Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

văn học việt nam ở hải ngoại sau 1975, thế hệ các nhà văn trưởng thành ở hải ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.79 KB, 32 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:
VĂN HỌC VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI SAU
1975, THẾ HỆ CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG
THÀNH Ở HẢI NGOẠI
1
MỤC LỤC
VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM
TỪ 1954-1975
2
BÀI TẬP NHÓM
CÂU 31:
VĂN HỌC VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI SAU 1975, THẾ HỆ
CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH Ở HẢI NGOẠI:
HOÀNG MAI ĐẠT, NGU YÊN, PHẠM THỊ NGỌC,
NGUYỄN HOÀNG NAM.
Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Đình Hảo
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên Mssv
1. Trương văn Bình 0811700
2. Nguyễn Văn Hùng 0811743
3. Nguyễn văn Thuộc 0811806
Đà Lạt 04-2011
Văn học Việt Nam ở hải ngoại sau 1975, thế hệ nhà văn trưởng
thành ở hải ngoại Hoàng Mai Đạt, Ngu Yên, PhạmThị Ngọc,
Nguyễn Hoàng Nam
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
3
Năm 1975 đất nước ta được thống nhất hoàn toàn, chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa bị sụp đổ.từ đó có một bộ phận người Việt đã đi ra hải
ngoại để tị nạn. trong số đó có một bộ phận các văn nghệ sĩ cũng theo


dòng tị nạn đó. Từ dòng người Việt tị nạn đó sau này đã tạo ra một dòng
văn học mới- dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại sau 1975.
1. Đặc điểm
Chống đối chính thể trong nước (chính trị): đây là vấn đề nhạy cảm
lien quan đến chính tri . khi tị nạn ra nước ngoài, có một bộ phận người
Việt vẫn thường xuyên và âm mưu chống phá đất nước. tư tưởng chống
phá này có nhiều trong thế hệ tị nạnban đầu. từ đó nền văn học hải ngoại
cũng ít nhiều bị chi phối bởi tư tưởng chống phá.
Tự do viết (tự do) :đây là đặc điểm về tự do trong cách viết và tư
tưởng.
Đối kháng cho nhân sinh nhân loại (yếu tố đối kháng)
Theo Mai Thảo thì đối tượng của văn học Việt Nam hải ngoại là
“hướng vào vận nạn đất nước không có hướng tới nào khác”.
Chúng ta có thể thấy rằng văn học Vệt Nam hải ngoại phồn thịnh
là do cuộc vượt biên năm 1978, làm xuất hiện nhiều người viết mới.từ
cuộc vượt biên này đã xuất hiện những cây bút viết trước và sau 1975.
Từ đó, có không ít các nhà văn, nhà thơ trưởng thành và thành công.
2. Các giai đoạn phát triển
Từ hoàn cảnh lịch sử, chúng ta có thể chia văn học Việt Nam hải
ngoại thành 3 giai đoạn như sau:
a. Giai đoạn khai phá (1976-1979): với các nhà văn nhà thơ thời kì di
tản,các tờ tạp chí văn học ở California, như Quê mẹ của nhóm Võ Văn
4
Aí- Ỷ Lan, ở Canada với các nhà văn như Nguyễn Ngọc Ngạn, Bắc
Phong, Võ Kì Điện…
b. Giai đoạn phát triển (1980-1985): ở giai đoạn này văn học phát triển
nhờ cuộc vượt biên đông đảo, cộng thêm sự tiến bộ về khoa học -kĩ
thuật như các máy in, xếp chữ và các tổ chức khang chiến từ hải ngoại.
Xuất hiện các tờ báo mới như: Châu Dương và Về Nguồn (ở Úc),
Lửa Việt và Làng Văn (Canada).

