MÔN SINH HỌC
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
HÀ NỘI, tháng 8 – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU
TẬP HUẤN PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN
GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN - NĂM 2012
Danh mục các chữ viết tắt
BT: Bài tập
CH: Câu hỏi
CNTT: Công nghệ thông tin
CSVC: Cơ sở vật chất
CTĐT: Chương trình đào tạo
CTGDPT: Chương trình giáo dục phổ thông
GD và ĐT: Giáo dục và Đào tạo
GDPT: Giáo dục phổ thông
GV: giáo viên
HS: học sinh
KHV: kính hiển vi
KT-ĐG: kiểm tra - đánh giá
KT - KN: kiến thức – kĩ năng
SGK: Sách giáo khoa
SH: Sinh học
TB: Tế bào
THPT: Trung học phổ thông
PP: Phương pháp
PPDH: Phương pháp dạy học
QLGD: Quản lí giáo dục
2
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Mục lục
Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Nhiệm vụ giáo viên trường chuyên và định hướng, giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường
chuyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
II. Một số vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên dạy môn Sinh
học trong trường THPT chuyên
Phần 2. HƯỚNG DẪN DẠY-HỌC MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ TRONG
NỘI DUNG DẠY HỌC CHUYÊN SÂU
Lý Thuyết
Chuyên đề 1. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG CÁC PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH VẬT
Chuyên đề 2. PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC-
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên đề 3. SỰ PHÂN HÓA TẾ BÀO VÀ CƠ QUAN TRONG
CHU KỲ SỐNG CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Chuyên đề 4. SINH LÝ GIÁC QUAN
Chuyên đề 5. SINH LÍ MÁU !
Chuyên đề 6.Mét sè vÊn ®Ò lÝ thuyÕt vµ bµi tËp Sinh häc c¬ thÓ thùc vËt
"
A. Thực hành
Chuyên đề 7. Hóa sinh – Tế bào
Chuyên đề 8. Sinh lý học thực vật
Chuyên đề 9. Công nghệ sinh học – Vi sinh
Phần 3. Hướng dẫn bồi dưỡng tại địa phương, cơ sở giáo dục
Phụ lục Gợi ý trả lời đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2012
Tài liệu tham khảo
3
Qui luật “Chuyển từ hưng phấn sang ức chế”
Đây là quy luật có tính chất chung cho hoạt động thần kinh, qui luật này được phát biểu như
sau: “#!$%$&'$'()&*+,%$*-!$./0+)(&1)2($ 34
%!35-$(6.728*6$.$9:7;/(*6!
;<.
Qui luật “Lan toả và tập trung”
Hưng phấn và ức chế có thể được coi như đơn vị tạm thời và đơn giản nhất trong hoạt động
thần kinh. 9$. !)=6&*+>!$?@%$*-()*A$./0+)$
&B@%$CD*E(A>4F$)GH$I*-9$3F2J2J3
KJ>L/(*6%$/()*ó .7F*M$.@FH$$.2J/N*-
9$3
Qui luật “Mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ”
Quy luật này chung cho cả hoạt động thần kinh cấp thấp và hoạt động thần kinh cấp cao. “D
/4)$*%$J&!)$ $.)G>A*N&?H&O*%$9,&'$'
$$ O*%G>$H&O*%&'$'/M$L94$ O*%;
G>35G<
Qui luật “Cảm ứng qua lại”
“%$L9$. $J&,.%$L9$. $J&*DF@>L D
$6 *MPF(?$MG<
Trong dạy học thường xảy ra 4 loại cảm ứng sau:
- QG,$'H*7$O là hiện tượng khi có một trung khu hưng phấn mạnh và tập
trung gây ra quá trình ức chế ở các trung khu xung quanh nó. Ví dụ, khi học sinh đang say mê một
loại kiến thức nào đó thì trung khu phụ trách kiến thức ấy hưng phấn mạnh gây ức chế các trung
khu khác ở vỏ não nên chúng thường không nhận thấy các tác nhân kích thích khác ở xung quanh
mình.
- QG2R$'H*7$O là hiện tượng khi có một trung khu ở trạng thái ức chế mạnh
gây ra quá trình hưng phấn ở các trung khu xung quanh nó. Ví dụ, khi học sinh đang say mê chơi
một hoạt động nào đó mà bỗng nhiên thầy giáo không cho các em chơi nữa thì trung khu phụ trách
hoạt động ấy bị ức chế mạnh gây ra hưng phấn các trung khu khác ở vỏ não nên chúng thường hò
hét hoặc dậm chân, vung tay
- QG,$'HD$6 là hiện tượng khi có một trung khu hưng phấn mạnh và tập
trung sau đó chuyển sang trạng thái ức chế. Ví dụ, học sinh thường rất chóng chán một họat động
nào đó. Hiện tượng ấy là do trung khu phụ trách hoạt động ấy đã chuyển từ trạng thái hưng phấn
sang trạng thái ức chế.
- QG2RH$'HD$6 là hiện tượng khi có một trung khu ức chế mạnh và tập
trung sau đó chuyển sang trạng thái hưng phấn. Ví dụ, học sinh thường phải im lặng khi ngồi trong
lớp nghe thầy giảng bài, đến giờ ra chơi, trẻ thường hò hét và nói rất to. Hiện tượng ấy là do trung
khu phụ trách vận động ngôn ngữ đã chuyển từ trạng thái ức chế sang trạng thái hưng phấn.
4. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu (Một số vấn đề về đo lường trí tuệ)
4.1. Đo chỉ số thông minh IQ
Chỉ số thông minh (intelligence Quotient -IQ) là một trong những đặc tính sinh lý - tâm lý và
tư duy hết sức phức tạp. Vì vậy, việc đánh giá năng lực trí tuệ là một vấn đề khó khăn. Để nghiên
cứu và chẩn đoán trí tuệ ngày nay có nhiều phương pháp khác nhau như quan sát điều tra, thực
nghiệm, trắc nghiệm, tìm hiểu sự biến đổi điện - hoá trong hệ thống thần kinh và cơ thể khi tiến
hành các thao tác trí tuệ khác nhau. Trong đó phương pháp trắc nghiệm hay Test là phổ biến hơn cả.
4
MA: tuổi trí khôn được tính theo kết quả bài
trắc nghiệm.
CA: tuổi thời gian tính theo ngày tháng năm
sinh.
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “test” có nghĩa là “phép thử” hay “thử” là F.Galton. Ông cho
rằng, trí thông minh được quyết định bởi tính di truyền và có thể đo đạc được. Nhờ những nghiên
cứu của Galton mà sau này A.Binet và T.Simon đã xuất bản tập trắc nghiệm đầu tiên có khả năng
đánh giá trí tuệ tổng quát. Trắc nghiệm của Binet-Simon được sửa lại nhiều lần và trở nên phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới.
Tiếp theo thang trắc nghiệm của Binet - Simon, năm 1912 nhà tâm lí học Đức William Stern
đề xuất cách tính chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient) của từng cá thể. Trong đó IQ được
tính theo công thức
100>
QS
S
T
=
(1)
Sau đó L.M.Terman đã áp dụng công thức (1) có sửa lại và tạo thành test Stanford - Binet, áp
dụng cho cả trẻ em lẫn người lớn nhưng vẫn là test cá nhân không dùng đo cùng một lúc cho nhiều
người được.
Cách tính chỉ số IQ của Stern, Binet và Terman vẫn còn những hạn chế nhất định như: quá
chú trọng đến ngôn ngữ, phải có các thiết bị đặc biệt và các chuyên viên thực hiện, chỉ cho biết
năng lực trí tuệ chung và không áp dụng được cho người lớn.
Năm 1939, David Wechsler đã nghiên cứu xây dựng test đo trí tuệ theo hướng mới. Ông
không chấp nhận sự giải thích truyền thống về trình độ trí tuệ (IQ) qua mối tương quan giữa các chỉ
số tuổi trí không (MA) và tuổi đời (CA). Không giống như Stern và Binet, Wechsler D. cho rằng, sự
phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời người một cách không đồng đều. Nếu đánh giá sự phát triển
trí tuệ thông qua mối tương quan giữa tuổi trí khôn và tuổi đời thì không đánh giá được nhịp độ phát
triển trí tuệ của mỗi người. Từ lí luận này, Wechsler D giới thiệu phương pháp đánh giá trí tuệ bằng
trắc nghiệm WAIS vào năm 1955 dành cho những người 16 tuổi trở lên và ông đưa ra cách xác định
IQ bằng công thức:
10015 +
−
= >
UU
T
Mỗi điểm trắc nghiệm ở đây sẽ có một giá trị IQ tương đương. Dựa trên chỉ số IQ, người ta
phân loại thành các mức trí tuệ khác nhau.
Trắc nghiệm bạn có thông minh cảm xúc (EQ)
Rất đúng
với tôi
Khá đúng
với tôi
Nửa đúng,
nửa sai
Sai nhiều
hơn đúng
Hoàn
toàn sai
1 2 3 4 5
1 Bạn làm quen với mọi người một
5
U
: Điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ
tuổi.
X: Điểm trắc nghiệm cá nhân.
SD: Độ lệch chuẩn.
