Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đô Thị Thông Minh Xu Hướng Trong Tương Lai Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.19 KB, 13 trang )

ĐÔ THỊ THÔNG MINH XU HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI
TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Hiện nay, các đơ thị đang hướng tới phát triển bền vững. Do đó, xu hướng
phát triển đơ thị thông minh đang trở thành xu hướng chung và trở thành mối quan
tâm đặc biệt của mỗi quốc gia. Trong tương lai tất cả các thành phố phải sử dụng
các hệ thống thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và mặt khác để phát
triển bền vững. Các hệ thống thông minh giúp các hoạt động hàng ngày trở nên dễ
dàng, hiệu quả hơn hỗ trợ thực sự cho sự phát triển thành phố bền vững. Bài viết
này phân tích và xác định các ́u tớ chính của các thành phớ thơng minh trong
tương lai. Sau đó, dựa vào kinh nghiệm các nước, cũng như xu thế phát triển đô thị
thông minh tại Việt Nam trong những năm qua, tác giả phân tích thực trạng đơ thị
Việt Nam cũng như thực trạng thực hiện phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam,
trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển đô thị thông minh
cho Việt Nam.
Từ khóa: Đô thị thông minh, hệ thống thông minh
1. Giới thiệu
Trong thập niên vừa qua, cùng với quá trình đơ thị hóa, sớ lượng người dân
tập trung sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn ngày càng tăng. Theo báo cáo
của Liên hiệp quốc 2008 và tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 2010 cho biết hơn
nửa số dân sống ở các đô thị và tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng trong các năm
tiếp theo. Trong đó Liên minh châu Âu, mật độ dân số và đô thị hóa cao là phở biến
ở hầu hết các q́c gia, nơi có hơn 70% dân số sống ở các thành phố. Con số này
được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 80% vào năm 2030, mặc dù dân số EU dự kiến sẽ
không tăng trong những thập kỷ tiếp theo (IEA, 2008c). Việc gia tăng dân số sẽ ảnh
hưởng đáng kể đến sự phát triển của các thành phố bởi tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, thiếu thớn các nguồn lực như: nước sạch, đất đai, không gian và năng
lượng... Với các công nghệ và phương pháp quản lý truyền thống, việc giải quyết
các khó khăn nêu trên sẽ gặp nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, một số nước phát


triển đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về các cơng nghệ cốt lõi và công nghệ thông
tin để xây dựng giải pháp “kiểm soát” các vấn đề khó khăn nảy sinh trong q trình
phát triển của mợt đơ thị hiện đại. Đô thị thông minh ra đời sẽ giải quyết tởng hịa
các mới quan hệ kinh tế, xã hợi và kỹ thuật. Đô thị thông minh cũng sẽ dần dần thay

82


đổi cạnh tranh đô thị truyền thống sang miền thông minh hơn như thu hút các nhà
đầu tư, du khách, người dân bằng các sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông minh
trong điều hành và quản lý (Malecki, 2013). Bài viết sau đây sẽ trình bày khái quát
về hệ thống thông minh, đô thị thông minh, kinh nghiệm xây dựng đô thị thông
minh trên thế giới và thực trạng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Dựa vào
nghiên cứu điển hình các nước, tác giả sẽ đề xuất giải pháp cụ thể để xây dựng đô
thị thông minh tại Việt Nam trong những năm tiếp theo.
2. Khái quát về hệ thống thông minh và đô thị thông minh
2.1. Hệ thống thông minh
Hệ thống thông minh được xem như yếu tố hỗ trợ thực sự cho sự phát triển
đô thị và cũng sẽ tạo ra sự phát triển bền vững của các thành phớ trong tương lai.
Hình 1 cho biết hệ thống lõi của đô thị thông minh gồm: Giáo dục, y tế, giao thông
và hệ thống quản lý công.