Các tác giả như: Võ Hoàng, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Ngọc
Ngạn, Trần Diệu Hằng, Lê Thị Huệ, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Mộng
GiácVõ Phiến, Hồ Trường An và Duyên Anh
c. Giai đoạn kiện toàn (1986-1990): sự phát triển của khao học-công
nghệ và sự xâm nhập văn hóa từ nội địa Việt Nam. ở giai đoạn này
chúng ta đã thấy được dấu hiệu của sự giao lưu văn hóa giưa văn học hải
ngoại văn học trong nước
Nhiều báo mới ra đời ở nhiều nơi như: Texas, Nhật Bản, Tây Đức,
Hoa Thịnh Đốn, Houston, Toronto…
Các nhà văn gồm:
Những người phản đối văn hóa phẩm trong nước như: Nguyễn
Ngọc Ngạn, Triều Khê, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Nghĩa…
Những người ủng hộ văn hóa trong nước như: Nguyễn Ngữ và
Nhật Tiến
III.CÁC KHUYNH HƯỚNG SÁNG TÁC CỦA VĂN HỌC HẢI
NGOẠI
5
Theo Lê Hoài Nguyên, thì nền văn học hải ngoại có thể chia thành
các khuynh hướng sau:
1. Khuynh hướng tư tưởng
Trong nội tại khuynh hướng tư tưởng chứa đựng những hệ tư
tưởng khác nhau, các tư tưởng đó chi phối đến khuynh hướng sang tác
của các nhà thơ, nhà văn.tư tưởng gồm có:
a. Tư tưởng chính trị: khuynh hướng đối kháng chống chế độ là tâm
thức chịu ảnh hưởng của văn học Sài Gòn tiền 1975.
b. Tư tưởng thích nghi: đây là sự hội nhập vào đất mới, hội nhập vào
như qua cốt truyện Hợp Lưu của Hồ Trường An.
c. Phong trào thể nghiệm tính dục: với các tác giả như Kiệt Tấn, Trần
Vũ…
d. Phong trào thể hiện tâm linh tôn giáo: với các tác giả như Nguyễn

Hữu Nhật, Nghiêm Minh…
2. Khuynh hướng lựa chọn đề tài
Gồm đề tài cuộc sống lịch sử và đề tài cuộc sống hiện tại trong nước,
qua các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn, Thế Giang, Hồ Đình Nghiêm,
và đề tài cuộc sống cua người hải ngoại.
3. Khuynh hướng bản sắc
Đây là khuynh hướng văn chương gốc nam bộ, với bản sắc địa phương,
tiêu biểu cho khuynh hướng này là các tác giả như: Hồ Trường An, Kiệt
Tấn, Võ Kỉ Điều, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Ba, Huỳnh Hữu Lôi,
Nguyễn Tấn Hưng…
4. Về các thế hệ cầm bút
6
Khuynh hướng này gồm: thế hề cầm bút trước 1975 và thế hệ cầm
bút sau 1975.
Thế hệ cầm bút tiền 1975: thế hệ này có các tác giả như Võ Phiến,
Nhã Ca, Duyên Anh…các tác giả này phần lớn đều bị ảnh hưởng bởi
văn học thực dân mới.
Thế hệ cầm bút sau 1975: thế hệ này với các tác giả trưởng thàng ở
hải ngoại như, Hoàng Mai Đạt, Ngu Yên, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn
Hoàng Nam. ở thế hệ này đã có những cách nhìn về chính trị khác nhau.
Đặc biệt ở Hoàng Mai Đạt đã có những cách nhìn mới mẻ và công bằng
hơn đối với lịch sử.
Qua đây chúng ta thấy rằng sự phân chia các khuynh hướng sáng
tác của văn học hải ngoại ở trên chỉ mang tính tương đối, chưa triệt để
và còn nhiều chỗ trùng lặp. Tuy nhiên do dòng văn học này mới được
hình thanh, còn ít người nghiên cứu vì thế chúng ta hãy tạm chấp nhận
cách phân chia ở trên.
III. CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH Ở HẢI NGOẠI
7
1. HOÀNG MAI ĐẠT

a. Tiểu sử
Hoàng Mai Đạt chào đời tháng Giêng 1961 tại Nha Trang. Cha tử
trận giữa thập niên 1960, mẹ buôn bán ở chợ nuôi hai con. Vào Sài Gòn
năm 1974, rời Việt Nam cuối tháng Tư 1975, tị nạn tại Mỹ, sống hơn 10
năm ở Pittsburgh, Pennsylvania. Tốt nghiệp cử nhân truyền thông tại
trường Pennsylvania State University.
Đến San Jose, California năm 1987. Làm việc tại Nhật Báo Người
Việt ở Quận Cam, Nam California từ cuối năm 1987 đến 1989. Nhân
viên của sở xã hội ở Sutter County, Bắc California năm 1989-1990. Mở
tiệm bán sách ở Stockton năm 1990-1992. Biên tập viên tin tức đài
Little Saigon Radio, Nam California từ năm 1994 đến 2007. Biên tập
viên của Nhật Báo Người Việt từ 2007 đến nay.
Ngoài thời gian viết tin tức để kiếm sống, thỉnh thoảng viết tạp ghi
hoặc giới thiệu sách cho các tờ báo văn chương như Văn Học, Hợp
Lưu, Văn, Thế Kỷ 21, Phố Văn…. Đã xuất bản ba tuyển tập “Cánh
Đồng Cho Em” năm 1991, “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” 2000, và
“Biên Tà Tà ” 2005.
Bên cạnh đó còn có một số bài tạp ghi của Hoàng Mai Đạt như:
• Đạp xe với Thanh Tâm Tuyền
• Êm dịu đêm giao thừa
• Khung cửa chiều đông
• Mùa xuân theo máy thời gian
• Ngôi nhà thờ xưa ở Irwin
• Những buổi cầu siêu “dễ thương” ở Riverside
• Những giọt mồ hôi mùa đông
• Ở một nơi không có tết
• Quân tử thích gặm xương
• Sóng đêm San Elijo
8
• Thu còn có em

