Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận biết, phòng ngừa trẻ bị bệnh tim bẩm sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.33 KB, 5 trang )




Nhận biết, phòng ngừa
trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Bệnh thông liên thất chiếm 12% trong các bệnh về tim bẩm sinh, nếu
phát hiện sớm và phẫu thuật ngay khi có biến chứng thì tỉ lệ tử vong
hầu như bằng 0%.
Bé NTM 20 tháng tuổi, ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) thường hay bị viêm
đường hô hấp, mỗi khi bú M. thường khóc và bú ít nên tăng cân rất chậm.
Gia đình đã đưa bé đi khám và chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không
khỏi. Khi bé được đưa đến khoa Ngoại tim mạch, BV Đại học Y Dược
TP.HCM, bác sĩ ở đây kết luận bé M. bị thông liên thất phần màng, đường
kính lỗ thông 8 mm nên cần phải theo dõi và điều trị sớm.
Không may mắn như M., bé LHY sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bến
Tre, không được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng nên đến 14 tuổi mới phát hiện
bị thông liên thất với tiến triển nặng. Với hy vọng cuối cùng, các bác sĩ khoa
Ngoại tim mạch, BV Đại học Y Dược TP.HCM cho chụp mạch máu, khảo
sát kháng lực động mạch phổi để xem còn khả năng phẫu thuật hay không.
Kết quả không như mong đợi, bác sĩ đành phải giải thích với người nhà của
bé là khả năng phẫu thuật thành công còn rất thấp (do áp lực động mạch
phổi tăng quá nặng gây xơ phổi), Y. chỉ có khả năng sống thêm khoảng 5-10
năm nếu điều kiện không phẫu thuật.
Bệnh hay gặp nhất ở tim bẩm sinh
Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hội Phẫu thuật lồng ngực
và Tim mạch TP.HCM, bệnh thông liên thất xảy ra khi vách liên thất giữa
tâm thất phải và tâm thất trái có lỗ hở. Khi đó, lưu lượng máu lên phổi sẽ
tăng hơn bình thường và gây dãn buồng tim trái, lâu ngày sẽ làm tăng áp lực
động mạch phổi hoặc suy tim. Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh hay gặp
nhất trong các bệnh bẩm sinh về tim (chiếm khoảng 12%-15%).


Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật sớm sẽ sống thọ như người
bình thường.
Trong ảnh: Một ca mổ tim tại khoa Tim mạch, BV Đại học Y Dược
TP.HCM. Ảnh: TV
“Nguyên nhân của thông liên thất chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên,
cũng như các bệnh tim bẩm sinh khác, thông liên thất hay xảy ra ở những
đứa bé mà trong thời kỳ mang thai người mẹ bị bệnh nhiễm virus rubella,
nhiễm độc hóa chất, nhiễm chất phóng xạ, mẹ sinh con khi đã lớn tuổi, sinh
nhiều lần hoặc sinh non… Bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phẫu
thuật. Bệnh nhi sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, khó thở, hay bị viêm
phổi. Nặng hơn là tình trạng suy tim tiến triển và tử vong” - bác sĩ Hoài Nam
cho biết.
Bác sĩ Phạm Thế Việt (khoa Tim mạch, BV Đại học Y Dược TP.HCM) cho
hay bệnh này rất dễ phát hiện lúc trẻ mới sinh. Vì trẻ bị thông liên thất
thường khóc khi bú, không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm. Những trẻ lớn
mắc bệnh này thường kém ăn, nhanh mệt khi hoạt động, hay bị ho và bị
viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần.
Phòng ngừa từ mẹ
Theo bác sĩ Việt, đối với những trường
hợp bệnh nhi bị lỗ thông liên thất nhỏ,
các bác sĩ sẽ theo dõi mỗi năm hai lần,
kéo dài đến năm tuổi. Nếu lỗ thông vẫn
không khít lại, các bác sĩ sẽ tiến hành
phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất. Đối
với những bệnh nhi bị lỗ thông liên thất
lớn, các bác sĩ sẽ theo dõi kỹ và phẫu
thuật sau một tuổi hoặc phẫu thuật gấp
nếu bệnh nhân có biểu hiện tăng áp động mạch phổi. Bác sĩ Việt cũng khẳng
định: “Bệnh thông liên thất thường không nguy hiểm, nếu phát hiện sớm và
phẫu thuật ngay khi có biến chứng thì tỉ lệ tử vong hầu như bằng 0%”.

Việc phòng ngừa bệnh thông liên thất ở trẻ có vai trò rất lớn của người mẹ.
Bác sĩ Hoài Nam cho rằng phụ nữ khi mang thai cần tăng cường sức đề
kháng để tránh bị nhiễm siêu vi, tiêm phòng ngừa rubella nhất là trong
những tháng đầu của thai kỳ, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia X-
quang, tia phóng xạ. Ngoài ra, các bà mẹ cũng không nên sinh nhiều quá,
sinh dày hay sinh con khi tuổi đã cao.
Mặt khác, “lúc thai được 22 tuần tuổi trở đi, người mẹ nên thực hiện siêu âm
tim thai để tầm soát những dị tật tim bẩm sinh. Sau khi sinh, nếu trẻ có
những biểu hiện như: bú kém, khóc khi bú, tăng cân chậm, bị viêm đường
hô hấp tái phát nhiều lần và trẻ lớn có cảm giác mệt khi vận động nhiều thì
nên đưa trẻ đến khám ở những bác sĩ chuyên khoa tim mạch” - bác sĩ Việt
lưu ý thêm.

Theo GS Đặng Hanh Đệ, mỗi
năm Việt Nam có khoảng
20.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm
sinh chào đời, trong số đó có
khoảng 5% các trường hợp sẽ tử
vong trong vòng một năm sau
khi sinh.

. Siêu âm dị tật thai nhi sẽ chỉ thấy được những dị tật tim bẩm sinh?
+ Sai. Vì ngoài việc phát hiện tim thai bị dị tật bẩm sinh còn có thể phát
hiện các dị tật của ống sống, dị tật ở gan, lách, thận… của thai nhi.

. Tất cả các bệnh nhân mới sinh ra được chẩn đoán bị thông liên thất đều
ph
ải chỉ định phẫu thuật?
+ Sai. Chỉ có bệnh nhân bị thông liên thất lỗ lớn và một vài trường hợp
thông liên thất lỗ nhỏ (khả năng nó không tự bít được) thì bác sĩ mới chỉ

định phẫu thuật.
. Nếu được phẫu thuật thông liên thất trước ba tuổi (khi chưa có nh
ững biến
chứng) thì bệnh nhân có khả năng sống thọ như người bình thường?
+ Đúng.
. Ph
ần lớn bệnh nhân bị thông liên thất nếu không phẫu thuật sẽ sống không
quá 40 tuổi?
+ Đúng. Chỉ có 5% bệnh nhân bị thông liên thất không được phẫu thuật
sống quá 40 tuổi.
Ths-BS PHẠM THẾ VIỆT, khoa Ngoại tim mạch - BV Đ
ại học
Y Dư
ợc TP.HCM

×