Hệ thống
giao thông

Hệ thống y tế

Hệ thống lõi

Hệ thống quản

lý cơng

Hệ thớng
giáo dục
Hình 1. Hệ thống lõi của đơ thị thông minh
Cải thiện chất lượng và hiệu suất của các đô thị đòi hỏi tất cả các các bên liên
quan phải thực thi hệ thống thông minh một cách hiệu quả. Sự phát triển của thành
phố phụ thuộc vào việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên không tái tạo dựa trên giải
pháp thông minh và sử dụng hiệu quả các giải pháp thông minh đó để tạo ra nguồn tài
nguyên tái tạo. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt
nhưng chưa sử dụng hết giá trị thực của chúng. Theo S. Dirks, C. Gurdgiev and M.
Keelin (2010) khoảng 65% dân số thế giới sẽ là đô thị đến năm 2025. Vấn đề là do đô
thị hóa ngày càng trở nên phổ biến và phát triển nhanh cần đòi hỏi các giải pháp

83


thông minh đặc biệt là trong các lĩnh vực được coi là chính yếu. Sử dụng các hệ thống
thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống của công dân, nhưng cũng và nhiều
hơn nữa sẽ phải tính đến việc tiêu thụ hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên
thiên nhiên được xem là hạn chế và sẽ cạn kiện trong tương lai
2.2. Khái niệm đô thị thông minh
Caragliu, 2009 đã cho rằng, đô thị thông minh bao gồm 3 thành phần chính
đó là (i) Thân thiện với mơi trường, (ii) Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong quản lý và (iii) hướng tới phát triển bền vững. Mặc dù hiện nay trên thế giới
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về Đô thị thông minh. Nhưng về cơ bản, đó
là mơ hình thành phớ ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lý, nâng
cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành
phố và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
Ở Việt Nam, việc tiếp cận và thực hiện thành phố thông minh xuất phát từ

khái niệm “Chính quyền điện tử” làm trọng tâm và phát triển thông minh hơn một
số các tiêu chí phù hợp với nhu cầu, điều kiện và nguồn lực có thể có của từng
thành phớ và từng giai đoạn
2.3. Tiêu chí xác định đơ thị thông minh
Trên thế giới chưa có các tiêu chuẩn chính thức về thành phố thông minh,
tuy nhiên, một số tiêu chí chính sau đây được các tổ chức, các nước lựa chọn để
đánh giá và làm tiêu chí xây dựng thành phố thông minh đó là
+ Nền kinh tế thông minh.
+ Di chuyển thông minh.
+ Môi trường thông minh.
+ Quản lý đô thị hiện đại.
+ Công dân thông minh.
+ Cuộc sống thông minh.
3. Kinh nghiệm phát triển Đô thị thông minh trên thế giới và bài học cho
Việt Nam
3.1. Kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh trên thế giới
Việc phát triển một thành phố trở thành thành phố thông minh đã và đang trở
thành xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại, trên thế giới cho đến nay đã xuất hiện
khá nhiều thành phố thông minh, có thể liệt kê như: New York, Kista, Stockholm,
Florence, Đài Bắc, Barcelona, Brisbane, Malta, Dubai và Kochi…. Việc nghiên cứu
kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thành

84


phố thông minh và từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng thành
phố thông minh.
Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha: Năm 2009, Thành phố Barcelona
đứng thứ 4 trong các thành phố ở khu vực châu Âu về thu hút đầu tư kinh doanh
(Crushman và Warkefied, 2009). Các nhà chính quyền đô thị thành phố đã thiết lập