• Tìm ở sao trời
• Trái tim Bukowski
• Trước ở, nay về.
….
Sang Hoa Kỳ năm 14 tuổi, vào học trung học, rồi tốt nghiệp cử
nhân Truyền Thông, một cấp bằng nhân văn xã hội của đại học Hoa Kỳ
có khả năng mang đến cho Hòang Mai Đạt những thành công ở các nghề
nghiệp cần xử dụng khả năng truyền thông bằng Anh Ngữ cao cấp.
Nhưng Hòang Mai Đạt lại chọn lựa cầm bút sáng tác và hành nghề ký
giả xử dụng tiếng Việt toàn thời gian trên đất nước Hoa Kỳ. Hoàng Mai
Đạt là trường hợp thú vị của một tác giả sáng tác bằng tiếng Việt đáng
nghiên cứu. Chính xác là một trong những tác giả đầu tiên của nền văn
chương tiếng Việt chào đời ngòai Việt Nam. Sự thành công của Hòang
Mai Đạt chuyên chở dấu ấn một thứ đời sống của ngôn ngữ Việt sản
sanh, bám rễ, bùng nở và thành đạt, ở ngòai địa lý Việt Nam. Mở trang
sử văn học hải ngọai đầu tiên của ngôn ngữ này cùng với đợt tỵ nạn vĩ
đại của người Việt rời Việt Nam sau cuộc chiến tranh Quốc Cộng 1975.
b. Khuynh hướng sáng tác
Hoàng Mai Đạt cũng là nhà văn sáng tác tốt ở hai khía cạnh: tuổi
thơ tan vỡ vì chiến tranh, và những vấn nạn của người nhập cư giữa hai
nền văn hoá.
Những vấn nạn của người nhập cư giữa hai nền văn hóa, điều này
thể hiện rõ trong các bài tản văn của ông như: cảnh đón tết trong đêm
giao thừa thì“…ba mẹ con tôi không có bánh chưng bánh tét, ngay cả
đến mứt dừa mứt bí cũng không…”.(Êm dịu đêm giao thừa), tuy khó
9
khăn thiếu thốn trong những buổi đầu, nhưng người Việt vẫn làm bữa
cơm tất niên và mời người thân, người quen.
Những người Việt tị nạn sang Mĩ thì lao động vất vả trong những
buổi đầu: “Gặp chú Toàn, tôi nghe chú kể tội chú Thuận trốn trách

