Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Việc cần làm ngay khi trẻ bị chấn thương đầu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.1 KB, 2 trang )

Việc cần làm ngay khi trẻ bị chấn
thương đầu

Trẻ em đang ở lứa tuổi hiếu động, thích nô đùa chạy nhảy, dễ bị vấp ngã và hay bị đập
đầu vào các vật cứng, hay xuống đất hoặc nguy hiểm hơn là vào các vật sắc nhọn, gây
chấn thương ở đầu. Với lứa tuổi còn non nớt, một chấn thương ở đầu sau ngã, đập mạnh
đầu xuống đất hay bị xoay giật mạnh vào đầu có thể gây biến chứng sọ não nặng nề,
cần được đặc biệt quan tâm theo dõi và điều trị kịp thời.


Trẻ nhỏ chơi một mình rất dễ bị té ngã.

Tình trạng nhẹ sau chấn thương ở đầu
Cha mẹ hoặc người thân của trẻ nên bình tĩnh, chú ý quan sát tư thế trẻ sau khi bị tai nạn
để xác định rõ chỗ va đập chấn thương trên cơ thể trẻ. Nhẹ nhàng bế trẻ lên giường nằm
nghỉ, tránh giận dữ quát mắng trẻ.
Cần quan sát kỹ một số triệu chứng ban đầu ở trẻ nếu có như: Trẻ có bị bất tỉnh không?
Có nôn ói không? Nếu có thì nôn như thế nào, nôn vọt hay chỉ oẹ ra nước miếng? Chất
nôn có cái gì? Chảy máu ở đầu, mắt, mũi ? Có gãy xương như tay, chân ?
Chú ý theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xảy đến trong những ngày tiếp theo
như: trẻ kêu nhức đầu, chóng mặt, hay lừ đừ Đôi khi trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, khi
ngủ hay bị giật mình la hoảng.
Tình trạng nặng cần đến bệnh viện ngay
Biến chứng chấn thương sọ não sau chấn thương ở
đầu xảy đến khoảng 36-48 giờ sau khi bị chấn
thương: gãy lún xương sọ và chảy máu, tụ máu dưới
màng cứng.
Khi trẻ có một số triệu chứng bất thường như: đau
đầu tăng dần; nôn ói nhiều lần và nôn dễ dàng (nôn
vọt); lừ đừ, ngủ gà ngủ gật, dần dần bất tỉnh, lơ mơ,
gọi hỏi đáp ứng kém dần; chảy dịch ở mũi, lỗ tai,


chảy máu mũi hay có bầm tím tụ máu quanh quầng
mắt; yếu liệt nửa người hay không đi đứng được,
không nói được; đồng tử (con ngươi ở mắt) giãn nở
ở một bên mắt
Các dấu hiệu trên báo hiệu tình trạng chấn thương sọ
não nặng dần, có khối máu tụ trong não, cần khẩn
trương đưa trẻ đi bệnh viện, bác sĩ sẽ can thiệp sớm
bằng ngoại khoa, càng can thiệp sớm thì việc phục
hồi càng khả quan.
Chấn thương đầu ở trẻ em sau tai nạn té ngã là một
rủi ro thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Cha
mẹ hay người chăm sóc trẻ cần lưu tâm để ngăn
ngừa rủi ro, hạn chế nguy cơ có thể gây chấn thương
đầu cho trẻ.
BS. Thu Hương

Nhà có trẻ nhỏ cần làm tấm chắ
n
nơi giường trẻ nằm, lối đi ra cầ
u
thang, bếp nấu ăn, ban công Các
cửa sổ nếu mở cho thoáng phả
i có
song đã được khóa kỹ để
tránh
trường hợp trẻ biế
t đi leo trèo gây
nguy hiểm.
Nếu trẻ nằm giườ
ng hay nôi, võng

cần phải đảm bảo che chắ
n an toàn
sao cho trẻ không bị rơi xuố
ng
sàn. Dưới chân giường cần trải
nệm, tường sát giường cũng được
dán tấm xốp, tấm nệm mút lên đề

phòng trẻ hiếu động tập bò, tập lẫ
y
có thể va đầu vào tườ
ng. Chú ý
nôi, võng dây cột phải chắ
c và đưa
lắc nhẹ nhàng khi trẻ ngủ.
Đối với trẻ nhỏ, khi cho trẻ ngồ
i
vào ghế cao hay xe đẩy phả
i có
dây đai giữ; hạn chế cho trẻ ngồ
i
xe tập đi vì có thể làm trẻ lộ
n
nhào.
Đối với trẻ lớn ở độ tuổi đi học,
cha mẹ và nhà trường cần giả
ng
giải cho trẻ biết nguyên nhân, hậu
quả và cách phòng tránh tai nạn.

×