Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SEOer Pakistan kể lại hành trình thoát khỏi "ngục tù" Cánh cụt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.24 KB, 13 trang )



SEOer Pakistan kể lại
hành trình thoát khỏi
"ngục tù" Cánh cụt

Vụ Google cập nhật Penguin bản mới ngày 6-10 vừa qua
(giờ Mỹ là 5-10) không chỉ gây xôn xao làng SEOer Việt
Nam, mà còn là chủ đề bàn tán của các SEOer thế giới.

Tối nay lượn lờ mạng mấy vòng mình vô tình vào trang blog
của blogger Saif Ullah (người Pakistan) và thấy bài về vụ 6-
10. Các bạn có thể tham khảo tại link gốc bản tiếng Anh:

Google Penguin Update 3 Rolled on Oct 6 2012 - 0.3%
Queries Effected !

Trong bài viết này, có hai điểm đáng chú ý:
1. Saif Ulla dẫn nguồn liệt kê 65 thay đổi trong thuật toán tìm
kiếm của Google áp dụng tháng 8 và 9. Các bạn thảm khảo
tại đây:

Search quality highlights: 65 changes for August and
September - Inside Search

2. Ở cuối bài, Saif Ulla có đưa ra một cách nhìn nhận, trích
nguyên văn:

If you are looking to get save from penguin penalty then I
would advice you to just vary the anchor text. I have been
working on many websites and I have seen that 70-80% of


varied anchor text or name in anchor text, While 10-20%
money anchor text can give you rankings and make you save
from penguin penalty. If you already have been hit from
penguin penalty then check a real case that how I got penguin
effected websites back.

Mình xin dịch:

Nếu các bác muốn tránh xa tầm đớp của con cánh cụt thì em
chỉ khuyên các bác một điều là thay đổi anchor text. Em làm
nhiều trang rồi và nghiệm thấy rằng khoảng 70-80% anchor
text biến đổi đa dạng có thể giúp các bác đạt thứ hạng và
tránh xa cái con cánh cụt đáng ghét kia. Còn nếu không may
các bác bị nó tha lên Bắc Cực thì bác bình tĩnh tham khảo
trường hợp cụ thể của em để tìm cách đưa website trở lại.

Và đây là trường hợp xử lý bị dính penguin cụ thể của Saif
Ulla.

Link gốc bản tiếng Anh:
How I Get Penguin Effected Websites back in Results!

Mình xin dịch (trình độ có hạn nên các bạn coi trọng bản
tiếng Anh nhé):

“Hôm 24-4 vừa qua, thằng Google tung bản cập nhật “trảm"
những website phạm 2 tội là sử dụng anchor text giống nhau
cho mọi backlink và đặt backlink từ những trang kém chất
lượng. Trước đó Google đã gửi 25.000 tin cảnh báo tới các
webmaster, cho thời hạn tự xử các backlink xấu trước khi con

cánh cụt bản mới được thả từ Bắc cực xuống.

Oan gia là một khách hàng của em bị dính chưởng ngay hôm
đầu tiên cánh cụt đi càn. Khách hàng sử dụng dịch vụ SEO từ
các công ty Ấn Độ và đội kia đã thực hiện đủ các thủ thuật
như submit lên các trang articles, link wheel, post bài blog,
link profile, submit trang thư mục, trao đổi link chéo, mua
link từ hai site bán link Paul và Angela, tạo tài khoản forum,
đăng bài diễn đàn rồi cả mạng xã hội Tóm lại là chúng nó
“chơi” đủ kiểu và không phải nói nhiều: bị thằng Google tóm
được đuôi. Em phải đi một vòng để xem các link đội Ấn tạo
thế nào, cơ bản thấy chúng nó mỗi tuần “chế" một bài, đẩy
lên khoảng 20 trang chuyên nhận submit articles, rồi đăng lên
ti tỉ các trang blog kèm backlink về site của khách.

Các bác có tượng tượng là bọn kia đã làm chu trình trên suốt
2 năm trước khi khách hàng cầu cứu em không?

Mịa, 2 năm chúng nó “ị" tới 10.000 backlink và giờ đến tay
em ngồi chỉnh sửa, khác gì muốn đi xem hội mà bị mẹ con
nhà Cám bắt ở nhà nhặt đỗ. Dù tởm quá nhưng em vẫn nhận
dự án này vì nhiều lý do. Có thể mấy "chiên gia" trên
SEOmoz đã viết bài hướng dẫn về đợt cập nhật mới, trong đó
có nói làm cách nào để đưa website thoát khỏi con cánh cụt,
nhưng chưa thấy bố nào viết về trường hợp cụ thể. Các bố ấy
cũng viết các bước nọ, bước kia nhưng thử hỏi đã ai làm theo
đúng các bước ấy để xem có hiệu quả hay không. Vì thế, em
nhận dự án của khách hàng để tự mày mò xem sao, đặng còn
đi khoe với các bác.


Bước 1: Phân tích website
Trước khi khách hàng đưa em tài khoản Google webmaster
và Google analytic thì em tự làm các bước sau để xác định
xem có đúng website bị dính chưởng cánh cụt hay không.

1. Tìm kiếm chính xác title của website bằng google để xem
nó on top hay là bị chìm nghỉm rồi. Kết quả, top 100 các
bác ạ.

2. Kiểm tra các backlinks bằng tài khoản Open site explorer
(loại xịn trả tiền, em không xài đồ free) thì em thấy bọn Ấn
nó tạo backlink bằng nhiều cách đấy nhưng mà chỉ dùng gần
như một anchor text. Bố bọn điên!

