Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lưu ý khi đeo trang sức giả cho trẻ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.37 KB, 4 trang )

Lưu ý khi đeo trang sức giả cho trẻ
Ngày Tết, bố mẹ thường có thói quen đeo trang sức giả cho trẻ, đặc biệt là các bé gái.
Nhưng việc đeo các trang sức giả nhiều khi gây ra những tổn thương trên cơ thể của
trẻ.
Trang sức giả: đẹp, nhưng có khỏe?
HealthyStuff.org (một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và dự báo về sức
khỏe cộng đồng) vừa có cuộc điều tra về hóa chất trong trang sức giả của người lớn và trẻ
em. Kết quả cho thấy 57% các loại dây chuyền đang được bày bán trên thị trường có
chứa hàm lượng đáng kể các hóa chất độc hại cho sức khỏe.

Cần thận trọng khi chọn mua và sử dụng trang sức giả cho trẻ dịp Tết. Ảnh: internet
Trang sức giả cho trẻ em thường được làm bằng một số chất liệu rẻ tiền. Trong thành
phần luôn có niken và đồng để tạo độ chắc, bền; cadmium và các chất khác độc hại cho
cơ thể như chì, thủy ngân tạo độ sáng bóng, lấp lánh rất bắt mắt và một số chất khác.
Những thành phần thêm vào này gây nguy cơ ngộ độc cho trẻ thông qua đường ngậm
nuốt và nguy cơ gây dị ứng da do tiếp xúc khi đeo. Trong đó, thành phần niken là nguyên
nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc ở mọi lứa tuổi và là chất gây dị ứng hàng đầu ở trẻ
em.
Nguy cơ sức khỏe xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ
Viêm da tiếp xúc do đeo nữ trang giả đa số do dị ứng cấp với niken, thường xảy ra khi
đeo cho trẻ các món trang sức như: bông tai, vòng tay, dây chuyền, nhẫn, đồ trang trí
bằng kim loại gắn trên quần áo. Trẻ gái bị nhiều hơn trẻ trai gấp 4 lần, nhiều nhất là ở bé
gái sơ sinh do tập quán xỏ tai sớm sau sinh ở nhiều nơi. Trẻ có cơ địa nhạy cảm thường
xuất hiện triệu chứng vài giờ đến vài ngày sau khi đeo trang sức. Vị trí tổn thương da
thường gặp nhất là ở dái tai, bị đỏ lên và chảy nước ngay tại lỗ xỏ đeo bông tai, có thể
gây lầm lẫn với tổn thương do nhiễm trùng da. Các vị trí khác như: vùng da hai bên dái
tai (khi đeo bông tai), cổ (do đeo dây chuyền) và cổ tay (do đeo vòng, xuyến) hoặc ngón
tay (do đeo nhẫn) nổi đỏ lốm đốm, xuất hiện mụn rộp, rỉ nước, gãi ngứa nhiều chà xát
gây trầy da.

Trang sức giả có thể gây tổn thương da ở trẻ. Ảnh: internet


Trong tổn thương dạng mãn tính, da đóng vảy nhiều hơn là mụn nước. Ngứa dữ dội bắt
đầu 7 - 14 ngày sau khi đeo trang sức lần đầu và sau 1 - 4 ngày ở những lần đeo sau đó.
Sẩn đỏ ngoài da có thể lan rộng gây ngứa trên những vùng da khác do phản ứng viêm da
cơ địa, khó phân biệt với viêm da do cơ địa hay viêm da do kích thích. Nếu để kéo dài, da
tổn thương tiếp xúc với mồ hôi, chất bẩn trên da bị nhiễm trùng, mưng mủ có thể để lại
sẹo.
Có cách nào khắc phục?
- Lựa chọn trang sức có chất lượng, chú ý những loại ít hoặc không có niken trong thành
phần, kiểu dáng đơn giản không góc nhọn, đeo rộng rãi để hạn chế tiếp xúc giữa da và
trang sức.
- Hạn chế thời gian đeo, không đeo cả ngày, nên đeo trang sức vào thời điểm trẻ không ra
mồ hôi, như thế viêm da tiếp xúc sẽ không có cơ hội biểu hiện.
- Vệ sinh da trẻ sạch sẽ vì những chất bẩn trên da cũng góp phần gây dị ứng mỗi khi trẻ
đeo nữ trang.
- Trẻ cơ địa dị ứng, da nhạy cảm, tốt nhất không nên xỏ tai sớm hoặc đeo trang sức giả.
- Khi nghi ngờ trẻ bị viêm da tiếp xúc, nên tháo trang sức ra. Rửa sạch da tổn thương với
nước, sau đó thấm khô. Giảm ngứa bằng đắp gạc lạnh, uống thuốc chống dị ứng theo
hướng dẫn của y tế. Đưa trẻ đi khám bệnh khi viêm da tiếp xúc kéo dài không khỏi hoặc
khi có dấu hiệu nhiễm trùng: trẻ bị sốt hay da tổn thương trở nên đau, sưng, đỏ da nhiều,
có mủ.

×