Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHI TIÊU Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC THÀNH THỊ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.47 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHI TIÊU Y TẾ
HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC THÀNH THỊ Ở VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CƠNG NGHIỆP HĨA
ThS. Ngũn Thị Tuyết
Trường Đại học Thăng Long
Tóm tắt:
Nghiên cứu này tập trung phân tích các nhân tố tác động tới chi tiêu y tế hộ
gia đình tại khu vực thành thị ở Việt Nam trong bới cảnh cơng nghiệp hóa, đơ thị
hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Với việc sử dụng dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình
(VHLSS) từ năm 2010 đến 2016, kết hợp với việc sử dụng chỉ sớ khí thải đại diện
cho mức ô nhiễm môi trường (CO2 emission), nghiên cứu đã tìm ra những nhân tố
quan trọng đại diện cho yếu tố vùng, đặc điểm của hộ gia đình, chủ hộ và ơ nhiễm
mơi trường có tác động tới chi tiêu y tế của các hộ gia đình.
Từ khóa: chi tiêu y tế hộ gia đình, đô thị hóa, ơ nhiễm khơng khí
1. Giới thiệu
Chi tiêu y tế là một trong những yếu tố quan trọng giúp gia tăng sức khỏe
của con người. Sức khỏe tốt hơn giúp cá nhân nâng cao được chất lượng cuộc sống,
nâng cao hiệu quả học tập, vui chơi và tăng năng suất lao động của cá nhân. Suy
rộng ra, khi cá nhân nâng cao được năng suất lao động sẽ nâng cao năng suất lao
động của xã hội, góp phần gia tăng tổng thu nhập quốc dân. Trong những năm qua
chi tiêu y tế của Nhà nước cũng như chi tiêu y tế từ tiền túi của các hợ gia đình cho
các dịch vụ y tế không ngừng tăng. Chi tiêu y tế ở mức cao gây ra gánh nặng tài
chính cho nhiều hợ gia đình. Chi tiêu y tế của mỗi gia đình chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tớ khác nhau bao gồm các nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ, các nhân tố
thuộc về yếu tố môi trường, kinh tế… Không chỉ các khu vực nông thôn hiện nay
đang chịu ảnh hưởng của chi phí y tế, mà ở các khu vực thành thị cũng đang đối mặt
đối với vấn đề chi tiêu y tế gia tăng. Với tốc độ gia tăng mật độ dân số nhanh, đặc
điểm dân số phức tạp, môi trường biến đổi nhanh chóng do sự phát triển của các
ngành kinh tế và tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, trước hết nó sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe và tiếp đến là ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu y tế của các hộ gia đình ở khu
vực thành thị.


Cho đến nay, có khá nhiều các nghiên cứu thực nghiệm ước lượng các nhân
tố tác động tới cầu chăm sóc y tế hay chi tiêu cho y tế. David (1993) cho rằng các
yếu tố về giới tính là nhân tố quan trọng nhất tác động tới chi tiêu y tế ở khu vực
nông thôn của Liberia. Hjortsberg (1999) chỉ ra rằng các yếu tố nhân khẩu học như