và cải cách chính sách phát triển đô thị thông minh. Cải cách nền kinh tế hành chính
công sang nền kinh tế tri thức bằng cách kết hợp giữa doanh nghiệp, người dân,
chính quyền, thể chế một cách hài hòa. Thông qua sử dụng công nghệ thông tin hiện
đại và dịch vụ thông minh đã biến chuyển nền kinh tế hành chính công sang nền
kinh tế hiện đại, hiệu quả và thông minh, thúc đẩy thành phố có tính cạnh tranh hơn.
Ở đây, các nhà chính quyền đô thị chú trọng đến việc sự tương tác giữa chính
quyền, thể chế, người dân và các doanh nghiệp. Kinh nghiệm rút ra bài học từ
Barcelona là họ tạo ra Chính quyền thông minh, kinh tế thông minh, công dân thông
minh và cuộc sống thông minh.
Thành phố Manchester của Anh: Nhấn mạnh đến tái tạo đô thị dựa vào
phát triển kỹ thuật số. Các nhà chính quyền đô thị tại thành phố đã nhấn mạnh vai
trò của nền kinh tế kỹ thuật số và tạo ra nền kinh thế tri thức để thúc đẩy tái phát
triển đô thị. Ngay những năm 80, Manchester đã dần dần phát triển theo xu hướng
các thành phố thông minh chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi xã hội
theo hướng đổi mới và tái phát triển. Ba ưu tiên chính được xác định tại thời điểm
đó là: tập trung vào khu vực làm việc; phát triển chiến lược 'thành phố sáng tạo';
khuyến khích đổi mới thông qua sự phát triển khoa học kỹ thuật và coi công nghệ
và truyền thông (ICT) đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng và
dịch vụ mới, và do đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Chính quyền Manchester đã xem xét Chiến lược kỹ thuật số và các ưu tiên
phát triển kỹ tḥt sớ của riêng mình để xây dựng trên thế mạnh của thành phố
nhằm khắc phục tình trạng thiếu vớn để hỗ trợ đầu tư và khởi nghiệp; đổi mới kỹ
thuật số để tạo ra cơ sở hạ tầng mới thúc đẩy Manchester phát triển theo hướng
'Thành phố thông minh' trong các lĩnh vực như năng lượng thông minh, điện toán
đám mây và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số NGA tốc độ cao (sợi và không dây) , mạng và
dịch vụ. Chiến lược kỹ thuật số Manchester chủ yếu đề cập đến khái niệm "Công
dân thông minh ở các thành phố thông minh", sử dụng công nghệ kỹ thuật số để
thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, xây dựng năng lực và vốn xã hợi. Sử dụng mơ
hình vớn xã hợi bớn cấp, cụ thể là: tạo ra mợt tầm nhìn chung và ý thức thuộc về tất
cả các cộng đồng thông qua việc sử dụng trí tưởng tượng của các công nghệ kỹ

thuật số để giúp biến đổi cuộc sống; đảm bảo sự đa dạng được đánh giá cao và được
khen thưởng tích cực thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận các công nghệ kỹ
thuật số để hỗ trợ mạng lưới xã hội; thu hút mọi người từ các nguồn gốc khác nhau

85


thông qua việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số cho phép họ có cơ hội sống tương
tự; khuyến khích thúc đẩy phát triển các mối quan hệ giữa những người có nguồn
gốc khác nhau tại nơi làm việc, trong giáo dục và trong khu vực bằng cách sử dụng
công nghệ kỹ thuật số để phá vỡ rào cản và thúc đẩy sự gắn kết xã hội.
Thành phố Đài Bắc của Đài Loan: Để trở thành một thành phố thông minh
trong khu vực và trên thế giới, Đài Bắc đã đầu tư trọng điểm vào hạ tầng công nghệ
thông tin cho dịch vụ mạng công cộng và hệ thống giao thông, để đưa Đài Bắc trở
thành thành phố di động thông minh nổi tiếng và đã đạt được chứng nhận và giải
thưởng thành phố thông minh của ICF vào năm 2006.
Với hạ tầng công nghệ thông tin cho các dịch vụ công cộng, thành phố Đài
Bắc đã thành công trong việc gần như phủ sóng mạng không dây công cộng trên
toàn thành phố để người dân có thể tự do truy cập thông tin tại các địa điểm công
cộng tập trung như: sân bay, nhà ga, bến đợi tàu điện ngầm, tàu cao tốc…
Đài Bắc đã tự động hóa và kỹ thuật số hóa hệ thống giao thông và chương
trình quản lý giao thơng đơ thị đã giúp việc đi lại, luân chuyển của người dân và
phương tiện giao thông trong thành phố được thuận lợi, tiện ích.
Đài Bắc cũng là Thành phố phát triển chính phủ điện tử mạnh mẽ thực hiện
cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Các cơ sở dữ liệu dân
cư, doanh nghiệp… cấp quốc gia đã được triển khai giúp cho việc cung cấp hiệu
quả các dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp. Do vậy, Đài Bắc đã rất phát triển
và là một trong nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực châu Á.
Kinh nghiệm rút ra từ Đài Bắc đi đến xây dựng đô thị thông minh là phát triển
mạnh hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng tốt nền tảng tích hợp trên cơ sở phát

triển chính phủ điện tử và đẩy mạnh các ứng dụng thông minh vào quản lý đô thị.
Bảng 1: Các Đô thị Thông minh trên thế giới
Vùng

