Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NHỮNG VẺ ĐEP CỦA TÂM NĂNG VÀ TRÍ NĂNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.67 KB, 7 trang )


NHỮNG VẺ ĐEP CỦA TÂM NĂNG VÀ TRÍ NĂNG

Lịch sử mĩ thuật Nhật Bản vốn có một hành trình dài đầy biến
động và tự hào. Từ thế kỷ thứ VI, qua giao lưu - tiếp biến với
mĩ thuật Phật giáo Trung Hoa, hội họa Nhật Bản đã đạt được
những thành tựu xuất sắc về loại tranh thờ ở những ngôi chùa nổi tiếng. Những
trường phái Sesshu, Nanga đã ra đời. Thế kỷ thứ IX - X nghệ thuật cung đình với
trào lưu Yamato-e đã bước vào thời thịnh, với phong cách hoàn toàn Nhật Bản. Đó
là những tấm Panô trang trí lớn, những bức bình phong, cửa vách lùa, Album,
tranh cuộn ngang tô màu (e-maki) với những đề tài phong cảnh, bốn mùa, tích
truyện, danh nhân đã nở rộ, nét vẽ thanh thoát, tinh tế, màu sắc hài hòa, lắng
đọng. Hai trường phái Kasuga, Tosa được xem là điển hình của nghệ thuật Nhật
Bản. Tới thế kỷ XVII, nước Nhật đã có những đổi thay lớn lao về kinh tế, chính trị.
Nghệ thuật in khắc gỗ mộc bản đen trắng và màu đã ra đời với trào lưu Ukyo-e.
Nghệ thuật sơn và gốm cũng phát triển. Nó hướng vào phục vụ lớp công chúng
mới, thay bằng chỉ phục vụ số ít quý tộc trước đó.
Ngày nay, xem lại những kiệt tác Cô gái soi gương, Cô gái Geisha của Utamaro,
Chân dung nhà Chúa của Fujiwara Takanobu; Giông tố, Phong cảnh của Sesshu;
Rừng Tùng của Tohaku; Bình phong Cảnh biển của Sotatshu Monomura; Màu đỏ -
Màu trắng của Ogata Korin; Các cô gái chơi đàn thập lục của Haronobu; Dưới vòm
sóng của Hokusai; Cơn giông, Trạm nghỉ trên đường của Hiroshige Tưởng như
quá khứ vàng son chỉ còn vang vọng và thực sự nó đã kết thúc vào cuối thế kỷ
XIX.
Công cuộc canh tân với khẩu hiệu: Văn hóa Nhật bản + Khoa học kỹ thuật phương
Tây = Nhật Bản phú cường, giàu bản sắc đã thành công mĩ mãn với nước Nhật.
Triển lãm “Bắc tới Bắc” của nhóm họa sĩ Nhật Bản lần này, như một lời giải đáp
về sự thật nghệ thuật đã phát huy,biến đổi mạnh mẽ với các thế hệ họa sĩ của xứ sở
mặt trời, võ sĩ đạo và Thiền học. Sáu gương mặt Nhật Bản và một họa sĩ Việt Nam,
đều là hội viên mĩ thuật chuyên ngành. Họ sinh vào 2 thập niên 60 - 70 của thế kỷ
XX, thế kỷ của cách mạng thông tin bùng nổ và kinh tế toàn cầu. Họ đã suy nghĩ


và sáng tạo đúng với tinh thần thời đại mà họ đã sống, là chủ nhân của đất nước
tiên tiến phú cường. Họ vừa tiếp thu truyền thống, vừa hiện đại hóa nghệ thuật cho
chính mình.
Taniguchi AKASHI. Sinh 1961. Với 2 tác phẩm: một là vòng tròn Oval làn sóng
(hình trái xoan dài, méo) với hai màu nâu đậm nhạt. Chất liệu là gỗ dán mỏng. Tác
phẩm thứ hai là bốn hạt thon dài nối kết không đều theo một vệt dài mỏng manh.
Mỗi tác phẩm đều gắn trên bức tường trắng, không gian rộng thoáng. Với tính giản
lược, đơn bạc, không gian thanh vắng, người xem không thể không nghĩ tới thế
giới “sắc sắc - không không” của Phật - Thiền, vốn là đời sống tinh thần tàng ẩn đã
từng được nuôi dưỡng lâu đời trong tâm thức Nhật Bản.
Fujimoto KAZUHIRO. Sinh 1965. Chỉ với một đoạn thân trúc khô đen, đốt và mấu
nhô ra, gắn trên tường trắng, điểm vào đó là vài ô vuông có vẽ hình, tô màu. Dưới
nền đất cũng ghép những ô vuông, đặt một bệ sáp cao (giả đá cẩm thạch) cắm một
đoạn trúc khô đen mảnh mai hình chim nước thân cao mỏ dài đang hướng lên bầu
trời. Phải chăng cũng là con đường tìm về cõi Tâm Định?
Tabata TAKUYA. Sinh 1958. Tác phẩm là một sợi dây thép trắng mong manh
hình sóng gợn như nhịp cầu bắc trên hai trụ cũng là thép trắng đan xen nhau không
theo một trật tự, hơi rối theo chiều thẳng đứng. Tất cả được gắn trên tường như
những sợi chỉ mong manh đầy tâm tưởng.
Sen dai ARIA. Sinh 1957. Tác phẩm là một chùm hoa lá với các màu đỏ, xanh,
vàng, tương phản, giàu chất trang trí, cũng đặt trên một mảng tường trắng, không
gian khoáng đãng, gợi cho ta nhớ tới những bức tranh sơn truyền thống Urushi-e.
Saito SHU. Sinh 1968. Tác phẩm là những ô vuông hình màu trừu tượng nhiều sắc
độ ghi nhanh những mẩu sinh hoạt đời thường gắn lãng đãng trên tường và dưới
nền.
Bando HIROYA. Sinh 1956. Tác phẩm là những ô vuông xanh, đen, vàng trừu
tượng ghép thành hình chữ thập dài, rộng choán cả một bức tường. Một sự suy
tưởng đầy duy lý, triết luận về sự sống.
Đàm Đăng Lại. Sinh 1973. Họa sĩ Việt Nam. Tác phẩm là những mảnh sắt sơn đỏ
cắt xén không đều nhau theo các hình kỷ hà, dựng vào tường và đặt trên mặt sàn.

