tài nguyên Thực vật.
Bình nhưng nghiên cứu phát triển bền
vững dong riềng ở Việt Nam chưa được
quan tâm đúng mức. Có thể nói, đến thời
điểm hiện nay các hướng nghiên cứu về
giống, canh tác, chế biến đối với cây dong
riềng vẫn còn hạn chế. Rất ít cơ quan đầu tư
cho nghiên cứu, đặc biệt xây dựng các mô
hình sản xuất giống có năng suất và hàm
lượng tinh bột cao. Chính vì vậy, với mục
đích tuyển chọn ra một số giống dong riềng
sinh trưởng, phát triển tốt và có khả năng
cho tinh bột cao phục vụ sản xuất chế biến
tinh bột và miến dong, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đánh giá tập đoàn dong
riềng đang lưu giữ tại Trung tâm Tài
nguyên thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà
Nội. Báo cáo này trình bày kết quả đánh giá
và tuyển chọn giống dong riềng triển vọng
từ tập đoàn trong 2 năm 2007 - 2008.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Tập đoàn dong riềng gồm 79 mẫu
giống, trong đó có 50 giống dong riềng địa
phương được thu thập từ các tỉnh trong cả
nước và 29 giống dong riềng nhập từ Trung
tâm Khoai tây Quốc tế (CIP). Giống đối
chứng là giống dong riềng đỏ lá bầu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đươc bố trí theo phương
pháp trồng tập đoàn: Các mẫu giống được
trồng tuần tự, không nhắc lại, mỗi giống
trồng 10 m
2
. Mật độ trồng 4 cây/m
2
. Lượng
phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng;
40 kgN: 50 kgP
2
O
5
: 150 kgK
2
O (200 kg urê,
200 kg lân, 300 kg kali).
Các đặc điểm hình thái nông học được
theo dõi, mô tả và đo đếm theo phiếu mô tả
với 45 chỉ tiêu do Trung tâm Tài nguyên
thực vật biên soạn, trên cơ sở tài liệu của
Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế
(IPGRI) và Trung tâm Khoai tây Quốc tế
(CIP). Các tính trạng liên quan đến sinh
trưởng phát triển và năng suất, chất lượng
củ như cao cây, chiều dài lá, chiều rộng lá,
số lá khi ra hoa, năng suất, độ nạc của củ
được quan tâm tập trung mô tả và đánh
giá.
Phương pháp xử lý số liệu thống kê
sinh học dựa theo chỉ dẫn của Viện Nghiên
cứu Cây trồng Liên bang Nga (VIR).
Thí nghiệm được tiến hành tại khu thí
nghiệm của Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, Thanh Trì, Hà Nội trong 2 năm
2007 - 2008.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả khảo sát, đánh giá tập đoàn
1.1. Biến động các đặc điểm hình thái
giữa các giống trong tập đoàn
Kết quả mô tả, đánh giá các đặc điểm
hình thái chính của 79 mẫu giống dong
riềng trong 2 năm 2007 - 2008 được trình
bày ở bảng 1. Kết quả bảng 1 cho thấy:
Chiều dài lá: Chiều dài lá trung bình của
tập đoàn đạt được 49,3 cm (năm 2007) và
46,3 cm (năm 2008), trong đó hầu hết các
mẫu giống thuộc nhóm 2 - nhóm có chiều dài
lá ở mức trung bình đạt từ 45,9 - 52,8 cm,
chiếm tỷ lệ 76,9% số lượng mẫu giống (năm
2007) và đạt 41,5 - 51 cm, chiếm tỷ lệ 75%
số lượng mẫu giống (năm 2008). Mẫu giống
DR-55 có lá dài nhất đạt 58 - 64 cm, mẫu
giống có lá ngắn nhất là DR-5 và DR-58 với
chiều dài lá đạt 34 cm.
Chiều rộng lá: Chiều rộng lá trung bình
của tập đoàn đạt 20,9 cm. Hầu hết các mẫu
giống của tập đoàn dong riềng thuộc nhóm
có chiều rộng lá ở mức trung bình đạt từ 17
- 24 cm, chiếm tỷ lệ > 70% số lượng mẫu
giống của tập đoàn. Mẫu giống có chiều
rộng lá lớn nhất là DR-63 (29,7 cm (năm
2007) và 34,0 cm (năm 2008)), mẫu giống
DR-21, DR-53 có chiều rộng lá hẹp nhất
(13 cm và 14 cm).