Thành Phố

Châu Á

Bangalore (Ấn độ); Trùng Khánh (Trung Quốc); Doha (Qatar);
Gangnam Quận, Seoul (Hàn Quốc); Hong Kong; HwaSeongDongTan (Hàn Quốc); Hyderabad Ấn Độ); Ichikawa (Nhật Bnar);
Jaipur, Rajasthan (India); Jia Ding (Trung Quốc); Kabul
(Afghanistan); Mitaka (Nhật Bản); Thượng Hải (China); Seoul (
Hàn Quốc); Singapore; Suwon (Hàn Quốc); Đài Bắc (Đài Loan);
Hạt Đào Viên (Đài Loan); Tel Aviv (Israel); Thiên Tân (Trung
Quốc); Yokosuka (Nhật Bản)

Châu Phi

Thị Trấn Cape (Nam Phi); Vịnh Nelson Mandela (Nam Phi)

86


Châu Âu

Besangon (Pháp); Birmingham (Anh); Dundee, Scotland (Anh);
Eindhoven (Hà Lan); Glasgow, Scotland (Anh); Hammarby Sjostad
(Thụy Điển); Issy-les-Moulineaux (Pháp); Karlskrona (Thụy Điển);
Malta (Malta); Manchester (Anh); Reykjavik (Iceland); Sopron
(Hungary); Stockholm (Thụy Điển); Tallinn (Estonia); Sunderland

(Anh); Trikala (Hy Lạp), Barcelona (Tây Ban Nha)

Bắc Mỹ

Mỹ: Albany (New York); Ashland (Oregon); Arlington County
(Virginia); Bettendorf (Iowa); Bristol (Virginia); Chattanooga
(Tennessee); Cleveland (Ohio); Corpus Christi (Texas); Dakota
County (Minnesota); Danville (Virginia); Dublin (Ohio); Florida
High Tech Corridor; LaGrange (Georgia); Northeast Ohio; Loma
Linda (California); Riverside (California); San Francisco; Spokane
(Washington); Westchester County (New York); Winston-Salem
(Carolina) Canada: Burlington (Ontario); Calgary (Alberta);
Edmonton (Alberta); Fredericton (New Brunswick); Kenora
(Ontario); Moncton (New Brunswick); Ottawa (Ontario); Quebec
City (Quebec); Stratford (Ontario); Toronto (Ontario); Vancouver
(British Columbia); Waterloo (Ontario); Western Valley (Nova
Scotia); Windsor-Essex (Ontario); Winnipeg (Manitoba

Trung/Nam
Mỹ

Barceloneta (Puerto Rico); Curitiba, Parana (Brazil); Pirai (Brazil);
Porto Alegre (Brazil)

Châu Đại Ballarat (Australia); Gold Coast City (Australia); Ipswich,
Dương
Queensland (Australia); State of Victoria (Australia); Whittlesea,
Victoria (Australia)
Nguồn: />3.2. Xu hướng xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam
3.2.1. Sự phát triển của đô thị Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng đến 6/2017 cả nước có 805 đô thị, trong đó
có 2 đô thị đặc biệt, 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 85 đô thị loại
IV và 633 đô thị loại V. Số đô thị nhỏ chiếm 78,6%. Tỷ lệ đơ thị hóa trung bình cả
nước đạt khoảng trên 37%. Mặc dù tổng diện tích đất tự nhiên đô thị cả nước
khoảng 330.610 ha (bằng 1% diện tích đất cả nước), trong đó đất nội thành, nội thị
chiếm khoảng 125.000 ha (khoảng 40% tổng diện tích đất đô thị). Tuy nhiên, tăng
trưởng kinh tế ở khu vực đô thị cao gấp 1,5 - 2 lần so với mặt bằng chung của cả
nước, khu vực đô thị hàng năm đóng góp 70 - 75% GDP của Việt Nam. Việt Nam

87


đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, dân sớ đô thị khoảng 44 triệu người vào
năm 2020, chiếm 45% dân số đô thị cả nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52
triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước. Đô thị hóa và công nghiệp hóa luôn
có mối quan hệ phụ thuộc, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Bằng chứng rõ nét cho sự kết
hợp này thể hiện qua số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam tăng nhanh cùng
với quá trình đơ thị hóa. Số lượng các đô thị và tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam gia tăng
khá nhanh (Hình 2 và Hình 3).

