Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bí kíp chăm sóc giấc ngủ cho bé potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.49 KB, 8 trang )





Bí kíp chăm sóc giấc ngủ cho bé


Một em bé từ sơ sinh cho đến ba tuổi có thời gian ngủ không như người lớn chúng
ta. Sự khác biệt này khiến cho cuộc sống của bạn thực sự đảo lộn. Để đối phó với
việc này một cách hiệu quả, các bà mẹ nên tìm hiểu kỹ về giấc ngủ của trẻ Giai
đoạn mới sinh
Những ngày mới sinh, bé cần được ngủ từ 16 đến 20 tiếng mỗi ngày. Bé không có
một chút khái niệm gì về ngày, đêm hay giờ giấc. Tức là hầu hết thời gian trong
ngày bé đều ngủ, chỉ thức dậy để ăn trong khoảng từ 30 – 45 phút. Cái dạ dày bé
xíu của bé còn quá non nớt, chưa hoàn thiện chức năng của nó nên bé tiêu hoá rất
nhanh, và vì thế, bé cần được cho ăn trong khoảng 2 tiếng/lần, bất kể ngày hay
đêm.
Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Đương nhiên là phải tuyệt đối tuân theo nhu
cầu ăn ngủ của bé, nhưng có thể bước đầu tập cho bé về sự khác biệt giữa ăn ban
ngày và ban đêm. Ví dụ như khi cho bé ăn ban ngày, bạn hãy bật đèn sáng và trò
chuyện với bé, khi cho bé ăn ban đêm, hãy để đèn tối và giữ yên lặng, khá đơn giản
phải không? Và đừng quên tranh thủ ngủ mỗi khi bé ngủ, để đảm bảo sức khoẻ cho
cơ thể và không bị mất sữa nếu bạn cho con bú.
Từ 0 tới 3 tháng
Khoảng hai tuần sau khi sinh, thời gian ngủ của bé bắt đầu thay đổi, giảm xuống
còn 15 đến 18 tiếng một ngày. Bé bắt đầu thức nhiều hơn vào ban ngày và ngủ
nhiều hơn vào ban đêm. Nếu tập được cho bé tốt, bé có thể đi vào “quỹ đạo” ăn
ngủ theo ý bạn sau sáu tuần. Vào khoảng thời gian bé được ba tháng, bé sẽ chỉ còn
giữ thói quen ngủ ba giấc vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm, chỉ tỉnh
dậy để ăn một đến hai lần.
Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Đến giai đoạn này, việc tập cho bé


cảm nhận sự khác biệt giữa ngày và đêm cần phải cụ thể hơn. Bạn nên chơi với bé
nhiều hơn vào ban ngày, thậm chí khi bé ngủ, hãy để những âm thanh của các hoạt
động ban ngày diễn ra bình thường, đừng quá giữ yên ắng. Tập để bé tự ngủ vào
ban đêm, đừng giúp đỡ bé ngủ quá nhiều bằng cách cho bé ti rồi ngủ luôn, hoặc
cho bé nằm lên ngực bạn khi đi ngủ. Việc này sẽ tạo cho bé một thói quen xấu, sau
này bé sẽ rất khó ngủ lại nếu thức dậy vào ban đêm và rồi không được ti hay nằm
lên ngực bạn.
Từ 3 – 6 tháng
Giai đoạn này, thời gian ngủ của bé là 9 – 12 tiếng mỗi đêm và ít nhất hai giấc ngủ
ngắn ban ngày. Giấc ngủ ngày của bé có thể kéo dài từ 45 phút đến hai tiếng, và
thời gian cho mỗi lần thức cũng vào khoảng hai tiếng. Các bà mẹ cũng có thể dự
đoán trước được thời điểm bé thức dậy để ăn vào ban đêm. Tới khi bé được bốn
tháng, hoặc cân nặng 7kg, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi, và nếu không
đáp ứng được sự thay đổi này, sẽ rất khó để bạn đưa bé tuyệt đối tuân theo lịch
trình ăn ngủ hàng ngày.
Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Khi bé được bốn tháng, hãy bắt đầu
cho bé thử ăn giặm để đáp ứng sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé. Tuy
nhiên, việc ăn giặm cần hết sức cẩn thận, nếu bé không thay đổi quá nhiều, hoặc
thể hiện sự đòi hỏi về việc ăn uống quá nhiều, tốt nhất chờ đến khi bé được sáu
tháng hãy cho bé ăn dặm.
Từ 6 – 12 tháng
11 tiếng cho giấc ngủ đêm và thêm ít nhất hai giấc ngủ ngày. Có thể bạn sẽ thắc
mắc tại sao bé được ăn giặm rồi, tức là ăn no lâu hơn rồi, mà đêm vẫn tỉnh dậy đòi
ăn? Rất có thể, không phải bé thức dậy để đòi ăn, mà là do sự phát triển của những
chiếc răng bé xíu trong lợi của bé, chúng khiến bé khó chịu và khó ngủ. Và đến độ
tuổi này, sự nhận biết về cha mẹ cũng đã cực kỳ rõ ràng, bé sẽ thấy bất an với sự
vắng mặt của bạn nên khi dậy sẽ rất dễ khóc vào buổi đêm.
Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Trước tiên, hãy đảm bảo cho việc tăng
cân của bé được ổn định, khi bé đủ dinh dưỡng, bé sẽ không tỉnh dậy vì đói. Bạn