Theo qui ước, giá trị của tỷ lệ dài/rộng
(D/R) lá cho biết giống có dạng lá bầu hay
dạng lá dài, đây cũng là một đặc điểm để
phân biệt giống. Qua đánh giá tập đoàn dong
riềng cho thấy: Số lượng mẫu giống có tỷ lệ
dài/rộng lá thuộc nhóm 1 - nhóm lá bầu có tỷ
lệ dài/rộng < 2,0 chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6%
(năm 2007) và 4% (năm 2008). Hầu hết các
mẫu giống dong riềng thuộc nhóm lá dài - có
tỷ lệ dài/rộng lá thuộc nhóm 2 - nhóm có tỷ
lệ dài/rộng lá từ 2,0 - 2,8 chiếm 81% (năm
2007) và 83% (năm 2008). Các mẫu giống
còn lại có tỷ lệ dài/rộng lá thuộc nhóm 3 - lá
rất dài: > 2,8 (năm 2007) và > 2,6 (năm 2008)
chiếm tỷ lệ 13%. Như vậy, qua kết quả đánh
giá chỉ tiêu dài/rộng lá của tập đoàn dong
riềng cho thấy hầu hết các mẫu giống có tỷ lệ
dài/rộng lá thuộc nhóm 2 và nhóm 3, hay nói
cách khác, trong tập đoàn các mẫu giống
dong riềng có dạng lá dài chiếm tỷ lệ cao, tới
95%; các mẫu giống còn lại thuộc nhóm 1 có
dạng lá bầu, chiếm tỷ lệ 5%.
Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái của tập đoàn dong riềng (2007 - 2008)
Đặc điểm
nông học
Thống kê
Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm)
Tỷ lệ dài
lá/rộng lá
Chiều dài cuống
lá (cm)
Số lá đến khi ra
hoa (lá)
2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008
Nhóm
1
Giá trị <45,9 <41,5 <17,4 <17,3 <2,0 <2,0 <3,1 <3,5 <8,5 <8,4
Số lượng 10 10 14 13 5 3 14 14 15 10
Tỷ lệ (%) 12,8 13 17,9 17 6 4 17,9 18 19 14
Nhóm
2
Giá trị 45,9-52,8 41,5-51 17,4-24,8 17,3-24 2,0-2,8
2,0-2,6
31-7,5 3,5-7,3 8,5-11,7
8,4-12
Số lượng 60 59 57 56 63 65 55 54 46 56
Tỷ lệ (%) 76,9 75 73,1 71 81 83 70,5 71 60 78
Nhóm
3
Giá trị >52,8 >51 >24,8 >24 >2,8 >2,6 >7,5 7,3 >11,7 >12
Số lượng 8 9 7 9 10 10 9 8 16 6
Tỷ lệ (%) 10,3 12 9 12 13 13 11,6 11 21 8
Số mẫu 78 78 78 78 78 78 78 76 77 72
Trung bình 49,3 46,3 21,1 20,7 2,4 2,3 5,3 5,4 10,1 10,3
Max 58,3 64,4 29,7 34 3,6 3,5 13 14 13 14
Min 34,7 35 12,7 14,2 1,5 1,8 0,0 0,0 7,0 7,0
Độ lệch 3,4 4,8 3,7 3,4 0,4 0,3 2,2 1,9 1,6 1,6
Chiều dài cuống lá: Chiều dài cuống lá
của tập đoàn dong riềng rất đa dạng, được
chia thành 4 nhóm: Nhóm cuống lá dài, nhóm
cuống lá dài trung bình, nhóm cuống lá ngắn
và nhóm không có cuống. Một số mẫu giống
có cuống lá dài như: DR-21 (11,7 cm), DR-
49 (13 cm), DR-61 (11,7 cm) Các mẫu
giống có cuống ngắn như: DR-10, DR-11,
DR-19, DR-69, DR-79 (2,7 cm). Mẫu giống
không có cuống lá như DR-67.
Màu sắc hoa: Qua đánh giá tập đoàn
dong riềng cho thấy: Hầu hết các mẫu giống
có hoa dạng chùm, hoa nhỏ màu đỏ, màu
vàng hay màu vàng xen đỏ có thể xuất hiện
chấm đốm trên hoa hoặc không có đốm.
