Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

ô nhiễm môi trường đất và hiện tượng sa mạc hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG

















BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
ĐỀ TÀI


:
:


Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ HIỆN
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ HIỆN
TƯỢNG SA MẠC HÓA


TƯỢNG SA MẠC HÓA
Môi trường
Xanh sạch đẹp
GVHD: NGUYỄN HỊ HỒNG TÌNH
NHÓM: 6
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
NGUYỄN THỊ TUYẾT SƯƠNG
VÕ THỊ XUÂN VI
NGUYỄN HỮU QUỐC ANH
BÙI NGỌC KHÁNH
Đà Nẵng, tháng 06 năm 2010
LỜI MỞ ĐẦU


Đất được xem như một cơ thể sống với quá trình phát sinh,phát triển hưng thịnh
và suy vong.Mặt khác ,đất vừa là thành phần của môi trường sinh thái chung,lại
vừa là môi trường hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần nhân tố, cấu trúc, hoạt
động nên nó cũng được xem như môi trường thành phần.Nếu đất lành mạnh là
nền tảng của hệ sinh thái thịnh vượng, nó cung cấp thực phẩm, tái chế chất dinh
dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng và nuôi dưỡng mầm.Nhưng đất không thể làm những
bất cứ điều gì trừ khi nó được sạch sẽ, tinh khiết,qua mức tự làm sạch thì nó sẽ trở
nên ô nhiễm cần có sự can thiệp của con người , để điều chỉnh làm giảm đi sự ô
nhiễm môi trường đất
Nội dung của bài thuyết trình của nhóm tập trung vào khả năng tiếp nhận và phản
ứng lại những tác động vào nó cũng như những biểu hiện ô nhiễm suy thoái và khả
năng tự làm sạch của cả hệ sinh thái môi trường đất
Bài thuyết trình sẽ còn nhiều sai sót mong cô và các bạn thông cảm, góp ý kiến
để những bài thuyết trình sau sẽ hoàn hảo hơn.
A Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
CHƯƠNG I


TÌM HIỂU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I.1 Vai trò của đất
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực
phẩm cho con người.
I.2 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
 Tài nguyên đất thế giới như sau: Tổng diện tích : 14.777 triệu ha; Đất đóng
băng : 1.527 triệu ha; Đất không phủ băng : 13.251 triệu ha. Trong đó : 12 % DT
đất canh tác, 24% DT đất đồng cỏ, 32% DT đất rừng và 32% DT đất cư trú, đầm
lầy. DT đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu
ha.
Hiện nay tài nguyên đất thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa
trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Trong đó,
10% đất có tiềm năng nông nghiệp đang bị sa mạc hóa.
 Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33 triệu ha (xếp thứ 58/200
nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Bình
quân đất tự nhiên theo đầu người rất thấp: 0,444 ha/người (2001), bằng 1/6 mức
bình quân của thế giới. Bình quân diện tích nông nghiệp chỉ khoảng 0,12
ha/người.
I.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất
ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi,
mất khả năng đáp ứng cho nhu cầu sống của con người
I. 4Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của toàn thế giới
khoảng 13 tỉ ha.
một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ,

Singapo( chỉ 0,3ha/người)
khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm
qua do:
+ Xói mòn, rửa trôi(15%)
+ Sa mạc hoá(10%)
+ Chua hoá
+ Mặn hoá
+ Ô nhiễm môi trường đất
+ Khủng hoảng hệ sinh thái đất
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nhiêm trọng
trong 50 năm qua do:
+ Chăn thả gia súc(35%)
+ Phá rừng(30%)
+ Canh tác nông nghiệp không hợp lí(28%)
+ Công nghiệp hoá gây ô nhiễm(1%)
+ Khai thác tài nguyên khoáng sản
Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa
mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý.
Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ.
Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10-20% sản lượng lương thực thế
giới trong 25 năm tớ
Ở Việt Nam
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo
đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng
gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng
bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô
thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công
nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp
và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà

Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng
nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải và sinh hoạt gây ra.
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với
tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động
của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công
nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng
1.740.000 m
3
nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng,
1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu
cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải
này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi
sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch
các dòng sông, nước bị ô nhiễm lau ngày sẽ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường đất.
Về ô nhiễm môi rường đất, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động
giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng.
Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên
địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel.
Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2,
4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156
tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô
nhiễm lên khá cao.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010,
nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải
ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so với
hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại
+ Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung
quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực

ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4
lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu
vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu
chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc
các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho
phép 2-4 lần.
Nhìn chung thực trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động. Nếu
không có những biện pháp giảm thiểu hiệu quả thì nguồn tài nguyên đất đến một
lúc nào đó sẽ cạn kiệt.

CHƯƠNG II
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
II.1 Ô nhiễm môi trường đất do chất thải nông nghiệp (soil contamination by
agricultural waste)
Ô nhiễm đất xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự bành trướng của kỹ
thuật canh tác hiện đại. Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn
trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số gia tăng và
cũng vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và những sử dụng phi nông nghiệp.
Người ta cần phải thâm canh mạnh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng
lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Các chất thải nông
nghiệp gây ô nhiễm bao gồm các loại như: phân bón, thuốc trừ sâu, tàn tích sản
phẩm và cây trồng nông nghiệp, chất thải gia súc, động vật và tàn tích rừng. Trong
chúng có những chất thải làm cho đất phì hơn. Tuy nhiên, khi vượt quá “ngưỡng
tự làm sạch”
II .1.1 Ô nhiễm do phân bón
II.1.1a Phân hóa học (chemical fertilize)
Để tăng năng suất cây
trồng,người ta thường bón thêm
phân đạm vô cơ (N),lân(P
2

O
5
) và
kali(K
2
O); trong đó, đáng chú ý
nhất là đạm,một loại phân mang lại
hiệu quả rõ rệt nhất cho năng
suất cây trồng nhưng cũng dễ gây ô
nhiễm cho môi trường đất do tồn
dư của nó. Ta biết rằng, cây chỉ sử
dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng
phân bón vào đất, còn lại,phần thì bị rửa trôi,phần nằm lại trong đất,gây ỗ nhiễm
môi trường
Ví dụ:
(1) Tích tụ dư lượng phân nitrat(NO
3
__
) hay các dạng phân đạm khác dễ
chuyển thành KNO
3
và sau đó là NO
2
__
. Phân đạm amon, chẳng hạn,chứa NH
4
+
,
khi bón cho đất khô,trở thành NO
3

.Sự chuyển hóa này qua 2 bước nhờ các vi sinh
vật nitrosomonas sp, biến nitrit thành nitric. Một phần NO
3
-
bị thực vật hút nhưng
sự tích lũy cao nitrat trong lá, quả, hạt quá mức sẽ không có lợi cho sức khỏe, đặc
biệt là đối với trẻ em. Khi ăn lá rau non có vị đắng có thể rau đó đã chúa nhiều
đạm nitrat.Phần lớn nitrat phân bón dư thừa được giữ lại trong môi trường đất.
Chúng sẽ ngấm xuống nước ngầm dưới dạng NO
3

Anion này ít được các kheo hấp
thụ, bởi vì hầu hết các keo trong môi trường đất là keo âm,do đó chúng ta bị rửa
trôi. Tính độc hại của nó còn biểu hiện trong quá trình nitrat hóa:
NH
4
+
+ O
2

NO
2
-
+ H
2
O + H
+
+ E
NO
2

-
+ O
2
NO
3
-
+ H
2
O
Nó làm tăng tính chua của môi trường đất bởi vì dạng acid HNO
3
rất phổ biến
trong đất.
Một dạng phân hóa học khác gây ô nhiễm môi trường đất là phân lân,mặc dù
lân là yếu tố cần thiết cho cây rau đậu,nhưng với lượng lân cao, sẽ gây chua cho
môi trường đất