nhiệm, không liên lạc với gia đình, cũng không gởi tiền về cho thân
nhân trong những lúc cơ cực nhất sau năm 1975. Sau đó, chú Toàn còn
mắng em là đã đến Mỹ từ lâu mà không gầy dựng được gì như mấy
người khác, chỉ biết uống rượu và sống như một con chó hoang.”(Êm
dịu đêm giao thừa)
Hoàng Mai Đạt viết về lịch sử có phần công bằng, nhưng đôi khi
cũng có phần tiêu cực và lệch lạc. Đây cũng là điều hiển nhiên trong tư
tưởng và tâm lí của người Việt tị nạn, điều này được thể hiện trong tác
phẩm “Êm dịu đêm giao thừa”: “…chú Đức, chú Vinh, chú Tùng, chú
Thuận và bác Châu đang bàn cãi gì đó ở bàn ăn, thỉnh thoảng tôi nghe
vẳng lên các từ ngữ quen thuộc như “thằng Thiệu,” “bàn tay lông lá,”
“thằng cha Hồ Chí Minh,” “lão Mao,” kèm giữa những tiếng chưởi thề
kéo dài…”
Không gay gắt, nhưng cũng không ỡm ờ nhờm đờm, những bài
viết về người cha, về chiến tranh của Hoàng Mai Đạt cho thấy tác giả là
loại nhà văn với ý thức lịch sử và lương tri sáng rõ về thiện-ác.
“Quê hương tôi không ở bên kia, cũng không phải ở đây, mà ở đâu đó
giữa hai nơi. Tôi rời Việt Nam quá sớm để có những kỷ niệm êm đềm
với Việt Nam
Tôi không có những cơn mưa bất chợt ở Sài Gòn, không có dấu chân
trên cát trắng ở Nha Trang, và chắc chắn không có gì ở miền Bắc như
cha mẹ tôi đã có. Tôi chỉ có không khí chiến tranh, có xóm chợ dơ bẩn,
và có đôi chân trần dẫm lên đá trên đường tản cư. Những kỷ niệm êm
đềm nhất của tôi có lẽ là ở đây, ở Hoa Kỳ, nơi mà giờ đây tôi đã sống
10
trên nửa đời người. Vậy mà quê hương của tôi cũng không chắc là ở nơi
đây. Quê hương của tôi có lẽ chỉ có trong những kỷ niệm bên người
thân, bên vợ, bên con, bên những người cũng không có một mảnh đất
mà họ có thể bước chân lên và ứa nước mắt, như một đứa con lưu lạc
lâu năm nay trở về lại gốc nguồn”.

Hoàng Mai Đạt là nhà văn viết tiếng Việt có khả năng trình bày
chân thành và tinh tế cái kinh nghiệm đa văn hoá của người Việt nhập cư
thế hệ 1.5, những người không hằn Mỹ, nhưng cũng không hoàn toàn
Việt về mặt văn hoá. Muốn tìm hiểu đời sống tinh thần của những người
Việt thế hệ 1.5 ở Mỹ, không gì hay hơn đọc Hoàng Mai Đạt. Các truyền
thống văn hóa Việt Nam như xông đất vẫn được người Việt giữ gìn.
Chúng ta thấy được điều này trong bài tản mạn “Êm dịu đêm giao
thừa”: “…Thông lệ xông đất kỳ cục này bắt đầu từ năm đầu tiên chúng
tôi mới đến Mỹ. Mùa đông năm 1976, đầu tháng Hai, chúng tôi cũng ăn
Tết, cũng chờ đón đêm giao thừa như khi còn ở Nha Trang. Tuy nhiên,
ba mẹ con tôi không có bánh chưng bánh tét, ngay cả đến mứt dừa mứt
bí cũng không…”
Sự thú vị của văn chương Hoàng Mai Đạt phần lớn nằm ở cái nhìn
đặc sắc củamộtngười đứng giữa hai nền văn hoá, một người “đa văn
hoá” thứ thiệt, nhưng cũng chính vì vậy mà rất ý thức và trân trọng phần
Việt trong mình.
Cách dùng câu từ trong văn chương của Hoàng Mai Đạt rất “Việt
Nam”, đặc biệt là tiếng Miền Nam. Như: “Mày lộn xộn tao mét má mày
mua cái băng nhạc của tụi Kiss đó nghe không.” “Anh Đạt xịt nước
hoa, hôi thấy mồ,” (Êm dịu đêm giao thừa)
Qua đây chúng ta thấy được sự đóng góp to lớn của Hoàng Mai
Đạt đối với nền văn học Việt Nam nói chung, và nền văn học hải ngoại
sau 1975 nói riêng.
11
2. NGU YÊN
a.Tiểu sử
Ngu Yên tên thật là Nguyễn Hiền Tiên. Sinh ngày 20 tháng 11
năm 1952 tại Kim Châu – Bình Định. Thích mộng mị.
Ngu Yên là hai tĩnh từ, ngu nhu ngu dại, yên như yên bình, nghĩa
là ngụp lặn phù sinh, ngu cho trí óc tâm hồn yên vui. Ngu không có