3. Em kiểm tra tiếp các thông số của site bằng Semrush và
Majestic SEO.

Sau đó, khách hàng đưa tài khoản Google webmaster và
Google analytic để em phi vào xem. Đầu tiên xem hộp tin,
không thấy thằng Google nó cảnh báo gì trước khi thả con
cánh cụt. Em kiểm tra tiếp lượng truy cập vì nếu visitor rơi tự
do thì chính xác là bị dính chưởng cánh cụt. Dưới đây là ảnh
minh hoạ và các bác thấy là site của khách bị “trảm” vào
ngày 24-4.

Click vào đây để xem ảnh gốc.


Bước 2: Bắt đầu xoá bỏ link xấu
May cho nhà em là khách nó giữ được các bản báo cáo đặt

backlink do bọn Ấn gửi cho (cái này đúng là phải cảm ơn
bọn nó). Em chấp nhận thử thách và bắt tay vào công cuộc xử
lý link. Mọi link kém chất lượng là em cho đi ngay. Cái nào
ok thì em để nguyên và chỉ thay anchor text khác hoặc đặt lại
tên cho anchor text mà thôi (kiểu re-name cho click-here ấy).

Em phát hiện khoảng 20 còm-men backlink trên các blog bị
thằng Google liệt vào danh sách farm xì pam. Em không
remove được các link này nên phải gửi thư xin xỏ tới
webmaster của các trang đó. Mịa, có nhõn 2 thằng phản hồi
và chịu giúp em xoá link. Bọn khác lờ lớ lơ các bác ạ! Thế là
em nghĩ ra mẹo gửi tiếp một yêu cầu khác với nội dung “Nếu
mày xoá link này thì tao cho mày 10 đô”. Nhoằng cái sáng
hôm sau có 15 thằng liên hệ với em ngay, đúng là có mùi tiền
thì khác hẳn.

Vụ ngồi xoá link xấu ngốn mất của em tới 1 tháng đấy. Em
rất khoái chí rằng mọi link đã được dỡ bỏ thì không chóng thì
chày site của khách sẽ trở lại như xưa. Chắc tối đa 1 tuần chứ
mấy! Nhưng đúng là ở đời không ai học được chữ ngờ.
Chẳng có biến chuyển gì các bác ạ, traffic thậm chí ngày một
tụt dốc. Em bắt đầu lo lắng và thấy ca này khó chữa rồi đây.

Bước 3: Làm lại nội dung và link nội bộ
Xoá hết các link đểu rồi mà vẫn chưa ăn thua, em vội kiểm
tra trang blog của site khách hàng. Blog có bài viết cập nhật
thường xuyên, nội dung ngon nhưng mà onpage thì dở.
Không có thẻ H gì cả, ảnh minh hoạ cũng không và thậm chỉ
chẳng có internal link gì. Thế là em phải ngồi chỉnh onpage
lại hết, thêm thẻ H, thêm ảnh với thẻ alt rồi link các pages lại

với nhau.

Bước 4: Tiếp tục thay đổi toàn diện onpage
Ở bước này, em sửa lại hết các thẻ Meta của từng post, cụ thể
là làm lại title và description. Sửa xong thì em đợi Google nó
index lại trong một tuần. Thực sự lúc đó em rất hy vọng site
của khách trở lại khi được Google index các thẻ Meta mới,
nhưng lại nhầm to các bác ạ. Chẳng có tiến triển gì, thậm chí
traffic giảm thê thảm hơn.

Bước 5: Gửi yêu cầu xét lại lên Google
Có bệnh thì vái tứ phương nên em làm liều vác đơn xin xét
lại hoàn cảnh lên “cửa quan” xem thế nào. Trong đơn em
trình bày rõ tội trạng và các cách khắc phục đã thực hiện
xong như trên, nay xin bác Google chiếu cố xem xét. Đợi vài
hôm không thấy Google nó phản hồi gì cả, traffic vẫn tiếp tục
lao dốc không phanh. Thực sự là em hết hy vọng rồi, có khi
đền hợp đồng cho khách thôi.

Bước 6: Bắt đầu SMM và SMO
Thấy traffic giảm kinh quá, khách thì thúc đít mỗi ngày nên
em bắt đầu thực hiện SMM và SMO (đẩy mạnh quảng bá
trên mạng xã hội) bằng cách tung hết các post lên các trang
như G+, Facebook, Twitter, Digg, Tagza, Delicious và
Stumbleupon. Nhờ bọn này mà traffic dần dần tăng trở lại dù
không có sale nào, nhưng việc quan trọng là traffic đã chứ
chưa nghĩ đến sale. Khàng hàng nó cũng đồng ý với em như
thế.

Bước 7: Đợi Google nó update

Làm hết đến bước 6 rồi thì coi như cũng rã rời sau mấy
tháng. Đây coi như là hy vọng cuối cùng và thật may mắn là
khi Google cập nhật bản 3.9 thì site của khách hàng đã được
xoá án trở về địa phương. Khi em kiểm tra bằng Google
analytics thì sốc vì lượng traffia ào ào đổ vào từ các máy tìm
kiếm. Các từ khoá đã trở lại đúng vị trí của chúng và ảnh sau
đây là minh chứng

Click vào đây để xem ảnh gốc.


Hết bản dịch, như mình xem 2 tranh minh hoạ của tay này thì
thấy từ 24-4 và đến 24-7 mới xong, vậy là 3 tháng kiên trì
thực hiện các bước trên mới được cánh cụt thả cho về.

Mình nhận xét là ca này đúng chất bị Google phạt và cần có
thời gian cải tạo thì mới được cho về. Không giống mấy ca
mà một số bạn SEOer Việt Nam khoe là chỉ 4 ngày đã khắc
phục xong.

×