Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận biết trẻ chậm nói pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.32 KB, 7 trang )



Nhận biết trẻ chậm nói

Chậm nói đơn thuần là chứng suy giảm ngôn ngữ và khả
năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ em khá phổ biến hiện nay.

Kiên trì dạy cho trẻ học phát âm – Ảnh: N.C.T
Tuy không liên quan đến việc chậm phát triển trí tuệ nhưng
không ít bậc phụ huynh thật sự lo lắng bởi không rõ nguyên
nhân, chữa trị làm sao? Và sau này trẻ có thể nói bình thường
không?
Nhận biết
Khác với việc chậm nói của hội chứng tự kỷ, trẻ chậm nói
đơn thuần có thể hiểu lời nói và thực hiện được một số mệnh
lệnh đơn giản của người lớn. Trẻ mắc chứng chậm nói có
nhiều biểu hiện khác nhau. Có trẻ chỉ phát ra những tiếng vô
nghĩa, lặp đi lặp lại không dứt và không thể nói được một số
từ đơn giản. Có trẻ phát âm rõ ràng nhưng chỉ nói những từ
đơn, không có khả năng ghép hai từ hoặc hơn hai từ với
nhau. Trẻ thường nói những từ đơn để bày tỏ nhu cầu và đối
với một số từ ghép hai từ, trẻ chỉ nói được từ cuối của từ đó,
thường gọi là kiểu nói vuốt đuôi.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Một số trẻ phát âm không rõ ràng nhưng lại có khả năng sử
dụng từ và các cụm từ để diễn đạt thông tin giao tiếp, chẳng
hạn như dùng ngôn ngữ một cách chính xác, gọi tên được
nhu cầu, cảm xúc để người lớn đáp ứng.
Có trẻ phát âm tốt, nói được những câu tương đối dài nhưng
lại không thể hiểu ngôn ngữ để trả lời hoặc đáp ứng mệnh


lệnh của người lớn. Trẻ có thể đọc một đoạn thoại quảng cáo
khá dài trên tivi, nói lại những câu nói mà người lớn chỉ dẫn
khá chính xác, rõ ràng. Tuy nhiên, đó chỉ là khả năng nói một
cách máy móc, tư duy về ngôn ngữ của trẻ không phát triển.
Trẻ không có khả năng trả lời câu hỏi của người khác mà chỉ
lặp lại câu hỏi một cách máy móc hoặc lặng im không đáp.
Can thiệp
Ngoại trừ những trường hợp trẻ chậm nói có nguyên nhân
xuất phát từ những thương tổn thực thể như mất thính lực, dị
tật cơ quan phát âm, chậm phát triển tâm thần ở những
trường hợp khác, các bậc phụ huynh đều cố đi tìm câu trả lời
cho việc chậm nói của con mình. Nhiều người tỏ ra ân hận và
tự dằn vặt mình rồi dằn vặt nhau vì đã không để ý đầy đủ đến
con: cho trẻ chơi một mình, giao con cho người giúp việc
giữ, xa lánh, hắt hủi con, gia đình bất hòa làm tổn thương tâm
lý trẻ… Đó không hẳn là những nguyên nhân khiến trẻ chậm
nói mà chỉ là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển
ngôn ngữ của trẻ. Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh
nên giúp trẻ tìm thấy ngôn ngữ hơn là việc tìm nguyên nhân
của hiện tượng này để rồi lại hoang mang khi việc tìm hiểu
ấy chệch hướng.
Hiện nay can thiệp đặc biệt là một biện pháp hiệu quả nhất
trong việc điều trị chứng chậm nói ở trẻ em. Người ta cũng
đang tiến hành tìm hiểu và áp dụng phương pháp PECS – hệ
thống các phương tiện giao tiếp thông qua hình ảnh – để giúp
những đối tượng gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ
và giao tiếp.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.

Các bậc phụ huynh góp phần rất lớn trong việc can thiệp với
trẻ chậm nói. Nhiều phụ huynh vẫn chưa hợp tác tốt với
chuyên viên can thiệp trong việc điều trị ngôn ngữ cho trẻ,
không quan tâm và phó mặc trẻ cho chuyên viên can thiệp.
Cũng có phụ huynh quá bao bọc trẻ, không để trẻ tiếp xúc với
môi trường xung quanh và tỏ ra e dè khi để trẻ ra môi trường
bên ngoài mà không có mình. Đặc biệt, không ít phụ huynh
tạo ra áp lực cho chuyên viên can thiệp, cho trẻ và cho bản
thân khi đặt ra yêu cầu là trong một thời gian ngắn, trẻ có thể
học phát âm và nói được như trẻ bình thường.
Can thiệp với trẻ chậm nói đòi hỏi một thời gian lâu dài, kiên
trì và có sự hợp tác tốt giữa giáo viên và phụ huynh. Không
phép mầu nào có thể xảy ra nếu không có sự nỗ lực không
mệt mỏi của cả chuyên viên can thiệp lẫn các bậc phụ huynh.
Các cột mốc ngôn ngữ Đối với một trẻ phát triển ngôn ngữ
bình thường, có một số cột mốc đáng ghi nhớ:
* 0-3 tháng tuổi: phát âm theo bản năng những âm thanh vô
nghĩa
* 6 tháng: bắt đầu bập bẹ các âm môi như papa, mama…trẻ
có thể nghe được và đã biết hóng chuyện.
* 12 tháng tuổi: nói được các từ đơn và thể hiện nhu cầu qua
các từ đơn đó, có vốn khoảng 10 từ và chỉ được các đồ vật
mà trẻ muốn.
* 18 tháng: vốn từ tăng lên 30-40 từ
* 2 tuổi: có vốn từ khoảng 200 từ và đa số là các danh từ
* 3 tuổi: vốn từ tăng lên nhanh chóng, khoảng 3.000-4.000
từ, nói được các câu ngắn.
So sánh với cột mốc trên, nếu trẻ 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói
thì được xếp vào dạng chậm nói.


×