Hình 2: Tỷ lệ đơ thị hóa tại Việt Nam so sánh với các nước và so sánh
theo thời gian
Nguồn: Ngân hàng thế giới (2011)

Hình 3: Sự phát triển của các loại đô thị tại Việt Nam từ năm 1990
và dự báo đến năm 2025
Nguồn: Ngân hàng thế giới và Bộ Xây dựng, 2016
Như Hình 4 chỉ ra mức đô thị hóa theo khu vực ngày càng gia tăng, nhìn
chung mức đợ đơ thị hóa cao tập trung ở hai vùng đó là đồng bằng sông Hồng (gồm
Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Nam.) và vùng Nam Bộ nơi mà

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm và một số tỉnh lân cận như Cần Thơ….

88


Hình 4: Tỷ lệ đô thị hóa theo vùng
Nguồn: GSO, 2009; GSO - UNFPA, 2014.
Theo báo cáo của UNFPA (2014) cho biết mức đợ đơ thị hóa giữa các tỉnh là
hồn tồn khác nhau. Cụ thể Thành phớ Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có mức đợ đơ thị
hóa cao nhất là 83% và 76,6%. Tại Bình Dương, tỷ lệ đô thị hóa tăng khá nhanh, cụ
thể năm 2014 tăng lên 78,7% tăng gấp 2,6 lần so với năm 2009. Các tỉnh có tỷ lệ đơ
thị hóa dân sớ thấp nhất là Thái Bình, Bắc Giang. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc phân
bố dân cư đô thị không đồng đều, tập trung ở đô thị lớn với 16% từ đô thị loại đặc
biệt và 50% loại I trong tổng dân số đô thị trên cả nước. Do mật độ dân số cao, các
thành phố lớn đang phải đối mặt với vấn đề dân số quá mức, thiếu không gian cho
người dân sinh sống và phát triển không bền vững.
Dân số thành thị ở Việt Nam tăng dần, đặc biệt là từ năm 2000 (Hình 5).
Năm 2006 khoảng 32 triệu người thành thị, chiếm 35,2% tổng dân số. Mặc dù số
lượng đô thị cao nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nhưng sớ lượng dân
sớ cao nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Lý do là mật độ cao hơn ở Đông Nam Bộ và
cũng bởi dòng di cư từ khu vực khác đến khu vực này chủ yếu đến các khu công
nghiệp và khu đô thị. Trên thực tế, đô thị càng phát triển, dòng người di cư càng lớn
(nhóm người di cư có 80% thời gian sống ở thành thị đang tăng đáng kể ở Hà Nợi
và Thành phớ Hồ Chí Minh)

Hình 5: Dân số đơ thị tại Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê 2015.

89



Dân số đô thị cũng tập trung ở các thành phố lớn nhiều hơn các thành phố
nhỏ. Năm thành phố lớn nhất thuộc về các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà
Nợi, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phớ Hồ Chí Minh, Cần Thơ) chiếm 41,29% tổng
dân số đô thị (năm 2015).
Mặc dù nhiều đô thị đang mở rộng, các thành phố ngày càng trở nên quá
đông đúc. Mật độ dân sớ đơ thị trung bình ở Việt Nam tăng vừa từ 6.800 người /
km2 năm 2000 lên 7.700 người / km2 năm 2010. So với tồn khu vực, dân sớ sống ở
thành thị đông đúc hơn nhưng vẫn ít hơn Indonesia, Hàn Q́c hay Philippines. Ở
Việt Nam khơng có các thành phố lớn với 10 triệu dân trở lên, chủ yếu là các thành
phố vừa và nhỏ. Mặc dù tỷ lệ dân số đô thị tăng lên trong năm nay, nhưng nó tăng
trưởng chủ yếu ở khu vực thành thị với hơn 200.000 người. Thành phớ Hồ Chí
Minh và Hà Nợi có dân sớ đơ thị cao nhất với lần lượt là 7,8 triệu và 5,6 triệu
người, chiếm một phần ba tổng dân số cả nước.
Mặc dù số lượng đô thị tăng nhanh, nhưng đa số đều đối mặt với thách thức
về chất lượng đô thị chưa bảo đảm, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp đà phát triển của
đô thị, xuống cấp nhanh dẫn đến những hậu quả về tắc đường, thiếu nước sinh hoạt,
ngập úng nước thải, nước mưa, rác thải ô nhiễm môi trường...Thiếu các nguồn lực
và cơ chế, chính sách ứng phó với xu thế đô thị hóa. Xu hướng xây dựng thành phố/
đô thị thông minh sẽ là xu hướng tất yếu.
3.2.2. Xu hướng phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương định hướng
cho phát triển đô thị thông minh. Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XII, đã chỉ rõ: “Sớm triển khai xây dựng một số khu hành chính - kinh
tế đặc biệt; ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh”. Nghị quyết số 36a/NQ-CP
ngày 14/10/2015 của chính phủ về chính phủ điện tử. Nghị quyết số 05/NQ-TW
ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Một số chủ trương, chính
sách lớn nhằm tiếp tục đởi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đã đề cấp đến một nội
dung “ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh”. Trong Quyết định số 1819/QĐTTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê dụt Chương trình q́c gia