(2) Trong phân super lân thường có 5% acid tự do. Riêng lượng acid tự do
H
2
SO
4
nào cũng đã làm trong môi trường chua thêm.Mặt khác,các dạng phân hóa
học đều là các muối cả cá acid( hoặc là muối kép hoặc muối đơn). Vì vậy, khi hòa
tan thường gây chua cho môi trường đất. Như đã nói ở trên,60- 70% lượng phân
bón cây không sử dụng, bị hòa tan vào nước ao, hồ, song làm xấu môi trường sinh
thái, gây hại cho hệ thủy sinh mà các nhà môi trường gọi là “phú dưỡng
hóa”(eutrophication).Mặt khác, sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân bón cũng
gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa
học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp

mà nông dân gọi là đất trở nên chai cứng, tính thong khí kém đi, sinh vật ít đi vì
hóa chất hủy diệt vi sinh vật.
Các tạp chất trong phân superphosphate (Theo Barrows, 1996)
Các tạp chất Hàm lượng
Arsenic 2,2 - 12 ppm
Cadmium 50 - 170
Chlomium 66 - 243
Cobalt 0 - 9
Ðồng 4 - 79
Chì 7 - 92
Nicken 7 - 32
Selenium 0 - 4,5
Vanadium 20 - 180
Kẽm 50 - 1490
II.1.1b Phân hữu cơ( organic fertilize )
Phân hữu cơ nếu ủ
đúng kỹ thuật trước khi bón
và bín đúng liều lượng thì
không gây hại bao nhiêu cho
môi truờng sinh thái. Nhưng
phần lớn nông dân dùng
phân hữu cơ như phân bắc,
nước tiểu đều không qua chế
biến, gây ô nhiễm chô môi
truờng đất và gây hại cho
động vật và con
người.Nguyên nhân là trong
phân
chứa rất nhiều giun sán,
trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác.Nếu bón vào đất chúng có điều

kiện sinh sôi, nảy nở, lan truyền qua nước mặt, nước ngầm hoặc bốc hơi và không
khí là ô nhiễm môi truờng sinh thái:
Gây bệnh trực tiếp từ đất vào người từ đất
______
động vật
____
người
Gây ô nhiễm ,mùi
Gây bệnh cho người và gia súc qua thực phẩm qua rau xanh đậu, đỗ….
Hơn thế nữa, bón quá nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí sẽ là quá trình
khử chiếm ưu thế,sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh
thái đất chua, đồng thời chúa nhiều chất độc như H
2
S, CH
4,
CO
2
II.1.2 Thuốc trừ sâu bệnh( pesticide)
Thuốc trừ sâu bệnh bao gồm trừ sâu, côn trùng, tuyến trùng, diệt cỏ,kích
thích sinh trưởng đều là các hợp chất hóa học hữu cơ hay vô cơ.Nó rất cần thiết để
diệt sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.Tuy nhiên, do bản chất là những chất hóa học diệt
sinh học nên ít nhiều đều ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

II.1.2a . Thuốc trừ sâu (insecticides)
Thuốc trừ sâu được chia
ra làm 3 nhóm chính: Chất
vô cơ, chất có gốc thực vật
và chất hữu cơ tổng hợp.
Thuốc trừ sâu hữu cơ tổng
hợp được sử dụng nhiều nhất

hiện nay. Chúng được chia
làm 4 nhóm lớn:
- Clor hữu cơ
- Lân hữu cơ
- Carbamates
- Pyrethroides
II.1.2.b Thuốc trừ sâu clor hữu cơ

Thuốc trừ sâu clor hữu cơ là chất rắn bền, ít tan trong nước và có ái lực mạnh
với lipid (liphophilicity). Vài chất rất bền bỉ trong thể ban đầu hay như là chất biến
dưỡng bền. Tất cả đều là chất độc thần kinh.

DDT (Dichlorodiphenyl trichloroethare) thương mại chứa 70 - 80% đồng phân sát
trùng của ppDDT. Thuốc trừ sâu tương cận bao gồm rhotane (DDD) và
methoxychlor. Tính chất sát trùng của DDT được khám phá bởi Paul Muller của
công ty Ciba-Geigy năm 1939. DDT đã được dùng với qui mô nhỏ (trừ côn trùng
mang mầm bịnh, vectors) trong thế chiến 2, nhưng sau đó được dùng rất rộng rải
để trừ dịch hại nông nghiệp, sinh vật mang mầm bệnh (như muỗi gây sốt rét),
ngoại ký sinh của gia súc, và côn trùng trong nhà và cơ sở kỹ nghệ. Do ít tan trong
nước (< 1 mg/l), DDT được pha chế dưới dạng nhũ tương, tức là dung dịch của
thuốc trong dung môi hữu cơ, dùng để phun xịt. DDT có LD50 là 113 - 450 mg/kg
ở chuột và được cho là độc vừa phải.
Aldrin, dieldrin và heptachlor là các thuốc trừ sâu có vòng. Chúng giống DDT
ở chổ là chất rắn bền, ưa lipid, ít tan trong nước, nhưng khác ở cách tác động.
Chúng rất độc với hữu nhũ (LD50 là 40 - 60 mg/kg). Chúng được dùng từ những
năm 1965 để chống lại các côn trùng, như là chất bảo vệ hạt giống và thuốc trừ sâu
của đất.
HCH được tiếp thị như là hỗn hợp thô của đồng phân BHC , nhưng rộng rải hơn
ở dạng tinh chế có chứa chủ yếu đồng phân gamma, như (HCH, (BHC hay
lindane. (HCH có cùng các đặc tính với các thuốc trừ sâu clor hữu cơ khác, nhưng

nó phân cực hơn và tan trong nước nhiều hơn (7mg/l). Nhũ tương của HCH được
dùng để trừ các dịch hại nông nghiệp và các ký sinh trùng của gia súc. Chúng cũng
được dùng bảo vệ hạt giống. HCH chỉ độc vừa phải đối với chuột (LD50 là 60 -
250mg/kg) (Walker và CSV, 1996).
II.1.2c Thuốc trừ sâu lân hữu cơ
Trong thế chiến lần thứ hai, hợp chất lân
hữu cơ được dùng làm chất độc thần kinh
(neurotoxin), vì chúng có khả năng ngăn
trở enzim acetylcholinesteraz (AchE).
Chúng được sản xuất vì hai công dụng
chính, là thuốc trừ sâu và vũ khí hóa học.
Chúng là những ester hữu cơ của acid
phosphoric. Do đó, chúng phân hủy
nhanh trong môi trường, nhưng độc tính
cấp thời là đáng kể. Chúng phân cực và
tan trong nước nhiều hơn thuốc trừ sâu
clor hữu cơ.
Trong nhiều quốc gia, thuốc trừ sâu lân
hữu cơ hiện vẫn còn được sử dụng cho
hoa màu dưới nhiều dạng thức khác nhau.
Chúng được dùng để kiểm soát ngoại ký
sinh của gia súc và cả nội ký sinh, cào
cào, dịch hại các kho chứa, muỗi, ký sinh của cá
II.1.2d Thuốc trừ sâu carbamate
Ðây là các dẫn xuất của acid carbamic và phát triển gần đây hơn 2 nhóm thuốc
trừ sâu nói trên. Giống như thuốc trừ sâu lân hữu cơ, chúng có tác động ngăn trở
enzym acetylcholinesterase (AchE). Carbamate thường là thể rắn, vài thứ ở thể
lỏng. Sự hòa tan vào nước thay đổi đáng kể. Giống như thuốc trừ sâu lân hữu cơ,
chúng dễ bị phân hủy bởi các tác nhân hóa học hay sinh hóa học và thường không
có vấn đề lưu tồn lâu dài. Ðộc tính cấp thời của chúng là điều đáng nói. Vài loại