cũng cần tập cho bé không ăn đêm để bé dần có thể hiểu được bé cần phải ngủ
nhiều hơn vào thời điểm này trong ngày. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu mọc răng,
hãy dùng những loại gel bôi chuyên dụng giúp làm giảm đau lợi cho bé, để bé bớt
đau đớn và quấy khóc. Hay đơn giản làm yên lòng bé mỗi khi thức dậy trong cũi
và không thấy ba mẹ bên cạnh bằng những người bạn đồ chơi mà bé thích.
Từ 1 – 2 tuổi
Thời gian ngủ dao động trong khoảng 10 – 12 tiếng mỗi đêm, cộng thêm hai giấc
ngủ ngắn ban ngày. Đến độ tuổi này, vào giấc ngủ đêm, bé có thể sẽ ngủ khoảng
bốn tiếng, sau đó thức dậy. Cảm xúc của bé phát triển nhiều hơn cũng đem lại
những nỗi sợ mơ hồ cho bé nhiều hơn. Tuy nhiên nếu bạn may mắn, cộng thêm
việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé tốt và giỏi trong việc tập luyện thời gian cho bé,
bé sẽ ngủ thâu đêm và bạn không phải khổ sở thức dậy để dỗ dành bé mỗi đêm
nữa.
Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Quan trọng nhất là tạo cho bé cảm giác an
toàn và yên tâm mỗi khi đi ngủ. Một chiếc giường đẹp theo đúng sở thích của bé,
với những người bạn đồ chơi quen thuộc, nhưng câu chuyện vui vẻ trước khi đi
ngủ là những gợi ý dễ dàng nhất. Ba mẹ hãy thể hiện để bé hiểu được tình yêu
thương của ba mẹ, vì thời gian này là lúc bé phát triển nhận thức rất nhanh. Một
điều nhỏ nữa, nếu bé ngủ trưa, đừng để bé ngủ quá 4g chiều.

Từ 2 – 3 tuổi
Tổng cộng thời gian ngủ của bé cả giấc đêm và giấc ngày là 10 – 12 tiếng. Đôi khi
vì mải chơi, bé thậm chí không ngủ trưa mà dành toàn bộ thời gian ngủ cho giấc
đêm. Việc này đôi khi lại gây nên hậu quả trái ngược, vì không được ngủ ngắn vào
ban ngày nên chiều bé thường sẽ rất quấy và không chịu ăn uống tử tế. Đến ban
đêm, bé cũng sẽ dễ thức dậy hơn vì cơ thể sẽ nhầm tưởng đó là giấc ngủ ngày. Giai
đoạn này, những giấc mơ và ác mộng xuất hiện rất rõ ràng đôi khi cũng ảnh hưởng
tới giấc ngủ của bé.
Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Hạn chế thời gian xem tivi và những trò
chơi vận động quá mạnh của bé trước khi đi ngủ. Cho bé đi ngủ đúng giờ, đừng để

tới khi bé mệt rũ và gắt gỏng quá mức rồi mới cho bé ngủ. Đẩy mạnh những thói
quen để bé có thể ngủ đúng giờ và yên tâm với giấc ngủ của mình. Ba mẹ cũng nên
linh hoạt với bé một chút, nếu cần có thể ngủ cùng bé khi bé gặp ác mộng và quá
sợ hãi vào ban đêm.
Cơ thể của mỗi bé là khác nhau, và việc đáp ứng theo nhu cầu của mỗi bé cũng là
khác nhau. Vì thế, hãy không ngừng tìm hiểu về con bạn để nắm rõ những thay đổi
cũng như nhu cầu hàng ngày của bé bạn nhé.

×