cách dễ dàng
2
Bạn cảm thấy tự hào về bản thân
mình mặc dù có thể bạn vẫn còn
nhiều nhược điểm, hạn chế
3
Bạn thường cảm thấy quá vui, quá
buồn hay quá bực tức chỉ vì những
lý do nhỏ nhặt
4
Bạn là người lạc quan, luôn tin
tưởng vào những kết quả tốt đẹp ở
tương lai
5
Bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ những
điểm mạnh, điểm yếu của mình
6
Đôi khi chính bạn cũng không biết
mình thực sự thích điều gì
7
Bạn vẫn thường không hiểu động cơ
nào dẫn đến những hành động của
mình
8
Bạn thường có quyết định mà sau
đó khiến bạn phải hối tiếc
9
Bạn thoải mái nhìn nhận
về những mặt hạn chế,
yếu kém của mình
10
Bạn thường phải thay đổi
các quyết định của mình
để phù hợp với tình hình
thực tế
11
Các thất bại không ám ảnh
và làm giảm ý chí của bạn
12
Khi phải chờ đợi, ví dụ
xếp hàng trong siêu thị
chẳng hạn, bạn thường
cảm thấy thiếu kiên nhẫn
13
Bạn vẫn thường xem lại
các kế hoạch và các mục
tiêu quan trọng trong cuộc
sống của bạn
6
14
Bạn thường gặp khó khăn
trong việc kết bạn với
những người không cùng
quan điểm
15
Mọi người nhận xét rằng
bạn là người rất nhạy cảm
với tâm tư, tình cảm của
người khác
16
Bạn không có nhiều người
thực sự tin cậy để chia sẻ
khi cần
17
Bạn nhận thấy mình lo
lắng những điều người
khác không bao giờ nghĩ
tới
18. Bạn có thường hay phải hối tiếc vì những câu nói hay trò đùa quá giới hạn
Hiếm khi, gần như không bao giờ
Thỉnh thoảng
Cũng khá thường xuyên
19. Đâu là tính cách của bạn
Trầm tư, suy nghĩ thấu đáo
Sôi nổi, nhiệt tình
Dung hòa giữa hai tính cách trên
20. Giả sử bạn đang đi trên đường và bị trượt chân ngã làm bẩn hết quần áo, phản ứng của bạn thường là
Tôi sẽ đứng dậy và tự cười với chính mình
Khi đó chắc tôi sẽ cảm thấy xấu hổ
Khi đó tôi chắc sẽ cảm thấy bực tức
21. Quan điểm của bạn ra sao với cái gọi là số phận
Tôi tin vào số phận, những nỗ lực phấn đấu khó thay đổi được số phận
Tôi không tin vào số phận, sẽ nhận được kết quả tốt hơn nếu ta luôn cố gắng phấn đấu
Tôi không thực sự tin vào số phận, tuy nhiên đôi khi nó cũng tác động làm giảm sự cố gắng
của tôi
22. Khi đứng trước những thử thách, nhiệm vụ trong cuộc sống
Tôi thường rất tự tin là mình sẽ vượt qua hay hoàn thành nhiệm vụ
Tôi thường khá tự tin để thực hiện công việc, tuy nhiên vẫn có một chút lo lắng
Tôi thường cảm thấy lo lắng và bối rối
23. Khi gặp phải một nhiệm vụ khó khăn, bạn đã xoay sở vài tuần mà vẫn chưa giải quyết được
Tôi sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác
Tôi là người tự lập, tôi sẽ cố gắng tự xoay sở
Tôi sẽ cố gắng quên nó đi, mặc mọi chuyện đến đâu thì đến
7
24. Khi nhận một nhiệm vụ, bạn thường có xu hướng nhận những nhiệm vụ nào
Nhiệm vụ đơn giản, điều đó giúp tôi hoàn thành một cách dễ dàng, chắc chắn
Những nhiệm vụ trong khả năng của mình
Những nhiệm vụ khó khăn, điều đó sẽ phát huy sự nỗ lực và khả năng sáng tạo của tôi
25. Khi người khác gây ra một lỗi lầm nào đó cho bạn
Tôi thường phản ứng gay gắt, điều đó sẽ làm tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn
Tôi thường đưa ra lời chỉ trích nhẹ nhàng giúp họ hiểu ra lỗi lầm
Tôi thường bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân của những lỗi lầm trên
26. Khi bị người khác khiển trách hay phê bình, bạn cảm thấy thế nào
Tôi đón nhận một cách thoải mái
Tôi có thể đón nhận, nhưng không thực sự thoải mái lắm
Tôi thường cảm thấy không thoải mái khi bị người khác khiển trách
27. Trước các quyết định quan trọng, bạn là người
Nhanh chóng đưa ra quyết định
Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định
Không quá nhanh nhưng cũng không quá kỹ lưỡng
28. Khi có những thay đổi trong cuộc sống hay trong công việc
Tôi thường cảm thấy thoải mái, vui vẻ chấp nhận
Tôi tương đối thoải mái với sự thay đổi
Tôi thường rất ngại sự thay đổi, xáo trộn
29. Bạn đang ở một trung tâm mua sắm, bạn thấy một sản phẩm mà bạn rất thích ví dụ chiếc điện thoại
đời mới hay bộ trang phục bắt mắt
Tôi thường sẽ mua nó ngay mặc dù hơi quá khả năng tài chính
Tôi chọn một sản phẩm thay thế rẻ hơn và nằm trong khả năng tài chính của mình
Tôi sẽ chờ dịp khác, khi có đủ kinh phí dành cho nó
30. Khi bạn đang có tâm trạng không vui, các quyết định của bạn thường
Tôi thường đưa ra những quyết định sai lầm, vội vã
Các quyết định đưa ra khi đó thường không được sáng suốt cho lắm
Mặc dù tâm trạng không tốt, nhưng tôi vẫn luôn có được các quyết định sáng suốt
31. Đặt giả thiết bạn đang có cơ hội để có thêm thu nhập, mặc dù điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến tổ chức
của bạn
Tôi kiên quyết từ chối, luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết
Tôi sẽ đón nhận cơ hội này, điều này cũng bình thường mà
Tôi sẽ dung hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể
32. Bạn vừa được giao đảm nhiệm một dự án quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự thăng tiến hoặc
thất bại trong sự nghiệp
Khi đó chắc tôi sẽ rất hứng khởi và bắt tay vào việc luôn
Thư giãn, sau đó dành vài ngày để thu thập dữ liệu trước khi chính thức bắt tay vào việc
Bắt đầu lo lắng về nhiệm vụ được giao
33. Bạn có phải là người luôn cố gắng, tận tâm với công việc của mình
Tôi vẫn luôn như vậy, ngay cả khi không có ai thấy được điều đó
8
Tôi chỉ thực sự cố gắng khi được khích lệ động viên
Tôi thường không cố gắng làm việc trừ khi bị một sức ép nào đó
34. Bạn thường sẽ lựa chọn công việc nào sau đây
Một công việc với mức lương cao nhưng không phù hợp
Một công việc thực sự phù hợp nhưng lương thấp hơn, chỉ bằng một nửa
Một công việc không phù hơp lắm và thu nhập cũng tạm ổn
35. Giả thiết một chức vụ bạn mong muốn được đề bạt đã được giao cho người khác
Tôi sẽ vẫn tiếp tục cố gắng và chờ đợi một cơ hội mới
Tôi sẽ rất thất vọng và khó có thể cố gắng làm việc như trước
Tìm cách để chứng minh mình phù hợp với vị trí đó để hy vọng có sự thay đổi
36. Khi có một người bạn muốn tâm sự cùng bạn, người đó nói khá nhiều
Tôi thường chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng còn có thêm những câu phải hồi
Tôi vẫn lắng nghe, nhưng sự tập trung thường giảm dần
Tôi thường thiếu kiên nhẫn lắng nghe, và tìm cách chuyển chủ đề
37. Khi bạn thấy một người bạn hay đồng nghiệp có vẻ đang có gì đó lo lắng, băn khoăn
Tôi thường chủ động hỏi xem có việc gì để xem có thể giúp gì được không
Tôi chỉ tham gia góp ý khi được hỏi
Tôi thường lảng tránh để khỏi phiền phức có thể gặp phải
38. Khi hai người bạn hoặc đồng nghiệp đang tranh cãi khá to tiếng, bạn thường
Giữ mình tách khỏi cuộc tranh luận ấy
Tìm cách giúp họ bình tĩnh lại
Cố gắng hướng sự chú ý của họ đến một vấn đề khác
39. Khi bạn phải đưa ra một quyết định có liên quan đến nhiều người khác nữa ngoài bạn
Tôi thường tham khảo kỹ ý kiến của những người liên quan và quyết định theo số đông
Tham khảo ý kiến của những người liên quan rồi quyết định theo hướng mà tôi cho là hợp lý
nhất
Tôi thường tự đưa ra quyết định mà không cần tham khảo nhiều để tránh mất thời gian
40. Khi phải nói trước đám đông
Tôi rất tự tin, với tôi nói chuyện với ít người và đông người không khác nhau là mấy
Tôi khá tự tin trước đám đông, tuy nhiên điều đó cũng làm giảm khả năng diễn đạt của tôi
Tôi thường rất lo lắng và hồi hộp, điều đó làm tôi diễn đạt không được tốt lắm
41. Giả sử người bạn đời hoặc người bạn thân của bạn rất dễ nổi nóng, bạn sẽ
Tôi cũng thường nổi nóng theo và chỉ muốn chấm dứt mối quan hệ
Tôi cũng cảm thấy bực tức, nhưng kiềm chế không để mọi chuyện tồi tệ thêm
Tôi thường vui vẻ chấp nhận, ai cũng có vài thói xấu
42. Bạn cảm thấy tình bạn của bạn và một người bạn thân đang nhạt phai dần
Tôi sẽ cố tránh những mối liên hệ với người bạn đó
Bày tỏ sự lo lắng đó với người bạn để cả hai cùng tìm hướng giải quyết
Cứ để mọi chuyện tự nhiên, thời gian có thể làm thay đổi tình cảm và các mối quan hệ
43. Giả sử bạn biết rằng vợ hoặc chồng của người bạn thân đang mắc một lỗi nghiêm trọng nào đó
Tôi sẽ giữ im lặng để tránh căng thẳng cho vợ chồng họ
9
Tôi sẽ nói cho người bạn của mình biết
Góp ý với người vợ hoặc chồng của người bạn và cho họ cơ hội để sửa chữa
44. Giả thiết người bạn thân của bạn vừa bị người yêu bỏ rơi, phản ứng của bạn là
Tôi sẽ hỏi người yêu của bạn tôi vì sao lại làm như vậy
Hỏi xem liệu tôi có thể giúp gì được không và sẵn sàng làm những gì bạn tôi muốn
Cùng người bạn đi dạo chơi, ăn uống
45. Bạn đạt được thành tích nào đó, nhưng bị đồng nghiệp cướp công, bạn sẽ làm gì
Tôi sẽ lờ đi, cuộc sống thực tế rất công bằng nên thế nào rồi tôi cũng sẽ được thừa nhận và
đền đáp
Tôi sẽ lập tức đính chính lại, tôi là người mạnh mẽ không dễ để người khác bắt nạt
Tôi có thể lờ đi đôi lần, nhưng nếu cứ tiếp diễn, tôi sẽ chủ động trao đổi riêng với người đó
46. Đồng nghiệp của bạn làm điều gì đó khiến bạn tức giận, một tháng sau hai người gặp nhau
Tôi sẽ không thèm nói chuyện với người đó nếu họ không tự nhận lỗi
Tôi sẽ bình tĩnh nói về lỗi của người đó giúp họ hiểu ra lỗi lầm của mình
Tôi sẽ làm như không có chuyện gì, đã quá muộn để nói lại
47. Giả sử trong một cuộc gặp mặt một người mới quen, bạn nhận thấy người kia không thoái mái và
hào hứng
Tôi sẽ hẹn gặp vào buổi khác và chuẩn bị kỹ hơn nội dung cuộc nói chuyện
Tôi sẽ cố gắng tìm chủ đề mà người ấy quan tâm để hấp dẫn họ trở lại câu chuyện
Tôi sẽ để mọi chuyện tự nhiên và dành thời gian suy nghĩ về những việc mình quan tâm
48. Bạn đang nói chuyện với một nhóm bạn, có người trong đó nói xấu về một người trong nhóm nhưng
vắng mặt
Tôi sẽ lắng nghe và đưa ra nhận xét khách quan của mình về người bạn vắng mặt đó
Tôi sẽ giữ im lặng, mặc cho mọi người muốn nói sao thì nói
Tôi sẽ tìm một chủ đề khác để hướng mọi người vào chủ đề mới này
49. Khi cuộc trò chuyện giữa bạn và một người bạn trở nên căng thẳng vì một điểm bất đồng nào đó
Tôi thường cảm thấy rất khó chịu vì những bất đồng đó
Tôi thường giữ được bình tĩnh trong hoàn cảnh đó và tìm nguyên nhân chính gây ra sự căng
thẳng này
Tôi thường giữ im lặng và tìm cách kết thúc cuộc nói chuyện
50. Bạn sẽ nghĩ sao nếu sau 15 cuộc điện thoại liên hệ bán hàng mà không ai đồng ý thiết lập cuộc gặp
với bạn
Có lẽ tôi không phù hợp với công việc này
Có lẽ tôi thử thay đổi cách tiếp cận xem sao
Có lẽ hôm nay mình không may mắn, để hôm khác bắt đầu lại
Chuyên đề 1: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG CÁC PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH VẬT
TS.Vũ Đức Lưu
- Vì sao nói các cấp tổ chức chính của giới sống có mối quan hệ mật thiết theo thứ bậc kế tiếp
nhau?
