Nhu cầu làm tăng vẻ đẹp của cơ thể là một khát vọng tự nhiên của con
người. Tạo hóa cũng ban tặng con người những sản vật tự nhiên đáp ứng
nhu cầu chính đáng này. Gạo lứt và đặc biệt là tinh chất gạo lứt là một trong
những sản vật tự nhiên đó.
Cải thiện vẻ đẹp của da
Cơ thể con người chúng ta là một bản sao phản ánh những thứ chúng
ta ăn. Nếu muốn mắt sáng long lanh, da dẻ hồng hào, trẻ trung, mịn màng,
điều tốt nhất là cung cấp dinh dưỡng tốt.
Gạo lứt nói chung và đặc biệt lớp cùi và phôi của gạo lứt chứa đầy đủ
các chất dinh dưỡng làm tăng cường vẻ đẹp bao gồm C0Q10, các vitamin E,
vitamin nhóm B có cả Ca/biotin, các chất béo không bão hòa omega 3,6,9 là
những chất được cho là để tạo nên vẻ đẹp bên trong.
Nó cũng chứa GABA(gama amino butiric axit), squalence, là những
chất cần thiết để làm da sáng bóng, mịn màng, làm mờ những nếp nhăn,
không bị thô nhám.
Ở nước Mỹ tinh chất gạo lứt được xếp hạng là thực phẩm hàng đầu
trong số 28 loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tự nhiên.
Trong tinh chất gạo lứt chứa tới 120 chất chống oxy hóa tự nhiên với
tổng năng lực hoạt động (khả năng hấp thụ gốc tự do của oxy) lên tới 240
TE/1g, cao gấp hơn 30 lần của rau, quả.
Trong đó Oryzanol là tổ hợp các chất chống oxy hóa quí nhất và chỉ
có duy nhất trong gạo lứt. Các chất chống oxy hóa tự nhiên này tác dụng
đồng hoạt loại bỏ các gốc tự do thừa, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, bảo
vệ hệ miễn dịch.
Oryzanol có khả năng hấp phụ mạnh tia cực tím và được dùng trong
mỹ phẩm dưỡng da và làm kem chống nắng cho da.
Các chất chống oxy hóa tự nhiên này có tác dụng làm chậm quá trình
lão hóa của cơ thể.
Tác dụng chống béo phì
Béo phì cũng là một bệnh làm giảm vẻ đẹp tự nhiên, thon thả của cơ
thể, là nguy cơ đối với nhiều bệnh mãn tính và tăng độ tử vong ở mọi lứa
tuổi. Một trong những nguyên nhân của bệnh béo phì là bản năng sợ đói của
cơ thể.
Gạo lứt và tinh chất của gạo lứt có một phổ rộng các chất dinh dưỡng
làm giảm khả năng thèm ăn của cơ thể. Nó cũng giúp ta kiểm soát được cân
nặng. Thông qua cơ chế điều hòa đường huyết giảm độc tố của ruột và tăng
cường chuyển hóa chất béo.
Anpha lipoic acid có nhiều trong tinh chất gạo lứt được gọi là
antioxidant chuyển hóa vì nó tham gia vào quá trình chuyển hóa
hydratcarbon và chất béo.
Chất này làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua sự tăng tự nhiên
lượng glutation - một sản phẩm trung gian của insulin và liprin (hormone
điều hòa trọng lượng cơ thể và mỡ dự trữ).
Gạo lứt cũng rất giàu chất khoáng magiê tự nhiên có tác dụng bảo vệ
chống lại triệu chứng chuyển hóa và cải thiện quá trình chuyển hóa trong cơ
thể.
Những người ăn gạo lứt hoặc tinh chất gạo lứt có tác dụng chống béo
phì do giảm nhu cầu nạp năng lượng nhưng đặc biệt không cảm thấy mệt, cơ
thể vẫn bình thường vì vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Một tin vui là gần đây các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu
thành công công nghệ xử lý chiết tách và giữ được hầu như trọn vẹn tinh
chất gạo lứt và đảm bảo an toàn trong hàng năm.
