VμI NÐT VÒ HÖ THèNG TßA ¸N
LI£N BANG NGA
Ths. Nguyễn Trọng Hải
Học viện Khoa học xã hội
Theo Hiến pháp Liên bang Nga năm
1993, mọi việc xét xử ở Liên bang đều phải
thông qua Tòa án. Thẩm quyền tư pháp được
quy định bởi Hiến pháp và các luật của Liên
bang
1
. Hệ thống Toà án của Liên bang Nga
bao gồm: Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao,
Tòa án Trọng tài tối cao. Các cơ quan trên
đều có hệ thống cơ quan ở Trung ương và
địa phương. Trong hệ thống toà án của Nga,
có hai toà án quan trọng nhất là Toà án Hiến
pháp và Toà án tối cao Trung ương. Hệ
thống toà án địa phương hoạt động theo các
nguyên tắc của Toà án Trung ương. Hiến
pháp nghiêm cấm việc thành lập các tòa án
đặc biệt.
1. Tòa án Hiến pháp
Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga là cơ
quan pháp luật giám sát việc thực hiện Hiến
pháp của tất cả các cơ quan, tổ chức trong cả
nước. Thẩm quyền, việc thành lập và hoạt
động của Tòa án Hiến pháp do Hiến pháp
Liên bang Nga quy định. Toà án Hiến pháp
gồm hai viện, 19 thẩm phán (một viện có 10,
1
Xem: Điều 118, Hiến pháp Liên bang Nga.
một viện có 9 thẩm phán).
1.1. Thẩm quyền của Toà án Hiến
pháp
Với mục đích bảo vệ những nguyên tắc
cơ bản của Hiến pháp, những quyền cơ bản
của con người và công dân, bảo đảm tính tối
cao và tác động trực tiếp của Hiến pháp trên
toàn lãnh thổ Liên bang Nga, Tòa án Hiến
pháp có các thẩm quyền sau: Theo yêu cầu
của Tổng thống, Quốc hội (Hội đồng Liên
bang, Đuma quốc gia)
2
, Chính phủ Liên
bang, Tòa án Tối cao, Tòa án Trọng tài tối
cao, các cơ quan lập pháp và hành pháp của
các chủ thể Liên bang (các địa phương) xem
xét, giải quyết các vụ việc theo Hiến pháp
Liên bang: Các quyết định, chỉ thị của Tổng
thống, Hội đồng Liên bang, Đuma quốc gia,
Chính phủ; Hiến pháp của các nước cộng
hoà; Điều lệ, Luật Hiến pháp và các văn bản
pháp luật khác của các chủ thể Liên bang,
những vấn đề liên quan đến hoạt động của
các cơ quan trung ương và quan hệ giữa
2
Quốc hội Liên bang Nga gồm Hội đồng Liên bang
(Thượng viện) và Đuma Quốc gia (Hạ viện).
Vμi nÐt vÒ hÖ thèng tßa ¸n 39
trung ương với các cơ quan của các chủ thể;
những thoả thuận giữa các cơ quan trung
ương với các chủ thể Liên bang và giữa các
chủ thể với nhau, vấn đề hiệu lực của các
hiệp định ký với nước ngoài; Giải quyết các
tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan
của Chính phủ, giữa các cơ quan của Chính
phủ với các cơ quan của các chủ thể, giữa
các cơ quan nhà nước cấp cao của các chủ
thể; Đưa ra những lời giải thích đối với Hiến
pháp Liên bang; Đưa ra những kết luận về
việc luận tội Tổng thống Liên bang về tội
phản bội Tổ quốc hay có những hành vi
phạm tội nghiêm trọng, giải tán các vụ việc
theo Hiến pháp, các bộ luật của Liên bang,
các sắc lệnh của Tổng thống, Hội đồng Liên
bang, Đuma và Chính phủ Liên bang Nga,
Hiến pháp của các nước cộng hòa và luật
pháp của các chủ thể trong Liên bang; Giải
tán các tranh chấp về thẩm quyền giữa các
cơ quan của Chính phủ, giữa các cơ quan của
Chính phủ Liên bang và các cơ quan của chủ
thể Liên bang, giữa các cơ quan Nhà nước
cấp cao của chủ thể trong Liên bang; Theo
những khiếu nại của công dân hay theo yêu
cầu của các tòa án, kiểm tra tính hợp hiến
của các bộ luật được áp dụng trong từng
trường hợp cụ thể; Đưa ra những sáng kiến
có tính chất pháp luật về những vấn đề thực
hiện hiến pháp; Thực hiện những quyền khác
do Hiến pháp, hoặc những bộ luật khác quy
định.