170


tuổi, giới tính và nơi cư trú cùng với các đặc điểm của hộ có tác động tới mức chi
tiêu y tế của hợ gia đình ở Zambia. Mocan (2000) đã nghiên cứu các nhân tố tác
động tới cầu dịch vụ y tế ở khu vực thành thị và phát hiện ra rằng cầu dịch vụ y tế bị
tác động bởi thu nhập, tình trạng sức khỏe và tình trạng việc làm của mỗi cá nhân
trong hộ. Feng và Yangyang (2008) đã kiểm tra tác động của giáo dục đến cầu chăm
sóc sức khỏe và chỉ ra mối quan hệ nhân quả và tích cực giữa giáo dục và sử dụng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Ở Việt Nam có khá nhiều các nghiên cứu về chi tiêu y tế. Hoàng Văn Minh
và cộng sự (2013) nghiên cứu gánh nặng tài chính của các hợ gia đình do chi tiêu y
tế ở Việt Nam có chỉ ra rằng đặc điểm kinh tế của hợ gia đình có ảnh hưởng đến
qút định chi tiêu y tế của hộ. Trong đó những hộ có thu nhập cao hơn sẽ quan tâm
nhiều hơn sức khỏe và họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ y tế. Nguyễn Hữu
Dũng và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng 4 nhóm nhân tố bao gồm đặc điểm kinh tế
hộ, điều kiện chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ từ bên ngoài và các biến nhân khẩu học của
hộ có tác động đến chi tiêu y tế cho trẻ em. Các nghiên cứu trên đều chủ yếu tập
trung phân tích các nhân tớ tḥc về đặc điểm của hộ, chủ hộ tới chi tiêu y tế. Tuy
nhiên các nghiên cứu về chi tiêu cho y tế của riêng khu vực thành thị ở Việt Nam
còn chưa nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay. Vì
vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là chúng tôi sẽ xem xét ảnh hưởng của các nhân
tố tác động tới chi tiêu y tế của hợ gia đình tại khu vực thành thị hiện nay. Bài viết
bao gồm 4 phần. Phần tiếp theo là phương pháp nghiên cứu, phần 3 là dữ liệu và kết
quả ước lượng và phần cuối cùng là kết luận.

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Mô hình lý thuyết
Lý thuyết kinh tế vi mô nói rằng các tác nhân kinh tế, bao gồm cả bệnh nhân
hành xử tối ưu, tức là họ chọn các lựa chọn mà mang lại lợi ích cao nhất từ những
thứ có sẵn cho họ (Varian, 2010). Điều này giả định rằng người tiêu dùng nhận thức
được tất cả lựa chọn thay thế có sẵn và có thể đánh giá chúng.
Trong kinh tế y tế, giả định rằng các cá nhân có thu nhập nhất định để tài trợ
cho yếu tố sản xuất sức khỏe và các hoạt đợng tiêu dùng khác. Các mơ hình cho
rằng các cá nhân nhận được lợi ích từ việc tiêu dùng cả dịch vụ y tế và các hàng hóa
khác (Santerre và Neun, 2010). Những người sử dụng đầu tiên của các mơ hình này
là Heller (1982) và Akin và cợng sự (1986). Những mơ hình tiếp theo là phiên bản
của mơ hình tiêu thụ sản xuất sức khỏe của Grossman (1972), nơi người tiêu dùng
tối đa hóa một lợi ích liên thời gian với ràng buộc về ngân sách cả một vòng đời.
Các dịch vụ y tế đã được đưa vào hàm lợi ích một cách gián tiếp thông qua vốn sức
khỏe. Ràng ḅc ngân sách trong mơ hình là thu nhập cả đời được chiết khấu.

171


Trong mơ hình này, chăm sóc y tế là mợt hàng hóa tiêu dùng vì cá nhân thu được
lợi ích từ việc khỏe mạnh và hàng hóa đầu tư vì khỏe mạnh cho phép một cá nhân
tham gia các hoạt động kinh tế và do đó tạo ra thu nhập cho họ. Chi tiêu cho các
dịch vụ y tế của các cá nhân trong hộ chính là chi tiêu y tế của hộ. Giả sử rằng chăm
sóc y tế là mợt hàng hóa tiêu dùng, thì hợ gia đình cũng chi tiêu cho các hàng hóa
trên cơ sở tối đa hóa lợi ích:
(1)
Trong đó U là lợi ích có được từ việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau; Y là
hàng hóa sức khỏe liên quan mang lại lợi ích cho người bệnh và cải thiện tình trạng
sức khỏe; H là hàm sản xuất sức khỏe; Z là viết tắt của các yếu tố đầu vào sức khỏe
như chăm sóc sức khỏe trong khi X đại diện cho tất cả hàng hóa và dịch vụ khác.