Trên bề mặt những mảnh sắt là những hình chạm nổi - vòng tròn đồng tâm lồng
nhau, vòng tròn đơn tuyến, hình gẫy khúc răng cưa, hình ngôi sao tám cánh, đường
song song Những motif quen thuộc mà ta thường bắt gặp trên các trang phục hay
trang trí kiến trúc các dân tộc thiểu số vùng cao, hoặc những hình trang trí trên đồ
đồng Đông Sơn, thuộc thời văn minh nguyên thủy của người Việt. Đó là những
dòng sữa mẹ, hay nguồn suối mát nguyên sơ đã nuôi dưỡng sự nghiệp sáng tạo cho
người nghệ sĩ thăng hoa, trở thành “bất tử”.
Một tập hợp tác giả, tác phẩm khác, như tổng quát phòng tranh, gồm Đàm Đăng
Lại (Việt Nam) với hình đầu người bằng gốm nhìn nghiêng treo lơ lửng rủ xuống
ngang tầm mắt. Bando HIROYA là bức tranh trừu tượng màu xanh lam - đen
khung trắng gắn trên tường. Sen dai AKYRA với hai chiếc lá sơn màu nâu nhạt và
xanh da trời xếp chồng lên nhau theo một góc vuông lệch. Fujimoto KAZUHIKO
là ba chiếc lá khô ép trong ba khối mi ca mỏng trong xanh không đều xếp theo
hình song song đặt trên một bệ vuông trắng.
Tất cả, phải chăng các tác giả đều gặp nhau ở những mạch ngầm tâm tưởng của thế
giới hiện đại và chất Thiền còn vọng về xa xăm trong họ?
“Nghệ thuật Nhật Bản là chất duy lý, luôn biểu lộ một thị hiếu trang trí đầy màu
sắc, hơn là tính vĩnh cửu của một truyền thống triết học như trường hợp hội họa
Trung Hoa. Nó quan tâm đến sinh hoạt đời thường, nên rất gần gũi với con người.”
Đó là nhận định của một số nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật. Đối chiếu với
những tác phẩm của cuộc triển lãm, rõ ràng đó là những nhận xét có cơ sở. Các tác
giả đã suy nghĩ và sáng tạo ngay trên cái nền của đất nước và thời đại mà họ đang
sống. Họ rất thành thực, biết thích nghi trong điều hòa thế giới tư tưởng, tình cảm
giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Bỗng tôi nhớ tới những dòng viết thật giàu ý
nghĩa của nhà văn hóa - xã hội người Pháp Alain Touraine về xã hội hôm nay:
“Hiện đại hóa, đòi hỏi sự cắt đứt nhưng cũng đòi hỏi tính liên tục. Nếu cắt đứt
hoàn toàn thì hiện đại hóa chỉ đến từ bên ngoài, hay sự lệ thuộc, đúng hơn là tính
hiện đại. Ngược lại, đó là tính liên tục thì không trở thành cái khác được, vẫn bất
động và ngày càng kém thích nghi với môi trường đang thay đổi. Tấm gương về sự
liên kết, sự thay đổi và tính liên tục, trong một thời gian dài nhiều nước xã hội dân

chủ như Thụy Điển, đã biết kết hợp mở cửa kinh tế và duy trì một sự kiểm soát dân
tộc đối với các tổ chức xã hội và văn hóa. Sự lệ thuộc lẫn nhau của các chủ thể cá
nhân và sự bảo vệ cộng đồng đã đưa tới một tư tưởng trực tiếp đối lập với tư tưởng
đã từng thông trị đời sống trí tuệ. “
Trong thời đại hội nhập - phát triển - toàn cầu hóa, phòng triển lãm mĩ thuật “Bắc
tới Bắc” của nhóm các họa sĩ Nhật Bản, thực sự là một lời giải đáp rõ ràng, sinh
động và tích cực đối với nghệ thuật hiện đại - đương đại. Cũng là bài học bổ ích
cho các nhà văn hóa - nghệ thuật Việt Nam cần suy nghĩ trong lao động - sáng tạo
của mình.

×