Các cấp tổ chức chính của giới sống có mối quan hệ mật thiết theo thứ bậc kế tiếp nhau vì:
10
- Cấp tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cấp cơ thể (cá thể). Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ
một tế bào, Cơ thể đa bào được cấu tạo từ số lượng lớn tế bào. Những hoạt động sống của cơ thể
đều xuất phát từ các hoạt động sống của tế bào.
- Các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định
và có khả năng giao phối sinh ra con cái hữu thụ. tạo nên cấp quần thể.
Sự phân bố địa lí của tất cả các cá thể thuộc các quần thể nếu có khả năng giao phối hữu thụ
sẽ thuộc về một loài.
- Cấp quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống
trong một vùng địa lí nhất định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau.
- Cấp hệ sinh thái là tổ hợp quần xã và môi trường (sinh cảnh) trong đó chúng sống tạo nên
một thể thống nhất.
Tập hợp tất cả hệ sinh thái trong khí quyển, địa quyển, thuỷ quyển tạo nên sinh quyển của
Trái Đất, là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.
Vấn đề 2 :
Vì sao tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống?
Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống vì:
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể.
- Tế bào là đơn vị chức năng thông qua các hoạt động sông của nó.
- Tế bào chỉ sinh ra từ tế bào, từ đó mới tạo ra sự sinh sản của thể đơn bào, sự sinh trưởng
Vấn đề 3 :
Vì sao các tổ chức như : đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan và hệ cơ quan chưa được xem là
cấp tổ chức chính của thế giới sống?
- Các tổ chức như : đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan và hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức
chinh của thế giới sống vì:
- Các tổ chức này khi ở trạng thái riêng biệt không thực hiện được chức năng của chúng.
- Các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic khi ở trong tế bào mới thực hiện được chức năng của
chúng.
- Các mô, cơ quan và các hệ cơ quan chỉ thực hiện được chức năng của chúng khi ở trong cơ thể.
Một ví dụ khác, khi dạy bài 28 (SGK SH 10 nâng cao): Chu kì tế bào và các hình thức phân
bào, GV thông báo những điểm cơ bản của kì trung gian:
- Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào bao gồm ba pha:G
1
, S, G
2
.
V Pha G
1
diễn ra sự gia tăng của tế bào chất nhờ các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra, là
thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
- Pha S diễn ra sự sao chép ADN và nhân đôi NST.Khi kết thúc pha S, NST từ thể đơn chuyển sang
thể kép gồm hai sợi crômatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động
- Pha G
2
tiếp ngay sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò đối vớ sự hình thành thoi phân
bào.NST ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S. Sau pha G2, tế bào diễn ra quá trinh
nguyên phân.
Thông thường sau khi thông báo GV chuyển tiếp sang mục tiếp theo, còn HS lĩnh hội một cách
thụ động các thông tin do thày thông báo và không gợn lên một suy nghĩ hay thắc mắc gì. Nếu GV
nêu vấn đề :
- Vì sao tế bào không lớn lên mãi mà phải phân chia?
11
Câu hỏi này đưa HS vào tình huống có vấn đề, buộc phải chú ý và động não. GV giải thích :
Sự gia tăng bề mặt và thể tích hình cầu có mối liên hệ với nhau, về mặt toán học: bề mặt
hình cầu tăng theo r
2
trong khi thể tích tăng theo r
3
. Điều đó có ảnh hưởng bất lợi đối với các quá
trình trao đổi với môi trường xung quanh. Mặt khác khi kích thước của tế bào chất tăng, nhân không
còn có khả năng điều hòa các quá trình xảy ra trong TB do sự phá vỡ tỉ lệ thích hợp giữa nhân và tế
bào chất. Bởi vậy, sự tăng trưởng tế bào tới một giới hạn là nhân tố tạo nên trạng thái không ổn
định, từ đó kích thích các cơ chế khởi động sự phân bào.
Như vậy, từ PP thuyết trình thông báo - tái hiện nếu được thày gia cố sẽ chuyển sang PP
thuyết trình ơrixtic hay thuyết trình nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của người học, nhờ đó chất
lượng học tâp được nâng cao.
- Tại sao ATP lại tiện dụng trong hoạt động sống của tế bào?
- ATP là một hợp chất cao năng liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP giàu năng lượng
(mỗi liên kết là 31kj/mol). Nó đáp ứng cho các phản ứng thu nhiệt trong tế bào đều cần năng lượng
hoạt hoá ít hơn 31kj/mol.
- Các liên kết cao năng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng vì các nhóm phôtphat
đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở
thành ADP (ađênôzin điphôtphat) rồi gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để
trở thành ATP.
- Thức ăn được đưa vào tế bào dưới dạng các axit min, glucôzơ, axit béo đều có thể được chuyển hoá
để tạo ra các phân tử ATP dùng cho các hoạt động khác nhau của tế bào.
- Các hoạt động của tế bào cần sử dụng ATP có thể chia ra thành 3 loại:
+ Tổng hợp nên các chất hoá học mới cần thiết cho tế bào.
+ Vận chuyển các chất qua màng. Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng.
+ Công cơ học.
- Tại sao NST lại dãn xoắn ở kì trung gian?
- Tạo thuận lợi cho sự phiên mã ở pha G1.
- Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi ADN và NST.
Dựa vào ý này HS sẽ liên tưởng để giải đáp sự đóng xoắn của NST từ kì đầu đến kì giữa. Nếu
sự giải đáp chưa hoàn tất, GV nên hỗ trợ. Cuối cùng thày và trò đi đến thống nhất:
- Tạo thuận lợi cho sự di chuyển của NST về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì đầu)
và phân li về 2 cực tế bào (kì sau).
- Tạo thuân lợi cho sự sắp xếp của NST ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa.
- Có những sự kiện nào diễn ra ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng khi ở kì đầu lần phân bào I và ý
nghĩa của chúng.
- sự tiếp hợp và trao đổi chéo những đoạn tương đồng trên đó có kí hiệu các gen bằng chữ đã đưa
đến sự hoán vị các gen tương ứng (alen), và tạo ra tái tổ hợp (sắp xếp lại) các gen không alen, là cơ
chế tạo nên các loại giao tử khác nhau về tổ hợp gen, từ đó góp phần làm tăng nguồn biến dị tổ hợp.
Để làm rõ hơn ý này GV nên minh hoạ và giải thích bằng ví dụ cụ thể ở ruồi giấm như:
P : Ruồi cái thân xám, cánh dài × ruồi đực thân đen, cánh cụt
AB/ ab ab/ab
G : AB, ab, Ab, aB ab
12
F
1
:
AB
ab
,
ab
ab
,
Ab
ab
,
aB
ab
xám, dài , đen, cụt
xám, cụt , đen, dài
- Tại sao nói những vận động của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng diễn ra ở kì sau lần phân
bào I là cơ chế tạo ra nhiều loại giao tử mang tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau?
- sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng khi đi về hai cực tế bào bằng kí hiệu bằng chữ
(thay cho NST), vì trên hình vẽ trong SGK chỉ thể hiện được một khả năng. Từ đó, HS tự nhận thức
ra đây là cơ chế chủ yếu tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp NST. GV nên nêu ví dụ như :
Kí hiệu 2 cặp NST tương đồng là A~a, B~b, khi ở kì giữa NST ở thể kép xếp thành 2 hàng: (AA),
(BB) hoặc (AA), (bb)
(aa), (bb) (aa), (BB)
Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khi về 2 cực tế bào, cho nên tổ
hợp NST ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có 2 khả năng:
1) (AA)(BB) và (aa)(bb)
2) (AA)(bb) và (aa)(BB)
Vì vậy, qua giảm phân có thể tạo ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB và ab. Trên thực tế, tế bào thường
chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đồng thì số loại giao tử có thể được
tạo ra là 2
n
. Cũng tương tự như ý trao đổi chéo, GV có thể đưa thêm kiểu hình để minh hoạ về biến
dị tổ hợp.
- Có những nhận xét gì về bộ nhiễm sắc thể ở các tế bào con được tạo ra qua giảm phân?
- bộ NST trong các tế bào con được tạo ra qua giảm phân không chỉ đều có số lượng NST (n) bằng
một nửa của tế bào mẹ, mà giữa chúng còn khác nhau về các tổ hợp NST (nguồn gốc) và tổ hợp gen
(như các ý a và b ở trên đã đề cập).
Chuyên đề 2: SỰ PHÂN HÓA TẾ BÀO VÀ CƠ QUAN
TRONG CHU KỲ SỐNG CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
PGS.TS. Nguyễn Duy Minh
I. CHU KỲ SỐNG CỦA THỰC VẬT
Sự sống của một cây được tính từ lúc hạt bắt đầu nảy mầm, từ đó các hoạt động sinh lý của cây
như hút nước, hút khoáng, quang hợp, hô hấp … xảy ra đồng thời và có quan hệ khăng khít với
nhau. Những hoạt động này làm cây sinh trưởng và phát triển.
Sinh trưởng là quá trình tăng lên không thuận nghịch về số lượng, kích thước, trọng lượng của
các yếu tố cấu trúc của cơ thể. Từ một tế bào ban đầu phân hóa tạo thành rễ, thân, lá thực hiện các
chức năng khác nhau, cây ra hoa, tạo quả, còn cần cho quá trình phát triển.
Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng mà cơ thể trải qua trong chu kỳ sống của cơ thể (từ
tế bào sinh sản bào tử, hợp tử tạo thành 1 hay nhiều lần các tế bào sinh sản mới trong sinh sản vô
tính, hữu tính).