(aldicarb và carbofuran) tác động như thuốc lưu dẫn. Một ít (methiocarb) dùng
diệt ốc sên. Cần phân biệt carbamate trừ sâu và carbamate trừ cỏ (propham,
chlopropham) ít độc với động vật.
Thuốc trừ sâu carbamate được chế biến như cách của thuốc trừ sâu lân hữu cơ,
như các thứ cực độc (aldcarb và carbofuran) chỉ chế tạo ở dạng viên. Chúng được
dùng để kiểm soát côn trùng trong nông nghiệp và hoa màu, trừ tuyến trùng
(nematocides) và thân mềm (molluscides).
II.1.2e Thuốc trừ sâu pyrethroid
Thuốc trừ sâu pyrethroid thiên nhiên được tìm thấy trong hoa đầu các cây cúc
Chrysanthemum, từ đó gợi ý cho người ta làm các thuốc trừ sâu pyrethroid tổng
hợp. Pyrethroid tổng hợp thì bền hơn pyrethroid thiên nhiên. Pyrethroid là chất
rắn, ít tan trong nước, và là chất độc thần kinh như DDT. Chúng là các ester được
tạo bởi một acid hữu cơ (thường là acid chrysanthemic) và một baz hữu cơ. Mặc
dù pyrethroid bền hơn pyrethrin, nhưng chúng dễ bị phân hủy sinh học và không
gây vấn đề thời gian bán hủy sinh học. Tuy nhiên, chúng có thể kết chặt với các
hạt mịn của đất và chất trầm tích, và ở đó chúng sẽ lưu tồn lâu dài.
II.1.2f. Thuốc trừ cỏ tổng hợp
Các thuốc trừ cỏ phát triển mạnh vài chục năm nay. Các dẫn xuất của acid
phenoxyacetic là những hợp chất đầu tiên được thương mại hóa. Chúng tác dụng
giống như auxine thực vật và gây sự rối loạn tăng trưởng của song tử diệp. Ngoài
ra còn có nhóm Triazine, Simazine (ngăn chặn quang hợp bằng cách chặn đứng
chu trình Calvin, cây không thể cố định CO2). Pichloram là chất độc và rất ổn
định trong môi trường.
Các dẫn xuất của acid phenoxyacetic là nhóm
thuốc trừ cỏ quan trọng nhất. Các thí dụ quen
thuộc là 2,4-D, 2,4-DB, 2,4,5-T, MCPA và
CMPP. Chúng tác động bằng cách rối loạn quá
trình tăng trưởng theo cách của chất điều hòa
tăng trưởng tự nhiên Indole acetic acid (IAA).
Chúng là các dẫn xuất của các acid carboxylic

phenoxyankal. Khi chế tạo dưới dạng muối
kiềm, chúng rất hòa tan vào nước, nhưng khi
chế tạo dưới dạng ester đơn thì chúng lại ưa
lipid và ít hòa tan vào nước.
Ða số thuốc trừ cỏ phenoxy dễ bị phân hủy
sinh học và không lưu tồn trong cơ thể sinh vật
hay trong đất. Vấn đề môi trường có hai loại.
Thứ nhất là vấn đề độc tính thực vật
(phytotoxycity) do phun xịt hay phun sương. Thứ hai là vài loại có chứa hợp chất
cực độc là dioxin (TCDD = tetrachlorodibenzodioxin), tác nhân màu da cam của
2,4-D và 2,4,5-T dùng như thuốc làm rụng lá cây ở Việt Nam. Ðây là chất cực độc
cho hữu nhũ (LD50 là 10 - 200 (g/kg ở chuột).
II.1.2g Thuốc chống đông máu trừ gậm nhấm
Hợp chất Warfarin đã được dùng từ
nhiều năm qua như thuốc trừ gậm
nhấm. Nó là phân tử ưa lipid, ít tan
trong nước và tác động như chất đối
kháng của vitamin K. Chúng bao
gồm diphenacoum, bromadiolone,
brodiphacoum và flocoumafen.
Chúng giống với Wafarin ở tính chất
tổng quát nhưng độc hơn cho thú và chim nhưng lại lưu tồn lâu trong gan của
ÐVCXS. Do đó chúng có thể được chuyển từ gậm nhấm sang các động vật ăn thịt
và các loài ăn xác chết của các gậm nhấm này. Như chim cú ở Anh quốc chẳng
hạn, có chứa một lượng thuốc trừ gậm nhấm nói trên. Thuốc trừ gậm nhấm thường
được trộn vào bã mồi, đặt trong nhà hay ngoài cửa, chúng sẽ được các gậm nhấm
hoang dã ăn.
II.1.3 Tàn tích cây trồng(remain of agricultural plant)
Những tàn tích, rác từ cây trồng
nông nghiệp là nguồn phân hữu cơ quý

báu cho môi trường đất.Tuy nhiên,
trong điều kiện yếm khí,tàn tích này
quá nhiều cùng với tỷ lệ C/N qua
lớn,sẽ gây nên hiện tượng phân giải
yếm khí, sinh ra nhiều chất độc H
2
S và
khí CH
4
gây hại cho môi trường

Ví dụ
Một số nghiên cứu ghi nhận tàn tích thực phẩm, nông phẩm làm thức ăn cho gia
súc đã gây bệnh teo cơ ở chân sau của gia súc chăn thả trên đồng cỏ. Người ta
không biết chính xác là bệnh gì nhưng chắc chắn là liên quan đến phế phẩm nông
nghiệp, bởi nấm bệnh từ đó mà phát triển gây ngộ độc cho gia súc bởi chúng tiết
ra chất độc dạng alkaloid. Tàn tích ruộng khoai ngập nước sẽ gay nên mùi thối rất
khó chịu. Sau khi các củ và lá khoai rữa ra sẽ gây nên hiên tượng ngộ độc cho hầu
hết các sinh vật trong môi trường sinht hái
II.1.4 Chất thải của gia súc(animal waste)
Chất thải của súc vật gồm chất
thải trâu bò,gà,cừu,ngựa, heo,dê
,chó, mèo….Chất thải dạng phân
,nước tiểu rất có ích cho độ phi
nhiêu của đất
Ví dụ
Trong cây trồng không bao giờ
được đáp ứng nhu cầu đạm vượt quá
mức 2% N từ humic.Khả năng
chuyển hóa N chậm được quy cho là