Hàm lợi ích được tối đa hóa theo ràng buộc sau:
(2)
Giải quyết vấn đề tối đa hóa sinh ra một hàm cầu cho dịch vụ y tế như sau:
(3)
Trong đó Dh đề cập đến cầu dịch vụ y tế; B là ngân sách hoặc thu nhập; S là
viết tắt của các biến nhân khẩu học xã hợi; hs là thành phần hợ gia đình; và N0 là đặc
điểm hợ gia đình khơng thể quan sát được.
2.2. Mô hình thực nghiệm
Với tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết đưa ra, nghiên cứu sử
dụng mơ hình sau để nghiên cứu các nhân tớ ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hợ gia
đình tại khu vực thành thị, trong đó biến phụ thuộc là mức chi tiêu y tế của hộ trong
1 năm, các biến độc lập thể hiện các nhân tố đặc trưng cho đặc điểm của hộ, yếu tố
vùng và môi trường:

Tác giả sử dụng mơ hình ước lượng cho dữ liệu mảng với dữ liệu VHLSS từ
năm 2010-2016. Cụ thể, định nghĩa và mô tả các biến giải thích được sử dụng trong
phân tích hồi quy của nghiên cứu như sau:
Bảng 1: Định nghĩa và mô tả các biến số
Biến số

Định nghĩa

Chi tiêu y tế của hộ

Tổng chi tiêu cho y tế của tất cả các thành viên trong hộ
trong 12 tháng (đơn vị 1000 đồng).

Vùng

Biến giả nhận các giá trị từ 1 đến 6 bao gồm: 1 là Đồng bằng


172


Biến số

Định nghĩa
sông Hồng; 2 là Trung du và miền núi phía Bắc; 3 Bắc
Trung bộ và duyên hải miền trung; 4 là Tây Nguyên; 5 là
Đông Nam Bộ và 6 là Đồng bằng sông Cửu Long.

Quy mô hộ

Số thành viên trong hợ (tính theo sớ người).

Thu bình qn

Thu nhập bình qn/người/tháng (đơn vị 1000 đồng).

Sớ người già

Sớ người trên 60 tuổi trong hộ

Số trẻ con

Số người nhỏ hơn 6 tuổi trong hộ

Giới tính chủ hộ

Biến giả (dân tộc Kinh và Hoa = 1; dân tộc thiểu số khác = 0)


Tuổi của chủ hộ

Tuổi của chủ hộ

Giáo dục của chủ hộ

Biến giả với 4 cấp độ: 0 nếu chưa từng đi học; 1 nếu đã từng
đi học hoặc có bằng tiểu học; 2 nếu có bằng cấp THCS hoặc
THPT; và 3 nếu có bằng cấp trên THPT.

CO2 emission

Tổng khí thải từ các nguồn tính trung bình tấn trên đầu người

3. Phân tích kết quả
3.1. Mô tả dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (Viet
Nam Household Living Standard Survey - VHLSS) trong các năm 2010, 2012; 2014
và 2016 kết hợp với bộ dữ liệu về chỉ số CO2 emission, nguồn từ World Bank.
6000
5000

Chi tiêu y tế
trung bình
hợ/năm
Thu nhập bình
qn/người/tháng

4000

3000
2000
1000
0
2010

2012

2014

2016

Hình 1: Chi tiêu y tế trung bình của các hộ gia đình khu vực thành thị
qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống Kê

173


Hình 1 cho thấy mức thu nhập bình quân/người/tháng ở khu vực thành thị có
xu hướng gia tăng từ năm 2010 đến 2016. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người
của các hợ gia đình ở khu vực này là 2,338 triệu đồng/tháng, tới năm 2016, chỉ tiêu
này tăng lên 4,148 triệu/ người/tháng. Có thể thấy thu nhập bình quân đầu người
tăng gần gấp đôi sau 6 năm. Điều này một phần là do sự tăng trưởng kinh tế, thu
nhập của người dân cũng tăng lên. Cùng với xu hướng đó, chi tiêu y tế trung bình
của hợ gia đình tại khu vực thành thị Việt Nam cũng không ngừng tăng qua các
năm. Năm 2010, chi tiêu y tế trung bình của các hợ ở khu vực thành thị là 3,3612
triệu đồng/ năm và chỉ số này tăng nhanh lên 5,519 triệu đồng/ hộ/năm vào năm
2016. Như vậy chi tiêu y tế trung bình của các hợ tăng lên hơn 1,5 lần trong khoảng
thời gian nghiên cứu. Điều này có thể hiểu là khi thu nhập tăng thì người dân cũng