Những giống dong riềng này cho thu hoạch
củ là chủ yếu. Một số ít các mẫu giống có
cánh hoa to, màu cánh hoa đỏ, vàng kèm theo
các chấm đốm trên hoa có thể sử dụng làm
hoa cảnh như DR-11 và DR-26 và DR-33.
Độ phân nhánh của củ: 76/79 mẫu
giống dong riềng đã được đánh giá mô tả về
hình dạng củ. Có 6 mẫu giống phân nhánh
củ cấp 2 chiếm tỷ lệ 8%, còn lại 70 mẫu
giống có độ phân nhánh củ cấp 3, chiếm tỷ
lệ 92%.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển
Qua 2 năm đánh giá cho thấy, các chỉ
tiêu sinh trưởng phát triển như thời gian sinh
trưởng, chiều cao cây, số lá/cây khi ra hoa và
đường kính thân của từng giống không biến
động nhiều giữa năm 2007 và 2008, tuy
nhiên giữa các giống có sự sai khác đáng kể.
Kết quả so sánh cho thấy, trong năm 2007
các giống dong riềng sinh trưởng, phát triển
và cho năng suất tốt hơn năm 2008.
Kết quả bảng 2 cho thấy, thời gian từ
trồng đến ra hoa trung bình của tập đoàn đạt
162 ngày (năm 2007) và 150 ngày (năm
2008). Hầu hết các giống dong riềng trong
tập đoàn có thời gian từ trồng đến ra hoa là
141 - 183 ngày, chiếm tỷ lệ 67,2% (năm
2007) và từ 130 - 170 ngày, chiếm tỷ lệ
60% (năm 2008).
Dong riềng là cây hàng năm nên thời
gian từ trồng đến thu hoạch có thể kéo dài
từ 10 - 12 tháng, thậm chí có giống cho
thu hoạch muộn hơn. Thời gian từ trồng
đến thu hoạch trung bình của các giống
trong tập đoàn là 11 tháng. Giống cho thu
hoạch sớm nhất là DR-23 (10 tháng),
giống cho thu hoạch muộn nhất DR-72,
DR-74, DR-77 (từ 12 - 13 tháng).
Chiều cao cây: Chiều cao cây trung
bình có sự sai khác đáng kể giữa 2 năm
(chênh lệch nhau tới 25 cm), trong đó chiều
cao cây trung bình năm 2007 cao hơn năm
2008 tương ứng là 203 cm và 178 cm. Mẫu
giống DR-75 (264 cm) có chiều cao cây cao
nhất, mẫu giống DR-23 (109 - 135 cm) có
chiều cao cây thấp nhất.
Đường kính thân: Trong tập đoàn dong
riềng có 11 mẫu giống có đường kính thân
nhỏ (DR-1, DR-16, DR-23, DR-53 ), 36
mẫu giống có đường kính thân trung bình
(DR-2, DR-11, DR-19, DR-65, DR-70 )
và 31 mẫu giống có đường kính thân to
(DR-49, DR-56, DR-57, DR-58, ).
Số lá đến khi ra hoa: Là chỉ tiêu để đánh
giá gián tiếp thời gian sinh trưởng của giống.
Các giống cùng trồng trong điều kiện như
nhau, giống nào có nhiều lá giống đó thời
gian sinh trưởng dài hơn. Kết quả đánh giá
cho thấy, số lá/thân đến khi ra hoa trung bình
của tập đoàn là 10 lá/cây. Số lá đến khi ra hoa
đạt cao nhất là 13 - 14 lá/cây thuộc về các
mẫu giống DR-15, DR-22, DR-47, DR-68,
DR-72 (13 lá) và DR-60 (14 lá).