N đó đã bị giữ trong phức hệ hữu
cơ, như là phức acid humic hoặc
ligảin.Mặt khác, trong phân gia súc chứa rất nhiều các dạng vi khuẩn gây bệnh
đường ruột như coli, E.coli
Trong phân gà chúa nhiều vi trùng salmonerium tuberculosis, Trong thức ăn thừa
hỏng của gia súc chúa đến 1010 vi sinh vật/g, khoảng 109 các loại vi sinh vật dạng
kỵ khí,và cũng khoảng đó vi khuẩn enterbacteriaceae, một loại vi khuẩn rất nguy
hiểm cho sức khỏe động vật và người tiếp xúc với môi trường đất.Trong phân
động vật lại có nhiều trứng giun sán.Các trứng này sẽ lại trải qua
một thời gian trong môi trường đất, để rồi khi người tiếp xúc với đất, người hay
gia súc sẽ bi nhiễm giun sán.
Nhưng chuồng trại chăn nuôi gia súc như các trại heo, trại gà,phân gia súc nếu
không được thu gom,xử lý bảo đảm kỹ thuật và vệ sinh môi trường thì sẽ là hiểm
họa cho môi trường sinh thái,trong đó có môi trường đất. Vì khi một lượng lớn các
chất thải này làm môi trường sinh thái đất mất khả năng tự làm sạch của nó thì sự
nguy hại là khó lường,Lúc này sự ô nhiễm đã trở nên trầm trọng.Các cơ quan hoạt
động môi trường đất đều bị tê liệt. Chất thải, vi trùng từ đó mà lan khắp nơi: trong
nước ngầm, trong nước suối trong hay bay vào không khí.Cá khí CH
4
, CO
2
, NO
cũng từ đay mà góip vao 15% hiệu ứng nhà kính.Các loại vi khuẩn sau đay thường
gặp trong đất trai chăn nuôi: tả li, thương hàn, viêm gan, toét mắt…
II.1.5 Tàn tích của rừng(remain of forest)
Tàn tích của rừng sau , sau khi thu
hoạch gỗ, phần bỏ đi gọi là” slash” là
một lượng lớn. Ở Mỹ, lượng nàu là 23
triệu tấn/năm. Tàn tích này khi nằm lại
trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo

mùn cho đất, nhưng khả năng này phụ
thuộc nhiều vào điều kiệnmôi truờngvà
tỷ lệ C/N của tàn tích rừng.Nếu điều kiện
phân giải tọa mùn ít thì khả năng
chuyển hóa thành những dạng khó tiêu và gây chua nhiều hơn. Điều này thể
hiện ở các rừng thôg, rừng sim mua hay rừng savan
Nếu tàn tích rừng bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí lâu dài,thì hoặc tạo ra các
đầm lầy than bùn,hoặc than bùn phèn.Điều đó có nghĩa là tạo ra một môi trường
đất acid.Qua trình phân giải của chúng lại trăng thêm CH
4
,H
2
S,NH
3
làm tăng thêm
hiệu ứng nhà kính.Các bọt khí luôn luôn nổi lên và bay vào không khí ở các đầm
lầy chứng minh điều đó.
II.2 Ô nhiễm môi trưòng đất do chất thải công nghiệp( soil contamination by
industrial waste)
Chất thải công nghiệp dưới dạng rắn,lỏng và khí đều có ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái đất.Dạng khí có CO
2
,CO,NO,NO
2
,SO
2
,CH
3
,H
2

S…. từ trong quá
trình đốt nhiên liệu và chế biến sản phẩm mà thành.Dạng lỏng có các acid H
2
SO
4
,
HCl,acid hữu cơ, nước, xà phòng, dầu mỡ…. Dạng rắn có các chất thải trong công
nghiệp cơ khí, hàn tiện, trong sản xuất gang thép, luyện quặng, tuyển quặng….
trong số đó có không ít các chất thải của giao thong như NO
X,
CO
X,
SO
X
và Pb cũng
lắng tụ và gây ô nhiễm đất hai bên đường.Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp
lên môi trường sinh thái đất đã quá rõ ràng về nhiều mặt

II.2.1 Các loại khí thải của công nghiệp và giao thông( emission of industry
and transport)
CO: là sản phẩmcủa sự
đốt cháy không hoàn
toàn carbon:80%CO là
từ động cơ xe hơi, xe
gắn máy và một ít từ
các vụ núi lửa hoặc
khói lò gạch, bếp
lửa.Trong bầu không
khí các thành phố ô
nhiễm có thể từ 50-80

mg/l. CO không hòa tan
trong nướcmà vào
trong máu động vật và
người là một mối nguy hiểm và sẽ tạo ra dạng phức CO – hemoglobin gọi là
carboxyhemoglobin làm cho máu không có khả năng hấp thụ O
2
cản trở sự hô
hấp,CO là chất độc trực tiếp thấm vào máu, vào tim và hệ thần kinh
Khi tiếp xúc môi trường sinh thái đất, CO có thể hòa vào không khí đất, làm
hại động vật trong đất(hun chiuột là ví dụ).Một phần CO được hấp thụ trong keo
đất,phần còn lại oxy hóa thành CO
2
nhở vi sinh vật”

VSV
CO + O
2
CO
2
+ E
Một phần khác CO sẽ tác dụng với OH
-
hoặc với O
2
, O
3
,N
2
O trong không khói
đất để trở thành CO

2
. Tuy nhiên, sự có mặt không nhiều của nó trong môi trường
sinh tahí đất cũng làm tổn thương lớn đến sức sống của động vật
CO
2
và SO
2
,NO
2
trong không khí bị ô nhiễm khi gặp mưa sẽ tạo ra các axit
tương ứng H
3
CO
3
, H
2
SO
4
và HNO
3
II.2.2 Mưa acid
Mưa acid lại vừa là kết quả tự nhiên vừa là kết quả của ô nhiễm khí quyển từ
khí thải công nghiệp và giao thông thành phố tạo nên
Những trận mưa acid đã làm tê liệt các hoạt động môi rường sinh thái đất, trước
hết làm phản ứng môi trường giảm xuống đột ngột ở tầng mặt, sau đó là một loạt
quá trình sinh hóa và vi sinh bị ngưng trệ
Sơ đồ hình thành mưa acid
Ví dụ: HNO
3
hình thành từ phản ứng của hơi NO

x
với hơi nước trong không khí:

N
2
O + O
2
NO

NO + O
2
NO
2
NO
2
+ H
2
O HNO
2
+ HNO
3
Đối với khí SO
2

S + O
2
SO
2



SO
2
+ O
2
SO
3
H
2
SO
3

SO
2
+ H
2
SO
4
H
2
SO
4
Hàng ngàn ha cánh rừng và đất rừng ở Đức, Tiệp, Ba Lan bị mưa acid. Nó giết
hết động vật trên mặt đất và trong tầng trên đất nên gọi là “animal kill
rain”.Nguyên nhân cá chết lại không phải là do H
2
SO
4
mà là hệ quả của nó thông
qua sự tăng Al
+3

trong dung dịch đất và từ đố tăng lên trong nước hồ ,ao
II.2.3 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do công nghiệp chế biến thực phẩm
và sinh hoạt(pollution by the wase of food industry)
Chất thải loại này hình thành từ các quá
trình công nghiệp chế biến rau quả, thịt
cá, đông lạnh mà sản phẩm có phần hữu
cơ chiếm ưu thế
+H
2
O
Chất thải rắn: phần lớn chứa nhiều N, P, K ; nếu được chế biến tốt sẽ là dạng
phân bón. Nhưng nếu đêm chôn hoặc vứt bừa bãi thì quá trình lên men làm ô
nhiễm môi trường đất nhanh chóng xuất hiện
Nước thải hữu cơ: sẽ làm tăng thêm BOD trong môi trường sinh thái đất.Những
đo đạc cho biết, có khi BOD lên đến 10000 ppm, trong khi ngưỡng của BOD trong
dunh dịch là 20 ppm, Đồng thời với nó là hàng loạt các vi sinh vật gây thối nồng
nặ xuất hiện là hại môi trường sinh thái
II.3 Quá trình gley hóa làm giảm hoạt tính và gây độc môi trưởng sinh thái
đất
Quá trình này xảy ở những vùng đất ngập nước lâu ngày mà trong đất chứa hữu
cơ,đặc biệt, quá trình gley hóa sẽ mạnh hơn khi thành phần cơ giới là đất thịt nặng
hay đất sét.Dấu hiệu nhận biết của gley là màu đất xám xanh hoặc xám đen, mùi
tanh nồng khó chịu hoặc hôi thối