Sinh trưởng và phát triển không đồng nhất nhưng hai quá trình này có mối quan hệ rất chặt chẽ
trong đời sống của cá thể. Nếu không có quá trình hình thành mới các yếu tố cấu trúc thì không thể
có sự sinh trưởng. Sự vận động của quá trình không phải là quá trình tương hợp đơn thuần mà nó
còn bao gồm cả quá trình hình thành cấu trúc hiển vi.
13
Sinh trưởng và phát triển cơ thể không diễn ra đồng thời trong một cây, giữa các bộ phận khác
nhau trong cây hoặc giữa các cây trong cùng một loài hoặc giữa các cây thuộc các loài khác nhau.
Một cơ quan hoặc bộ phận của cây sẽ có thể sinh trưởng nhanh và phát triển chậm và ngược lại
hoặc có thể cả 2 quá trình đều nhanh hoặc đều chậm.
Mức độ sinh trưởng và phát triển do đặc điểm di truyền của loài chi phối hoặc do điều kiện ngoại
cảnh.
Khi bón phân và tưới nước nhiều cây sinh trưởng nhanh, kéo dài thời gian sinh trưởng do đó
chậm phát triển. Dựa vào đặc điểm này trong nông nghiệp có thể điều khiển, tác động kết thúc quá
trình sinh trưởng và phát triển ở một trong những giai đoạn xác định.
Trong thực tế ranh giới giữa sinh trưởng và phát triển thật khó tách bạch. Bởi vì sự phát triển của
cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu kỳ sống bao gồm 3 quá trình liên quan
đến nhau là sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá,
hoa, quả). Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình trao đổi chất biến đổi như quy luật
Lượng – Chất diễn ra từ quá trình vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong sinh giới:
Sự tích lũy về lượng tới điểm tới hạn xảy ra bước nhảy dẫn tới sự thay đổi về chất. Sự tích lũy về
lượng dần tới sự biến đổi về chất, lượng đổi chất cũng sẽ đổi.
Tuy nhiên sinh trưởng và phát triển vẫn nằm trong giới hạn của loài, do gen của loài quy định
hay sinh trưởng và phát triển đặc trưng cho loài được quy định bởi gen.
Đời sống của cây là sự kết hợp của cả quá trình sinh trưởng và phát triển. Giai đoạn sinh trưởng
và phát triển sinh dưỡng hình thành nên rễ, thân, lá. Đỉnh cao của sự phát triển rễ, thân, lá là sự hình
thành, sinh trưởng và phân hóa cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ chiếm ưu thế. Sự tạo thành cơ quan
sinh sản là một sự kiện quan trọng để từ đó nó để lại nòi giống cho thế hệ sau, sự hình thành cơ
quan dự trữ cũng rất quan trọng, là kết quả của hoạt động sinh tổng hợp các chất của cây, những sản
phẩm thừa được cây tích lũy lại giúp cho cây khi gặp điều kiện bất lợi sẽ sử dụng đến chúng.
Dựa vào chu kỳ sống của cây người ta phân chia cây thành cây môt năm, cây hai năm và cây
nhiều năm trong đó cây hai năm là trung gian giữa cây một năm và cây nhiều năm.
1. Cây một năm
Là những cây kết thúc chu kỳ sống trong một năm, chủ yếu là các cây lương thực, rau xanh như
lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí, mướp … Phần lớn chúng có dạng thân cỏ thường có chiều cao không
quá 2m, sinh dưỡng mạnh vào thời gian đầu của chu kỳ sống. Sự phát triển có kèm theo sự tích lũy
năng lượng để chuẩn bị cho quá trình quan trọng là quá trình ra hoa và tạo quả, là giai đoạn rực rỡ
nhất trong đời sống cây. Chúng ra hoa và kết hạt khi hội tụ đầy đủ các yếu tố bên trong và ngoại
cảnh. Lúc này năng lượng tích lũy được sự dụng trong giai đoạn sinh sản như dùng để tạo hoa, quả
và hình thành hạt. Sự sinh sản là một quá trình không có lợi đối với bản thân cá thể nhưng vì nghĩa
vụ với tiến hóa là để lại con cháu của loài cho thế hệ sau vì sự sinh sản xét ở cấp độ loài lại mang
một ý nghĩa to lớn. Sau khi dồn tất cả tinh túy để tạo nên những đứa con ở thế hệ sau khỏe mạnh
nhất thì cây một lá mầm cư xử như một bà mẹ vĩ đại chúng trở nên già úa, lá xơ xác, tất cả các quá
trình sinh tổng hợp đều ngừng lại chỉ còn lại những hạt giống là những đứa con của chúng sống ở
trạng thái tềm sinh, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nảy mầm. Và đến lượt chúng cũng sẽ chọn
cuộc đời giống như mẹ của chúng đã lựa chọn. Tất cả quá trình này chính xác như chúng được lập
trình từ trước.
14
Sự sống là một quá trình diệu kỳ và cái chết cũng là một sự diệu kỳ. Cái chết là sự kết thúc
nhưng không phải là một kết thúc vô nghĩa mà từ sự kết thúc của các thể này bắt đầu cho sự sống
của cá thể khác. Kẻ già nua bị đào thải bởi những cá thể mới khỏe mạnh hơn và sự sống sẽ không
giữ lại những gì cổ xưa và yếu ớt. Những cây một năm cứ thế sinh trưởng và phát triển theo một
trình tự từ thế hệ này sang thế hệ khác như là một quy luật của tự nhiên. Loài không bị gián đoạn
nhưng các các thể loài thì đổi mới.
2. Cây hai năm
Là những cây có chu kỳ sống trải qua 2 năm. Ở giai đoạn đầu chúng sinh trưởng cơ quan sinh
sản sinh dưỡng đến một mức độ nhất định sau đó chúng bước vào giai đoạn sinh sản. Sự sinh sản
của chúng cần trải qua mùa đông có nhiệt độ thấp để tạo sự xuân hóa thuận lợi cho sự ra hoa tạo
quả. Và cũng giống như cây một năm sau sự kiện trong đại cái chết là sự lựa chọn cuối cùng của
chúng để sự sống luôn được đổi mới.
Trong tiến hóa sự phát triển là sự lặp lại có kế thừa, nó khắc phục được nhược điểm của loài đi
trước và chúng không phải là một bản copy nguyên vẹn mà là sự cải biến kế thừa những đặc điểm
tốt đồng thời có thêm những đặc điểm mới đảm bảo cho sinh trưởng của con cháu là tốt nhất.
Lịch sử thực vật đã chứng minh những cây một năm và hai năm là những cây tiến hóa hơn cây
nhiều năm vì chúng có khoảng cách giữa các thế hệ ngắn hơn. Chúng chỉ sinh trưởng và phát triển
trong điều kiện thời gian thuận lợi. Và tất cả năng lượng trong đời sống của chúng được dùng để
tạo ra nòi giống cho thế hệ sau. Vì vậy thế hệ sau của chúng được đảm bảo tốt nhất và số con cháu
của chúng cũng rất ít bởi vì chúng có hiệu suất nảy mầm cao. Phần lớn chúng là cây thân cỏ, kích
thước cơ thể không quá lớn tránh được mưa gió gây hại, nếu bị hư hại thì chúng có thể phục hồi
nhanh chóng.
Cây một năm và cây hai năm là những cây sử dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên tốt nhất. Và
đây có lẽ là một may mắn cho loài người vì phần lớn chúng đều là các cây lương thực, thực phẩm
có thời gian thế hệ ngắn, hiệu suất cao nhất và chúng được xếp ở những nấc thang cao nhất trong
thế giới thực vật.
3. Cây lâu năm
Là những cây có chu kỳ sống nhiều năm, chúng là những loài cây ra hoa một lần rồi chết như tre,
nứa, dứa sợi và chúng cũng là cây ra hoa kết hạt nhiều lần trong đời kéo dài hàng chục thậm chí
hàng trăm năm hay lâu hơn nữa (cây bao báp sống đến 4000 năm). Cây ra hoa kết hạt nhiều năm
như là cây ăn quả, cây rừng, cây cảnh …
Phần lớn cây lâu năm là cây gỗ thuộc ngành hạt kín, hạt trần. Là những cây có đặc điểm kém tiến
hóa so với cây xuất hiện sau vì chúng có thời gian thế hệ dài, chống chịu với các điều kiện bất lợi
kém ,,, Tuy nhiên lịch sử tự nhiên không phải là sự nhảy vọt mà vẫn có thể xảy ra sự quá độ tạo nên
một sự lãng phí trong tiến hóa mà chưa được khắc phục. Một trong những ví dụ chúng ta có thể
nhận thấy là những cây tạo rất nhiều quả mà hiệu suất nảy mầm rất thấp. Đây chính là sự lãng phí
về năng lượng – sản phẩm tích lũy để tạo thành quả và hạt.
Đối với các cây lâu năm tưởng như thời gian đối với chúng không có giới hạn. Chúng sinh
trưởng nhiều năm ra hoa kết hạt nhiều lần tạo ra các lứa thế hệ khác nhau từ cùng một cây. Từ hợp
tử ban đầu được tạo thành trong quá trình thụ tinh rồi phát triển thành cây chúng tiếp tục sinh
trưởng và phát triển trong nhiều năm. Bởi vì giai đoạn đầu quá trình tái tạo nhanh hơn quá trình lão
hóa, dần dần quá trình lão hóa nhanh hơn quá trình tái tạo và cây ở tình trạng già cỗi dần dần.
15
Chúng tạo ra các thế hệ con cháu và các thế hệ con cháu này song song cùng tồn tại với thế hệ cha
ông. Như vậy cây lâu năm không có cơ hội được chọn điều kiện thuận lợi để sinh trưởng.
II. SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT
1. Sự ngủ của hạt
Khi hạt được tạo ra từ cây mẹ phát tán ra môi trường thì hạt có thể xảy ra sự ngủ. Sự ngủ có một
ý nghĩa to lớn giúp hạt chống chịu được với điều kiện bất lợi (nhiệt độ cao, lạnh hay khô hạn, điều
kiện sống không phù hợp), chúng thường ở trạng thái sống tiềm sinh. Có những hạt được phát tán ra
môi trường sẽ nảy mầm ngay mà không cần có thời gian ngủ nghỉ (như hạt lúa, hạt cà …). Nhưng
cũng có những hạt để phát triển thành thế hệ sau chúng cần có thời gian ngủ nghỉ ngay cả khi chúng
đang ở điều kiện thuận lợi cho nảy mầm (hạt sen có thể nảy mầm sau 250 năm ngủ).
