Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vì sao trẻ hoảng sợ khi ngủ? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.06 KB, 6 trang )



Vì sao trẻ hoảng sợ khi
ngủ?

Biểu hiện của bệnh là trẻ ngồi hoặc đứng dậy, kêu thét một
cách sợ hãi, có khi lao ra cửa trong lúc ngủ…

Biểu hiện ở 1/3 đầu của giấc ngủ
Bé gái H.T (6 tuổi, nhà ở Biên Hòa, Đồng Nai) được gia
đình đưa đến điều trị tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2, với lý do
hay mơ hoảng về đêm. Cách đây hơn 1 tháng bé thường
xuyên có các biểu hiện hay giật mình, la hét, hoảng sợ khi
ngủ. Các biểu hiện đó tái diễn thường xuyên và mỗi đêm
khoảng 1-2 lần. Sau khi bé tỉnh dậy, gia đình có hỏi điều gì
làm bé sợ hãi ban đêm như thế, nhưng bé hoàn toàn không
nhớ gì về tình tiết giấc mơ và những điều làm cho bé hoảng
hốt. Trường hợp của H.T được chẩn đoán là một trạng thái
hoảng sợ khi ngủ, hay còn được gọi là hoảng sợ ban đêm –
một trường hợp của rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Có khoảng
10% trẻ em mắc tình trạng này, tuổi khởi bệnh thường là từ 4
– 12, và bé trai bị nhiều hơn bé gái.
Hoảng sợ khi ngủ, hay hoảng sợ ban đêm là những cơn
hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm kết hợp với phát âm to,
vận động mạnh, và có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao như
mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.

Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ thức khuya hoặc cho
trẻ xem tivi, sử dụng máy tính trước khi đi ngủ vì điều đó sẽ


ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ
Nguyên nhân
Hoảng sợ khi ngủ cũng như nhiều trạng thái rối loạn giấc ngủ
khác thường có nhiều yếu tố bệnh sinh. Nó có sự liên quan
chặt chẽ giữa nguyên nhân di truyền từ cha mẹ với con cái.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có quan hệ
giữa các giai đoạn phát triển và tình trạng hoảng sợ ban đêm.
Có ý kiến cho rằng chứng hoảng sợ là do sự chưa ổn định
chu kỳ thức ngủ của não, bên cạnh đó có thể do động kinh,
hay do nguyên nhân từ các sang chấn tâm lý, những bất ổn về
đời sống, là biểu hiện của sự lo âu chia ly, những khó khăn
trong giai đoạn đầu đi học, căng thẳng trong những bất hòa
mối quan hệ gia đình.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần thực hiện các phương pháp
sau để giúp trẻ ngủ tốt hơn: Trước khi trẻ đi ngủ nên tạo
không khí yên tĩnh, êm đềm (để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ,
tắt tivi, đài; không để trẻ đùa nghịch nhiều; hướng dẫn trẻ tập
thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở
kiểu bụng êm chậm sâu đều); cần có những biện pháp phòng
ngừa tổn thương có thể xảy ra với trẻ bị tình trạng trên (như:
không cho trẻ ngủ giường cao, hoặc không để vật sắc nhọn
dễ vỡ gần giường ngủ; đóng cửa lối đi cầu thang, cửa nhà,
cửa sổ thấp); khi trẻ bị cơn hoảng sợ nên an ủi, dỗ dành, nhẹ
nhàng đặt trẻ vào giường; nếu trẻ bị rối loạn ngủ thường
xuyên, cha mẹ nên ghi chép thời gian trẻ bị cơn trong 7 đêm
liên tục, sau đó chủ động đánh thức trẻ tỉnh dậy trong vòng 5
phút trước cơn vẫn thường bị 15 phút rồi mới cho trẻ ngủ
tiếp; đưa đi khám nếu thấy tình trạng không giảm.


×