1.2. Thẩm phán trong Toà án Hiến
pháp
Mỗi thẩm phán của Tòa án Hiến pháp
được bầu thông qua bỏ phiếu cho từng
trường hợp. Người được bầu phải nhận được
đa số phiếu của các thành viên trong Hội
đồng Liên bang. Trong trường hợp có chỗ
khuyết trong Tòa án Hiến pháp, Tổng thống
chỉ định người ứng cử tại Hội đồng Liên
bang trong thời hạn không quá một tháng sau
khi có chỗ trống. Thẩm phán của Tòa án
Hiến pháp được bầu trong thời hạn 12 năm.
Độ tuổi tối đa của thẩm phán là 70.
1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của
Toà án Hiến pháp
Toà án Hiến pháp gồm hai viện, một
viện có 10 thẩm phán và một viện có 9 thẩm
phán. Thành viên của mỗi viện bằng cách bắt
thăm theo đúng quy định của Toà án Hiến
pháp. Các thẩm phán tham gia tất cả các kỳ
họp thường niên của toà án, còn tại các phiên
họp của các viện thì chỉ có thẩm phán của
các viện tham gia.
Tại các kỳ họp thường niên, Toà án
Hiến pháp có quyền: Xem xét sự phù hợp
giữa Hiến pháp Liên bang và Hiến pháp của
các nước cộng hoà; Giải thích về Hiến pháp
Liên bang; Đưa ra kết luận về việc chấp hành
đúng hay sai các thủ tục luận tội Tổng thống;
Thông qua những thông điệp của Toà án
Hiến pháp; Bầu Chánh án, phó Chánh án,
Nghiªn cøu Ch©u ¢u - European studies review N
o
1 (136).2012
40
Thư ký Toà án; Bầu thành viên cho từng
viện của Toà án; Thông qua quy định của
Toà án Hiến pháp và những sửa đổi, bổ
sung; Thông qua các quyết định về việc bổ
nhiệm hay bãi nhiệm thẩm phán, Chánh án,
các phó Chánh án hay Thư ký Toà án.
1.4. Những nguyên tắc hoạt động của
Toà án Hiến pháp
1.4.1. Nguyên tắc độc lập: Các thẩm
phán của Tòa án Hiến pháp hoạt động chỉ
trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Trong các hoạt động của mình, các thẩm
phán của Tòa án Hiến pháp chỉ đại diện cho
cá nhân chứ không đại diện cho bất kỳ một
tổ chức nhà nước xã hội hay một đảng phái
nào. Mọi quyết định của Toà án Hiến pháp
đều thể hiện lập trường pháp luật của của các
thẩm phán trên cơ sở Hiến pháp, hoàn toàn
không bị ảnh hưởng bởi bất cứ khuynh
hướng chính trị nào. Các thẩm phán của Toà
án Hiến pháp thông qua các quyết định trong
những điều kiện hoàn toàn không bị ảnh
hưởng từ bên ngoài. Mọi sự can thiệp vào
toà án đều bị xử lý theo pháp luật.
1.4.2. Nguyên tắc tập thể: Mọi vấn đề
cần xem xét và thông qua quyết định trong
Tòa án Hiến pháp đều được thực hiện một
cách tập thể bởi các thẩm phán đã tham gia
vào quá trình nghiên cứu vụ việc. Tòa án chỉ
có thể thông qua các quyết nghị của mình tại
các cuộc họp thường niên với sự có mặt của
ít nhất 2/3 số thẩm phán, và tại các cuộc họp
của các viện là 3/4 số thẩm phán của từng
viện. Khi tính số lượng thẩm phán, không
được tính những vị không tham gia vào quá
trình xem xét vụ việc và những vị không còn
thẩm quyền thẩm phán.
