Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170 KB, 4 trang )
Bí quyết dân gian chữa nấc cụt
Nấc là một trong phản ứng tự nhiên của cơ thể, là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột
ngột bụng và ngực. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần.
Vậy làm thế nào để chữa nấc hiệu quả?
Nấc có thể xuất hiện từng tiếng rồi tự hết. Nhưng cũng có người nấc từng cơn hoặc liên
tục, đôi khi kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Tuy nấc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe, nhưng làm cho người ta rất khó chịu trong sinh hoạt, gây trở ngại trong công
việc và khi giao tiếp.
Ng
uyên nhân gây nấc tạm thời là do rối loạn trong hoạt động của cơ hoành. Ảnh: internet
Nguyên nhân gây nấc
Nguyên nhân gây nấc tạm thời là do rối loạn trong hoạt động của cơ hoành. Còn nguyên
nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực
quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu cục bộ, tăng ure
huyết…
Các loại nấc:
- Nấc do lạnh: thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi tối, tiếng nấc nặng
hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.
- Nấc do nhiệt: tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố định, lúc ngắn lúc dài,
miệng lưỡi khô, đi ngoài khó…
- Nấc do cơ thể suy nhược, ốm yếu: tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa
2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém…
Dưới đây là một số mẹo chữa nấc hiệu quả
Ăn đường: Khi bị nấc, bạn có thể ngậm một thìa đường trong miệng. Khi đặt một thìa
đường vào cuối lưỡi, cảm giác ngọt sẽ đánh lừa sự khó chịu và làm tan các cơn nấc.
Uống nước: Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt
liên tục… Cách làm này sẽ gây ngắt quãng tình trạng nấc liên tiếp và nhờ đó giữ lặng các
dây thần kinh.
Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục…
Ảnh: internet
Nín thở: Khi nấc bạn có thể nín thở thật lâu cho đến khi không chịu được. Khi bịt mũi,