Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Từ 6 - 9 tháng tuổi: Tập bé thói quen ngủ suốt đêm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.36 KB, 5 trang )




Từ 6 - 9 tháng tuổi: Tập bé thói quen
ngủ suốt đêm


Khi được khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết những đứa bé sinh đủ tháng, khoẻ mạnh
đều có thể “ngủ một lèo” từ tối cho tới sáng. Nếu bạn muốn tập cho bé kỹ năng
này, trước nhất bạn phải thật sự kiên nhẫn và nhất quán trong phương pháp tập
cho bé lên giường ngủ và xử lý trường hợp bé thức dậy giữa đêm. Điều này sẽ giúp
cho bé tập cách tự dỗ mình ngủ trở lại dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn.

Bạn cần làm gì?
Tập cho bé đi ngủ đúng giờ. Những “thủ tục” thư giãn trước giờ đi ngủ (đi tắm, kể
chuyện, bú sữa, đánh răng, hát ru) sẽ giúp tinh thần bé thư thái, ổn định và hiểu
được đã đến lúc lên giường ngủ.

Đặt bé vào giường/nôi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Trong những giai
đoạn của giấc ngủ, tất cả chúng ta cũng hay thức giấc giữa đêm. Nếu trẻ em được
dỗ ngủ bằng một nguồn an ủi nào đó thì khi thức dậy vào giữa đêm bé sẽ tìm đến
nguồn an ủi đó để ngủ trở lại (Ví dụ như nhiều bà mẹ có thói quen dỗ ngủ cho bé
bằng cách cho ngậm ti, vì thế khi bé thức giấc giữa đêm sẽ chỉ có ti mẹ mới khiến
bé ngủ tiếp được. Thói quen này không tốt vì sẽ khiến bé không tự điều khiển được
giấc ngủ của mình). Do đó, nên đặt bé nằm vào giường hoặc nôi khi bé đã buồn
ngủ nhưng vẫn thức để bé học cách tự dỗ mình vào giấc ngủ.

“Biện pháp” khi bé phản đối. Lên kế hoạch những việc cần làm nếu bé cứ khóc lóc
trong khi tự dỗ mình ngủ. Bạn có thể xoa lưng, vỗ về, thủ thỉ nói chuyện khiến bé
bình tâm trở lại và để bé tự ngủ. Không nên quá lo lắng hoặc quan tâm khi bé khóc
quấy trước lúc ngủ trừ những trường hợp bất thường (đói, đau bụng, sốt…). Đôi


khi sự hiện diện thường xuyên của bố mẹ làm bé khó tập trung dẫn đến khó ngủ.
Bạn có biết?
Bé của bạn cũng đang nhìn và học theo bạn

Điều đó có ý nghĩa gì với bạn:
Ở tuổi này, bé bắt đầu biết quan sát những người thân yêu của bé và bắt chước theo
thái độ của người ấy trong một tình huống nào đó. Chẳng hạn như, khi có một vị
khách đến chơi nhà thì bé sẽ nhìn cách bố mẹ mình phản ứng ra sao: Họ có mỉm
cười vui vẻ không? Người khách này tốt không? Có tin cậy không? Để giúp bé
điều chỉnh được thái độ khi gặp người lạ, hãy cho bé thấy và cảm nhận gương mặt,
giọng nói, và hành động của bạn để bé hiểu được người lạ ấy tốt bụng và đáng tin
cậy ra sao.

×