Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chăm sóc trẻ chậm nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.49 KB, 3 trang )

Chăm sóc trẻ chậm nói







Trẻ 3 tuổi đã có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ; ông bà ta có
câu: "Thỏ thẻ như trẻ lên ba". Nếu quá tuổi này mà trẻ chưa
có khả năng trao đổi những điều thông thường nghĩa là đã bị
chậm nói.
Trung bình trẻ 1 tuổi có thể sử dụng được khoảng 10 từ ngữ; lên 1
tuổi rưỡi có khoảng 30-40 từ. Từ 1 tuổi rưỡi tới 2 tuổi, vốn từ của
trẻ tăng lên rất nhanh: khoảng 300 từ; từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi: trên
500 từ. Cuối năm thứ 3, vốn từ có thể đạt tới 1.200-1.500 và trẻ có
thể trao đổi được bằng lời nói những điều thông thường trong sinh
hoạt.
Đó là khả năng của những trẻ được phát triển trong "môi trường
ngôn ngữ" tốt (cha mẹ chăm trò chuyện với trẻ, gia đình đông anh

Nên trò chuyện
thường xuyên
với trẻ.
chị em, được gửi vườn trẻ...). Những trẻ ở vùng cao, vùng sâu, ít
được tiếp xúc thì ngôn ngữ thường kém phát triển hơn. Những trẻ
đẻ non, còi xương, thể tạng yếu đuối, suy dinh dưỡng... cũng
thường chậm nói, đi kèm với chậm mọi phát triển về vận động
khác (lẫy, bò, đi...).
Với trẻ chậm nói, cần phân biệt 2 khả năng về ngôn ngữ. Nếu trẻ
vẫn hiểu được lời nói (chỉ đúng những gì ta hỏi như "tai đâu, mắt


đâu..." và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ,
dép) thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt,
những trẻ này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm
trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.
Ngược lại, những trẻ bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ
thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn; việc giúp đỡ sẽ
khó khăn hơn nhiều. Trẻ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên
khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.

Trong quá trình học nói, trẻ cần có sức nghe hoàn hảo để ghi nhận
được chính xác các âm thanh của lời nói, có trí tuệ tốt để phân biệt
và ghi nhớ mối liên hệ giữa khái niệm và tên gọi của nó. Mặt khác,
khả năng phát âm của trẻ còn phụ thuộc vào sự thuần thục dần của
hệ thần kinh (lời nói đòi hỏi sự hiệp đồng tinh tế nhiều cơ của bộ
máy phát âm và cấu âm), không thể đốt cháy giai đoạn.

Các chỉ số của phát triển ngôn ngữ ở trẻ vào giai đoạn học nói (từ 1
tuổi đến 3 tuổi) phản ánh rất đầy đủ sự phát triển đồng bộ về thể
chất và trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này. Vì vậy, các bậc cha mẹ
cần hết sức quan tâm theo dõi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×