Khi đất ngập nước mất oxy nhanh chóng do sự hô hấp của vi sinh vật há phí.Sau
đó là quá trình nitrat (NO
3
-
).Kết thúc giai đoạn này và tiếp túc giai đoạn hình thành
khí methane,đồng thời với nó là quá trình khử Fe

3+
Fe
2+
. Sự khử Fe là kết quả
của sự lên men hô hấp của vi sinh vật,quá trình này sinh sản ra CH
4,
H
2,
H
2
S,acid
hữu cơ và các acid mùn. Các hệ vi sinh vật mà chủ yếu là bacteria, sau là fungi và
actinomicetes tham gia mạnh vào quá trình này .Trong các bacteria thì nhóm
clostridium và nhóm khử sắt đóng vai trò quan trọng.Hợp chất Fe(CHO
3
)
2
sẽ xuất
hiện và dễ xảy ra phản ứng phân ly thành Fe
2+

và HCO
3
-
.Fe
2+
cùng với silicat và
khoáng sét tái tổng hợp ra silicat thứ sinh hoa trị II.Khoáng này biểu hiện màu
xám xanh,xanh lơ hay xanh thẫm
- Tác hại của gley hóa đến môi trường sinh thái

Ngoài một vài cái lợi về sự phân giai hữu cơ thì quá trình gley gây hủy hoại môi
trường sinh thái đất
+ Mất đạm do khử nitrrat thành N
2
bay đi
+Tạo phản ứng môi trường chua hơn vì nhóm acid hữu cơ và phân giải yếm khí
Sản sinh chất độc H
2
S là nguyên nhân chính gây ngộ độc rễ thực vật, nhất là rễ
lúa, giết chết động vật và một số vi sinh hóa khí trong môi trường đất
+ Quá trình giải phóng các chất khí CH
4
,NO
2
,NO,CO
2
đã góp 15% vào hiệu ứng
nhà kính
II.4 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do chất thải đô thị(contanation by the
urban and municipal wastes)
Rác đô thị khá phức tạp, bao gồm giấy, thức ăn thừa,rác làm vườn, kim loại, thủy
tinh, nhựa tổng hợp.Người ta có thể xử lý rác này bằng cách chế biến thành phần
hữu cơ, chon hoặc đốt, nhưng bằng cách gì thì môi trường sinht hái đát cũng sẽ bị
ảnh hưởng
II.4.1 Chôn rác(landfill of solid waste)
Sự tạo thành khí CH
4
trong
điều kiện yếm khí làm xuất hiện
thêm chất độc cho môi trường

sinh thái đất và sau đó,nếu không
sử dụng chất khí vừa thoát ra
này,nó sẽ bốc lên và làm tăng
hiệu ứng nhà kính.Sự phân giải
rác hữu cơ cũng gây ô nhiễm, do
các sản phẩm trung gian hoặc vụ
khẩn gây bệnh cho đất và nước
ngầm nếu chon rác không đúng
kỹ thuật
II.4.2 Ô nhiễm môi trường đất từ các bãi rác và hầm cầu tự hoại
Ở thành phố lớn, vấn đề xử lý các bãi rác là một khó khăn lớn.Ô nhiễm từ bãi
rác là một khó khăn lớn.Ô nhiễm từ bãi rác: mùi, bệnh tật, ô nhiễm môi trường
không khí,môi trường nước và môi trường đất.Ở đây, ta xét về ô nhiễm bãi rác gây
chô môi trường đất
- Mùi hôi thối khiến cho
không khí trong đất ngột
ngạt,ảnh hưởng đến động vật
trong đất,ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe dân quanh vùng
- Các chất độc sinh ra trong
quá trình lên men khuếch tán
và thấm vào đất, nằm lại ở
trong đó,nhất là H
2
S
- Nước rỉ ra từ các bãi rác và
hầm ô nhiễm trầm trọng về
mặt sinh học
- Các chất thải kim loại nặng
từ các bãi rác thấm vào đất

Ví dụ: Xét ô nhiễm do nước rỉ bãi rác
Nước rỉ ra từ các hầm ủ và từ bãi chon lấp rác là vấn đề mấu chốt của bãi chon
lấp rác.Theo Ngân hàng Thế giới,tính chất độc hại caue nước rỉ từ bãi chon lấp rác
thải sinh hoạt cả khi mới chon và sau nhiều năm (ngoại trừ pH, tất cả thể hiện ở
mg/l)
Thông số Nước rỉ ra bãi rác
tươi
Nước rỉ ra từ bãi
rác qua nhiều năm
Ph 6,2 7,5
COD 23,800 11,600
BOD 1190 260
TOC 8000 465
Axit béo 5688 5
N- NH
4
790 370
N- oxy hóa 3 1
Cl 1315 2080
Na 960 1300
Mg 252 185
K 780 590
Ca 1820 250
Mn 27 2,1
Fe 540 23
Ni 0,6 0,1
Cu 0,21 0,3
Zn 21,5 0,4
Pb 8,4 0,1


Một số chỉ tiêu nước rỉ bãi rác Buôn Ma Thuột(mẫu được lấy ngày 30
tháng 5 năm 1995,đã được bảo quản theo tiêu chuẩn,và được phân tích tại Trung
tâm Bảo vệ môi trường TP Hồ Chí Minh(EPC)

STT Thành phần Hàm lượng(mg/l)
1 Ph 7,9
2 BOD 4800
3 COD 8100
4 DO 0
5 Màu 3600(đơn vị màu)
6 SC( Chất rắn lơ lửng) 10000(mg/l)
7 TDS 14448
8 SO
4
-
9 PO
4
16,1
10 NO
2
-
11 NO
3
-
12 NH
4
215,3
13 Dầu mỡ 0
14 Tổng sắt 11,7
15 Pb 1,3

16 Zn 4,6
17 Al 12,7
18 Cu 0,36
19 Tổn N(hữu cơ)
Nhận xét: Nước thải ra từ bãi rác có tải lượng ô nhiễm rất cao, thể hiện qua thong
số BOD và COD(tương ứng 4800 và 8100 mg/l, chất rắn lơ lửng 10000mg/l.Thêm
vào đó hàm lượng TDS rất cao thể hiện qua đối tượng muối vô cơ hòa tan do phân
hủy sinh học lớn.Các chi tiêu về kim loại nặng như sắt, chì nhôm, đồng, kẽm đều
có hàm lượng khá cao- P và N cũng rất cao.Như vậy nước thải này không được xử
lý sẽ là nguôn đe dọa tới chất lượng nước ngầm trong khu vực, đặc biệt làm ô
nhiễm nguồn nước mặt, nguồn cung cấp nước ngột cho nhân dân sống vùng hạ lưu
Theo Phan Hồng Nhật, Le Huy Bá, Nguyễn Kim Thanh ,khi nghiên cứu về rác ở
Buôn Mê Thuột,Chất lượng nước bề mặt đã bắt đầu bị ảnh hưởng rõ rệt bởi sự tồn
tại của bãi rác,pH của nguồn nước rỉ ra từ 6,2(điểm trên) tăng lên 6,9(điểm dưới)
II.4.3 Nước và bùn cống rãnh(sewer water and sewer clay)
Nước và bùn cống rãnh ở thành phố như sông Tô Lịch (Hà Nội, Nhiêu Lộc – Thị
Nghè, Tân Hóa,Lò Gốm- Bến Nghé(TP Hồ Chí Minh), trong đó hỗn hợp gồm rác
sinh hoạt và chất thải công nghiệp thành phố, mà thành phần hữu cơ, vô cơ, kim
loại vừa tạo nên một hỗn hợp vùa tạo thành các phức chất hoặc đơn chất, vừa có
mùn có bùn, cát, vừa có hơi khí vừa có nước, vừa có vi sinh vật, vừa có động và
thực vật
Số trung bình lượng dinh dưỡng trong bùn cống rãnh thành phố ở Mỹ và
Anh(%)
Các loại bùn cống rãnh N P K Ca Mg
Cốn rãnh( Mỹ) 3,0 1,8 0,2 1,5 0,2
Nhà máy dêt(Mỹ) 4,1 1,1 0,2 0,5 0,2
Rượu bia(Mỹ) 4,1 0,4 0,1 4,5 0,1
Nhà máy gỗ(Mỹ) 0,8 0,1 1,9 3,3 0,2
Nhà máy bánh kẹo(Anh) 1,2 0,6 0,3 0,0 0,0
-Kim loại nặng trong bùn cống rãnh thành phố(heavy metal in sludge)

