1
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG KEO TAI
TƯỢNG Ở VÙNG TRUNG TÂM CUNG CẤP GỖ LỚN
Đặng Văn Thuyết, Lương Thế Dũng
Phòng Kế hoạch Khoa học
Nguyễn Thanh Sơn
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng Trung tâm để
cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện gây trồng là khí hậu, địa
hình, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh thái loài cây. Kết quả cho thấy Keo tai tượng có thể gây
trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở cả 6 tỉnh của vùng Trung tâm với diện tích thích hợp 550.804ha
chiếm 17,2% (chủ yếu tập trung ở vùng tiếp giáp 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái),
diện tích có thể mở rộng 1.224.696ha chiếm 38,2% (phân bố ở cả 6 tỉnh) và ít thích hợp
1.430.811ha chiếm 44,6%.
Từ khoá: Xác định điều kiện gây trồng, Keo tai tượng.
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nhu cầu về gỗ lớn phục vụ tiêu dùng ngày càng tăng trong khi
nguồn gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng giảm sút. Vì vậy, cần phải phát triển trồng rừng các loài
cây mọc nhanh đáp ứng yêu cầu về gỗ. Tuy nhiên, việc gây trồng ở điều kiện lập địa nào cho phù
hợp với đặc tính của loài cây (đất nào cây ấy) để đạt được năng suất và hiệu quả cao là vấn đề
cần được quan tâm.
Nghiên cứu này để xác định điều kiện gây trồng thích hợp cho Keo tai tượng ở vùng
Trung tâm cung cấp gỗ lớn thuộc đề tài “Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng
thâm canh keo, bạch đàn và Thông caribê cung cấp gỗ lớn (2006-2010)”do TS Đặng Văn Thuyết
làm chủ nhiệm”
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dựa vào đặc điểm sinh thái của loài cây cũng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về phân
bố, sinh thái và đánh giá sinh trưởng rừng trồng để tiến hành phân chia và cho điểm theo mức độ
phù hợp.
- Sử dụng các bản đồ số (1) để xây dựng các bản đồ chuyên đề (địa hình, đất đai và khí
hậu (2)) phù hợp với điều kiện sinh trưởng của Keo tai tượng.
- Bản đồ phân vùng thích hợp để gây trồng Keo tai tượng ở vùng Trung tâm cung cấp gỗ
lớn được tạo lập thông qua việc chồng ghép các bản đồ chuyên đề bằng phần mềm Mapinfor.
- Cách cho điểm: Mỗi nhân tố riêng biệt trong mỗi nhóm nhân tố ngoại cảnh được xem
xét, phân chia, cho điểm theo 3 mức là thích hợp 3 điểm; mở rộng 2 điểm; hạn chế 1 điểm.
- Cách tổng hợp điểm: Đối với nhóm nhân tố khí hậu sau khi phân chia, cho điểm từng
nhân tố riêng biệt, thì tiến hành cộng điểm của 7 nhân tố thành phần và phân chia thành 3 mức là
(1) Bản đồ đất toàn quốc 1/250.000, 1996. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; Bản đồ địa hình
toàn quốc tỷ lệ 1/250.000, 1997. Cục đo đạc và Bản đồ; Bản đồ ranh giới hành chính 1/100.000, 1998. Nhà xuất
bản bản đồ; Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ, 2006. Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Atlas các bản đồ chuyên đề, 2000. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; Bản đồ đất vùng
Đông Bắc bộ 1/250.000, 1993. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
(2) Số liệu khí tượng thu thập từ 170 trạm phân bố ở các tỉnh thành trên toàn quốc (Trung tâm Khí tượng
Thuỷ văn Quốc gia, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005).
2
thích hợp 18-21 điểm; mở rộng 14-17 điểm; hạn chế ≤ 13 điểm.
Tương tự như vậy, với nhóm nhân tố đất đai và địa hình sau khi cho điểm từng thành
phần cũng cộng điểm của các nhân tố và phân chia thành 3 mức (thích hợp 5-6 điểm, mở rộng 3-
4 điểm, hạn chế ≤ 2 điểm). Khi tổng hợp 3 nhóm nhân tố (khí hậu, địa hình, đất đai) nếu kết quả
tổng hợp tồn tại 1 sự hạn chế thì đánh giá chung sẽ bị hạ xuống một mức khi phân loại.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả phân chia và cho điểm
Nhóm nhân tố khí hậu
Bảng 1. Phân chia các yếu tố khí hậu
Ph
â
n chia
Nhân tố
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Chỉ tiêu Điểm Chỉ tiêu Điểm Chỉ tiêu Điểm
1. Lượng mưa bình quân năm (mm) 1500-2200 3
1300-1500; 2200-
2400
2 <1300; >2400 1
2. Nhiệt độ bình quân năm (oC) 22-27 3 19-22; 27-30 2 <19;>30 1
3. Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất (oC) <30 3 30-32 2 >32 1
4. Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất (oC) >22 3 15-22 2 <15 1
5.Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối (oC) <32 3 32-34 2 >34 1
6. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối (oC) >15 3 10-15 2 <10 1
7. Số tháng mưa <40mm (tháng) 0-3 3 3-5 2 >5 1
Điểm phân chia 18-21 14-17 7-13
Nhóm nhân tố địa hình
Bảng 2. Phân chia các yếu tố địa hình
Phân chia
Nhân tố
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Chỉ tiêu Điểm Chỉ tiêu Điểm Chỉ tiêu Điểm
1. Độ cao so với mực nước biển (m) 1-500 3 501-750 2 > 750 1
2. Độ dốc (o) < 15 3 15-25 2 > 25 1
Điểm phân chia 5-6 3-4 < 3
Nhóm nhân tố đất
Bảng 3. Phân chia các yếu tố đất đai
Phân chia
Nhân tố
Thích hợp Mở rộng
Hạn chế
Chỉ tiêu
Điểm
Chỉ tiêu
Điểm
Chỉ tiêu
Điểm
1. Loại đất
Đất đỏ trên mắ
c
ma bazơ và trung
tính; đất đỏ vàng
trên đá khác; đất
phù sa; đất xám.