Bảng 2. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của tập đoàn dong riềng (2007 - 2008)
Đặc điểm
nông sinh
học
Thống kê
Chiều cao cây
(cm)
Thời gian từ trồng
đến ra hoa (ngày)
Thời gian từ trồng đến
thu hoạch (tháng)
Năng suất củ
(kg/
m
2
)
2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008
Nhóm
1
Giá trị <177 <148 <141 <130 <10,5 <10,5 <0,5 <0,4
Số lượng 14 7 15 15 8 10 11 11
Tỷ lệ (%) 17,9 9 20,5 20,0 10,3 12,8 14,5 14,5
Nhóm
2
Giá trị 177 - 230
148 - 208
141 - 183 130 - 170 10,5 - 11,5 10,5 - 11,5
0,5 - 2,1 0,4 - 1,8
Số lượng 52 62 49 45 34 37 55 45
Tỷ lệ (%) 66,7 79 67,2 60,0 44,9 47,4 72,4 59,2
Nhóm
3
Giá trị >230 >208 >183 >170 >11,5 >11,5 >2,1 >1,8
Số lượng 12 9 9 15 36 31 12 20
Tỷ lệ (%) 15,4 12 12,3 20,0 46,2 39,7 13,1 26,3
Số mẫu 78 78 73 75 76 78 76 76
Trung bình 203 178 162 150 11 11 1,3 1,1
Max 263 264 195 195 12 13 3,9 3,1
Min 135 109 107 115 10 10,5 0,3 0,2
Độ lệch 26,5 30,3 21,3 20,2 0,5 0,5 0,8 0,7
1.3. ăng suất và chất lượng củ
ăng suất: Năng suất trung bình của
tập đoàn dong riềng trong 2 năm biến động
không nhiều. Năng suất trung bình của tập
đoàn đạt được 1,3 kg/m
2
(năm 2007) và
1,1 kg/m
2
(năm 2008). Năng suất này cũng
chưa phản ánh hết tiềm năng năng suất của
các giống dong riềng vì thí nghiệm bố trí tập
đoàn, điều kiện chăm sóc hạn chế. Nếu được
thâm canh thì năng suất của các giống có thể
sẽ cao hơn nhiều. Bảng 2 cho thấy năm 2007
có 12 mẫu giống cho năng suất >2,1 kg/m
2
,
chiếm tỷ lệ 13,1% số lượng mẫu giống trong
tập đoàn, đặc biệt có mẫu giống DR-2 cho
năng suất cao nhất với 3,9kg/m
2
. Năm 2008
có 20 mẫu giống đạt năng suất >1,8 kg/m
2
,
chiếm tỷ lệ 26,3% số lượng mẫu giống trong
tập đoàn, đặc biệt giống DR-57 cho năng
suất cao nhất đạt được 3,1kg/m
2
.
Độ nạc của củ: Độ nạc củ tỷ lệ thuận
với hàm lượng tinh bột, vì vậy nếu giống
nào có củ nạc hơn sẽ có hàm lượng tinh bột
cao hơn. Trong số 76 mẫu giống được đánh
giá có duy nhất 1 mẫu giống có độ nạc thịt
củ thấp (xơ; DR-69), 17 mẫu giống có độ nạc
thịt củ trung bình (DR-11, DR23, DR-35,
DR55, DR-70 ) và 58 mẫu giống còn lại có
độ nạc thịt củ cao. Trong số 58 mẫu giống
này đáng chú ý là các mẫu giống DR-49,
DR-56, DR-57, DR-58, DR-59 và DR-65
có độ nạc của thịt củ cao đồng thời chất
lượng ăn luộc ngon. Các giống này sẽ được
chú ý nhiều và đây cũng là một trong những
chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn ra các giống
dong riềng triển vọng phục vụ nhu cầu chế
biến tinh bột để sản xuất miến dong.
1.4. Chống chịu sâu bệnh hại
Qua 2 năm quan sát và đánh giá trên
đồng ruộng cho thấy tập đoàn dong riềng
rất ít sâu bệnh hại mặc dù trồng dong riềng
không phun thuốc bảo vệ thực vật. Đôi khi
xuất hiện sâu xanh và nhện đỏ nhưng mức
hại rất thấp, không ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây.
2. Kết quả chọn lọc, bình tuyển từ tập
đoàn dong riềng
Tiêu chí đặt ra ban đầu của nghiên cứu là
tuyển chọn ra những giống dong riềng có
năng suất củ vượt giá trị trung bình của tập
đoàn 10 - 15%, độ nạc thịt củ cao. Qua kết
quả đánh giá tập đoàn dong riềng trong 2 năm
2007 - 2008, bước đầu đã tuyển chọn ra 10
giống dong riềng nổi trội về các đặc trưng,
đặc tính để tiếp tục đưa vào so sánh năng suất
trong năm 2009. Sau đây là một số đặc điểm
chính của 10 giống dong riềng triển vọng.