Nguyên nhân của sự ngủ:
- Do trong vỏ có chứa các chất kìm hãm như amoniac (hạt củ cải đường), etylen (hạt quả
mọng), axit xyanhydric (hạt họ hoa hồng), axit absixic (hạt lúa). Axit absixic di chuyển đến phôi
kìm hãm sự phát triển của phôi. Vỏ noãn mất nước làm vỏ hạt khô không thấm nước và oxi. Từ
những nguyên nhân đó nên hạt ngủ do vỏ hạt và ngủ ở phôi.
- Ở trạng thái ngủ cuộc sống tiềm ẩn các hoạt tính trao đổi chất hầu như giảm sút phần lớn là
do hàm lượng nước quá thấp (thường bé hơn 10%). Có hai hệ quả trong cuộc sống tiềm ẩn: một là
khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi, hai là phát tán duy trì sự sinh sản.
- Từ trạng thái hạt ngủ có thể nảy mầm trong hạt có chứa GA để phá ngủ. Tương quan
ABA/GA biểu hiện sự ngủ và sự nảy mầm của hạt kéo dài thời gian ngủ nghỉ của hạt dùng chất ức
chế sự nảy mầm dùng MH (malein hydrazit).
2. Sự nảy mầm của hạt
Sự nảy mầm của hạt đánh dấu sự kiện đầu tiên trong đời sống của một cây. Hạt được tạo thành từ
cây mẹ trải qua thời kỳ ngủ gặp điều kiện thuận lợi. Về hiện tượng thấy hạt nứt vỏ chui mầm cây ra
rễ ra khỏi vỏ còn ở bên trong xảy ra sự biến đổi to lớn các thành phần trong hạt dưới tác dụng của
enzim, hoocmon. Một hạt sau khi gieo cho một cây con tự dưỡng gọi là sự nảy mầm. Sự nảy mầm
diễn ra theo 3 giai đoạn kế tiếp.
a. Pha ngậm nước
Đây là pha đầu tiên của sự nảy mầm, biểu hiện là sự hấp thu mạnh mẽ làm hạt phồng lên. Lúc
này các tế bào trong hạt hút nước căng lên, hạt nở ra cả hạt trở nên căng tròn. Sự hút nước này xảy
ra ở tất cả các bộ phận nhưng phôi chính là kẻ hút nước một cách tham lam nhất, chúng có thể tăng
trọng lượng lên khoảng 1000 lần so với trọng lượng khô.
Ví dụ: 100g hạt lúa hút 4,7g nước, 100g hạt đậu khô hút 200 – 400g nước.
b. Pha chuyển hóa vật chất
Kéo dài tùy theo loài, ở pha này qua trình hô hấp tăng lên rõ rệt, lượng CO
2
thải ra nhiều vì quá
trình chuyển hóa vật chất cần O
2
và thải ra nhiều CO
2
. Vì vậy ở giai đoạn này cần chú ý cung cấp
đầy đủ khí oxi để tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra thuận lợi.
Thông thường pha chuyển hóa vật chất diễn ra khoảng từ 1 đến 2 ngày. Qua trình này thường
thủy phân các hợp chất để tạo ra các loại đường đơn cung cấp năng lượng cho các quá trình tạo cây
non. Có những cây như hoa lan sự nảy mầm của chúng cần một loại nấm để biến đổi tinh bột thành
đường. Vì vậy quá trình này có thể mất đến 2 – 3 năm cho đến khi chúng gặp được loại nấm đó nếu
không quá trình quá trình nảy mầm không xảy ra được.
16
Trong quá trình này sự tổng hợp protein, ARN và hoạt hóa enzim β-amylaza, α-amylaza tăng lên.
c. Pha cây non
Có sự hấp thụ nước mạnh hơn do có sự xuất hiện tế bào rễ kéo dài sau đó chồi mầm xuất
hiện.Tùy theo hạt của cây một lá mầm hay hai lá mầm mà thành phần xuất hiện trong mặt đất mà
khác nhau và lá mầm xuất hiện trên mặt hay nằm dưới đất.
Cây con sẽ xuất hiện với lá mầm đầu tiên với một lá mầm nếu chúng là cây một lá mầm hoặc là
hai lá mầm nếu chúng là cây hai lá mầm. Thân mầm sẽ sinh trưởng theo hướng ánh sáng dương còn
rễ mầm sinh trưởng theo kiểu hướng đất âm.
Từ hình dạng đầu tiên này chúng sẽ sinh trưởng và phát triển thành những cây trưởng thành.
Ở giai đoạn cây non này chúng rất nhạy cảm với các điều kiện bên ngoài môi trường, các điều
kiện bất lợi dễ làm chúng bị chết. Vì vậy trong giai đoạn này trong tự nhiên xảy ra hiện tượng tỉa
thưa tự nhiên khi mật độ cây quá dày thì chúng xảy ra hiện tượng cạnh tranh về nguồn thức ăn và
ánh sáng nên cây bị chết. Vì vậy trong gieo trồng phải chú ý mật độ cây thích hợp.
3. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới sự nảy mầm
Sự nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài. Ba
nhân tố chủ yếu bắt buộc sự liên quan đến quá trình này: nước, oxi, nhiệt độ, ánh sáng, các
hoocmon và các enzim.
Phần lớn các hạt có chất dự trữ tinh bột xảy ra sự giảm sút trong lượng khô của hạt – lá mầm.
Các dạng polysaccarit biến đổi thành các dạng đường hòa tan tạo thành xelulozơ cho sự tạo mới
tế bào. Sự tổng hợp protein, các hoạt động enzim, các hoạt chất sinh học thay đổi. Sau khi nảy mầm
hình thành cây mầm mọi hoạt động đều diễn ra mạnh mẽ.
Ở các hạt có dầu các chất dự trữ lipit thành đường chủ yếu chủ yếu là xaccarozơ tiếp cận cơ quan
chứa dầu glyoxixom ở nội nhũ. Trong bào quan nhỏ này xẽ gặp các axit béo thủy phân thành triaxyl
glyxerol là dạng dự trữ thường gặp sẽ β oxi hóa thành axetyl CoA. Các phần 2C của axeyl coenzim
sẽ được chuyển hóa theo chu trình glyoxylic biến đổi thành xucxinyl sẽ biến đổi thành malic trong ti
thể. Sau đó malic khử cacbonxyl thành APEP. Từ APEP chuyển đổi thành đường. Năng lượng được
tổng hợp được cung cấp từ sự thủy phân các liên kết giàu năng lượng của axetyl CoA. Axit malic có
thể đi vào chu trình Krebs. Kết quả: 3 CH
3
CO-SCoA + 3 H
2
O + NAD CH
2
COOH – CH
2
COOH
+ 2 CoA-SH + NADH
Giberelin tham gia kích thích sự tiết manaza (làm yếu màng nội nhũ) cho phép sự nảy mầm.
Kích thích sự tổng hợp α amylaza giúp phôi sử dụng năng lượng dự trữ trong hạt. Nội nhũ chứa
các sản phẩm không hòa tan đặc biệt là tinh bột được thủy phân bởi enzim.
Tinh bột sẽ biến đổi thành maltozơ dưới tác dụng của amylaza.
Maltozơ lại biến đổi thành glucozơ dưới tác dụng của maltaza.
Protein biến đổi thành axit amin dưới tác dụng của proteaza.
Lipid tạo thành axit béo và glyxerol dưới tác dụng lipaza.
- Lớp Aleuron: là lớp tế bào hạt hòa thảo chứa protein và các enzim bất hoạt là nguồn cung
cấp axit amin cần cho sinh tổng hợp dưới ảnh hưởng của giberelin.
- Enzim thủy phân được tách ra từ lớp Aleuron (ở các hạt hòa thảo) hay từ lyzoxom (ở các hạt
khác).
- Phôi là nơi tiết giberelin: Một số hoocmon như xytokinin và axit indol axetic (IAA) góp
phần phân chia tế bào ở miền sinh trưởng của phôi.
17
- Lá chắn của lá mầm có vai trò là một cơ quan hấp thụ chuyển các sản phẩm hòa tan của sự
thủy phân ở nội nhũ tới phôi phát triển.
- Giberelin tiết ra từ phôi dẫn tới lớp Aleuron ở đó thúc đẩy hoạt động của các axit amin
ngưng tụ bằng các enzim như α amylaza và proteaza.
4. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự nảy mầm.
a. Nước
Nước là một trong các nhân tố quan trọng nhất đến sự nảy mầm của hạt. Có thể nói nước là chính
là nhân tố quan trọng đến sự nảy mầm của hạt. Không có nước sự nảy mầm sẽ không thể xảy ra
được. Nếu như trong bản thân hạt đã có sẵn tinh bột, phôi các loại enzim, hoocmon hạt được tiếp
xúc trực tiếp với nhiệt độ môi trường nhưng không nảy mầm nếu không có nước.
Đối với hạt nảy mầm nước chính là nhân tố hoạt hóa. Bởi vậy để chuẩn bị cho sự nảy mầm là hạt
hút no nước làm mềm vỏ. Muốn bảo quản hạt để hạt sống ở trạng thái tiềm sinh người ta thường
phơi khô hạt.
Nước làm ướt vỏ bọc ngoài và làm tăng tính thấm khí làm cho tế bào trương phồng lên, no nước
làm cho keo nguyên sinh giãn ra giúp tế bào trở lại đời sống hoạt động.
Nước làm cho chất dự trữ ngậm thêm nước tạo điều kiện tái tạo lại các không bào từ các hạt
Aloron hay thủy phân Gluxit.
Sự hấp thụ nước diễn ra khá mạnh trong những giờ đầu của nảy mầm. Sau khi nước xâm nhập
vào vỏ qua lực mao dẫn tế bào trở nên trương phồng. Lượng nước hấp thụ của hạt khi nảy mầm
thay đổi tùy theo loài. Khi hạt khô nảy mầm trong đa số các trường hợp nước lớn gấp nhiều lần
trọng lượng khô (hạt bầu bí 45%, ngô 60%, đậu 100%, củ cải đường 120 – 168%).
Tốc độ hấp thụ nước vào hạt nẩy mầm còn phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của đất. Nước có vai
trò quan trọng trong hoạt động thủy phân, nảy mầm làm mềm tế bào.
Trong hạt chất dự trữ phần lớn đều là tinh bột. Khi hạt hấp thụ nước hoạt tính enzim α amylaza
cũng biến đổi theo thời gian thủy phân tinh bột, phôi mầm lớn dần lên, rễ mầm cũng hình thành.
Nước là yếu tố quan trọng dùng cho thủy phân chất dinh dưỡng, trong hoạt động enzim và vận
chuyển các sản phẩm của thủy phân, làm mềm protein và thành tế bào. Nước được thấm qua cuống
hạt.
b. Oxi
Trong thực tế khi gieo hạt trên đất hay ngâm giống người ta thường tạo điều kiện đất đai tơi xốp
và thoáng khí tạo điều kiện cho hạt nảy mầm tốt. Như vậy oxi có vai trò đối với sự nảy mầm.