về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã đưa ra
các mục tiêu và nhiệm vụ: “triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm theo
các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn”.
Đối với các cấp địa phương, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
thành phố lớn nhất cả nước đã có Quyết định số 4693/QĐ-UBND ngày 8/9/2016 về
thành lập Ban Điều hành thực hiện Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở
thành đô thị thông minh”. Đề án này tập trung 3 nội dung lớn, đó là: xây dựng chính

90


quyền điện tử nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước, tăng tính công khai, minh
bạch của chính quyền, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; xây dựng
trung tâm dữ liệu mở dùng chung cho xã hội và cung cấp các dịch vụ tiện ích cho
người dân trong các lĩnh vực, như: quy hoạch thông minh, giáo dục thông minh, y
tế thông minh, giao thông thông minh. Ngày 25/3/2014, Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng đã ký Quyết định 1797/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng thành
phố thông minh hơn tại Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2020. Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng thành phố thông
minh hơn tại Đà Nẵng. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố
ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng giai đoạn 2016 2020 trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án xây dựng thành phố thông
minh hơn tại Đà Nẵng được phê duyệt tại Quyết định nêu trên. Thành phố Đà
Nẵng đã lựa chọn 05 vấn đề để thực hiện thành phố thông minh hơn cho lợ trình 5
năm, đây là các vấn đề được xem là có nhu cầu lớn nhất và có tính khả thi khả thi
cao. Cụ thể: Kết nối thành phố: xây dựng hạ tầng mạng kết nối trên toàn thành phố
để phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin của chính quyền, doanh nghiệp,
người dân, du khách và truyền dẫn cho các ứng dụng thành phố thông minh hơn;
hệ thống giao thông thông minh: ứng dụng ICT vào công tác quản lý giao thông
đô thị của thành phố một cách chủ động và hiệu quả hơn; hệ thống cấp nước thông
minh: ứng dụng ICT để nâng cao chất lượng xử lý và phân phối nước sạch cho

người dân thành phố.
Một số tỉnh, thành phố khác trong đó có Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên
Giang… đã có những hoạt động để xây dựng đô thị thông minh. Có thể nói xây
dựng thành phố thông minh đã là một xu hướng tất yếu và việc phát triển một
thành phố thông minh cần có sự tham gia đầy đủ các thành phần như chính phủ,
chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng. Sự phát triển của đô thị
thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đơ thị hóa mới,
mợt mặt áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tri thức để thay đổi cách thức quản lý
đô thị, một mặt đem đến hiệu quả và môi trường sống ổn định, lành mạnh và tiện
ích hơn cho người dân.
4. Giải pháp phát triển đô thị thông minh cho Việt Nam
Qua phân tích trên ta thấy, các thành phần cốt lõi đối với thành phố thông
minh bao gồm 3 nhân tố chính: Công nghệ (bao gồm công nghệ phần cứng và phần
mềm); Con người (tính sáng tạo, sự đa dạng, và có giáo dục); thể chế (quản trị và
chính sách). Với sự kết hợp hài hòa giữa các nhân tố trên, một thành phố thông
minh khi đầu tư vào vốn con người, vốn xã hội và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