Bảng 3. Đặc điểm hình thái thân lá, hoa của 10 giống dong riềng triển vọng
STT
Tên giống Kí hiệu
Cao cây
(cm)
Dài lá
(cm)
Rộng lá
(cm)
Dài cuống
(cm)
Dạng lá
Màu hoa
1 Dong riềng trắng lá bầu DR-2 212 50,7 24,8 2,7 Bầu Vàng
2 Dong riềng DR-28 233 51,7 26,2 5,7 Bầu Đỏ
3 Dong riềng DR-49 210 51 16,3 13 Dài Đỏ
4 Dong riềng DR-55 208 58,3 21,8 5,0 Dài Đỏ đốm
5 Dong riềng DR-57 208 51 22,3 4,7 Dài Đỏ xen vàng
6 Dong riềng DR-58 207 34,7 23,5 6,3 Bầu Đỏ
7 Dong riềng DR-59 205 53,3 19,2 8,7 Dài -
8 Dong riềng DR-63 230 52,3 29,7 6,3 Bầu Đỏ
9 Dong riềng DR-65 198 47,7 20 7,3 Dài -
10 Khoai chuối DR-70 168 49,3 17,3 6,3 Dài Đỏ
Đ/C
Dong riềng đỏ lá bầu 170 45,8 22,5 3,5 Bầu Đỏ
Kết quả bảng 3 cho thấy: Chiều cao
cây: Giống DR-70 (168 cm) cao cây
tương đương giống đối chứng (170 cm),
các giống còn lại đều cao cây hơn đối
chứng. Chiều dài cuống lá của các giống
triển vọng biến động từ 2,7 cm (DR-2)
đến 13 cm (DR-49). Trong 10 giống
dong riềng triển vọng có 4 giống có dạng
lá bầu là DR-2, DR-28, DR-58 và DR-63,
các giống còn lại có dạng lá dài. Trong
số 10 giống triển vọng có 2 giống không
ra hoa (DR-59 và DR-65); 8 giống còn
lại: Có 1 giống hoa vàng (DR-2), 1 hoa đỏ
đốm (DR-55), 1 hoa đỏ xen vàng (DR-57)
và 5 giống hoa đỏ tuyền (DR-28, DR-49,
DR-58, DR-63 và DR-70).
Bảng 4. Đặc điểm hình thái củ của 10 giống dong riềng triển vọng
STT
Tên giống Kí hiệu Màu sắc vỏ củ
Màu vẩy củ Màu thịt củ Kích thước củ
1 Dong riềng trắng lá bầu
DR-2 Xanh Xanh trắng Trắng To
2 Dong riềng DR-28 Trắng Đỏ Trắng To
3 Dong riềng DR-49 Đỏ trắng Đỏ Trắng xanh To
4 Dong riềng DR-55 Trắng Đỏ Trắng To
5 Dong riềng DR-57 Trắng Đỏ Trắng xanh To
6 Dong riềng DR-58 Trắng Đỏ Trắng xanh To
7 Dong riềng DR-59 Đỏ trắng Đỏ Trắng xanh To
8 Dong riềng DR-63 Trắng Đỏ Trắng To
9 Dong riềng DR-65 Trắng Đỏ Trắng xanh To
10 Khoai chuối DR-70 Trắng Đỏ Trắng To
Đ/C
Dong riềng đỏ lá bầu Trắng Đỏ Trắng Trung bình
Đặc điểm hình thái củ của 10 giống triển
vọng thể hiện trong bảng 4. Màu sắc vỏ củ:
Trong 10 giống triển vọng có 7 giống vỏ củ
màu trắng (DR-28, DR-55, DR-57, DR-58,
DR-63, DR-65 và DR-70), 1 giống vỏ củ màu
xanh (DR-2) và 2 giống vỏ củ màu đỏ trắng
(DR-49 và DR-59). Màu vNy củ của hầu hết
các giống là màu đỏ trừ giống DR-2 (màu
xanh trắng). Màu thịt củ của 10 giống triển
vọng chủ yếu là màu trắng xanh (DR-49,
DR-57, DR-58, DR-59, DR-65) và màu trắng
(DR-2, DR-28, DR-55, DR-63 và DR-70).
Kích cỡ củ của 10 giống dong riềng triển
vọng đều to hơn giống đối chứng.