gia tăng chi tiêu cho các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, ngoài yếu tố thu nhập, còn nhiều
nhân tố khác tác động làm cho chi tiêu y tế của các hợ gia đình khu vực thành thị
tăng qua các năm. Trong khoảng thời gian này, đặc biệt là ở các khu đô thị với tốc
độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự phát triển của nhiều khu công nghiệp, sự gia
tăng nhanh của các phương tiện giao thông, tốc độ xây dựng giao thông, nhà ở ở
mức cao dẫn tới không khí ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người
dân từ đó gia tăng các khoản chi tiêu cho dịch vụ y tế. Ngoài ra, đặc điểm về nhân
khẩu học, đặc điểm về hộ gia đình ở khu vực thành thị cũng có đặc trưng khác biệt
so với khu vực khác mà do đó cũng có tác động tới chi tiêu y tế của các hợ gia đình
ở khu vực này. Mức chi tiêu y tế gia tăng ở mức cao cũng là gánh nặng đới với
nhiều hợ gia đình ở thành thị hiện nay. Theo dữ liệu này, tác giả cũng ước tính chi
tiêu y tế trung bình của các hợ đang chiếm khoảng 9,86% trong tởng chi tiêu của
các hợ gia đình.
3.2. Kết quả ước lượng và thảo luận
Tác giả sử dụng phần mềm Stata 14 để tiến hành hồi quy dữ liệu mảng để
đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới chi tiêu y tế của các hợ gia đình ở khu vực
thành thị. Với nguồn dữ liệu được lựa chọn là từ năm 2010 đến 2016, kết quả ước
lượng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Ảnh hưởng của các nhân tố tới chi tiêu y tế tại khu vực thành thị
Các biến đợc lập

Mơ hình tác động cố định (FE) Mơ hình tác động ngẫu nhiên (RE)

Vùng
2

3

-1045.23***
0


(377.731)
-728.56**
(323.154)

174


Các biến đợc lập

Mơ hình tác động cố định (FE) Mơ hình tác động ngẫu nhiên (RE)

4

-78.94545
(455.815)

5

-1694.04***
(332.204)

6

-470.8498
(354.700)

Thu bình qn
Quy mơ hộ
Số người già

Số trẻ con

0.366***

0.584***

(0.1002)

(0.03770)

98.2170

379.302***

(191.138)

(77.4108)

351.889

818.20***

(542.560)

(196.100)

829.45*

814.79***


(445.74)

(199.898)

0

-60.61259

Giới tính chủ hộ
Tuổi của chủ hộ

(223.898)
59.346*

60.34***

(32.714)

(10.3025)

Giáo dục của chủ 136.135
hộ
(307.894)

173.398*

-114.6378

1336.13*


CO2 emission

(1328.73)

(745.891)

Số quan sát

11033

11033

Hausman Test

P-value =0.2901>0.05

(102.479)

Ghi chú: Kí hiệu ***/**/* cho biết các tham sớ ước lượng có ý nghĩa thớng
kê ở mức ý nghĩa tương ứng là 1%,5% và 10%
Sai số tiêu chuẩn đã được hiệu chỉnh trong ngoặc đơn
Nguồn: ước lượng của các tác giả từ số liệu VHLSS
Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị P-value lớn hơn 0, cho thấy mơ
hình tác động ngẫu nhiên là phù hợp. Các hệ số trong mơ hình có ý nghĩa khá cao.

175


Biến thu bình qn của hợ có hệ sớ dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
cho thấy hợ có thu nhập bình qn càng cao thì càng sẵn sàng tăng chi tiêu cho y tế.

Ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở các thành phố như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh với sự xuất hiện của nhiều bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế và các dịch vụ
chữa bệnh cao cấp thì các hợ có thu nhập cao sẵn sàng lựa chọn khám chữa bệnh ở
các bệnh viện này. Quy mô hộ có tác động dương tới chi tiêu y tế của hộ, điều này
do sớ người trong hợ càng cao thì nhu cầu cho dịch vụ y tế càng lớn. Người già và
trẻ em cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi của thời tiết, và dễ
mắc bệnh hơn so với các đối tượng khác. Khi xem xét đối tượng này kết quả cho
thấy số người già và trẻ em trong hợ càng nhiều thì sẽ làm cho mức chi tiêu y tế của
hộ càng cao.
Các hệ số của vùng 1 đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao. Vùng 1
là Đồng bằng sông Hồng. Kết quả này chỉ ra rằng chi tiêu y tế ở Vùng 1 đang cao
nhất, các vùng như Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và miền Trung có
mức chi tiêu y tế thấp hơn. Như vậy yếu tố vùng, miền khác nhau cũng ảnh hưởng
tới chi tiêu y tế. Do các vùng miền có nhiều đặc điểm khác nhau về khí hậu, địa
hình, kinh tế, xã hội nên khả năng mắc bệnh ở các cá nhân ở các vùng là khác nhau
từ đó cũng ảnh hưởng tới chi tiêu y tế, ngoài ra khả năng tiếp cận với các dịch vụ
chất lượng cao khơng nhiều, vì vậy chi tiêu y tế của các hợ gia đình tại các vùng
khác cũng thấp hơn khu vực đồng bằng sông Hồng. Khu vực đồng bằng sông Hồng
có thời tiết 4 mùa rõ rệt, mật độ dân cư đông đúc, các khu công nghiệp phát triển
với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, khu vực thành thị được mở rộng,…
các vấn đề trên làm cho các dịch bệnh ngày càng phát triển, sức khỏe của người dân
ngày càng bị đe dọa nhiều hơn bởi vậy mà chi tiêu y tế của các hợ gia đình trong
vùng này cùng cao hơn so với các vùng khác.
Chủ hộ thường là những người đưa ra các quyết định chính trong hộ. Vì thế
đặc điểm của chủ hợ cũng ảnh hưởng đáng kể đến các khoản chi tiêu trong hộ trong
đó có chi tiêu y tế. Hệ số của biến tuổi của chủ hộ và giáo dục của chủ hộ cũng có
giá trị dương ở mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 10%. Điều này có thể hiểu rằng các
chủ hộ có t̉i càng cao và các chủ hợ có trình đợ giáo dục càng cao thì họ càng
quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong hộ, khi các thành viên ốm đau,
họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ y tế nhiều hơn. Không thấy có bằng chứng cho

thấy giới tính của chủ hộ có tác động tới chi tiêu y tế của hộ.
Biến CO2 emission đại diện cho tác động của môi trường tới chi tiêu cho sức
khỏe. Hệ số của biến này dương cho thấy rằng lượng khí thải càng cao thì chi tiêu y
tế của các hợ gia đình ở khu vực thành thị càng lớn. Trong giai đoạn nghiên cứu có
thể thấy sự phát triển của các khu công nghiệp tại các thành phố diễn ra rất mạnh
mẽ. Tốc độ xây dựng đường sá, các tòa nhà cao tầng, các khu vực nông nghiệp

176


được thay thế bằng các khu đô thị tại các thành phố tăng nhanh. Dân cư đô thị gia
tăng mạnh kéo theo các hoạt động giao thông đi lại cũng tăng… Tất cả các hoạt
động này làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí cho khu vực thành thị, đặc biệt là
ở các thành thị lớn. Trong những năm qua có thể thấy rõ các dịch bệnh thường bùng
phát và nghiêm trọng tập trung ở các thành phố lớn như dịch sốt xuất huyết, dịch
sởi, viêm phổi,… Điều này làm cho nhu cầu y tế của các cá nhân tăng cao từ đó làm
gia tăng chi tiêu y tế của các hợ gia đình tại khu vực thành thị.
4. Kết luận
Với các vấn đề được phân tích và thảo luận ở trên, nghiên cứu rút ra một số
kết luận chính như sau:
Thứ nhất, là chi tiêu y tế tại các hợ gia đình ở khu vực thành thị trong mẫu
nghiên cứu ở mức cao và đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Mức chi tiêu y
tế của các hộ chiếm gần 10% tổng chi tiêu của các hộ. Điều này cho thấy nếu tỷ
trọng này tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đáng kể tới đời sống của các hộ, đặc biệt là
các hộ có mức thu nhập trung bình và thấp.
Thứ hai, thu nhập bình quân ngày càng tăng cao thì hợ cũng sẵn sàng chi tiêu
nhiều hơn cho các dịch vụ y tế. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập bình quân đầu người để gia tăng khả năng
tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.
Thứ ba, yếu tố vùng cũng ảnh hưởng tới chi tiêu y tế của hợ gia đình, hầu hết