nghĩa là đui, yên không có nghĩa là buông xuôi cuộc đời.
Ngu Yên nối một danh từ. "Nguyên" là kết cuộc vẫn như khởi đầu,
trộn nhào qua loạn biển dâu, xác tuy sưt mẻ hồn hầu như nguyên, nghĩa
là bám chặt nhịp tim, đến giờ hấp hối điềm nhiên nụ cười.
Ngu Yên không giống động từ, bởi khi linh hoạt giống như im lìm,
mới nhìn tưởng ngủ lim dim, nhung trong thức mộng nỗi niềm xôn xao.
Có người giận hỏi tại sao ? Thưa, đang theo dõi chiêm bao tuyệt vời.
Ngu Yên có bài thơ tự thuật về tiểu sử của mình như sau:
“Ngu-Yên tên Nguyễn hiền Tiên
Quê quán Bình Định, gốc miền Kim Châu
Kể rằng thân thế khởi đầu
20 tháng 11 sinh vào 52
Mặt mày trên mức xấu trai
Học hành đại khái, ngày ngày rong chơi
Nuôi hoài bão nhưng biếng lười
Nên thường lấp liếm vài lời cuồng ngông
Sinh ra tâm tính lông bông
12
Lớn khôn chỉ giỏi bềnh bồng nổi trôi
Giữa cơn binh loạn đổi đời
Xuôi dòng tản lạc thành người lưu vong
Tháng ngày sồi sụt long đong
Vui buồn thơ động tiếng lòng nghêu ngao.
Từ nhỏ tôi khoái chiêm bao
Lớn lên ghiền mộng, tuổi nào cũng mơ
Mộng mơ phải tiết thành thơ
Rồi thơ tinh quái phỉnh phở cả tôi
Từ thơ quấn quít lôi thôi
Tình trôi vào ý, ý trôi vào lời
Lời trôi nhâng nháo vào đời

Đời trôi uất kết hóa người Ngu Yên.
Chẳng ai yêu quý muộn phiền
Chẳng qua cuộc sống gắn liền khổ đau
Mượn lộng ngôn hí lộng trào
Thật ra trào lộng khác nào bi thương
Khi bình thường là nhiễu nhương
Ngu Yên vớ vẩn bên đường yên ngu
Thứ gì chẳng phải phù du
13
Làm thơ để thở mịt mù thế thôi
Có người muốn bắt bí tôi
Nhìn xem bằng lái xe rồi rêu rao:
"Ngu Yên đâu phải tên nào,
Chẳng qua là chút lào xào nặc danh"
Thương nghề thi sĩ khó khăn
Chơi thơ phải có văn bằng chứng minh
-" Dạ, tôi có dấu trong mình
Nốt ruồi thi sĩ thực tình dưới mông
Nơi đây thiên hạ rất đông
Cởi quần bất tiện, thưa ông xin chờ
Chờ khi người ta nhìn lơ
Nốt ruồi lớn lắm, ông rờ thử xem "
b. Tác phẩm
Thơ
76 Bạch Đằng
Chín Dấu và những bài thơ khác
Chùm Thơ Xuân Canh Dần 2010
Con Dán và những bài thơ khác
14
Ca Khúc Thơ : Muốn Bay, và một số thơ khác

Đà Lạt Còn Anh Và Em
Ghé Thăm Chết Võ Đình Sống
Sài Gòn Tóc Bạc
Súc Nhân Sinh , thơ trình diễn , Ngu Yên
Tạp ghi về thơ
Thơ Khác Lịch Sử
Thơ Thấp Hơn Nửa Giá
Sách Tôi Mất Trang
Tim Mù
Tư Án 1
Tư Án 2
Tư Án 3
Tư Án 4
Tư Án 5
Tư Án 6
Trộm Vào Nhà.
Yêu Phụng Nhất Trên Đời.
Tranh Đen , thơ trình diễn , Ngu Yên.
Tháng 1-2010 ra mắt tập thơ thứ 7.
15
Thơ của Ngu Yên có cái tinh quái nhìn đời của Nguyên Khuyến, cái
vịnh đời đắng cay của Nguyên Công Trứ, cái lèng èng vô tâm của Bùi
Giáng, cái lơ mơ xuất thần của Nguyễn Đức Sơn, hay chính cái sung
mãn vọng động của Ngu Yên. Thơ Ngu Yên mang đậm chất triết lí.
Tôi chết rồi
Ai ở với em?
Ai sờ trong đêm nhột ngón dương cầm?
Ai thì thầm nửa khuya dỗ ngủ?
Ai mới hoài không cũ chuyện vợ chồng?
Tôi chết rồi

Em đừng buồn lâu quá
Đừng sót sa mãi hạnh phúc không còn…
(Tôi chết rồi)
Cho anh xem
Một lần thôi
Cho anh xem một lần để nhớ
Nhớ rồi thương
Thương rồi tương tư
Cho anh xem
Mất gì đâu em
Cho anh xem một lần cho hết ước mơ.
16

Cho anh xem
Một lần thôi em
Cho anh xem rồi mai xa cách
Nhớ về em
Không bao giờ quên
Cho anh xemTiếc làm chi em
Cho anh xem dù một thoáng khép hờ.
Hôm nay ta bên nhau mơ màng
Men tình lên đúng độ thời gian
Anh điên cuồng khẩn cầu em đó
Cho anh xem
Một lần thôi em.
Cho anh xem
Một lần thôi em
Cho anh xem
Thề anh sẽ hứa
Anh muôn đời giữ kín trong tim.