Trước đây, khi chưa có công nghệ này các tinh chất quí giá trong gạo
lứt thường bị phân hủy tức thời trong một thời gian rất ngắn (tính bằng phút)
và bị mất đi những tính chất dược lý quý nhất.
Với công nghệ mới này chỉ cần uống một cốc nhỏ 15g sản phẩm tinh
chất gạo lứt và vẫn ăn cơm trắng bình thường có tác dụng như ăn 258 g gạo
lứt /ngày.
Hàng trăm người đã sử dụng thử sản phẩm này, mỗi ngày dùng 15g,
sau khoảng từ 1-2 tháng tất cả đều thấy da dẻ được cải thiện, da căng,hồng
hào, mịn màng và giảm vết nhăn.
Những người thừa cân giảm được từ 2-4 kg/ trong 2 tháng. Sản phẩm
mới này còn giúp cơ thể dần lặp lại trật tự và cân bằng quá trình chuyển hóa,
giảm nguy cơ nhiều bệnh mãn tính.
Gạo lứt - Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản
mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các
chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E ),
chất xơ và một số thành phần khác.
Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm
mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó
là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại
ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có
lợi.
Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở dạng tự nhiên
được sử dụng hằng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến
đổi, bạn phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện chúng phải
qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty uy
tín.
Ở Mỹ, hiện nay, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống
như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin:
xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức
năng” (structure/function claims). Những thực phẩm được xác nhận có lợi
cho sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường
tiêu thụ. Còn những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để
chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm
đó đối với sức khỏe con người. Ví dụ “có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa” là nội
dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có xác nhận của Cơ quan Quản lý
thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng nhà sản xuất phải xuất trình đầy đủ
tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.
Hiện nay, các nước tiên tiến như Nhật, Anh và Mỹ vẫn đang nỗ lực để
ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối thực phẩm
chức năng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên đến nay, thế giới vẫn chưa có một
định nghĩa chung về nó vì còn một số thực phẩm muốn dán nhãn với định
danh này nhưng không trải qua một thử nghiệm hoặc tuân theo tiêu chuẩn
nào. Mặt khác, cũng có một số kiểu “luồn lách”, ví dụ như các thực phẩm
chức năng gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) sẽ tránh được
quy định của FDA, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số
chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol,
đường để bán ở dạng thực phẩm chức năng. Trên thực tế, mỗi năm ở Mỹ
vẫn có hàng nghìn người tiêu dùng than phiền về chất lượng và tính an toàn
của chủng loại thực phẩm này.
Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt những thực phẩm chức năng
có ích đã được khoa học chứng minh khá đầy đủ với những loại cần nghiên
cứu thêm. Không nên vội vàng sử dụng khi mới chỉ có kết quả của một vài
nghiên cứu ban đầu.
Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít,
Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ đã xếp loại các thực phẩm chức
năng như sau:
Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất
- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu
(không gây sâu răng).
- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim
mạch. Trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không
tan và stanol ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm
chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester,
saponins, isoflavones, daidzein và genistein; bơ thực vật có bổ sung stanol
thực vật hoặc sterol esters.
Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy
- Cá nhiều mỡ chứa acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim
mạch.
Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải
- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm
cholesterol máu
- Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ
nhiễm trùng đường tiểu.
Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm
- Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường
tiêu hóa.
- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy
cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.
Nhóm còn tranh cãi nhiều
- Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái
hóa võng mạc.
- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acid béo CLA
(conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung
thư.
- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ ) chứa hoạt chất
sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc
bệnh ung thư.
- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa
và chức năng miễn dịch.
Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được
xác định là có lợi ích rõ ràng. Còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận
trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức
khỏe với tình hình tài chính. Có thể tranh thủ “cơ hội khác” để phòng chống
bệnh tốt hơn.
Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt? Thực ra,
một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chức
năng nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống
bệnh của loại thực phẩm này đã gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu
dùng.
Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và
đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết là tự xây
dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành
mạnh.
Cách chọn, nấu, và bảo quản gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo đặc biệt giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi
ích cho sức khỏe. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa biết cách chế
biến đúng loại gạo này để tận dụng tối đa lợi ích của nó.
Giá trị dinh dưỡng vượt trội
Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp
cám bao bọc bên ngoài. Nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo
trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa
nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-
giê, man-gan, chất xơ, sắt
Ở gạo trắng, qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80%
vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng man-gan và hầu hết chất
xơ đã bị mất đi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một lon gạo lứt khi nấu thành
cơm chứa 84mg ma-giê, so với 9mg ở gạo trắng. Nhiều nghiên cứu
khoa học chứng minh rằng trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất
dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol
xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh về tim mạch.
Gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ. Nó làm giảm nguy cơ ung
thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ
sau mãn kinh.
Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại
bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim,
ung thư và bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, chất xơ còn có tác dụng giúp no lâu nên khi ăn
cơm gạo lứt, bạn sẽ không bị tăng cân. Đặc biệt, gạo lức nếu ngâm
trong vòng 22 tiếng đồng hồ sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì
lúc này gạo lức chuyển sang trạng thái nẩy mầm, làm cho các
enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động
và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh
dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu
vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất
đạm trong hạt gạo.
Cách mua và bảo quản gạo lứt
- Gạo lứt có thể để khoảng 4 - 5 tháng. Nếu để lâu, chất dầu
trong lớp cám sẽ bị hư, gạo sẽ có mùi, không thể sử dụng được nữa
nên khi mua gạo, bạn nhớ kiểm tra ngày sản xuất và thời hạn sử
dụng thật kỹ, chọn mua gạo mới với số lượng vừa phải.
- Cất gạo ở nơi thoáng mát.
Cách nấu gạo lứt
Nếu không ngâm gạo trong 22 tiếng, trước khi nấu, bạn cũng
nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài.
Sau khi nấu chín, cơm gạo lứt không nở như gạo trắng. Nó hầu
như vẫn giữ được cấu trúc nguyên hạt. Khi ăn, bạn sẽ có cảm giác
hơi xạm, không mịn như cơm gạo trắng. Tuy nhiên, nếu ăn quen,
bạn sẽ nhận thấy cơm gạo lứt có hương vị thơm ngon rất đặc trưng.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện:
Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo
khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí
xíu muối. Nấu theo kiểu này cơm sẽ không dẻo nhưng nhai cơm kỹ
sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi thường:
Nấu nước sôi, đổ gạo vào và ¼ muỗng cà phê muối hầm vô
nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc
nồi xuống, vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu
tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất:
Bạn đong gạo/ nước theo tỷ lệ: một gạo + một rưỡi nước (đong
bằng lon sữa bò) + ¼ muỗng cà phê muối hầm, cho gạo, nước, muối
vô nồi một lượt. Khi nồi xì hơi, tắt lửa, để yên 15 phút. Sau đó nấu
tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.
Chưng cách thủy bằng nồi áp suất - cách nấu tốt nhất
- Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước và chút muối
hầm (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt +nước+
muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước. Nước trong nối
áp suất vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật
lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe xì hơi đợt
đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 15 phút , bật lửa lên nấu tiếp,
nghe xì hơi đợt 2, 10 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín cơm.
- Hoặc bạn cũng có thể dùng loại nồi áp suất bên trong có một
nồi nhỏ bằng sành có nắp đậy. Khi nấu, lấy gạo ra cũng rửa sơ, xong
cho vào nồi bằng sành, đổ nước ngập chừng bằng 1 lóng tay. Lấy 5
ly nước lạnh đổ vào nồi áp suất, cho nồi sành vào trong, đậy lại thật
chặt và nấu trong 1 tiếng đồng hồ. Nấu kiểu này gạo lức ăn như cơm
nếp, dẻo và rất ngon. Nếu nấu với đậu đỏ càng bổ và ăn bùi.