91


4.1. Giải pháp cơng nghệ
Cơng nghệ là chìa khóa để trở thành mợt thành phớ thơng minh vì việc sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông có thể thay đổi cuộc sống và nơi làm
việc. Một cơ sở hạ tầng hoạt động tốt là hoàn toàn cần thiết nhưng không đủ để trở
thành một thành phố thông minh. Cơ sở hạ tầng và ứng dụng CNTT là điều kiện
tiên quyết, nhưng không có sự tham gia thực sự và sẵn sàng hợp tác và hợp tác giữa
các tổ chức công, khu vực tư nhân, các tổ chức tự nguyện, trường học và cơng dân
thì khơng có thành phớ thơng minh.

Một trong các tiêu chí của đô thị thông minh là tính di chuyển thông minh,
do vậy công nghệ di động, ảo và phổ biến có tầm quan trọng. Những công nghệ này
mang lại lợi ích cho cư dân thành phố trong lối sống di động. Do vậy cần chú trọng
cơ sở hạ tầng không dây đó là các thiết bị mạng (các kênh cáp quang và mạng wifi), các điểm truy cập công cộng (các điểm nóng không dây, ki-ốt) và các hệ thống
thông tin hướng dịch vụ dựa trên Internet có thể tương tác giữa chính phủ, doanh
nghiệp và dân cư.
4.2. Giải pháp về con người
Công nghệ không phải là yếu tố duy nhất tạo nên thành phố thông minh. Mà
quan trọng hơn, đó chính là vai trò của vốn con người là nguồn nhân lực và giáo
dục trong phát triển đô thị. Con người thông minh là một thành phần quan trọng của
thành phố thông minh. Khái niệm con người thông minh bao gồm các yếu tố khác
nhau như tính linh hoạt, sáng tạo, chủ nghĩa quốc tế hoặc cởi mở và tham gia vào
đời sống công cộng. Các vấn đề liên quan đến kết tụ đô thị có thể được giải quyết
bằng phương tiện sáng tạo, vốn nhân lực, sự hợp tác giữa các bên liên quan, và ý
tưởng khoa học sáng tạo bằng các giải pháp thông minh. Thành phố thông minh là
trung tâm giáo dục đại học và lực lượng lao động thông minh. Giáo dục là một lực
hút quan trọng tạo nên một thành phố hấp dẫn. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân thuộc mọi tầng lớp đều hấp dẫn môi trường học tập năng động. Trí thông minh
tập thể và học tập xã hội làm cho một thành phố thông minh hơn. Do vậy, cần chú
trọng đến tiêu chí công dân thông minh, công dân thông minh sẽ vận hành tốt công
nghệ thông minh.
4.3. Giải pháp về thể chế
Sự hỗ trợ của chính phủ và chính sách quản trị là nền tảng cho việc thiết kế
và thực hiện các sáng kiến thành phố thông minh. Các yếu tố thể chế khác nhau từ
thảo luận về cộng đồng thông minh hoặc sáng kiến tăng trưởng thông minh: không
chỉ chính sách hỗ trợ mà còn là vai trò của chính phủ, mối quan hệ giữa các cơ quan
chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Nó là cần thiết để thiết lập môi trường quản
trị hành chính (sáng kiến, cấu trúc, và sự tham gia) hỗ trợ cho thành phố thông