1.4.3. Nguyên tắc công khai: Các vụ
việc được xem xét công khai, các cuộc họp
kín phải được thực hiện đúng theo quy định
của Hiến pháp. Quyết định của các cuộc họp
dù kín hay công khai đều phải được công bố.
1.4.4. Nguyên tắc xem xét vụ việc bằng
lời nói: Các
vụ việc được xem xét tại tòa án
bằng lời nói của các thẩm phán chứ không
viết trên giấy. Chứng cứ của các nhân chứng
và kết luận của các cơ quan chức năng phải
được khẳng định lại bằng văn bản.
1.4.5. Ngôn ngữ tại tòa án: Tiếng Nga.
Những người liên quan đến vụ việc m
à
không biết tiếng Nga thì được quyền dùng
ngôn ngữ khác và được sử dụng phiên dịch.
1.4.6. Tính liên tục của các kỳ họp của
toà khi xem xét vụ việc: Các kỳ họp được
tiến hành liên tục, chỉ trừ thời gian nghỉ và
thời gian cần thiết để chuẩn bị cho những
người tham gia vào phiên toà. Khi chưa kết
thúc việc xem xét một vụ án thì không được
xem xét những vụ án khác.
1.4.7. Sự bình đẳng giữa các bên: Các
bên đều có những quyền và khả năng bình
Vμi nÐt vÒ hÖ thèng tßa ¸n 41
đẳng và được quyền bảo vệ quan điểm của
mình tại các phiên toà.
2. Tòa án Tối cao
2.1. Thẩm quyền của Tòa án Tối cao
Thẩm quyền của Toà án Tối cao được
ghi rõ trong Điều 126 của Hiến pháp và Điều
19 của pháp luật Liên bang về hệ thống pháp
luật của Nga. Tòa án Tối cao có nhiệm vụ
kiểm soát hoạt động của các tòa án địa
phương và giải quyết những khúc mắc của
các tòa án này về vấn đề pháp luật. Ngoài ra,
Tòa án Tối cao còn có nhiệm vụ cùng với
Đuma soạn thảo các dự án luật. Chánh án và
các phó Chánh án (khoảng 5 đến 6 người) và
các thẩm phán của Tòa án Tối cao được chỉ
định bởi Hội đồng Liên bang theo giới thiệu
của Tổng thống.
Toà án Tối cao là cơ quan quyền lực cao
nhất của hệ thống toà án có thẩm quyền xét
xử, xem xét những vụ việc sau: Những vụ
việc hình sự và dân sự hoặc những vụ khiếu
kiện của dân có tầm quan trọng cấp một theo
quy định trong Bộ luật Liên bang về cơ chế
của các thẩm phán; Kiểm tra tính hợp pháp
của các quyết định của tòa án quân sự và dân
sự cấp lại; Xem xét khiếu nại của các nhân
vật quan trọng về các quyết định của tòa án;
Nghiên cứu thực tế pháp luật, nghiên cứu và
giải thích các thắc mắc trong lĩnh vực luật
pháp cho các tòa án cấp dưới; Đưa ra kết
luận về việc Tổng thống có những hành động
phạm tội hay không; Yêu cầu Tòa án Hiến
pháp kiểm tra lại Bộ luật Liên bang, các
quyết định của Tổng thống, Chính phủ,
Đuma, Hội đồng Liên bang có phù hợp với
Hiến pháp của Liên bang Nga hay không.
Hiến pháp Liên bang Nga 1993 ghi rõ
quyền hạn của Tòa án Tối cao: Là cơ quan
xét xử cao nhất, xét xử các vụ việc có tính
chất hình sự, dân sự, hành chính; Theo dõi
hoạt động của tòa án cấp dưới; Hướng dẫn
cho các tòa án cấp dưới hoạt động theo đúng
tinh thần Hiến pháp và hệ thống pháp luật
của Nga; Phối hợp với Đuma trong việc
thông qua các dự án luật.