Bảng 5. Đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng củ
của 10 giống dong riềng triển vọng
TT Tên giống Kí hiệu
Thời gian từ
trồng đến ra
hoa (ngày)
Thời gian từ
trồng đến thu
hoạch (tháng)
Năng suất củ
trung bình
(kg/m
2
)
Độ nạc củ
1 Dong riềng trắng lá bầu
DR-2 152 12 3,6 Nạc
2 Dong riềng DR-28 157 12 2,7 Nạc
3 Dong riềng DR-49 157 12 2,0 Nạc
4 Dong riềng DR-55 149 11 2,5 Nạc trung bình
5 Dong riềng DR-57 170 12 3,1 Nạc
6 Dong riềng DR-58 162 12 2,6 Nạc
7 Dong riềng DR-59 - 12 2,3 Nạc
8 Dong riềng DR-63 147 11 2,1 Nạc
9 Dong riềng DR-65 - 12 2,5 Nạc
10 Khoai chuối DR-70 179 12 2,7 Nạc
Đ/C
Dong riềng đỏ lá bầu 160 12 2,0 Nạc trung bình
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
7
Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng (bảng 5) cho thấy: Thời gian từ trồng đến ra
hoa biến động từ 147 ngày (DR-63) đến 179 ngày (DR-70), trong đó 2 giống DR-59 và
DR-65 không xuất hiện hoa. 5 giống có thời gian từ trồng đến ra hoa ngắn hơn giống đối
chứng (160 ngày): DR-2, DR-28, DR-49, DR-55 và DR-63; 1 giống tương đương đối
chứng là DR-58; 2 giống dài hơn đối chứng là DR-57 và DR-70. Thời gian từ trồng đến
thu hoạch của 10 giống triển vọng biến động trong khoảng 11 - 12 tháng, 2 giống có thời
gian từ trồng đến thu hoạch sớm hơn giống đối chứng (12 tháng) là
DR-55 và DR-63 (11 tháng), 8 giống còn lại có thời gian từ trồng đến thu hoạch tương
đương đối chứng.
Kết quả bảng 5 cho thấy, năng suất củ trung bình trong 2 năm 2007 - 2008 của
10 giống triển vọng đạt ở mức khá so với các giống trong tập đoàn và đạt năng
suất trung bình từ 2,0 - 3,6 kg/m
2
, qui ra năng suất lý thuyết đạt 20 - 36 tấn/ha.
Trong số 10 giống triển vọng chỉ có 1 giống DR-49 có năng suất tương đương đối
chứng (2,0 kg/m
2
), các giống còn lại đều có năng suất cao hơn đối chứng. Chất
lượng củ: Cả 10 giống đều được đánh giá là có độ nạc thịt củ cao và chất lượng ăn
luộc ngon hơn so với giống đối chứng.
Trên đồng ruộng 10 giống triển vọng không phát hiện thấy sâu bệnh hại.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả đánh giá tập đoàn 79 mẫu giống dong riềng trong 2 năm 2007 - 2008 cho
thấy, các giống dong riềng đều sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện thí nghiệm
tại đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên năm 2007 các giống sinh trưởng và cho năng suất
khá hơn năm 2008.
Qua đánh giá và bình tuyển bước đầu đã tuyển chọn được 10 giống dong riềng
triển vọng có năng suất, chất lượng củ, chống chịu sâu bệnh tốt hơn đối chứng để
đưa vào so sánh trong năm 2009. Năng suất củ trung bình của các giống triển vọng
đạt từ 2,0 - 3,6 kg/m
2
, trong đó giống DR-49 (2,0 kg/m
2
) cho năng suất tương
đương đối chứng, 9 giống còn lại đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Đặc biệt
các giống dong riềng cho năng suất vượt trội là DR-2 (3,6 kg/m
2
), DR-57 (3,1
kg/m
2
), DR-28 và DR-70 (2,7 kg/m
2
).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 guyễn Thị gọc Huệ, Đinh Thế Lộc, 2005. Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, tập 6.
Dong riềng, khoai sáp, khoai nưa, khoai mài, khoai ráy, khoai dong. Cây dong riềng.
Nhà xuất bản Lao động và xã hội, tr:7 - 27.
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8
2 guyễn Thiếu Hùng, Trần Thị Thanh Hương, Đào Huy Chiên, 2009. Kết quả nghiên
cứu khoa học công nghệ năm 2008. Đánh giá và chọn lọc một số giống dong riềng
triển vọng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr:191 - 196.
gười phản biện: guyễn Văn Viết