Trong quá trình hạt nảy mầm hoạt động hô hấp của hạt diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu oxi cho hạt
nảy mầm rất thấp và nó phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Oxi cần thiết cho hô hấp hiếm khí, là
năng lượng giải phóng từ chất dinh dưỡng oxi hóa.
Ứng dung thực tế: Trong quá trình ngâm ủ hạt giống ngoài việc cung cấp nước ẩm còn cần phải
đảo hạt để tăng lượng oxi tránh tích tụ nhiều CO
2
gây hô hấp yếm khí và giải phóng ra rượu gây độc
cho hạt. Khi gieo hạt gặp mưa cần xới, phá váng để cung cấp oxi cho hạt nảy mầm.
c. Nhiệt độ
Ảnh hưởng đến sự nảy mầm thông qua ảnh hưởng đến hệ enzim, vì enzim có bản chất là protein
và hoạt tính của enzim phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong quá trình nảy mầm của hạt xảy ra các phản
ứng phân giải cần có sự xúc tác của hệ thống các enzim, tốc độ hoạt động của enzim sẽ ảnh hưởng
đến tốc độ phân giải các chất và ảnh hưởng đến tốc độ nảy mầm của hạt.
18
Nhiệt độ tối thích hợp cho sự nảy mầm của đa số thực vật là 25 – 28
0
. Nhiệt độ tối thích hợp cho
các cây nhiệt đới là 30 – 35
0
C.
Một số hạt nảy mầm nếu nhiệt độ cao, thấp xen kẽ. Trong nhiều trường hợp xử lý ở nhiệt độ thấp
sẽ thuận lợi cho sự nảy mầm, có thể phá hủy vỏ hạt và cây sinh trưởng nhanh hơn.
Nhiệt độ tác động đến sự nảy mầm vì nó ảnh hướng đến hiệu suất các phản ứng enzim thủy phân.
Nhiều hạt cần thời kì có nhiệt độ thấp khi nảy mầm. Nhiệt độ thấp có thể làm tăng tính thấm của hạt
và làm giảm nồng độ chất kìm hãm như axit abxixic.
Nhiệt độ xúc tiến các biến đổi sinh hóa, làm tăng quá trình hô hấp, làm tăng tính hòa tan oxi
trong phôi. Tác động chủ yếu nằm trong vỏ hạt tham gia điều chỉnh lượng oxi cho phôi. Vì vậy
trong thực tiễn ta thường điều chỉnh cho hạt giống trong thời gian ngâm ủ ở nhiệt độ thích hợp.
d. Ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời có vai trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt. Ánh sáng có vai trò quan
trọng trong việc phá vỡ sự ngủ nghỉ của hạt. Ảnh hưởng của ánh sáng kích thích hay ức chế nảy
mầm của hạt liên quan đến hệ phytocrom.
Ánh sáng đỏ khoảng 640 – 670nm thường là bước sóng kích thích cho sự nảy mầm, còn bước
sóng 730nm (đỏ sẫm) là bước sóng ức chế sự nảy mầm.
Khoảng 70% số loài thực vật như thuốc lá, bí, xà lách, cà rốt nảy mầm cần ánh sáng, ngược lại
một số hạt lại cần bóng tối. Số còn lại không nhảy cảm với ánh sáng có nghĩa là nảy mầm được
trong cả tối và trong ánh sáng như các cây họ đậu, cà chua, dưa chuột, hòa thảo.
e. Chất điều tiết sinh trưởng
Bao gồm giberelin, xytokinin, etylen … kích thích sự nảy mầm hoặc có chất kìm hãm sự nảy
mầm như axit abxixic, KNP …Vì vậy khi hạt nảy mầm cần phá vỡ sự ngủ nghỉ của hạt. Các chất
kích thích sự nảy mầm phải có lượng lớn hơn so với chất kìm hãm. Giberelin kích thích tiết manaza
làm yếu các màng nội nhũ cho phép sự nảy mầm. Kích thích tổng hợp α amylaza giúp phôi sử dụng
tinh bột dự trữ trong hạt.
Trong thực tế dể kích thích sự nảy mầm của hạt có thể ngâm hạt trong dung dịch chứa nồng độ
loãng các chất kích thích sinh trưởng như auxin và xytokinin
- Ở hạt có 2 kiểu nảy mầm là kiểu nảy mầm nâng hạt có ở phần lớn các cây hai lá mầm. Sau
khi chồi mầm hình thành, rễ mầm tăng phát triển dần cắm xuống đất, lúc này chồi mầm cong lên
thành hình móc câu nâng cả hai tấm nội nhũ lên trên mặt đất. Từ thân mầm phát triển mọc lên
các lá mầm đầu tiên.
- Nẩy mầm tại chỗ thường có ở các cây một lá mầm. Đầu tiên rễ mầm sẽ mọc ra, phía đối
diện với nó là thân mầm, hạt vẫn nằm tại chỗ. Rễ trụ phát triển đâm xuyên vào trong đất, sau đó
rễ trụ bị tàn lụi nhường chỗ cho các rễ bên phát triển. Song song với quá trình này từ bao lá mầm
sẽ nhú lên lá mầm đầu tiên.
III. SỰ PHÂN HÓA VÀ PHÁT SINH HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN
Kết quả của sự nảy mầm từ hạt phát triển thành một cây con có rễ, thân, lá. Sau khi sử dụng hết
năng lượng dự trữ chúng có một cuộc sống độc lập, sự tổng hợp các chất hữu cơ kiến tạo nên các
thành phần mới. Từ hạt ban đầu phát triển thành cây trưởng thành chúng cần có quá trình sinh
trưởng và phát triển phân hóa và phát sinh hình thái các cơ quan.
Trạng thái đầu tiên của sự sinh trưởng được bắt đầu bằng sự phân chia tế bào sau đó kéo dài và
phân hóa.
19
Pha phân hóa được diễn ra ngay sau khi sự nảy mầm xảy ra sự phân hóa thành rễ mầm, chồi
mầm, thân mầm và nó tiếp tục hoạt động trong quá trình lớn lên của cây.
Tất cả các sự kiện này được phối hợp và chi phối điều chỉnh nhờ thông tin định sẵn trong ADN
và một phần nhờ chất điều tiết sinh trưởng.
Sự phát sinh cây từ hạt là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn: đó là sự phân hóa của mô phân
sinh tạo các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
1. Mô phân sinh
Mô thực vật có thể được chia làm hai loại: mô phân sinh và mô chuyên hóa hay mô vĩnh viễn.
Mô phân sinh gồm những tế bào còn non, phân cắt tích cực để tạo ra những tế bào mới. Mô phân
sinh có ở nơi có sự tăng trưởng mạnh như ở chóp rễ và ngọn thân, ở vỏ cây, ở giữa phần vỏ và gỗ.
Những tế bào được sinh ra từ mô phân sinh lớn lên và chuyển hóa thành mô trưởng thành vĩnh viễn
thường vẫn giữ đặc điểm về cấu trúc và chức năng trong suốt đời sống của cây và không phân chia
nữa. Tuy nhiên sự phân biệt giữa mô phân sinh và mô chuyên hóa không hoàn toàn tuyệt đối. Một
số mô chuyên hóa có thể trở lại hoạt động phân sinh trong một số điều kiện nào đó.
Vì vậy mô phân sinh giữ vai trò phân chia tạo ra các tế bào và mô mới tăng trưởng về kích thước
và thể tích của tế bào.
Mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào non chưa phân hóa, có khả năng phân chia rất nhanh và
liên tục cho tới cuối đời sống của cây để tạo thành các mô khác. Mô phân sinh có đặc điểm:
- Là các tế bào non, chưa phân hóa, sự phân chia liên tiếp nên tế bào hơi có góc.
- Hình dạng tế bào không giống nhau ở các vị trí khác nhau: Ở phần ngọn (thân, rễ) các tế
bào có đường kính gần đồng đều, còn ở tầng phát sinh thì hẹp, dài, gần hình thoi.
- Kích thức tế bào nhỏ, bé, chất tế bào đậm đặc, nhân to, các không bào nhỏ li ti.
- Tế bào xếp xít nhau không để hở các khoảng gian bào. Vách tế bào mỏng, nước chiếm tới
92,5% và chủ yếu là pectin và hemixenlulozơ.
- Khi mô phân sinh hoạt động phân chia mạnh thì trong tế bào thường thấy rõ các bào quan.
2. Sự sinh trưởng ở rễ
Ở rễ thời kỳ đầu tế bào có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn thời kỳ cuối. Gặp điều kiện thuận lợi
trong các tháng đầu tốc độ sinh trưởng có thể nhìn thấy được. Tốc độ sinh trưởng của rễ trong một
ngày đêm ở ngô đạt 5 – 6cm, khoai tây 2,5cm, cỏ làm thức ăn gia súc 1 – 1,5cm, táo và thông 0,3cm
…
Các điều kiện trồng trọt như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng quyết định nhịp độ sinh trưởng và kích
thước rễ. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của rễ là 15 – 30
0
C. Để kích thích cho sinh trưởng của
hệ rễ người ta cung cấp Vitamin B
1
và một số Vitamin khác đặc biệt là axit nicotinic.
Ở rễ đang sinh trưởng ta phân biệt được 4 miền là mô phân sinh rễ được bảo vệ bằng chóp rễ,
tiếp theo là miền kéo dài, miền phân hóa có các lông hút và miền phân nhánh có các rễ phụ.
- Chóp rễ: có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách dày hóa nhày che chở cho
các mô phân sinh tận cùng đầu rễ khỏi bị hư hại và xây xát khi rễ đâm vào đất.
- Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ là nhóm tế bào phân chia liên tục cho rễ dài ra.
Khi miền sinh trưởng bị gãy thì rễ không dài ra nữa mà từ đó nó mọc ra nhiều rễ con.
- Miền lông hút: là miền quan trọng nhất của rễ có chức năng hút nước và ion khoáng. Miền
lông hút có chiều dài không đổi đối với mỗi loài. Miền lông hút sống và hoạt động trong một
20
thời gian nhất định sau đó già, chết rồi rụng đi. Miền lông hút ngày càng chuyển dần về phía
chóp rễ làm cho các lông hút mới xuất hiện được tiếp xúc với vùng đất mới.
- Miền phân nhánh: có lớp biểu bì bao ngoài hóa bần trong trụ có các mạch dẫn làm chức
năng dẫn truyền nước và muối khoáng.
Hệ rễ của cây rất quan trọng trong đời sống của một cây, rễ là nơi tổng hợp 22 loại axit amin,
glutation, các hợp chất của urê, 25 hợp chất hữu cơ, các photpho vô cơ và các auxin. Rễ còn là nơi
hút chất khoáng, nước đóng vai trò là máu của thực vật. Nước và muối khoáng tạo thành dòng nhựa
nguyên trong cây để dẫn truyền lên thân và lá.