-Kim loại nặng có độ dẫn điện và dẫn điện cao, có ánh kim, dễ dát mỏng, uốn
cong và kéo sợi với tỷ trọng lớn hơn 5-6 g/cm
3
. Các kim loại nặng như Al,
As,Cd,Co,Cr,Cu,Fe,Hg,Mn,Ni,Pb,Zn chúng lại có khả năng tích lũy trong hệ
thống sinh hóa của cơ thể sinh vật và gây hại cho thực vật, động vật vag con người
khi ăn thức ăn chứa nhiều kim loai nặng
Hàm lượng trung bình kim lọa nặng trong bùn cống rãnh thành phố(ppm)
(nguồn:Tan et al,1971,wild,1993)

Bùn cống
rãnh
Al Fe Mn Cu Zn Pb Ni Cd Cr Hg
Bùn cống
rãnh thanh
phố
7280 2370 150 565 2220 520 100 28 1040 5
Bùn nhà máy
dệt
- - - 394 864 129 63 4 2490 -
Bùn nhà máy
rượu
- - - 81 255 29 18 2 117 -
Bùn nhà máy
chế biến gỗ
- - - 53 122 42 119 2 81 -
Bùn cống
rãnh ở Anh
- - - 800 3000 700 80 - 250 -
+Chì là kim loại nặng thường được dung trong dụng cụ quang tuyếnX, trong sơn,

((Pb
3
)(OH)
2
(CO
3
)
2
gọi là chì trắng.Nó là một chất độc nên ngày nay người ta cấm
hoặc rất hạn chế dung, kể cả xăng hó chì. Nó tích lũy cao trong đất và là một trong
những nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất
+Cadmium là một kim loại nặng gây độc cho môi trườngNó có mặt trong môi
trường sinh thái đất với nòng độ thấp, có nguồn gốc từ CdS.Độc nhất Cd có nhiều
trong phân lân và trong môi trường đất nó có thể tới 7ug/g đất ,lâu ngày chat Cd
gây hại dến động ,thực vật và con người.Trong một báo cáo khoa học ở Nhật Bản
năm 1950 đã cho thấy, một lượng lớn lúa phải thiêu hủy vì trong hạt lúa chúa
nhiều Cd.Nguyên nhân lúa đấy được trồng trên cánh đồng lấy tưới nước khai
quặng thiếc gần đấy(Wild,1993) mà trong quặng này hàm lượng ZnO và CdO cao
+Nhôm là kim loại nặng có hàm lượng cao nhất trong bùn cát cống rãnh, sông
rạch.Nó là độc chất cho đông thực vật và con người vì nó phá hoại tế bào não của
con người.Ở nồng độ 5 ppm, nó gây độc cho thực vật.Al có khả năng tích lũy và
tạo thành các chelat đặc biệt trong biểu bì rễ
+Thủy ngân là nguyên tố nguy hiểm thứ ba, làm ô nhiễm môi trường từ bùn sông
rạch thàh phố.Hầu hết các kim loại đều tan trong thủy ngân kể cả vàng. Trừ Fe và
Pt.Một lượng nhỏ HgCl
2
: 0,3 mg/kg cơ thể là độc.Hg
2+

phá hủy thận

II.5 Ô mhiễm môi trường đất do thiên nhiên
Ô nhiễm môi trường đất do nông nghiệp,công nghiệp,chế biến thực phẩmvà do
rác thải đô thị.Đó là những kiêu ô nhiễm do con người tạo nên.Ngoài ra còn ô
nhiễm do tự nhiên.Đố là ô nhiễm phèn,mặn,gley hóa
II.5.1 Nhiễm phèn( the acid sulphate contamination)
Phèn được sinh ra có thể do nguyên
nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại
chỗ để tạo thành acid H
2
SO
4
, chứa nhiều
độc chất Al
3+
,Fe
2+
, SO
4
2-
rất cao và pH
môi trường xuống thấp, khả năng trao
đổi và đệm của môi trường đất bị phá
vỡ,không thể tự làm sạch được nũa,nên
cá môi trường bị ô nhiễm nặng.Nếu ô
nhiễm phèn nhôm thì tính độc càng
mạnh và mạnh hơn phèn sắt.Đa dạng
sinh học môi trường không còn nữa,cá tôm chỉ chịu được pH nước>4,0, khi pH
<4,0 phần lớn cá bơi nghiêng, nổ mắt và chết hàng loạt.Sự thay đổi này rất nhanh
chóng ở vùng đất pha cát nhiều phèn vì hoạt tính độc sẽ biểu hiện cao hơn vùng
đất sét.Môi trường đất chỉ được coi là ô nhiễm khi toàn bộ phản ứng môi trường

pH<5 rong đố Al
3+
> 130ppm,Fe
2+
>300ppm và SO
4
2-
> 0,1%
II.5.2 Nhiễm mặn (alkali contamination)
Ô nhiễm mặn chỉ có thể do mặn
muối và mặn kiềm.Trong nước biển
nhiều muối
NaCl,Na
2
SO
4
,CaCl
2
,CaSO
4
,MgCl
2,
NaHCO
3
, vùng trũng nhiều hữu cơ có cả
NaSO
3
nhưng chủ yếu là NaCl
Muối NaCl theo nước thủy triều tràn
vào do vỡ đập, sóng thần hay do mạch

nước ngầm theo mao quản lên lớp mặt
làm ô nhiễm môi trường đất.Muối NaCl
phân li NaCl Na
+
+ Cl
-
.Môi trường đất ô nhiễm mặn khi nồng
độ tổng số muối tan >0,3 %, trong đó muối Cl
-
>0,15 % và Na
+
có hàm lượng trên
10 mEq/ 100 gr,sau 24 giờ bị ngập nước mặn hoặc bị bốc mặn lên mặt
II.5.3 Ô nhiễm do dầu
Sự tích đọng của những chất ô
nhiễm dầu trong đất chủ yếu kìm
hãm quá trình vận chuyển, bay
hơi và phân hủy sinh học, quá
trình ở lại và lưu chuyển được
biết khi nhiên liệu động cơ bị rò
rỉ từ những thùng chứa và chảy
tràn vào trong đất. Tác động của
lực hấp dẫn kéo các chất lỏng
theo chiều đi xuống, ngược lại
với lực giữ lại các chất lỏng đó
hoặc là sẽ hấp thụ trên hạt
khoáng hoặc là nằm trong lỗ
hổng cấu trúc của đất. Dầu là chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật sống trong
đất.
Tuy nhiên, đất lại là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại

các chất này tích lũy lâu dài trong đất, cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi
trường đất. Ở những khu đất bị nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở
và mao quản của đất, làm tắc cắc đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của
đất trong khu vực. Vì nguyên nhân này mà các vi sinh vật trong đất không có khả
năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường
cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất

CHƯƠNG III
CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
III.1 Tác nhân sinh học
- Truyền bệnh người- đất- người :Trự khuẩn và động vật nguyên sinh đường
ruột có thể làm ô nhiễm đất do
+ Những phương pháp thải chất thải bỏ mất vệ sinh
+ Sử dụng phân bón lấy từ các hố xí hay bùn trong nước sinh hoạt hoặc sử
dụng cánh đông lọc, cánh đồng tưới bằng các nước thỉa sinh hoạt
Đất có thể nhiễm bởi các trực khuẩn ly, thương hàn, khẩy khuẩn tả hoặc lị
amip,những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thường lan truyền bởi nước và
truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác,hoặc do thực
phẩm.Ngoài ra ,ruồi ,bọ hung tiếp xúc với đất bị nhiễm bẩn bởi phân người, súc
vật,chúng sinh sản ở dó và truyền mầm bệnh đi moi nơi
Ví dụ :Hiện tượng dùng phân bắc còn tươi tưới rau ở vùng ngoại thành Hà Nội
+Trực khuẩn lỵ : chết tương tối nhanh trong phân tươi, nhưng sau khi tẩy uế
phân thì chúng có thể tồn tại lâu nhờ chất hữu cơ trong đất
+Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn : đất trồng là môi trường không
thuận lợi cho các loại vi rùng này phát triển.Tùy theo mức độ nhiễm bẩnvà loại
đất(nhiệt độ, độ ẩm., dự trữ chất hữu cơ, pH, vi khuẩn lạ,vi khuẩn đối kháng),trực
khuẩn thương hàn có thể sống khá lâu trong đất
+Ly amip có thể tồn tại ở trong đất, nhất là đất bi ô nhiễm phân, ở nơi nào giải
quyết và xử lý phân chưa tốt, thường đất ở đó có amip.thói mất vệ sinh luôn luôn
góp phần vào việc duy trì chu kỳ nhiễm khuẩn bởi các tác nhân gây bệnh truyền

qua đất
- Truyền bệnh động vật – đất- người
Trong một số bệnh của động vật truyền sang người, đất có thể giữ vai trò chủ
yếu tác nhân nhiễm khuẩn từ vật nuôi sang người như :
Bệnh xoắn khuẩn vàng, bệnh dich hạch truyền qua chuột,tiếp xúc với đất
nhiễm bẩn trong các hang, công rãnh,bệnh sốt mà,bọ hung
III.2 Tác nhân hóa học
Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sản
phẩm phụ do hiệu xuất của các nhà máy không cao
Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật : phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn
Số tần khuyếch đại Sinh vật Hàm lượng DDT(ppm)
80000 Chim nước 1600,00
5000 Cá 10000
250 Tôm 5,00
1 Các loài tảo 0,02
75 Chim cổ đỏ 750,00
9 Giun đất 90,0
1 Đất 10,0
Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đén hệ sinh vật sống trong đất, các động
vật và thực vật sống trên đất.Đất thiếu sinh vật trở nên mmoi trường, khôg thể sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp được nữa
III.3 Tác nhân vật lý
Ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp từ nguồn nước thải
công nghiệp, từ khí thải
Nguồn ô nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên
cứu và sử dụng các chất phóng xạ.Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây
trồng sau đó có thể đi vào người
+ Phóng xạ tự nhiên : từ U
238

, Ra
226
,Te,Tb
159
,Cs
137
và Sr
90
có sẵn trong lòng
đất.Trong môi trường thuận lợi, các nguyên tố này phân rã và gây phóng xạ nồng
độ cao, gây hại môi trường đất.Điều này xảy ra ở những vùng mỏ phóng xạ, tập
trung lượng phómg xạ cao
+ Phóng xạ nhân tạo : do các thảm họa nhà máy điện hạt nhân, như Trecnobyn
là một ví dụ : môi trường sinh thái bị nhiễm nặng.Chúng thấm xuống nước ngầm
và lại làm sinh vật cả môi trường nhiễm phóng xạ khi tiếp xúc với đất hay dùng
nước sinh hoạt
CHƯƠNG IV
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG
IV.1 Ảnh hưởng đến thế giới

Thông qua các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nó gây ảnh hưởng đến
môi trường sống của thực vật , động vật và con người trên thế giới
+Dùng phân bón : Ngoài việc ô nhiễm nước do dư lượng Nitrat và Phosphat, các
phân bón còn làm ô nhiễm thức ăn. Thật vậy, những liều cao của phân dùng trong
đất trồng làm gia tăng lượng Nitrat trong mô thực vật mọc ở đây. Nên xà lách
trồng trên đất bình thường, chứa 0,1% đạm Nitrit so với trọng lượng khô. Con số
này lên đến 0,6% đất bón 600 kg Nitrat/ha. Mồng tơi (épinard) có thể chứa một
lượng đạm Nitrit rất cao. Người ta cho thấy là Mồng tơi ở Mỹ chứa 1,37 g/kg và ở
Ðức là 3,5 g/kg Nitrat trong mô thực vật này (Schupan, 1965). Lượng đạm cao vậy
là có tác hại cho sức khỏe vì chúng gây chứng methemoglobinemie, thể hiện qua

việc ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn.
Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, khi trữ trong tủ lạnh hay do hoạt động của vi khuẩn
đường ruột, Nitrat biến thành Nitrit rất độc. Nhưng nguy hại hơn, Nitrit được
thành lập trong ống tiêu hóa có thể biến thành Nitrosamine, là một chất gây ung
thư mạnh.
- Thuốc diệt cỏ ảnh hưởng lên quần thể của thế giới : Dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm
thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp. Vì ảnh hưởng của chúng ở
đồng ruộng và ở các vùng phụ cận, vì cây 2 lá mầm rất nhạy cảm với thuốc trừ cỏ
trong gieo trồng ngũ cốc. Ở Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ, một lượng lớn
thuốc trừ cỏ đã được sử dụng gây nhiều thảm họa cho môi trường. Dù chỉ một lần
phun nhưng các thuốc khai quang này đã làm chết các cây đại mộc nhiệt đới, đặc
biệt ở rừng Sát: Mấm, Ðước, Vẹt Hay Dầu, Thao lao và các cây mộc họ
Caesalpiniaceae ở các rừng vùng núi (Westing, 1984). Các dẫn xuất của acid
phenoxyacetic cũng độc đối với các động vật thủy sinh. Ngoài ra chúng cũng có
thể gây đột biến ở người. Như ở Việt Nam, sự biến dạng thai nhi đã được thấy cao
hơn mức bình thường nơi các bà mẹ bị nhiễm nặng bởi việc phun xịt thuốc khai
quang trong thời gian chiến tranh chống Mỹ.
Dùng thuốc trừ sâu gây chết các quần xã động vật ở trong hay quanh vùng xử
lý. Phun xịt thuốc trừ sâu trên rừng gây chết nhiều chim và thú. Cuối những năm
50, ở Hoa kỳ chiến dịch diệt Kiến lửa (Solenosis soevissina), trên 110.000 km2
bằng máy bay, sử dụng các hạt Heptachlore và dieldrine với liều 2,5 kg/ha ở năm
đầu; 1,4 kg/ha vào 2 năm tiếp theo. Chiến dịch này có lợi cho các nhà kinh doanh
nông nghiệp, nhưng gây nhiều thảm họa cho động vật ở đây. Sáo, Sơn ca và các
chim bộ Sẻ khác bị ảnh hưởng mạnh. Bò sát, côn trùng sống trong đất bị giảm số
lượng mạnh.
Thuốc trừ nấm mặc dù không quá độc đối với cây xanh và động vật, nhưng hậu
quả sinh thái học của chúng vẫn có. Như chúng tỏ ra độc đối với trùn đất là sinh
vật đóng vai trò quan trọng trong sinh thái học đất, nhất là việc giữ độ phi nhiêu
cho đất. Hạt giống trộn với thuốc diệt nấm gây hại cho chim. Một số chất có thể
được tích lũy trong mô của động vật.

