Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vitamin K và sức khỏe bé sơ sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.17 KB, 6 trang )



Vitamin K và sức khỏe bé
sơ sinh

Vitamin K đóng một phần quan trọng để làm đông máu.
Một tỷ lệ nhỏ bé sơ sinh (1/10 000) bị chảy máu do thiếu
vitamin K (vitamin K deficiency bleeding – VKDB).
Dấu hiệu bé thiếu vitamin K
Nếu bé bị thiếu vitamin K, bé có thể tự phát bị bầm tím hoặc
chảy máu. Điều này có thể xảy ra trong vòng 24 giờ đồng hồ
đầu hoặc trong vòng 1 tuần đầu sau sinh. Em bé có thể bị
chảy máu mũi hoặc miệng; hoặc bắt đầu bị chảy máu ở cuống
rốn…

Ảnh minh họa
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Trong khoảng ½ số trường hợp, VKDB xảy ra trong tuần đầu
sau sinh (VKDB khởi phát muộn). Nếu bé nhà bạn gặp phải
triệu chứng này, bé có thể bị chảy máu bên trong (khó phát
hiện và rất nguy hiểm). Trong một nửa trường hợp khởi phát
muộn, có một bé bị xuất huyết não (khoảng 1/5 số bé xuất
huyết não sẽ tử vong).
Ngoài ra, VKDB khởi phát muộn còn khiến bé bị bệnh gan,
cản trở quá trình hấp thu sữa mẹ. VKDB khởi phát muộn
thường gặp ở những bé sơ sinh bú mẹ hơn là bé bú bình. Lý
do là vì sữa công thức được bổ sung vitamin K ở hàm lượng
cao hơn hàm lượng vitamin K tự nhiên có trong sữa mẹ.
Tuy nhiên, khác biệt nhỏ giữa lượng vitamin K giữa sữa mẹ
và sữa công thức không phải lý do để cho bé bú sữa ngoài


thay vì bú mẹ. Sữa mẹ ngay sau sinh, còn gọi là sữa non cực
kỳ giàu vitamin K. Bé cũng có thể nhận được nhiều vitamin
K ở lớp sữa sau (lớp sữa giàu chất béo, tiết ra khi bé đã bú
được một lúc). Cho bé bú ngay sau sinh và cho bé bú đều, bú
cạn từng bên ngực là cách để bé có đủ vitamin K. Đó cũng là
lợi điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Bé nên được tiêm vitamin K sau sinh
Tiêm vitamin K sau sinh là cách để bảo vệ bé khi bé có hàm
lượng vitamin K thấp trong cơ thể. Ngoài cách tiêm, bé cũng
có thể được bổ sung vitamin K dạng uống. Lượng vitamin K
sẽ được bác sĩ quyết định, phụ thuộc cả vào việc bé bú mẹ
hay bú sữa ngoài.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Vài lời khuyên của bác sĩ như sau:
- Nên cho bé tiêm một mũi vitamin K ngay sau sinh.
- Với em bé được nuôi bằng sữa mẹ, bạn có thể cho bé uống
3 liều vitamin K. Hai liều trong tuần đầu tiên khi bé chào đời.
Liều còn lại là khi bé được 1 tháng.
- Với bé bú sữa ngoài, có thể bỏ qua 2 liều uống vitamin K
trong tuần đầu.
Vitamin K đường tiêm hiệu quả hơn đường uống: Bổ sung
vitamin K đường tiêm hoặc đường uống đều có hiệu quả
phòng VKDB. Tuy nhiên, các chuyên gia đồng ý rằng, tiêm
vitamin K là cách hiệu quả hơn. Bởi vì tiêm giúp vitamin K
lập tức ngấm vào máu, có hiệu quả tức thì mặc dù bé có thể
bị đau hoặc bầm tím khi tiêm.
Trường hợp có nguy cơ thiếu vitamin K cao
- Bé sinh ra trước tuần 37.

- Dùng kẹp trong quá trình sinh hoặc phải mổ lấy thai.
- Những bé bị thâm tím trong khi sinh.
- Những bé có vấn đề về gan hoặc khó thở sau sinh.
- Những người mẹ bị động kinh, bệnh lao, cục máu đông,
dùng ma túy trong thời kỳ mang thai.
Khoảng 1/3 bé bị VKDB không rơi vào các trường hợp kể
trên. Triệu chứng cảnh báo VKDB sớm là chảy máu từ mũi
hoặc miệng của bé. Tuy nhiên, chảy máu từ mũi, miệng có
thể do xuất huyết não hoặc ruột. Những trường hợp này đe
dọa nghiêm trọng tính mạng của bé.

×