Như vậy, có thể nói rễ chính là linh hồn phía dưới của cây. Hệ rễ càng phát triển thì dòng nhựa
nguyên vận chuyển lên các cơ quan trên mặt đất càng nhiều tạo điều kiền cho sinh trưởng và phát
triển của cây tốt hơn. Hệ rễ phát triển tới đâu thì tương đương với sự phát triển của tán cây bên trên
mặt đất. Đây là sự tương quan dinh dưỡng, là mối quan hệ giữa thân, lá, rễ, là mối tương quan kích
thước rễ, thân, lá. Quan hệ được thể hện rõ là nước, muối khoáng và các sản phẩm của rễ dẫn lên
các cơ quan trên mặt đất, các sản phẩm đồng hóa dẫn xuống hệ rễ. Nó thể hiện sự cân bằng kích
thước, hình dạng rễ có ảnh hưởng đến phần cơ quan trên mặt đất.
Ngoài tác dụng quan trọng nêu trên hệ rễ còn có một vai trò quan trọng là neo bám vào trong đất
giúp cây đứng vững dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên như mưa, gió, bão …
Rễ len lỏi vào trong đất cần mẫn làm việc như một người thợ âm thầm giữ cho cây luôn xanh
tươi. Rễ không chỉ len lỏi trong đất mà với một hệ thống lông hút khổng lồ để tăng diện tích tiếp
xúc với đất, qua đó rễ thực hiện tốt vai trò hút nước và các ion khoáng. Sự thống nhất trong cấu tạo
và chức năng của rễ là một hoàn hảo đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại giúp cho cây thích nghi với
điều kiện sống một cách hoàn hảo.
3. Sự sinh trưởng ở thân
Thân là phần cơ quan trục trên mặt đất, nối tiếp với rễ với lá cùng cơ quan sinh sản. Chức năng
chủ yếu của thân là dẫn truyền dòng nhựa nguyên từ dưới lên trên và dòng nhựa luyện từ trên xuống
dưới và nâng đỡ bộ lá.
Sự sinh trưởng theo chiều dài thân do mô phân sinh ngọn. Ở cây một lá mầm do mô phân sinh
lóng, ở cây hai lá mầm có sự sinh trưởng theo đường kính thân do tầng phát sinh quyết định.
Sự sinh trưởng của thân theo chiều dài quyết định bởi các loại hoocmon sinh trưởng có ở chồi
ngọn hay lá non như auxin, giberelin … Giberelin là hoocmon có vai trò quan trọng trong sự sinh
trưởng của thân, nó thúc đẩy sự kéo dài các lóng hay làm xuất hiện các lóng mới.
Sự sinh trưởng theo chiều dài thân theo chiều dài thân cây cũng như bề dầy thân diễn ra theo đồ
thị uốn lượn hình chữ S, lúc đầu chậm chạp thiếp theo đó nhanh chóng và chậm dần ở thời kỳ cuối.
Ở cây một lá mầm có sự sinh trưởng không đồng đều, các đốt thân lớn không đều nhau. Các đốt
thân dài nhất nằm ở các phần giữa của thân. Ở các cây hòa thảo như ngô, lúa … độ dài các lóng
thường được tăng dần từ dưới lên trên. Ở mía các đốt thân giữa sinh trưởng dài nhất so với các đốt
thân ở đầu và cuối.
Sự sinh trưởng của thân phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, cây sinh trưởng mạnh khi cây có độ
no nước nhất định. Các nguyên tố đặc biệt là nito có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh trưởng của
thân vì nó liên quan đến sự tổng hợp protein và axit nucleic.
4. Sự sinh trưởng ở lá
21
Là cơ quan sinh dưỡng của cây sinh trưởng có hạn trên thân và cành, thường có dạng phiến dẹp
và đối xứng hai bên thực hiện chức năng quan trọng của cây là quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
Sự sinh trưởng của lá có hạn. Khi lá già hoặc trong những điều kiện nhất định lá rụng. Giữa các
loài khác nhau kích thước lá thay đổi trong phạm vi tương đối lớn.
Có những lá rất lớn như các lá trong họ cau, chuối lá có thể dài tới 20m, rộng 5m. Hay như lá
nong tằm có đường kính tới hơn 1m nhưng ngược lại có những lá rất nhỏ như lá cây phi lao, lá cây
trác bách diệp …
Lá thường có dạng hình phiến. Phiến lá bản mỏng, rộng, màu lục gồm các tế bào thịt lá. Lá có
hai mặt là mặt trên và mặt dưới thường có màu đậm nhạt khác nhau do khác nhau về lượng sắc tố.
Trên phiến lá có các gân lá nổi lên, tương ứng với các bó dẫn ở bên trong làm chức năng vận
chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện.
Lá có chức năng chính là quang hợp. Lá là cơ quan tổng hợp chất hữu cơ trong cây. Lá vươn
mình về phía mặt trời để nhận nhiều ánh sáng nhất. Ánh sáng là “thức ăn” của lá từ đó lá sử dụng
nguồn năng lượng này để tổng hợp nên các chất hữu cơ trong cây.
Ngoài chức năng chính là quang hợp là còn có chức năng trao đổi khí. Ban ngày khí CO
2
được
hấp thụ và O
2
được giải phóng nhưng ban đêm thì quá trình ngược lại. Lá thoát hơi nước cho cây
tạo nên lực hút đưa nước từ rễ lên thân và lá. Sự thoát hơi nước còn làm giảm nhiệt độ lá, làm lá
không bị thiêu đốt dưới ánh sáng mặt trời.
Lá còn có chức năng bảo vệ, là chức năng thích nghi giúp cây chống lại sự tấn công của động vật
ăn cỏ như hình thành các chất hóa học độc hại, sự có mặt của gai, lông gai, lông tiết …
Lá của các cây ở vùng đầm lầy chua mặn ít chất dinh dưỡng nên lá có thể hình thành nên các bẫy
để bắt côn trùng làm tăng các chất dinh dưỡng cho cây.
Lá tham gia vào sự sinh sản sinh dưỡng ở một số loài cây như thuốc bỏng, xương rồng…
Lá còn có chức năng nâng đỡ bằng cách biến thành tua cuốn như ở đậu Hà Lan, bầu, bí…
Sự sinh trưởng bề mặt phiến lá xảy ra chủ yếu do sự kéo dài của tế bào và một phần sự phân bào.
Sau khi lá thoát khỏi chồi sự sinh trưởng của phiến lá diễn ra đồng đầu trên toàn bộ bề mặt lá.
Auxin là hoocmon quan trọng trong sự hình thành lá.
Các điều kiện ngoại cảnh cũng tác động đến sự sinh trưởng của phiến lá. Hàm lượng chất khoáng
có liên quan tới bề mặt lá và thu hoạch hạt, củ, quả. Kích thước và hình dạng phiến lá phụ thuộc vào
việc cung cấp các nguyên tố đại lượng và vi lượng.
Lá là cơ quan sinh trưởng có giớ hạn, thời gian sống thường ngắn ngủi. Lá thường rụng vào mùa
thu hoặc trước khi cây bước vào thời kỳ khô hạn để làm giảm sự thoát hơi nước.
Đối với cây thường xanh như cây lá kim và cây lá rộng vùng nhiệt đới, các lá già sẽ rụng dần
dần, liên tục, các lá non xuất hiện thay thế làm cho cây lúc nào cũng có lá.
Khi lá sắp rụng, lá thường chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc đỏ do chất diệp lục bị phá
hủy, chỉ còn lại các chất khác như xantophin màu vàng, caroten có màu da cam. Các chất dinh
dưỡng khác có ích được hấp thu từ lá sẽ được chuyển tới các phần khác của cây.
Sự sinh trưởng ở thực vật được thực hiện nhờ sự hiển diện không chỉ protein, gluxit, lipit, axit
nucleic, năng lượng mà còn có sự tham dự của các chất có hoạt tính sinh học cao như các vitamin,
enzim, hoocmon. Trong đó các hoocmon đóng vai trò điều chỉnh các hoạt động sinh lý, quá trình
sinh trưởng và phát triển của thực vật. Các chất điều chỉnh sinh trưởng và hoạt tính sinh học trong
cơ thể thực vật gọi là phytohoocmon bao gồm auxin, xytokini, giberelin, axit absixic và etylen.
22
5. Sự ra hoa
Là giai đoạn quan trọng và ý nghĩa nhất trong đời sống của một cây bởi vì ở giai đoạn này cây
thực hiện nhiệm vụ đối với quá trình tiến hóa là để lại nòi giống cho thế hệ sau. Nhờ có quá trình
này mà các cây có thể sinh trưởng bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ra hoa là quá trình cây
thực hiện nghĩa vụ cao cả làm tiền đề cho quá trình thụ tinh hình thành nên hợp tử.
Sự ra hoa là hiện tượng tự nhiên để cây hoàn thiện chu kỳ sống của mình. Sự ra hoa là một quá
trình rất cần nhiều năng lượng vì cây phải sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định mới ra hoa.
Sau khi tham gia vào quá trình sinh sản của cây một năm sẽ dẫn đến cái chết, đối với cây hai
năm thì năm đầu chúng tập trung vào sinh sản sinh dưỡng còn năm tiếp theo chúng tham gia vào
quá trình sinh sản. Cây nhiều năm chúng có thể ra hoa, kết hạt nhiều lần trong đời.
Sự tạo hành hoa trong đời sống của một cây là một giai đoạn mới, là hiện tượng phát triển được
thêm vào hiện tượng sinh trưởng.
Hiện tượng nở hoa là sự chuyển hóa mô phân sinh sinh dưỡng của cây thành mô phân sinh hoa.
Sự tiến triển của chồi từ khi phân hóa đầu tiên được thực hiện sau một thời kỳ sống tiềm ẩn. Hoa
xuất hiện sau một giai đoạn dinh dưỡng gọi là sự chín của quá trình tạo hoa. Các chồi hình thành
hoa phải là các chồi tương đối lớn, số lá tương đối nhiều, các nhân tố đặc biệt phytohoocmon được
phát huy tiếp theo các phản ứng nội tại ở chồi thứ nhất.
Sự ra hoa diễn ra theo trình tự, lúc này mô phân sinh ngọn sẽ không ra thêm lá, cành non và các
lá nhỏ gọi là lá bắc chuẩn bị đón hoa.
Lá cây có vai trò quan trọng trong thể hiện tính đực và có quan hệ tới sự tổng hợp giberelin, rễ
thể hiện tính cái và có quan hệ tới sự tổng hợp xytokinin.