2.2. Chức năng của Toà án Tối cao
Điều khiển toàn bộ hệ thống của toà án,
có thẩm quyền xét xử và là cơ quan quyền
lực cao nhất trong hệ thống này. Chánh án
Toà Tối cao, các phó Chánh án (khoảng 5
đến 6 người) và các thẩm phán (khoảng 130
người) được Hội đồng Liên bang chỉ định.
Tòa có quyền xem xét lại các bản án, quyết
định của các tòa án cấp dưới về bất cứ vụ
việc nào trong thẩm quyền của Tòa. Đưa ra
những kiến nghị trong lĩnh vực pháp luật,
đưa ra các kết luận và giải thích những thắc
mắc về các vấn đề pháp lý.
3. Tòa án Trọng tài tối cao
Tòa án Trọng tài tối cao là tòa án cao
nhất giải quyết những vụ tranh chấp kinh tế
giữa các pháp nhãn với các cơ quan Nhà
Nghiªn cøu Ch©u ¢u - European studies review N
o
1 (136).2012
42
nước
3
. Các vụ việc khác do các tòa án trọng
tài cấp dưới đưa lên, đồng thời chỉ đạo hoạt
động thực tiễn, kiểm tra, giám sát hoạt động
của các tòa án đó. Ngoài ra, Tòa án này còn
có quyền xét xử đơn khiếu kiện của những
người bị cảnh sát tạm giam hoặc bị các cơ
quan điều tra bắt giữ. Các thẩm phán ở các
cơ quan này được bổ nhiệm suốt đời. Các
thẩm phán này do Hội đồng Liên bang bổ
nhiệm theo đề cử của Tổng thống Liên bang.
4. Thẩm phán
Thẩm phán của các tòa án phải là công
dân Liên bang Nga, tuổi từ 25 trở lên, tốt
nghiệp đại học Luật và đã làm việc trong
ngành tư pháp không dưới 5 năm
4
. Thẩm
phán Tòa án Tối cao, Tòa án Trọng tài tối
cao do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm. Các
thẩm phán của các tòa án khác của các Tòa
án Liên bang do Tổng thống bổ nhiệm theo
quy định của pháp luật.
Thẩm phán làm việc độc lập, không phụ
thuộc vào bất kỳ cá nhân nào trong tổ chức
nào, các thẩm phán có quyền bất khả xâm
phạm. Các phiên tòa đều xét xử công khai,
ngoại trừ những trường hợp đặc biệt do Luật
Liên bang quy định.
3
Xem: Điều 127, Hiến pháp Liên bang Nga.
4
Xem: Điều 119, Hiến pháp Liên bang Nga.
5. Một số nhận xét
Hệ thống Toà án Liên bang Nga được
Hiến pháp quy định tương đối chặt chẽ, cơ
cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động cụ thể.
Bên cạnh các toà án như các nước theo học
thuyết "tam quyền phân lập", Liên bang Nga
có thêm Toà án Trọng tài tối cao, khẳng định
quyền tư pháp hoạt động độc lập, không phụ
thuộc lập pháp vào hành pháp. Hệ thống toà
án hoạt động thống nhất theo ngành dọc từ
trung ương đến địa phương, cấp dưới phục
tùng cấp trên, không phục tùng chính quyền
địa phương. Hiến pháp phân định rạch ròi
thẩm quyền của từng tòa án, mỗi toà chuyên
sâu xem xét từng vấn đề cụ thể, không trùng
lặp. Các thẩm phán không phải chịu sức ép
của bất kỳ ai, chỉ tuân theo Hiến pháp và
pháp luật.
Hiện nay, Liên bang Nga đang tiến hành
cải cách tư pháp theo xu hướng tạo ra cơ chế
dân chủ, công bằng, tránh chuyên quyền, độc
đoán trong xét xử. Tăng tính độc lập của các
thẩm
phán nhưng các quyết định của toà án
phải dựa trên ý chí tập thể.