các vùng đều có mức chi tiêu y tế thấp hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng. Với
các vùng có mức chi tiêu y tế thấp hơn, nhà nước cần phát triển mạng lưới cơ sở y
tế để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân, còn ở vùng đồng bằng sông
Hồng, nhà nước cần nghiên cứu đưa ra các chính sách cụ thể để giảm khả năng
bệnh tật, từ đó góp phần giảm chi tiêu y tế của các hợ gia đình ở khu vực này.
Thứ tư, tại các hộ có số người già và trẻ em nhiều hơn cũng có mức chi tiêu y
tế cao hơn, nhà nước cầng tăng cường hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và
người già để giảm gánh nặng chi tiêu y tế cho các hộ. Đặc biệt trong bối cảnh già
hóa dân số hiện nay, vấn đề sức khỏe và chi tiêu y tế của người già cần được quan
tâm nhiều hơn nữa.
Thứ năm, chủ hộ có học vấn cao hơn cũng chi tiêu cho y tế nhiều hơn. Học
vấn cao thể hiện sự hiểu biết, quan tâm chăm sóc hơn cho sức khỏe. Vì vậy nâng
cao trình đợ dân trí để bảo vệ tăng cường sức khỏe là rất cần thiết.
Ngoài ra, công nghiệp hóa và tốc độ đô thị hóa tăng nhanh dẫn tới gia tăng
lượng khí thải, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra các vấn
đề sức khỏe khiến các hợ gia đình ở khu vực thành thị cũng phải chi tiêu cho y tế

177


nhiều hơn. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế ở các khu vực thành thị, nhà
nước cũng cần đặc biệt chú trọng tới vấn đề khí thải, ô nhiễm môi trường để giảm
thiểu tác hại đến sức khỏe và chi tiêu y tế của người dân.
Tài liệu tham khảo

1.

Akin J. S., D. K. Griffin and B.M. Popkin (1986), The Demand for Primary
Health services in The Bicol Region of the Philippines, Economic
development and Cultural Change, 34(4):755-782.


2.

David, S. (1993), “Health Expenditure and Household Budgets in Rural
Liberia”, International Centre for Research in Agroforestry, P.O Box 30677,
Nairobi, Kenya.

3.

Feng J., Q. Bei and Y. Yangyang (2008), Wealth, Education and Demand for
Medical Care. Evidence from Rural China. World Scientific, 215-30.

4.

Grossman M. (1972), “On the Concept of Health Capital and the Demand for
Health”, Journal of Political Economy, 80 (2): 223-235.

5.

Heller P. (1982), “A model of the demand for medical and health services in
Peninsular Malaysia”, Social Science and Medicine, 16(3), 267-284.

6.

Hjortsberg, C (1999), “Determinants of Household Health Care Expenditure The Case of Zambia”, Department of Economics, Lund University.

7.

Mocan, H.N., Tekin, E. and Zax, J.S. (2000), The Demand for Medical care in
Urban China, NBER working Paper 7673.


8.

Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn MinhTrí, Nguyễn Trọng Hoài (2016), “Các yếu
tố tác động đến chi tiêu cho y tế của trẻ em: Ứng dụng mơ hình Tobit cho dữ
liệu của Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường đại học Mở thành phớ Hồ Chí
Minh, sớ 2(47) 2016, 19-27.

9.

Santerre R. E. and S. P. Neun (2010), Health Economics: theories, Insights
and Industry Studies, 5thedition, South-Western, Cengage Learning.

10.

Van Minh, H., Kim Phuong, N.T., Saksena, P., James, C.D., Xu, K. (2013),
“Financial burden of household out of pocket health expenditure in Viet Nam:
Findings from the National Living Standard Survey 2002-2010”, Social
Science and Medicine, 96, 258-263.

178



×