Hoa đực và hoa cái có thể tồn tại trên cùng một cây nhưng thường chín khác thời điểm để tránh
sự tự thụ phấn, hoặc là có các cây đơn tính riêng. Đây là giai đoạn đẹp nhất của cây. Nếu hoa có
kiểu thụ phấn nhờ gió thì thường có bao hoa khô xác, vòi nhụy có dạng chổi lông, hạt phấn nhỏ, nhẹ
và dễ bay. Nếu hoa thích nghi với kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thì hoa thường có kích thước lớn,
màu sắc sặc sỡ thường có mùi thơm, có tuyến mật để thu hút sâu bọ. Tùy theo sự tiến hóa của mỗi
loài mà mỗi loại hoa thích nghi với kiểu thụ phấn đặc trưng.
Phần lớn các loại thực vật ra hoa xuất hiện vào một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng
thời gian này các điều kiện bên trong và bên ngoài thuận lợi nhất cho sự ra hoa. Nếu thiếu một trong
các điều kiện này thì cây không thể ra hoa.
Các điều kiện ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây: ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, nồng
độ CO
2
cao, độ ẩm cao, nhiều nitơ thức đẩy sự tạo thành hoa cái và ngược lại.
a.Ánh sáng
Độ dài chiếu sáng trong ngày có tác động đến điều tiết sinh trưởng và phát triển của cây, kích
thích hay hạn chế các quá trình khác nhau ở các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ.
Dựa vào độ dài chiếu sáng mà người ta chia ra cây ngày dài và cây ngày ngắn. cây một năm và
cây hai năm thường nở hoa vào mùa hè gọi là cây ngày dài, cây nở hoa vào mùa thu và mùa đông
gọi là cây ngày ngắn.
Thời gian tối là yếu tố cảm ứng sự ra hoa, thời gian sáng không ảnh hưởng cảm ứng đối với sự
xuất hiện các mầm hoa mà có ý nghĩa đối với sự hình thành nụ hoa.
23
Sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài chịu ảnh hưởng của ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ
660nm kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, kìm hãm sự ra hoa cây ngày ngắn. Ánh sáng đỏ
730nm thì ngược lại kích thích sự ra hoa cây ngày ngắn, kìm hãm sự ra hoa cây ngày dài.
Phytocrom là sắc tố enzim tồn tại ở lá cây hấp thụ ánh sảng đỏ 660nm (P660) và đỏ xa 730nm
(P730) có nồng độ rất thấp 10
-6
– 10
-7
M. Kiểm tra sự ra hoa cây ngày ngắn, cây ngày dài và các hiện
tượng quang cảm ứng khác.
Hai dạng này có bản chất cromoprotein biến đổi thuận nghịch có tác động tới sự ra hoa trong
đêm dài, ở lần xuất hiện cuối cùng của loại ánh sáng đỏ và đỏ sẫm. Chính phytocrom tác động như
một chất hoạt hóa các gen cần thiết cho sự xuất hiện mầm hoa.
b.Tuổi cây
Sự ra hoa liên quan đến tuổi cây, với lượng hoocmon tuổi của cây ra hoa được tính bằng số lá.
Đến độ tuổi nhất định thì cây ra hoa không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Ví dụ: cây cà chua có 14 lá, cây lạc ở pha chồi lá mầm, cây lúa mì khi có 7 lá hoàn chỉnh mới bắt
đầu ra hoa.
Đến độ tuổi này có sự chuyển hướng phân hóa từ lá mầm thành mầm hoa được xem là tác nhân
nội tại trong đó tương quanC/N (tương quan dinh dưỡng) có vai trò quan trọng.
Một cây khi thiếu chất dinh dưỡng sẽ già đi, nếu trẻ sẽ được xếp vào loại cây ưu thế.
Môi trường dinh dưỡng quá thừa nitơ làm cho sự nở hoa khó khăn. Nếu dinh dưỡng nitơ ở mức
cần thiết, đầy đủ với quá trình quang hợp mạnh, cây sẽ ra hoa dễ dàng hơn.
c. Florigen
Là cơ quan cảm nhận phản ứng quang chu kỳ là nội sinh sản sinh hoocmon kích thích sự ra hoa.
Giberelin được tạo ra ở cả cây ngày dài và cây ngày ngắn, cả ban ngày và ban đêm, antezin chỉ
tạo ra được ở cây ngày ngắn. Vì vậy trong điều kiện ngày ngắn phức hệ enzim hoàn chỉnh làm cho
cây ra hoa, còn cây ngày dài không tạo hoa mà chỉ có thân vươn cao dưới tác dụng của giberelin,
đối với cây ngày dài thì ngược lại. Antezin hình thành trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn còn
giberelin chỉ hình thành trong điều kiện ngày dài nên cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn sẽ
không thể ra hoa được.
d.Tác động của nhiệt độ thấp (xuân hóa)
Dưới tác động của nhiệt độ thấp đỉnh sinh trưởng sinh ra vernalin có bản chất hoocmon – chất
xuân hóa được vận chuyển đến đỉnh sinh trưởng kích thích phân hóa mầm hoa. Giới hạn của phản
ứng xuân hóa khác nhau tùy thuộc loại cây nhìn chung từ 0
0
C – 15
0
C.
Giai đoạn mẫn cảm với nhiệt độ thấp ở cây lấy hạt là lúc hạt nảy mầm và có thể giai đoạn hạt
ngủ nghỉ. Ở các cây khác ở vào một giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Thực tế có thể biến
cây lúa mì mùa đông thành cây lúa mì mùa xuân, cây hai năm thành cây một năm ra hoa.
Xử lý hạt giống, củ giống rút ngắn thời gian sinh trưởng, ra hoa trái vụ. Sự xuân hóa kèm theo là
sự gia tăng GA, xử lý GA có thể thay thế tác động xuân hóa ở các cây đang ở trạng thái hoa thị
trước khi ra hoa.
5. Sự hình thành quả
Sự thụ phấn là quá trình hạt phấn rơi trên núm nhụy, ống phấn được hình thành trưởng thành
xuyên qua vòi nhụy vào túi phôi đưa tinh tử thụ tinh với tế bào trứng. Ở đây diễn ra sự thụ tinh kép:
một giao tử đực n kết hợp với giao tử cái n hình thành nên hợp tử, một giao tử đực n kết hợp với
nhân cực 2n hình thành nên nội nhũ 3n (nội nhũ tam bội).
24
Sự thụ phấn là tác nhân kích thích sự tạo thành quả. Sự phát triển quả là một quá trình kép. Mô
vỏ quả phát triển để lớn lên hết cỡ thông qua phân chia và tăng trưởng tế bào, mô được hình thành
từ sự dung hợp của giao tử hạt phấn và túi phôi. Sự trưởng thành quả là sự huy động các chất dự trữ
năng lượng ở lá dẫn về quả.
Trong quá trình hình thành và phát triển quả cần hạn chế sự rụng quả. Hiện tượng này có nguyên
nhân là do hô hấp quá mạnh, do thời tiết nắng nóng, khô hạn hay quá lạnh, chất dẫn truyền đến quả
bị giảm sút. Lượng auxin, axxit absixic phát triển kéo theo quả rụng sớm. Sự rụng quả có thể mất
tới 90% sản phẩm. Để hạn chế hiện tượng này người ta phun auxin.
Quả hình thành do bầu nhụy phát triển thành. Bầu nhụy dày lên, chuyên hóa như một cái túi chứa
hạt, bảo vệ hạt giúp phát tán hạt. Lúc này tất cả các chất dinh dưỡng của cây tập trung vào sự hình
thành quả.
Ở cây một năm và hai năm sự hình thành quả và hạt là sự kiện quan trọng cuối cùng. Khi tạo quả
và hạt cho thế hệ sau thì cây một năm và hai năm kết thúc chu kỳ sống của chúng vì mô phân sinh
sinh dưỡng bị biến đổi thành mô phân sinh ra hoa. Đó là kết quả của một quá trình chọn lọc tự nhiên
lâu dài cho thấy cây một năm và hai năm lại tiến hóa hơn vì thời gian thế hệ ngắn, hiệu suất cao,
thân cây nhỏ nên không tốn nhiều năng lượng để kiến tạo các thành phần, cây chết ngay sau khi hạt
chín nên không mất năng lượng duy trì sự sống khi cây gặp điều kiện bất lợi. Khi hạt và quả chín lá
cây úa vàng, thân cây khô héo và từ từ dẫn đến cái chết. Chúng chết là do không thể cạnh tranh về
dinh dưỡng với cơ quan sinh sản và do không còn mô phân sinh mà cây hóa già và chết.
Như vậy trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây đã trải qua hàng loạt biến đổi liên quan tới
sự hóa già của tế bào, mô và toàn cây, được kiểm soát bằng bộ máy di truyền. Dường như chúng lập
trình để chết sau khi hoàn thành vai trò của mình và để lại cơ hội cho thế hệ sau.
Đối với cây nhiều năm cây ra hoa kết quả nhiều lần trong đời và để lại một lượng con cháu
khổng lồ (nếu tất cả chúng đều sống sót). Khi giai đoạn sinh sản kết thúc cây tiếp tục sinh trưởng.
Sự ra hoa, kết hạt sinh sản diễn ra theo trình tự, ra hoa đúng mùa, quả chín, rụng dẫn đến giai đoạn
sinh trưởng. Trong suốt quá trình sống cây lâu năm liên tục hình thành các chồi mới, những cơ quan
này làm chậm quá trình hóa già và làm trẻ hóa toàn cơ thể, sự trẻ hóa này chỉ là phần nhỏ. Tuổi của
cây mẹ càng già thì độ trẻ của cơ quan mới được tạo thành ngày càng kém, đến một lúc nào đó tốc
độ tạo thành cơ quan mới sẽ chậm hơn sự hóa già thì cây sẽ già cỗi và chết. Thời gian già cỗi này
tùy thuộc vào từng loại cây, có thế là 10 năm, 20 năm hoặc có thể lâu hơn nữa như cây bao báp
khổng lồ xuất hiện trên trái đất khoảng 4000 năm và chúng vẫn tồn tại cho đến nay.
KẾT LUẬN
Thực vật là sinh vật kì diệu trong quá trình tiến hóa, là sinh vật tạo nên màu xanh của sự sống
trên trái đất. Sự có mặt của chúng làm cho những sản phẩm vô cơ hình thành nên chất hữu cơ nuôi
sống cả thế giới động vật, điều hòa khí hậu trên trái đất. Sự sinh trưởng và phát triển của thế giới
thực vật cũng tuân theo quy luật của sự sống, làm sự sống luôn được đổi mới. Sự hình thành, sinh
trưởng và phát triển các cơ quan thực hiện các chức năng hoàn thiện của thực vật đối với tự nhiên,
phục vụ cho cuộc sống của sinh giới.
Chuyên đề 4: SINH LÝ GIÁC QUAN
PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh
a. Bµi tËp cã híng dÉn
25