Nấu cơm gạo lứt bằng cách chưng cách thủy trong nồi thường:
một chén gạo lứt nấu hơn với một chén nước và 1 chút muối hầm (1
kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Nếu cơm khô, thêm nước,
nếu cơm nhão bớt nước. Gạo lứt + nước + nuối bỏ vô tô và đặt tô
này vào nồi nước sôi nước trong nồi vừa đủ để khi nấu lên sôi không
bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lức đã có
nước, tới khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 15 phút, tắt lửa để yên đó, sau
20 phút , bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt 2, 5 phút thì tắt
lửa. Để 30 phút sau đó là chín cơm.
Cách rang gạo lứt dùng để ăn: nấu cơm gạo lứt chín bình
thường. Xới cơm ra mâm phơi khô. Khi phơi cơm, phải trở cơm
thường xuyên mới khô đều và cơm rang được dòn. Mỗi ngày phơi
cơm, chiều mang vô, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài
sương. Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi bẩn và các
con vật nhỏ không bám vào cơm. Phơi cơm 3 nắng gắt, đến nắng
thứ 3 , lấy gạo đang phơi nắng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo
mới dòn và xốp, rang tới khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì tắt lửa và
đổ gạo vừa rang vào một lon sạch, đậy nắp liền, gạo sẽ thơm.
Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay thấy gạo còn ấm,
không phỏng tay, cho muối hầm vào (lượng muối hầm bao nhiêu
cũng được), đậy nắp lại. Khi gạo nguội hoàn toàn, bỏ ra vợt dây, bỏ
muối lấy gạo. Chú ý, nếu khi cho muối hầm vào gạo còn nóng thì gạo
sẽ hút muối nhiều, không được. Nếu cho muối vào gạo đã nguội thì
gạo sẽ không thấm được muối. Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang
thành bột và cho nước nóng vào để ăn: hoặc không xay thành bột thì
có thế ngậm gạo lứt trong miệng cho mềm, rồi nhai cho đến thành
nước.
Như gạo trắng, cơm gạo lứt có thể ăn với nhiều loại thức ăn, từ
món canh, xào, kho, rán đến salad trộn cà-ri.
Những lưu ý với gạo lứt
Cách giữ cơm gạo lức không thiu: không đậy nắp kín mà dùng
rá để đậy nồi cơm, không được để cơm trong tủ. Cơm gạo lức nếu
ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ.
Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông
lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào lò vi sóng.
Cách hâm cơm gạo lứt: khóe một lỗ tròn trong nồi cơm cho đến
đụng đáy nồi đổ nước vô (lượng nước đủ để tráng đáy nồi để cơm
không bị khét khi hâm). Đậy nắp nồi cơm, nấu cho nước bốc hơi lên,
mở nắp nồi cơm khuấy đều. Dùng muỗng ép cơm cho bằng mặt và
cứng. Đậy nắp nồi, để lửa liu riu khoảng 5 phút là tắt lửa.
Cách rang mè (vừng): mè vàng còn vỏ, đổ vô thau nước đầy,
đãi vớt lấy mè nổi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới
thau. Phơi khô mè sạch đã vớt, đựng trong hộp đậy nắp. Nếu mua
mè sạch, không phải đãi nữa.
Khi rang mè nhúng tay cho ướt để bóp mè cho thấm nước mới
rang thì mè thơm hơn là khi rang khô rang lửa đều và nhỏ, khuấy
đều mè, đến khi nghe mè nổ lách tách, rang thêm một chút nữa là
mè chín.
Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau, mè nguội
bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm (nghiền, không phải giã). Một
muỗng cà phê muối hầm nghiền với 12 muỗng mè. Phần lượng này
thay đổi tùy theo tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ sử dụng 4
ngày. Ăn tiếp phải rang mè mới.