- Ảnh hưởng lên quần xã : Ða số các hậu quả của sinh thái học của việc dùng
nông dược là ảnh hưởng gián tiếp thể hiện sớm hay muộn. Ảnh hưởng của sự
nhiễm độc mãn tính là do hấp thụ liên tục các nông dược cùng với thức ăn. Nó gây
chết cho các độ tuổi và làm giảm tiềm năng sinh học, nên làm giảm sự gia tăng
của các quần thể bị nhiễm, dẫn đến sự diệt chủng của loài.
-Ảnh hưởng của nông dược do sự chuyển vận qua sinh khối, với sự tích tụ nông
dược trong mỗi nấc dinh dưỡng, làm cho nồng độ nông dược trong các vật ăn thịt
luôn rất cao. Trường hợp nặng gặp ở các nông dược ít hay không bị phân hủy sinh
học. Cho nên thực vật có thể tích tụ nông dược trong mô. Ðến phiên chúng làm
thức ăn cho những bậc dinh dưỡng cao hơn, sẽ làm nông dược chuyển đến cuối
chuỗi thức ăn:

Ðiều này làm nhiễm độc mãn tính các động vật, dễ thấy là rối loạn chức năng
sinh sản (chậm trưởng thành sinh dục, số trứng ít, trứng có vỏ mỏng). Các chlor
hữu cơ như DDT, dieldrine, heptachlor và PCB, cũng như các thuốc diệt cỏ đều
ảnh hưởng đến sinh sản của chim.
*Các ảnh hưởng trên còn có thể dẫn đến các hậu quả sau đây:
- Giảm lượng thức ăn. Một trong những xáo trộn do nông dược gây cho quần xã là
làm giảm lượng thức ăn động vật và thực vật cần thiết cho các loài ở các bậc dinh
dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái nông nghiệp (Pimentel và Edwards, 1982). Sự
biến mất dần các thực vật hoang dại do sử dụng thuốc trừ cỏ trong các vùng đất
canh tác làm thay đổi sâu xa nguồn thức ăn và nơi ở của nhiều loài chim định cư
sống trong vùng hay xung quanh đó. Tương tợ, việc sử dụng các thuốc trừ sâu
phân hủy nhanh (lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid) tuy không gây độc lâu dài
như nhóm chlor hữu cơ, nhưng cũng gây hại cho các loài chim ăn côn trùng vì
chúng và con chúng sẽ không có thức ăn.
- Làm thay đổi cân bằng trong tự nhiên. Nông dược có thể gây ra sự phát triển quá
đáng của một loài thực vật hay động vật nào đó. Khi sử dụng thuốc diệt cỏ ở các
nơi trồng ngũ cốc thì hạt song tử diệp bị loại trừ, khi đó các cỏ họ hòa bản khó ưa
sẽ phát triển mạnh vì vắng các loài cạnh tranh. Sử dụng nông dược có thể loại trừ

các kẻ thù tự nhiên của những loài gây hại. Như ở Hoa kỳ chẳng hạn, việc sử dụng
quá đáng azodrin, thuốc trừ sâu lân hữu cơ, để trừ côn trùng gây hại cây bông vải
cho thấy một tình huống tiếu lâm. Thay vì làm giảm quần thể sâu Heliothis zea,
thuốc azodrin lại diệt các thiên địch và ký sinh của sâu này, làm cho vùng trồng
bông có dùng thuốc bị thiệt hại nhiều hơn vùng không dùng thuốc (Ramade,
1987).
- Ảnh hưởng lên diễn thế. Diễn thế của các quần thể động vật lệ thuộc chặt chẻ
vào diễn thế của các quần thể thực vật, nên thuốc diệt cỏ ảnh hưởng mạnh hơn
thuốc trừ sâu trong diễn thế của quần xã. Thuốc diệt cỏ ít chọn lọc tác động giống
như lửa. Nó làm hệ sinh thái trở lại giai đoạn đầu của giai đoạn chiếm cứ bởi các
thực vật tiên phong. Trong vài trường hợp, sự sử dụng có hệ thống của thuốc trừ
cỏ có thể tạo ra giai đoạn cao đỉnh nghẹn (dysclimax). Các khu rừng Việt Nam,
nơi đã bị tàn phá hoàn toàn bởi thuốc khai quang, thì đất trống được tre và đồng cỏ
bao phủ, rừng không thể phục hồi trở lại được. Rừng tre và đồng cỏ phát triển
thành quần xã cao đỉnh nghẹn (tắc nghẹn, dysclimax).
VI.2 Ảnh hưởng đến nước ta(tại Đồng Bằng Sông Cửu Long)
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :
-Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng
hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe con người.
-Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực
phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp
và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm
năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%)
với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.
- Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công
nghiệp, đô thị hóa…ở đồng bằng sông Cửu Long làm biến đổi đất và làm suy thoái
nghiêm trọng. Diện tích thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha đến
năm 2006 đã là 699.200 ha, đồng thời diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: năm

2000 là 3.945.800 ha, đến năm 2006 là 3.773.200 ha (lúa mùa, đông xuân và hè
thu).
Trong nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích canh tác trên 2,9
triệu ha, nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên kênh rạch do sông mekong
chảy đến và nước mưa. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng
vụ trong trồng trọt (lúa đông xuân, hè thu), chăn nuôi…trong khi đó chưa thể kiểm
soát chặt chẽ được về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Việc
sử dụng nước còn tùy tiện, lãng phí, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất.
Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh hưởng rất nghiêm
trọng tới công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững tài nguyên ven biển ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh nhưng
hậu quả là làm giảm thảm rừng ngập mặn. Làm biến đổi môi trường đất, nước và
môi trường sinh thái.Những tổn thất về rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt biến đổi
về môi trường, sinh thái khu vực:
- Độ che phủ của rừng giảm, bị chia nhỏ bởi các vuông tôm, môi trường đất
bị ô nhiễm bởi quá trình phèn hóa gia tăng với quy mô lớn, đất đai bị phát quang
sẽ tăng quá trình rửa trôi do mưa, lan truyền phèn trong đất, nước và các hệ sinh
thái;
- Giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng, đa dạng sinh học bị suy giảm
nhanh chóng do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và cư
trú. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sạt lở bờ biển và cửa sông làm mất cân
bằng sinh thái trong khu vực. Hậu quả thấy trước tiên là nạn tôm chết hàng loạt ở
các khu ven biển.
Ngoài ra, các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn thải
bỏ ra các kênh rạch với số lượng hàng năm khoảng 456,6 triệu m
3
bùn thải và chất
thải nuôi trồng thủy sản gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước, ô nhiễm
môi trường đất và dịch bệnh phát sinh.

Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất
ổn định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp
với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa
nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất
tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất.
Trong sản xuất công nghiệp, lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, tiếp tục
thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, kênh rạch làm suy giảm chất lượng nước mặt.
Gây nên các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và sức khỏa người dân: các bệnh
sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh giun sán ký sinh trùng, suy dinh dưỡng trẻ em, ngộ
độc thức ăn….
.

CHƯƠNG VI
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
VI.1·Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc)

×