17
Vén lên em . Vén vải lên em
Cho anh xem. Hãy cho anh xem
Bao nhiêu năm thẹn thùng dấu mãi
Nốt ruồi son.”
(Cái ruồi)
Qua bài thơ “Cái ruồi” trên đây chúng ta thấy được một cách viết
lạ trong thơ ca của Ngu Yên, mới đọc giống như là dâm nhưng cuối
cùng lại không phải. Nhà thơ đã cho chúng ta tưởng tượng một cách
thoải mái. Nhưng cuối cùng kết thúc lại hoàn toàn khác. Từ đây ta thấy
được cái tài tình trong việc chọn hình tượng trong thơ của Ngu Yên.
Thơ Ngu Yên triết lí và có lúc khó hiểu như thơ Bùi Giáng
Tư Án 5”
“Thi sĩ?
Người làm thơ?
Hay thơ làm người?”
Tư Án 3
“Con nít không biết
Cầm đái
Ông lớn biết nhiều
Cầm đái
Em biết được gì
18
Sao cầm không đái”
Hoặc một cách triết lí thơ rất lạ.
Tư Án 4
“Ví dụ: Thơ là mì gói
Tôi ăn khi không có món ngon
Ví dụ: Thơ là thể dục
Tôi cố tập dù chán

Ví dụ: Thơ là gái điếm
Vợ tôi cấm làm”
Đọc hết toàn bộ thơ của Ngu Yên sẽ thấy sự giàu mạnh trong thúc
hối và xô đẩy của một kẻ suốt đời quẩn quanh tìm đường sáng tạo.
Một nét độc đáo khác của thơ Ngu Yên là nét động. Thơ nhạc
truyền thống Việt Nam mấy chục năm nay bị lôi cuốn vào nét tĩnh.
Người thưởng ngoạn Việt Nam mấy chục năm qua tìm đến thơ và nhạc
để yên nghỉ tâm hồn. Họ không muốn bị đánh thức. Đời sống đầy dẫy
chiến tranh động đậy tan nát nhiều thứ qúa. Làm ơn đưa em ra công
viên. Làm ơn đốt cho anh điếu thuốc lá. Cho tôi một chút yên nghỉ trong
thơ và nhạc.
Trong khi Ngu Yên thì cứ hồn nhiên tì tì mang bao nhiêu tiếng
động vào trong thơ và nhạc của mình. Độc giả nào chuộng sự nhẹ nhàng
dụ ngọt của tình cảm sẽ thấy xa lạ với thơ và một số nhạc của Ngu Yên.
Thơ Ngu Yên thuộc loại thơ động tình và động não chứ không phải thơ
ru tình và ru hồn.
Qua đây chúng ta thấy được những đóng góp mới lạ và đặc biệt của Ngu
Yên đối với văn chương hải ngoại sau 1975.
19
3. NGUYỄN HOÀNG NAM
a. Tiểu sử
Tên thật: Nguyễn Hoàng Nam. Sinh năm: 1967, bút danh: Nguyễn
Hoàng Nam. Quê ở: Biên Hoà – Đồng Nai. Nguyễn Hoàng Nam là em
trai nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, sang định cư tại Hoa Kỳ từ 1980. Bắt
đầu có bài trên báo từ 1986. Trong nhóm chủ trương tạp chí Thơ, tại
Hoa Kỳ.
Nguyễn Hoàng Nam thuộc lớp nhà thơ khơi màu sáng tác hậu hiện đại
Việt. Tài hoa và chịu chơi rất mực. Không bao giờ dừng sáng tác lại khi
đã xài cạn thủ pháp học được, nghĩ ra được.
b. Một số tác phẩm tiêu: Chuyện cũ;Văn bia;Trả tiền;Mùa đậu;Tiết