92



minh. Để kích hoạt các sáng kiến thành phố thông minh, thể chế chính sách cần
minh bạch, có tính chiến lược. Chính phủ thông minh hơn sẽ làm nhiều hơn là điều
chỉnh các đầu ra của các hệ thống kinh tế và xã hội. Thể chế cần kết nối động với
công dân, cộng đồng và doanh nghiệp để kích thích tăng trưởng, đổi mới và tiến bộ.
Chính phủ thông minh hơn có nghĩa là cộng tác giữa các phòng ban và với cộng
đồng - trở nên minh bạch và có trách nhiệm hơn, để quản lý tài nguyên hiệu quả
hơn và cung cấp cho công dân quyền truy cập thông tin về các quyết định ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ. Việc chuyển đổi thành thành phố thông minh đòi hỏi
sự tương tác của các thành phần công nghệ với các thành phần chính trị, thể chế. Là
một nền tảng của thành phố thông minh, quản trị thông minh có nghĩa là sự tham
gia của các bên liên quan khác nhau (đặc biệt là công dân) trong các quyết định và
dịch vụ công cộng. Quản trị trung gian công nghệ thơng tin, được gọi là quản trị
điện tử, là chìa khóa để cho phép thành phố thông minh bằng cách đưa công dân
đến một sáng kiến thành phố thông minh và giữ quyết định và quy trình thực hiện
minh bạch. Tinh thần quản trị trung tâm là cách tiếp cận dân cư tập trung vào công
dân. Việc xem xét các bên liên quan là nền tảng cho kiến trúc của thành phố thông
minh. Các sáng kiến thành công là kết quả của một liên minh kinh doanh, giáo dục,
chính phủ và các công dân cá nhân. Một thành phố thông minh thành công có thể
được xây dựng từ trên xuống hoặc tiếp cận từ dưới lên, nhưng sự tham gia tích cực
từ mọi lĩnh vực của cộng đồng là điều cần thiết.
Tài liệu tham khảo

1.

Asian Development Bank. (2012), Key Indicators for Asia and the Pacific
2012. Truy cập />
2.


Bộ Xây dựng (2018), Báo cáo tình hình về phát triển đơ thị các địa phương

3.

Caragliu, A. et al. (2009), Smart Cities in Europe, Serie Research Memoranda
0048, VU University Amsterdam, Faculty of Economics, Business
Administration and Econometríc

4.

IEA, (2007a), Mind the Gap Quantifying PrincipalAgent Problems in Energy
Efficiency. Report, Paris

5.

IEA, (2007b), Renewable Energy Heating and Cooling: Technologies,
Markets and Policies

6.

IEA, (2008a), Promoting energy efficiency best practice in cities. International
Energy Agency, OECD/ IEA Paris, />free_new_Desc.asp?PUBS_ID=2084

93


7.

IEA, (2008b), Deploying renewables - principles for effective policies.
International Energy Agency, OECD/ IEA Paris,


8.

IEA, (2008c), World Energy Outlook, © OECD/IEA 2008

9.

OECD, (2010), Cities and Climate Change, OECD Publishing, Paris

10. S. Dirks, C. Gurdgiev and M. Keeling, (2010, May 10), “How cities can
optimize their systems for the talent-based economy”, Copyright IBM
Corporation 2010 [Online], Available at:
/>cm/en/gbe03348usen/GBE03348USEN. PDF

11. Malecki, E. J. (2013), Connecting the fragments: Looking at the connected
city in 2050. Applied Geography, 2(1)

12. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Vai trò của Đô thị Thông minh trong cạnh
tranh đô thị”, Hội Thảo quốc gia tại Hà Nội Phát triển đô thị xanh - thông
minh và hợp tác công tư

13. Niên giám thống kê các năm, 2009,2010,2011,2012,2013,2014,2015,2016, 2017
14. Robert J.Rogerson (1999), Quality of life and City Competitiveness, Urban
studies, Vol 36, Nos 5-6, 969-985

15. S. Dirks, C. Gurdgiev and M. Keeling, (2010, May 10) “How cities can optimize
their systems for the talent-based economy,” Copyright IBM Corporation 2010
[Online], Available at: />cm/en/gbe03348usen/GBE03348USEN. PDF

16. Taewoo Nam và Theresa A. Pardo (2010), Conceptualizing Smart City with

Dimensions of Technology, People, and Institutions, The proceedings of the
12 Annual international Conference on Digital Government Research

17. Trần Minh Tuấn (2017), Xây dựng đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam một trong các động lực phát triển CNTT&TT Việt Nam trong thập kỷ tới. Truy
cập http:/www.ev.org.vn/an-pham-dinh-ky/dien-tu-ngay-nay/xay-dung-do-thithong-minh-ben-vung-tai-viet-nam-mot-trong-cac-dong-luc-phat-trien-cntt-ttviet-nam-trong-thap-ky-toi.html

18. United Nations, (2008), World Urbanisation prospects, 2007 revision

94



×