3
Đấ
t thung
lũng dốc tụ;
đất đỏ vàng và
đất mùn trê
n
núi.
2
Đất xói mòn trơ sỏi đá; đất đen
và đất than bùn; đất mặn mù
a
khô, đất mặn thường xuyên; đất
phèn nặng, đất phèn trung bình
và nhẹ; đất cát.
1
2. Độ dày (cm) >100 3 50-100 2 < 50 1
3
Điểm phân chia 5-6 3-4 < 3
Tổng hợp các nhóm nhân tố
Bảng 4. Tổng hợp phân chia mức độ thích hợp theo các nhóm nhân tố
Phân chia
Nhóm nhân tố
Thích hợp Mở rộng
Hạn chế
Điểm Điểm Điểm
1. Khí hậu 3 2 1
2. Địa hình 3 2 1
3. Đất đai 3 2 1
Điểm phân chia 7-9 5-6 < 5
Kết quả tổng hợp và chồng ghép bản đồ
Chồng ghép các bản đồ chuyên đề (khí hậu, địa hình và đất đai) lập được bản đồ phân
vùng thích hợp cho gây trồng keo tai tượng theo mức độ thích hợp, mở rộng và hạn chế.
Bảng 5. Diện tích theo mức độ thích hợp ở các tỉnh thuộc vùng Trung tâm
Tỉnh
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1. Lào Cai 63.947
1,8
295.609
9,2
278.514
8.7
2. Yên Bái 114.557
3,4
321.168
10,0
254.723
7.9
3. Hà Giang 113.105
3,4
157.509
4,9
526.255
16.4
4. Tuyên Quang 161.012
5,0
240.835
7,5
186.620
5.8
5. Phú Thọ
39.111
1,2
148.012
4,6
167.006
5.2
6. Vĩnh Phúc 59.072
1,8
61.563
1,9
17.693
0.6
Tổng
550,804
17,2
1,224,696
38,2
1,430,811
44.6
Như vậy, diện tích để gây trồng thích hợp cho keo tai tượng là 550.804ha, chiếm 17,2%
diện tích tự nhiên của vùng, tập trung ở khu vực giáp ranh 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và
Yên Bái. Trong đó, ở Tuyên Quang với 161.012ha, chiếm 5,0%, tiếp đến là Yên Bái với
114.557ha, chiếm 3,4%; Hà Giang 113.105ha, chiếm 3,4 %,
4
Diện tích có thể gây trồng mở rộng chiếm 1.224.696ha (38,2%), chủ yếu ở Yên Bái, Laof
Cai và Tuyên Quang. Cả vùng có 1.430.811ha, chiếm 44,6% (phân bố ở cả 6 tỉnh, nhiều nhất ở
Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái) ít thích hợp cho trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ lớn.
KẾT LUẬN
Keo tai tượng có thể gây trồng ở cả 6 tỉnh vùng Trung tâm. Tuy nhiên, nơi có điều kiện
thích hợp để trồng rừng cung cấp gỗ lớn tập trung chủ yếu ở vùng giáp ranh 3 tỉnh Tuyên Quang,
Hà Giang, Yên Bái với diện tích ở toàn vùng với mức thích hợp là 550.804ha, có thể mở rộng là
1.224.696ha.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2001. Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự
nhiên. Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ Lâm nghiệp 1996-2000. Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Huy Sơn, 2006. Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ để phát triển gỗ
nguyên liệu cho xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ Lâm nghiệp
giai đoạn 2001-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Hoàng Xuân Tý và cộng sự, 1989. Đánh giá tiềm năng và hướng dẫn sử dụng đất vùng
trung tâm trong kinh doanh rừng nguyên liệu giấy. Một sô kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
Lâm nghiệp 1976-1985. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và GTZ, 2004. Chọn loài cây ưu tiên cho các
trương trình trồng rừng tại Việt Nam. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.
Hội Khoa học đất Việt Nam, 1997. Khoa học đất số 9-1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội.
Tổng cục Địa chính, 1998. Dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên
đất (Bao gồm CSDL địa lý và CSDL đất đai).
5
Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm và Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, 2001.
Những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới.
RESEARCH AND DETERMINE THE SUITABLE PLANTING
AREA ACACIA MANGIUM WITH THE PURPOSE OF
SUPPLYING BIG-SIZED TIMBER IN THE NORTH CENTRAL
REGION OF VIETNAM
Dang Van Thuyet, Luong The Dung
Scientific Planning Division
Nguyen Thanh Son
Silvicultural Research Division
Forest Institute of Vietnam
SUMMARY
The objective of this research is to identify the suitable planting area Acacia mangium
with the purpose of supplying big-sized timber in the North central region of Vietnam. Groups of
factors have been considered in order to determine planting conditions for A. mangium including
the climate, soil, topography that is suitable with ecological character of species. Although the
research result shows that A. mangium can be planted for large timber supply in 6 provinces of
the North central region of Vietnam, the largest suitable planting area is located in adjoining
region of three provinces (Tuyen Quang, Ha Giang and Yen Bai provinces). In entire the North
central region of Vietnam, the most suitable planting area account for 550.804ha (17.2%) and the
less suitable planting area is 1.224.696ha (38.2%) and the worse suitable planting area is
1.430.811 (44.6%).
Keywords: Determining planting requirements, Acacia mangium.