canh;Người sói; Đi hôn anh…
4. PHẠM THỊ NGỌC
a. Tiểu sử
Phạm Thị Ngọc sinh năm 1963, tên thật Phạm Thị Ngọc Quyên.
Định cư tại Hoa Kỳ sau 30-04-1975, có tác phẩm đăng trên các tập san
Văn học, Hợp Lưu, Thế kỷ 21 tại Hoa Kỳ. Hiện sinh sống tại Houston –
Texas.
Truyện ngắn đầu tiên đăng trên tạp chí Văn 1983, từng cộng tác
với các tạp chí Văn Học, ThếKỷ 21, Hợp Lưu…
b. Tác phẩm: Florence; Lục địa thứ ba và cuối cùng
.
20
IV. NỘI DUNG TÁC PHẨM
1.HOÀNG MAI ĐẠT
a. Êm dịu đêm giao thừa
Tác phẩm gồm có nhân vật xưng tôi(Hoàng Mai Đạt), sống trong
gia đình với mẹ và em trai. Và những người Việt tị nạn là : chú Đức, chú
Vinh, chú Tùng, chú Thuận và bác Châu.
Câu truyện kể về ngày tất niên trong một năm mới khi họ mới qua
tị nạn ở Mĩ. Tuy nhiên câu truyện lại nói về bữa tất niên nhưng thông
qua đó lại nói về cuộc sống của người Việt khi mới sang tị nạn ở Mĩ là
chính.
Cuộc sống của người Việt khi mới qua tị nạn bên Mĩ gặp phải rất
nhiều khó khăn. Những người lớn thì làm ăn khó khăn, vất vả. Những
đứa trẻ như nhân vật tôi thì bỡ ngỡ và lạ lẫm trước xã hội.
Cuộc sống của người Việt tị nạn gặp rất nhiều khó khăn, điều này được
thể hiện qua nhiều đoạn trong tác phẩm.
Một ngày tất niên không được đầy đư cho lắm: …Mùa đông năm
1976, đầu tháng Hai, chúng tôi cũng ăn Tết, cũng chờ đón đêm giao
thừa như khi còn ở Nha Trang. Tuy nhiên, ba mẹ con tôi không có bánh

chưng bánh tét, ngay cả đến mứt dừa mứt bí cũng không…
Cuộc sống sinh hoạt thì gặp nhiều khó khăn, bơ vơ và lẻ loi nơi xứ
người, họ chỉ biết uống rượu để quên đi: …Chú Vinh, chú Đức cuối tuần
nào cũng quanh quẩn ở nhà chúng tôi, ăn nhậu cho qua ngày tháng xa
gia đình ở xứ người. Ngồi ở bàn nhậu trong bầu không khí ấm cúng,
thân mật, thỉnh thoảng hớp tí bia rượu vào người để hâm nóng cơ thể,
người nào hình như cũng thích kể chuyện về quá khứ của mình, mà có
kể thì rồi cũng thổi phồng thêm, cho đời mình bớt tầm thường, tẻ nhạt.

21
Nhân vật chú thuận thì : …Chú không liên lạc với vợ con, sống
một mình, đi làm mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ, lau chùi hút bụi tại một
trường đại học cộng đồng gần nhà. Chú Thuận nghiện rượu, người lúc
nào cũng hôi mùi rượu, mà tại uống nhiều quá nên không ăn uống gì,
người ốm nhách, nặng không quá chín mươi cân Anh…
Cuộc sống của những con người thế hệ sau như nhân vật tôi cung
không khỏi bỡ ngỡ và lạc long nơi xứ người.
…Trong lớp học tôi nổi tiếng là người thầm lặng nhất, có biệt hiệu “the
quiet one.” Tôi ít nói là vì tôi nói dở, thường phát biểu không đầu không
đuôi. Nói đã khó hiểu, mà khi lúng túng với con gái, giọng của tôi cũng
thay đổi trầm bổng bất thường, hay bổng hơn là trầm, có khi nheo nhéo
mỏng cao như giọng của bà tiên trong phim The Wizard of Oz. Mấy thày
cô cũng thông cảm trường hợp nói năng đặc biệt của tôi, nên ít bắt tôi
phải trả lời trong lớp, cho tôi phát biểu khi tôi gom đủ gan dạ để giơ tay
lên góp ý mà không đỏ mặt, run rẩy tay chân…
b. Ở một nơi không có tết
Đây cũng là một bài tản văn nói về bệnh tật của người em trai
mình, nhưng đằng sau đó tác giả muốn nói đến số phận của những con
người sớm bị đẩy ra ngoài quê hương, rời xa cộng đồng Việt Nam để tị
nạn sang Mĩ.

…Ngày tôi bước vào đại học cũng là ngày những tiếng reo vui lắng
xuống và tan biến vào trong quá khứ. Tình thân giữa hai anh em trôi xa
dần như những đám bèo bị đánh vỡ giữa sông, mỗi đứa đến một bến bờ
xa lạ. Cả hai đều mang những nỗi hoài nghi về mọi giá trị trong cuộc
sống, tinh thần cũng như vật chất. Thế nhưng mỗi đứa hướng về một
nơi. Tôi phấn đấu để tìm cái đẹp bên trên cuộc sống của đời thường, em
lún dần trong thế giới của bạo động. Tôi cố gắng đóng góp cho đời, em
thách thức định mệnh với lối sống ngoài vòng xã hội, bất chấp thành
kiến. Trong hơn hai thập niên xa cách, thỉnh thoảng tôi nhận được
22
những cú điện thoại vào giữa đêm khuya khoắt, để rồi sau đó phải tìm
đường đến một sở cảnh sát hoặc một nhà thương để đưa em về một nơi
nào đó mà em đang tạm trú. Có khi những cú điện thoại đến từ một tiểu
bang xa, có khi rất gần, ngay tại khu phố Little Saigon này.

Tôi chùn chân trước khi bước vào dưỡng viện vì nhớ tới ánh mắt hận
đời của em mà tôi từng thấy trong những lần thăm em trong bệnh viện.
Trong ánh mắt đó cũng có sự đớn đau trước số phận khắc nghiệt giáng
xuống một tuổi thơ bị bứng ra khỏi quê hương và không thể bám rễ ở
mảnh đất mới…
2. NGU YÊN
a. 76 Bạch Đằng
Bài thơ nói về sự hoài niệm quá khứ trong tâm hôm hồn nhà thơ,
nhà thơ nhớ đến ngôi nhà cũ 76 Bạch Đằng, đồng thời nhà thơ cũng kể
về hoàn cảnh gia đình và hậu quả chiến tranh.
Nhà thơ đầy tâm trạng khi nhìn thấy ngôi nhà cũ:
Ngày tôi về
Đường dẫn vào quá khứ không ai quen
Đứng trước căn nhà cũ
Kỷ niệm lần khân 33 năm

Cô hàng xóm hỏi:
- Bác tìm ai?
Buồn buồn trả lời gió
- Bác già rồi, đọc địa chỉ sai
23
Hôm sau quay trở lại
Đứng trước căn nhà xưa
Cô hàng xóm nói:
- Bác lộn địa chỉ rồi
Buồn buồn trả lời gió
- Bác muốn mua nhà này
Nhà 76 Bạch Đằng Nha Trang
Xoáy tròn cơn lốc kỷ niệm
Không giấc mơ nào giống chiêm bao
Dòng thời gian xuôi dòng nước mắt
Hoàn cảnh gia đình của nhà thơ:trong chiến tranh gia
đình nhà thơ cũng như những gia đình khác phải chịu những
cảnh bi thương của chiến tranh mang lại. Những hậu quả do
chiến tranh mang lại đó thể hiện trong đoạn thơ dưới đây.
Mẹ nuôi con vay gạo mỗi tháng
Ba hiền khô hoa mai thanh liêm
Ba vào lính mẹ vào chiến trận
Áo cơm lửa đạn chuyện mỗi ngày
24
Chị tôi đẹp nhất Lê Quí Đôn
Da trắng màu nắng lên cát biển
Má lúm đồng tiền
Miệng cười lả lướt rạng thùy dương
Các anh tôi rời biển
Trên nòng súng quê hương lưỡi lê tổ quốc

Căm thù chung chung chẳng ghét ai
Đám đông đánh đâu ta đánh đó
Đám đông bỏ ta, ta chịu một mình
Nhà thơ yêu những cảnh, những con đường với những kỉ
niệm luôn hiện hữu trong tâm hồn nhà thơ:
Tôi yêu Nguyễn Hoàng chiều mưa ngập
Tuổi 12 lội nước bắt chuồn chuồn
Tôi yêu Xóm Mới bãi đùn hoang vắng
Ép vào tuổi xanh hoa Bụt hoa Trang

Tôi yêu Bạch Đằng ổ gà văng nước
Yêu chợ ngã ba chuột cống như mèo
Yêu vách tường trường ngàn ngàn tiểu tiện
25

×